Kiến Giải Truyện Kể Trong Bối Cảnh Lễ Hội


Kết cấu

Văn bản

Ông Luông: Vào sáng hôm sau trước khi đãi khách”


Ông Kông hỏi thêm: “Các vị có thể nói ý nghĩa của lễ cắt bông cau là gì?”


Ông Danh Ẹl:


Tôi có cảm giác cách giải thích của vị à cha này không thật tự tin và không thuyết phục lắm. Đa phần có ý suy diễn. Nhưng cũng có thể do rào cản ngôn ngữ

- Bông cau tượng trưng cho mối tình của cô dâu chú rể và cho cha mẹ (?). Hồi đó, cô gái được cha mẹ thương yêu. Nay đã gả cho người khác, về nhà chồng rồi nên mẹ cô dâu muốn cắt cái lòng thương đó trao cho mẹ chồng. Bông cau nói cho tình thương nên cắt và chia đều cho hai bên gia đình. Bông cau cũng là nói cho tình yêu nên cắt và chia đều cho cô dâu chú rể. Bông cau cắt thành ba phần. Thứ nhất là ơn của cha, thứ hai ơn

mẹ, thứ ba là ơn họ hàng.

Ông Cao Thành Long nhắc: “Nhưng có người khác giải thích rằng lễ cắt bông cau liên quan đến sự tích bốn chàng trai tài giỏi. Ông Ẹl nghĩ sau về điều này?”


Ông Ẹl thừa nhận là có và phân trần

- Đúng, có bốn người học chung, cứu công chúa, một người có tài bói, có tài bắn cung, có tài lặn và có tài cải tử hoàn sinh. Người lặn làm chồng, mấy

người kia làm cha, mẹ và họ hàng

Ông Kông tỏ ra không hiểu vì cách kể của à cha Danh Ẹl quá ngắn và đề nghị có vị nào nhớ để kể lại chuyện này hay không? Ông Luông tình

nguyện kể lại với vẻ mặt hào hứng,

- Có bốn người đi học đạo ở một ông thầy với bốn tài năng khác nhau (giống như ông Ẹl kể). Sau khi học xong trên đường về nhà, anh có tài

bói toán đoán rằng sẽ có chim ưng bắt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 25


Kết cấu

Văn bản

khoa chân múa tay ra dấu để diễn tả, giọng nói lớn hơn bình thường


Trong một dị bản khác thì cha là người làm thuốc còn anh là người tiên đoán.

nàng công chúa sắp bay qua đây, anh có tài bắn cung chuẩn bị sẵn và bắn trúng chim ưng, người bị chim quắp rớt xuống biển; anh có tài lặn liền lao xuống biển cứu cô gái lên. Nhưng cô đã chết. Anh có tài cải tử hoàn sinh làm thuốc cho anh sống lại. Cả bốn chàng trai đều yêu và muốn cưới cô làm vợ, không ai chịu nhường. Cả bốn người đến nhờ lục tà Y Sây phân xử. Lục tà phán rằng: người lặn xuống nước là chồng cô gái vì đã đụng chạm vào cơ thể nàng, người bói toán làm cha, người bắn cung làm mẹ, còn người thầy thuốc làm anh. Vì vậy, trong đám cưới hai người phải cắt bông cau ba phần để tạ ơn những

người còn lại.

Ông Kông thắc mắc: “Vậy trong lúc làm đám thì chuyện này có được à cha kể ra không?”


Ông Luông nói không có, ông Nang cũng nói không có nhưng ông Danh Ẹl thì nói có và giải thích:

Đôi lúc gần cuối, ông à cha sẽ giải thích ý nghĩa cho mọi người biết và có nhắc một chút về sự tích này, nhưng bình thường hầu như không.


Vấn đề bắt đầu từ việc phân tích ý nghĩa của lễ cắt bông cau. Ý nghĩa này xuất phát từ gợi ý của ông Trần Chí Kông. Theo ông Danh Ẹl, lễ cắt bông cau có ý nghĩa về tấm lòng cha mẹ khi đưa tiễn con gái lấy chồng, cắt bông


cau là trao tình thương mẹ ruột để trao cho mẹ chồng. Vì dựa trên tình thương nên ý nghĩa của lễ cắt bông cau lại chuyển thành chia cho vợ chồng, cho bà con họ hàng và cha mẹ. Chi tiết này, được đánh giá là hơi tự suy diễn và thái độ của người giải thích cũng không thật sự tự tin lắm. Câu chuyện lí giải về cắt hoa cau thật sự được một người khác kể khi có ý kiến nhắc nhở, gợi ý. Phần kể chuyện này ngắn gọn chú ý vào chi tiết, và người phân xử là lục tà Y Sây.

