Thứ tư, các công trình khoa học liên quan đến luận án đã đề xuất hệ thống giải pháp nhằm giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao và phát triển văn hóa chính trị cho các khách thể.
Các công trình trên đều khẳng định vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của nâng cao văn hóa chính trị cho con người trong xã hội Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa chính trị, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài dưới nhiều góc độ tiếp cận của nhiều khoa học chuyên ngành đã đề ra những giải pháp cơ bản, chủ yếu nhằm nâng cao văn hóa chính trị gắn với khách thể mà các tác giả nghiên cứu. Theo đó, hệ thống giải pháp đã chủ yếu được đề xuất là từ giáo dục chính trị, phát huy vai trò của các chủ thể, xây dựng môi trường văn hóa chính trị…
Phần lớn các công trình khoa học trên tiếp cận văn hóa, văn hóa chính trị chủ yếu dưới góc độ chính trị học, xã hội học, văn hóa học, tâm lý học; trong khi đó, rất ít công trình nghiên cứu vấn đề trên dưới góc độ triết học, chính trị - xã hội của chủ nghĩa xã hội khoa học. Do vậy, việc nghiên cứu tổng quan các công trình liên quan giúp nghiên cứu sinh có phương pháp tiếp cận và triển khai luận án phù hợp với đối tượng nghiên cứu của chuyên ngành và tránh được sự trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước.
1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án cho thấy, nghiên cứu về văn hóa chính trị và bồi dưỡng, nâng cao, phát triển văn hóa chính trị đã được các nhà khoa học luận giải dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên biệt vấn đề “Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”, dưới góc độ chính trị - xã hội của chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học với tính cách đề tài luận án tiến sĩ. Để thực hiện nghiên cứu đề tài trên, luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm rò những nội dung cơ bản dưới đây.
Một là, tiếp tục nghiên cứu, làm rò quan niệm, đặc điểm văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đây là vấn đề chưa có một công trình khoa học nào bàn đến một cách hệ thống, chuyên sâu dưới góc độ chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học, nên còn những khoảng trống để tác giả nghiên cứu, xây dựng quan niệm, đặc điểm văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam.
Về quan niệm văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam: trên cơ sở quan niệm chung về văn hóa, chính trị, văn hóa chính trị, đặc điểm chức năng nhiệm vụ, tính chất hoạt động của cán bộ chính trị cấp phân đội; kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tiếp thu có chọn lọc quan niệm của các công trình khoa học đã tổng quan; tác giả luận án sẽ cố gắng khái quát và phân tích khái niệm “Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam”. Qua khái quát và phân tích khái niệm này luận án tập trung làm nổi bật đặc điểm riêng biệt về văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội so với văn hóa chính trị của các đối tượng khác. Đây là nội dung rất quan trọng, là phạm trù trung tâm của luận án.
Có thể bạn quan tâm!
- Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay - 1
- Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay - 2
- Khái Quát Kết Quả Chủ Yếu Của Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đã Công Bố Và Những Vấn Đề Đặt Ra Luận Án Tiếp Tục Giải Quyết
- Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay - 5
- Quan Niệm, Nội Dung, Đặc Điểm Văn Hóa Chính Trị Của Cán Bộ Chính Trị Cấp Phân Đội Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
- Đặc Điểm Văn Hóa Chính Trị Của Cán Bộ Chính Trị Cấp Phân Đội Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Hiện Nay.
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
Văn hóa chính trị có mối liên hệ và tác động tích cực đến các chủ thể, khách thể, các lĩnh vực hoạt động của cán bộ chính trị cấp phân đội. Do đó, luận án cần phải nêu bật được vai trò, đặc điểm của văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội, để từ đó tìm ra được những giải pháp toàn diện, có tính khả thi nhằm phát huy vai trò đó góp phần nâng cao văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ này.
Hai là, nghiên cứu làm rò những yếu tố quy định văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đây là nhiệm vụ mà luận án phải làm rò, mặc dù một số công trình có bàn đến tính quy luật của văn hóa chính trị, nhân tố tác động của văn hóa chính trị với một số khách thể nghiên cứu cụ thể. Nhưng chưa có công trình nào bàn đến các nhân tố quy định văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội. Việc làm rò vấn đề trên, có ý nghĩa cung cấp lý luận cho các chủ thể về yếu tố chủ yếu quy định sự hình thành và phát triển văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội.
Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam không tự phát hình thành, phát triển. Trái lại, nó luôn chịu sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài. Việc tìm ra các yêu tố quy định văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội, là cơ sở chỉ đúng nguyên nhân khách quan, chủ quan và thực trạng văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội; đồng thời tìm ra được những cách thức phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực đến văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội.
Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng về lý luận: Đây là khung lý luận đánh giá mức độ nhận thức của tác giả luận án về văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam. Đó cũng là cơ sở lý luận để tác giả luận án đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân của thực trạng văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội hiện nay.
Ba là, nghiên cứu đánh giá thực trạng văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Thực trạng văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay; cần phải được đánh giá đúng cả về mặt ưu điểm và hạn chế phù hợp với tiêu chí đã nêu ở phần lý luận về nội hàm văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội. Trong đánh giá thực trạng để bảo đảm tính khách quan, đúng đắn, tác giả luận án phải căn cứ vào các tài liệu, tư liệu, số liệu, qua các báo cáo, tổng hợp, tổng kết của các tổ chức lãnh đạo chỉ huy các cấp, các cơ quan chức năng; kết quả khảo sát thực tiễn, điều tra xã hội học của tác giả luận án; kế thừa, sử dụng kết quả nghiên cứu các công trình khoa học của các tác giả khác đã công bố... để làm rò thực trạng văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ này.
Từ thực trạng trên, luận án chỉ ra và phân tích đúng đắn các nguyên nhân của thực trạng đó. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng để đề xuất các giải pháp có tính hiệu quả để phát huy các nguyên nhân ưu điểm, hạn chế; đẩy lùi nguyên nhân tiêu cực nhằm nâng cao văn hóa chính trị cho cán bộ chính trị cấp phân đội.
Bốn là, khái quát và luận giải một số vấn đề đặt ra luận án phải giải quyết, nhằm nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam.
Từ thực trạng của vấn đề nghiên cứu, luận án khái quát và luận giải một số vấn đề đặt ra cần phải giải quyết trong nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Các vấn đề đặt ra có cả khách quan và chủ quan, là những mâu thuẫn chủ yếu đấu tranh giữa hai mặt đối lập của quá trình nâng cao văn hóa chính trị của chủ thể phải giải quyết. Những vấn đề đặt ra về mặt thực tiễn nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội sẽ được luận án trình bày, luận giải trong chương 3 luận án.
Năm là, nghiên cứu làm rò yêu cầu cơ bản nhằm nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam.
Mục đích của luận án là đề xuất được những yêu cầu cơ bản nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội. Xuất phát từ yêu cầu của Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân với việc xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong thời kỳ mới; từ thực trạng văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ này; từ những điều kiện, môi trường xã hội và quân đội, từ những nỗ lực chủ quan của chủ thể và trên cơ sở những mâu thuẫn cần phải giải quyết đã nêu; luận án xác định đúng đắn các yêu cầu, đề xuất được những giải pháp cơ bản toàn diện, khả thi cao, với nhiều biện pháp cụ thể nhằm nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội hiện nay.
Những yêu cầu được xác định trong nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội cung cấp cho cấp ủy, chỉ huy đơn vị, cán bộ chính trị cấp phân đội những nguyên tắc của Đảng, Nhà nước và Quân ủy Trung ương đối với hoạt động này. Những yêu cầu nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ được nghiên cứu sinh luận giải, làm rò ở chương 4 của luận án.
Sáu là, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến những phương hướng và giải pháp phát triển, nâng cao văn hóa chính trị cho các đối tượng cụ thể, nhưng chưa có công trình nào trực tiếp bàn đến văn hóa chính trị của cán bộ cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là vấn đề nghiên cứu sinh sẽ tiếp tục giải quyết để đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản khả thi nhằm nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Hệ thống các giải pháp được xác định phải mang tính đồng bộ, có giá trị thực tiễn cao, khả thi nhằm nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Nhiệm vụ của nghiên cứu sinh phải dựa trên nguyên tắc của lý luận chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học để xây dựng, phân tích hệ thống các giải pháp nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Tăng cường giáo dục văn hóa chính trị cho cán bộ chính trị cấp phân đội; xây dựng môi trường văn hóa chính trị lành mạnh, dân chủ ở đơn vị cơ sở quân đội; tăng cường bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống và năng lực tham gia hoạt động chính trị thực tiễn cho cán bộ chính trị cấp phân đội; phát huy tính tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện, tự nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Các giải pháp này có ý nghĩa quan trọng, vừa quán triệt các vấn đề đặt ra, các yêu cầu đã xác định, vừa tập trung giải quyết những tồn tại, hạn chế để nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Như vậy, những vấn đề chỉ ra ở trên cho thấy, đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện và trực tiếp với tính cách là luận án Tiến sĩ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học về “Văn hóa chính trị của của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” từ góc độ chính trị - xã hội. Do đó, đề tài luận án mà tác giả lựa chọn không trùng lặp với các công trình nghiên cứu có liên quan.
