Sự Tác Động Của Phật Giáo Đến Văn Hóa Dân Gian Việt Nam


vùng miền để truyền bá giáo lý Phật-đà nhưng không làm mất đi bản sắc của Phật giáo là ứng hợp với mọi tầng lớp và căn cơ chúng sinh.

Tên gọi tuy có khác nhưng giáo lý vẫn là một nên gọi là khế lý, dù một mà không phải một, nên có lắm tên Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Thái Lan, v.v. tất cả đều có tên chung là Phật giáo, bảo rằng giống cũng được nhưng bảo rằng không thì là sai. Đây gọi là khế cơ là bản địa hóa, hay sắc thái Phật giáo của từng vùng miền.

Khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam đã được các vị thiền sư người Việt bản địa hóa, khiến Phật giáo hòa mình vào lòng dân tộc tạo nên một sắc thái đặc biệt của riêng Việt Nam. Phật giáo đã cùng sinh tồn với dân tộc. Điểm này dễ dàng nhận thấy trong những thời đại hưng thịnh của đất nước như Đinh, Lê, Lý - Trần đều là những lúc Phật giáo cũng song hành hưng thịnh và các vị thiền sư có vị trí quan trọng trong các triều đại đó. Dù được bản địa hóa để quyện mình vào lòng dân tộc nhưng tam tạng kinh điển Phật giáo Việt Nam vẫn được truyền thừa trong suốt hơn 2000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Thứ nhất, tính tổng hợp: Tổng hợp là một trong những đặc tính của lối tư duy nông nghiệp, chính vì thế tổng hợp là đặc tính nổi bật nhất của Phật giáo Việt Nam.

Tổng hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng truyền thống: Phật giáo thờ Phật trong chùa, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam là thờ thần trong miếu và thờ Mẫu trong phủ, bốn vị thần được thờ nhiều nhất là Tứ pháp: Mây-Mưa- Sấm-Chớp. Tuy nhiên bốn vị thần này đã được "Phật hóa". Các pho tượng này thường được gọi tượng Phật Pháp Vân, Phật Pháp Vũ, Phật Pháp Lôi và Phật Pháp Điện, trên thực tế các tượng này hoàn toàn điêu khắc theo tiêu chuẩn của một pho tượng Phật. Nghĩa là đầy đủ 32 tướng tốt cùng 80 vẻ đẹp, mà một trong những nét tiêu biểu chính là tướng nhục kế, những khế ấn, và khuôn mặt đầy lòng từ mẫn v.v. Các hệ thống thờ phụ này tổng hợp với nhau


tạo nên các ngôi chùa "tiền Phật, hậu thần" hay "tiền Phật, hậu Mẫu". Người Việt Nam đưa các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc... vào thờ trong chùa. Đa số các chùa còn để cả bia hậu, bát nhang cho các linh hồn đã khuất.

Tổng hợp giữa các tông phái Phật giáo: Các tông phái Phật giáo Đại thừa sau khi du nhập vào Việt Nam trộn lẫn với nhau. Dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi pha trộn với Mật giáo. Nhiều vị thiền sư đời Lý như Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không,... đều giỏi pháp thuật và có tài thần thông biến hóa. Thiền tông còn kết hợp với Tịnh Độ tông như là trong việc tụng niệm Phật A Di Đà và Bồ Tát.

Các điện thờ ở chùa miền Bắc vô cùng phong phú các loại tượng Phật, bồ tát, la hán của các tông phái khác nhau. Các chùa miền Nam còn có xu hướng kết hợp Tiểu thừa với Đại thừa. Nhiều chùa mang hình thức Tiểu thừa (thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, sư mặc áo vàng) nhưng lại theo giáo lý Đại thừa; bên cạnh Phật Thích Ca Mâu Ni còn có các tượng Phật nhỏ khác, bên cạnh áo vàng còn có áo nâu, áo lam.