So sánh với một câu chuyện Bốn anh tài [Phụ lục, truyện số 3] do thầy giáo Thạch Thuôl kể thì lời kể chi tiết và cụ thể hơn. Ý nghĩa của câu chuyện trong buổi thương thảo tổ chức lễ cưới nhằm mục đích giải thích cho tục lệ nên chỉ chú trọng ở chi tiết lí giải vì sao lại chia bông cau ra làm nhiều phần và những phần ấy tượng trưng cho điều gì. Ngược lại, thái độ và sự chú ý vào từng chi tiết và các phần trong truyện kể ở câu chuyện Bốn anh tài được trải đều trong suốt câu chuyện khi người khác không có trong bối cảnh của cuộc thương thảo. Phật được ông Thạch Thuôl giành sự chú ý nhiều hơn và thậm chí còn gán cho giai đoạn ngài chưa tu thành chính quả. Ý nghĩa của mỗi tiết mục kế truyện không chỉ xuất phát từ lời kể của các vị à cha mà nó còn là sự tương tác, đối thoại giữa các những người tham gia với tư cách người ngoài cuộc. So với truyện của Tiền Văn Triệu đã dẫn ở mục 3.3, thì câu chuyện văn bản hóa của tác giả này là ở dạng đầy đủ chi tiết và lời kể dài dòng nhất.

Đối với đồng bào Khmer, hầu hết các hiện tượng văn hóa nào được “vật chất hóa” thành vật thể hay hoạt động đều có liên quan đến yếu tố phi vật thể. Những lễ nghi vòng đời và lễ hội cộng đồng của người Khmer thường gắn liền với nông nghiệp và có những truyền thuyết để lí giải nó. Bản chất của lễ hội và lễ nghi vòng đời ban đầu là để thực hành, và hiện thực hóa truyền thuyết hay thần thoại, mong muốn những điều thiêng liêng ứng nghiệm vào cuộc sống thực tại. Tuy nhiên, qua biến đổi của cấu trúc cộng đồng và những


tác động của sự giao thoa, tiếp biến văn hóa, những “sợi dây” nối liền giữa truyện kể và nghi lễ đã có nhiều sự chắp nối và thậm chí đứt đoạn. Ý nghĩa hiện tại của truyền thuyết hay thần thoại đã bị thế tục hóa như kiểu truyện cổ tích. Chức năng yếu tố thiêng liêng, thuộc đời sống tinh thần ngày càng ít dần, được gắn vào những giá trị khác tùy vào bối cảnh. Trường hợp à cha Danh Ẹl đã gắn ý nghĩa của lễ cắt bông cau vốn từ truyện bốn anh tài thành tình thương của mẹ ruột dành cho con gái trao cho mẹ chồng là minh chứng cụ thể. Có thể trong cuộc sống hiện đại, việc tổ chức lễ cưới theo tinh thần tinh gọn, đổi mới đã khiến cho nhiều tập tục đã mờ dần và chính những người thực hiện nó cũng quên dần những câu chuyện theo năm tháng.

Đối với những người đến từ bên ngoài cộng đồng, họ hình như không thể hiểu và khó chấp nhận ý nghĩa của việc cắt bông cau là trả ơn cha mẹ và cảm ơn họ hàng đã quan tâm. Những lời đối thoại, những phản ứng hỏi đi hỏi lại ý nghĩa của việc cắt bông cau cho thấy niềm tin của họ không trùng khít với người trong cuộc. Và với những gợi ý, lập luận của những người có học thức, ý nghĩa đã được thay đổi trong cuộc thương thảo. Dù các vị à cha không hề nói ra nhưng trong cách diễn đạt của họ và trong tâm thức của họ đã dấy lên một sự phản tỉnh, sự tự vấn về giá trị tác phẩm.

4. 4. Kiến giải truyện kể trong bối cảnh lễ hội


Trong một năm, người Khmer Nam Bộ có nhiều lễ hội; trong đó, có ba lễ hội tập trung đông đảo người dân đến tham dự là: Chôl ch’năm th’mây (vào năm mới), Đôn ta (cúng ông bà) và Ooc om booc (đút cốm dẹp/ cúng trăng). Ở những lễ hội đó, phần lễ thường là những nghi thức cúng tế thiêng liêng, diễn ra trong chùa (vào năm mới và cúng ông bà) hoặc ở gia đình (đút cốm dẹp). Còn phần hội là lúc tập trung đông người nhất với các trò chơi dân gian, các cuộc đua, các cuộc thi hát. Trong hai phần lễ và hội, truyện kể dân


gian thường diễn ra trong phần lễ thông qua hệ thống nghi thức và việc thực hành các nghi thức đó. Để tìm hiểu một câu chuyện được kể trong dịp lễ hội với những mốc thời gian định trước, chúng tôi đã chọn tham dự một buổi lễ cúng mặt trăng Ooc om booc tại một gia đình người Khmer.