Kết luận chương 1
Trên cơ sở nghiên cứu, tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu ở nước ngoài và trong nước có liên quan đến đề tài luận án văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, cho thấy, nhiều công trình khoa học được xem xét ở các góc độ khác nhau đã đưa ra: quan niệm, cấu trúc, vai trò của văn hóa, văn hóa chính trị. Các công trình liên quan đến đề tài luận án, đã nghiên cứu về những vấn đề thực trạng văn hóa chính trị của các đối tượng khách thể nghiên cứu, có cách đánh giá toàn diện cả thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế đó với những biểu hiện ở nội dung khảo sát nhất định. Những công trình liên quan đến đề tài luận án đã đưa ra hệ thống giải pháp tương đối toàn diện để xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao, phát triển cho từng khách thể nghiên cứu cụ thể.
Từ tính chất đặc thù, góc độ tiếp cận, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu khác nhau mà các công trình liên quan đến đề tài luận án vẫn còn “khoảng trống”. Do đó, chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống dưới góc độ chính trị - xã hội về “Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”. Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề này làm luận án là hoàn toàn mới, không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố.
Kết quả nghiên cứu của các công trình trên là tài liệu quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa, bổ sung, phát triển kết quả nghiên cứu trong việc phân tích, luận giải một số vấn đề về lý luận, thực tiễn, đề xuất yêu cầu giải pháp cơ bản cho luận án với hướng đi riêng, triển khai một cách độc lập. Đây là những tài liệu quý, có ý nghĩa quan trọng đối với tác giả trong quá trình triển khai nội dung luận án.
Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ
CỦA CÁN BỘ CHÍNH TRỊ CẤP PHÂN ĐỘI QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
2.1. Quan niệm văn hóa chính trị và văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam
2.1.1. Quan niệm văn hóa chính trị
* Văn hóa
Lao động sáng tạo ra con người và xã hội loài người là hành vi lịch sử đầu tiên của con người. Bằng lao động, con người sáng tạo ra công cụ lao động, những phương tiện sống, tư liệu sinh hoạt đáp ứng nhu cầu sinh tồn của mình về vật chất và tinh thần và do đó, lao động cũng chính là hành vi văn hóa lịch sử đầu tiên của con người. Thế nhưng, văn hóa lại là một thuật ngữ xuất hiện muộn rất lâu sau đó, được bắt nguồn từ chữ La tinh “Cultus” mà nghĩa gốc là “gieo trồng”, bao gồm cả “gieo trồng ruộng đất” và “gieo trồng tinh thần”, tức là “sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người”. Văn hóa là sản phẩm của loài người, được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội; song, nó lại tham gia vào việc tạo nên con người, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Đó là mối quan hệ biện chứng giữa con người và văn hóa trong sự vận động và phát triển của xã hội loài người.
Văn hóa là một khái niệm có nội hàm phong phú và ngoại diên rất rộng. Cho đến nay, khái niệm văn hóa được các nhà khoa học đưa ra bao gồm cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, với các cách tiếp cận khác nhau. Theo cách hiểu chung nhất, văn hóa gắn liền với tất cả hoạt động đời sống của con người, từ hoạt động sản xuất vật chất đến hoạt động tinh thần, từ hoạt động cá nhân tới hoạt động của cộng đồng, phản ánh sức sáng tạo vươn tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp để thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
Nói tới văn hóa là nói tới con người, việc phát huy những năng lực, bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Do đó,
khái niệm về văn hóa chứa đựng bản chất nhân văn, nhân bản. Cơ sở của mọi hoạt động văn hóa là khát vọng vươn tới cái chân, thiện, mỹ. Văn hóa là dấu hiệu đặc trưng của tổ chức xã hội loài người, do quá trình học hỏi, tích lũy được mà có, khác với tổ chức của loài vật kế thừa theo bản năng sinh học; là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với động vật.
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác: “Văn hóa là toàn bộ những sản phẩm vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của mình trong tiến trình lịch sử” [56, tr.24]. Đây là một khái niệm theo nghĩa rộng và mang tính khát quát cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đưa ra định nghĩa về văn hóa:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [86, tr.458].
Kế thừa quan niệm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa VIII nêu khái niệm về văn hóa Việt Nam:
Bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống…[21, tr.56].
Quan niệm chỉ ra bản sắc văn hóa đó là giá trị, nền tảng tinh thần, mục tiêu, động lực để mỗi người dân Việt Nam phấn đấu vì mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.