4.4.1. Phân tích các yếu tố bối cảnh


A. Truyền thống: Lễ cúng trăng (Ooc om booc) là một lễ nghi nông nghiệp, mang tính chất tạ ơn trời đất đã ban cho mùa màng được tươi tốt, kết quả gặt hái được đủ đầy sung túc. Lễ cúng trăng của người Khmer có đặc trưng là dùng các loại củ quả và những loại cây có thể ăn được ngay (mía) do tự người nông dân trồng cùng với một sản phẩm làm từ nếp là cốm dẹp. Hồn cốt của lễ này là truyện kể về sự hi sinh của con thỏ, vốn là một tiền kiếp của đức Phật Thích Ca. Qua việc đút cốm dẹp cho trẻ con, người lớn mong muốn những ước mơ của con trẻ sau này sẽ thành sự thật. Tuy nhiên, truyện kể về thỏ thường không được người tham gia tự kể ra trong lúc thực hành lễ cúng. Người ta chỉ kể khi có ai đó hỏi đến. Để chứng kiến được việc diễn xướng kể chuyện diễn ra một cách tự nhiên, chúng tôi đã liên hệ với một gia đình người Khmer có tổ chức cúng trăng và có thực hiện việc kể chuyện cho con cháu nghe trong lễ cúng ấy. Đó là gia đình ông Thạch Phum, 82 tuổi, ở ấp Mộc Anh, xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Trước khi buổi lễ cúng trăng chính thức diễn ra và việc kể chuyện được thực hiện, trong gia đình đã xảy ra một cuộc tranh luận về việc có nên mời sư chùa Xoài Vọt đến dự lễ hay không. Ông Thạch Molyda, là em của ông Thạch Phum, muốn mời các vị sư lại tụng kinh cho buổi lễ cúng trăng để thêm phần trong trọng. Lí do mà ông Molyda đưa ra là câu chuyện về tiền kiếp của đức Phật thì chắc chắn phải có liên quan đến sư trong chùa, tại sao không mời sư đến. Tuy nhiên, ông Thạch Phum không đồng ý vì ông cho


rằng: tục lệ ông bà từ xưa tới giờ là không có mời sư trong lễ cúng trăng, chỉ có gia đình và con cháu mà thôi, với lại nếu sư đến thì đọc kinh và buộc con cháu phải ngồi lạy còn lễ cúng thì cần khấn nguyện và kể chuyện cho mấy đứa trẻ nghe. Một số người trong gia đình cũng tham gia ý kiến nhưng cuối cùng cũng chấp nhận lời của ông Thạch Phum. Ông Thạch Kiên, 50 tuổi, ở cùng với ông Thạch Phum, xin được làm một mâm cháo gà để mời mấy người bà con anh em đến chơi và ca hát. Lúc đầu, ông Phum cũng không đồng ý với lí do là lễ cúng trăng chỉ cúng đồ ngọt, không cúng thức ăn mặn. Nhưng sau đó, nghe lời bà vợ và các con nên ông cũng đồng ý cho gia đình chuẩn bị mâm cháo đãi mọi người.

Qua gia đình ông Thạch Phum, chúng tôi được biết việc kể chuyện trong đêm cúng trăng ngày xưa thì có nhiều, do con cháu không có các phương tiện giải trí khác, đêm trăng tròn xong mùa vụ, trưng bày tất cả thức ăn dưới ánh trăng, đút cốm dẹp và nghe người lớn kể chuyện. Còn bây giờ, nhà nào cũng có truyền hình nên mấy đứa trẻ cũng ít tập trung. Vả lại, những người còn trẻ tuổi cũng ít quan tâm đến chuyện này nên cũng không có ý truyền lại cho con cháu nghe. Còn ở Sóc Trăng, ban dân tộc tỉnh có tổ chức một lễ cúng trăng kiểu mô hình và sân khấu hóa tại bảo tàng văn hóa Khmer tỉnh, có mời các vị sư đến để chứng kiến và tụng kinh. Đối tượng quỳ dưới sân là học sinh trường dân tộc nội trú trong tỉnh được điều động đi dự. Sau đó một số tiết mục văn nghệ do các địa phương biểu diễn và múa tập thể cho tất cả những ai tham dự và yêu thích. Tuy nhiên, thực tế thì những người Khmer tham dự cũng không tham gia múa mà chỉ có học sinh các trường thực hiện mà thôi. Còn lại việc kể chuyện cho con cháu nghe ở các gia đình khác thường cũng rất hiếm gặp.

B. Đặc điểm cá nhân và những người tham gia: Ông Thạch Phum là một người nông dân Khmer có tuổi đời khá lớn và kinh nghiệm sống có bề


dày. Trải qua nhiều thăng trầm, những gì người đàn ông hơn 80 tuổi này lưu giữ trong tâm trí là những tập quán và những truyện kể của một dân tộc coi trọng lao động, đánh giá cao đạo đức và lòng tôn sùng Phật giáo. Ông đã từng đi tu thời còn trai trẻ, biết giới luật và được nhiều người coi trọng. Ông có những nhận xét về sự thay đổi của thế hệ con cháu và có những mong muốn họ lưu giữ những truyền thống tốt đẹp. Trong gia đình ông, còn có một số người khác (em trai, vợ, các con và cháu) với những suy nghĩ và hiểu về vốn văn hóa dân tộc khác nhau. Xu hướng đơn giản hóa và chấp nhận sự giao thoa với văn hóa Việt là suy nghĩ phổ biến của những người con và cháu của ông. Tất cả những đứa cháu của ông Phum đều được đi học phổ thông, được hấp thụ nền giáo dục bằng tiếng Việt.

Kể chuyện trong lễ cúng trăng là một trường hợp ít gặp. Do ông Thạch Phum có ý muốn cho con cháu nhớ tới tinh thần của dân tộc mình nên mới thực hiện việc diễn xướng kể lại truyền thuyết về tiền kiếp Phật Thích Ca. Điều quan trọng hơn là ông còn muốn thể hiện quyền uy của bản thân mình qua việc con cháu và anh em ông phải nghe theo sự sắp đặt của ông. Những cuộc thương thảo trước khi lễ cúng trăng diễn ra cũng cho thấy sự chuyển hóa và thay đổi trong nhận thức của người Khmer về truyền thống. Những yếu tố mới và cũ, tiện nghi và rườm rà, tự do và ràng buộc có sự cọ xát với nhau giữa suy nghĩ các thành viên trong gia đình. Những người con và cháu của ông Phum đều ngồi nghe không phải với tư thế háo hức như ông mong đợi. Họ có những suy nghĩ và cảm nhận riêng, dù không thể cãi lời ông cha của mình. Do đó, thái độ thờ ơ của đám trẻ và lời nói của những người phụ nữ làm ông Phum nổi giận chính là biểu hiện của những thay đổi và biến chuyển về nhận thức văn hóa của người Khmer.

C. Cấu trúc cộng đồng: Nơi cuộc kể chuyện diễn ra là một gia đình có ba thế hệ. Ấp Mộc Anh là địa phương có đông đồng bào Khmer, cư trú


trên các con đường dẫn về chùa Xoài Vọt. Hầu hết các hộ gia đình đều trồng mía và có một phần làm ruộng lúa nước. Họ tuân thủ những lễ hội cộng đồng và giữ gìn tốt bản sắc văn hóa Khmer. Theo nhà sư trụ trì chùa Xoài Vọt – Thạch Cương – hầu hết những người dân trong phum này đều làm nghề nông và sống bằng việc bán sản phẩm làm ra (lúa, mía) nên thu nhập không cao. Tuy nhiên việc cúng chùa và giữ được các phong tục thì thường xuyên được thực hiện.

Gia đình ông Thạch Phum, có 5 người con trai gái nhưng sống chung với ông chỉ có người con trai là Thạch Kiên, những người khác ra ở riêng cùng xóm. Yếu tố gia đình tạo thành một sự ảnh hưởng rất lớn đối với người nghe kể chuyện dù có một vài người hàng xóm tham gia. Tuy nhiên những đứa bé hàng xóm do được tiếp thu tri thức và niềm tin từ trường học nên cũng đã biết trước được nội dung câu chuyện được kể. Đồng thời, cũng do không phải là cháu ruột ông Phum nên các em có những phản ứng tỏ ý không thích. Điều này cũng làm cho cách kể của ông Phum thay đổi.

D. Bối cảnh tức thời: Lễ hội Ooc om booc là một sự kiện được lên lịch sẵn nên bối cảnh tức thời để làm nảy sinh truyện kể không có. Nhưng trong quá trình kể chuyện, những phản ứng của người nghe làm thay đổi cách kể là một dạng bối cảnh tức thời.

4.4.2. Mô tả diễn ngôn kể chuyện


Đêm 14 tháng mười âm lịch, khi ánh trăng tròn đã lên khỏi rặng dừa phía xa, gia đình tiến hành nghi thức cúng trăng, khấn vái. Tất cả mấy đứa cháu của ông Thạch Phum và vài ba đứa trẻ hàng xóm ngồi trên chiếc đệm trải phía sau bàn bày lễ vật. Sau khi thực hiện xong nghi thức đút cốm dẹp và hỏi mấy đứa trẻ về ước mơ sau này, những người trong gia đình mời chia nhau các vật phẩm cúng trăng và cùng ngồi ăn với đám trẻ con. Ông Thạch

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022