Tổng hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khác: Tín ngưỡng truyền thống đã tiếp nhận Phật giáo ngay từ đầu Công nguyên. Sau đó Phật giáo cùng tín ngưỡng truyền thống tiếp nhận Đạo giáo. Rồi tất cả cùng tiếp nhận Nho giáo để làm nên "Tam giáo đồng nguyên" và "Tam giáo đồng quy". Ba tôn giáo trợ giúp lẫn nhau: Nho giáo lo tổ chức xã hội, Đạo giáo lo thể xác con người, Phật giáo lo tâm linh, kiếp sau của con người. Trong nhiều thế kỷ, hình ảnh "Tam giáo tổ sư" với Thích Ca Mâu Ni ở giữa, Lão Tử ở bên trái, Khổng Tử ở bên phải đã in sâu vào tâm thức mọi người Việt. Ngoài ra Phật giáo Việt Nam còn được hòa trộn với tất cả các tôn giáo khác để hình thành Đạo Cao Đài vào thập niên 1920 với quan điểm là "Thiên nhân hợp nhất" và "Vạn giáo nhất lý".


Thứ hai, Tính hài hòa âm dương: Sau tính tổng hợp, hài hòa âm dương là một trong những đặc tính khác của lối tư duy nông nghiệp, nó ảnh hưởng rất lớn đến Phật giáo Việt Nam làm cho Phật giáo Việt Nam có phần thiên về nữ tính.

Các vị Phật Ấn Độ xuất thân là nam giới, khi vào Việt Nam bị biến thành "Phật ông - Phật bà". Phật Bà Quan Âm (biến thể của Quán Thế Âm Bồ Tát) là vị thần hộ mệnh của vùng Nam Á nên còn được gọi là Quan Âm Nam Hải. Ngoài ra người Việt còn có những vị Phật riêng của mình như Man Nương Phật Mẫu (tên khác: Phật Mẫu), Quan Âm Thị Kính (tên khác: Quan Âm Tống Tử), Quan Âm Diệu Thiện (tên khác: Phật Bà Chùa Hương, Bà chúa Ba).

Thứ ba, Tính linh hoạt: Phật giáo Việt Nam còn có một đặc điểm là rất linh hoạt, mà nhà Phật thường gọi là "tùy duyên bất biến, bất biến mà vẫn thường tùy duyên" nghĩa là tùy thuộc vào tình huống cụ thể mà người ta có thể tu, giải thích Phật giáo theo các cách khác nhau. Nhưng vẫn không xa rời giáo lý cơ bản của nhà Phật. Ví dụ: Các vị bồ tát, các vị hòa thượng đều được gọi chung là Phật, Phật Bà Quan Âm (vốn là bồ tát), Phật Di Lặc (vốn là hòa thượng),... Ngoài ra Phật ở Việt Nam mang dáng dấp hiền hòa và dân dã: ông Bụt Ốc (Thích Ca tóc xoăn), ông Nhịn ăn mà mặc (chỉ Thích Ca Tuyết Sơn),... Trên đầu Phật Bà Chùa Hương còn có lọn tóc đuôi gà rất truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Những đặc điểm đó cho thấy sự hỗn dung giữa Phật giáo với văn hóa dân gian Việt Nam rất sâu sắc và phong phú.

1.1.2. Khái lược chung về văn hóa dân gian Việt Nam

Văn hoá (Culture) xuất hiện cùng với loài người, là đối tượng được quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa, tùy theo góc độ tiếp cận và nghiên cứu, nhưng tựu chung lại có thể hiểu văn hóa theo nghĩa sau: Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong thực tiễn xã hội - lịch


sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội. Theo nghĩa hẹp hơn, người ta vẫn quen nói về văn hoá vật chất (kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, giá trị vật chất) và văn hoá tinh thần (khoa học, nghệ thuật, văn học, triết học, đạo đức, giáo dục…). Văn hoá là một hiện tượng lịch sử, phát triển phụ thuộc vào sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội [42;10].

Như vậy, văn hóa phải do con người tạo ra, nhưng vẫn có những thứ không do con người trực tiếp sáng tạo ra nhưng con người cảm nhận dưới giác độ văn hóa, gắn cho nó một giá trị văn hóa.

Ngoài ra, văn hóa còn có những cách hiểu khác: “Văn hóa có những hiện tượng được gọi là vật thể. Một quả núi, một ngôi đền, một sản phẩm nông công kĩ huật, sờ mó được, quan sát hình dáng cụ thể được, thì được gọi là văn hóa vật thể. Nhưng một câu ca, một điệu hát, một khúc đàn…có thể tiếp cận được dễ dàng, nhưng lại không nắm được (dù là in thành văn bản hay ghi âm), thì lại là văn hóa phi vật thể”. [30;7].

Mặt khác căn cứ vào những sáng tạo văn hóa của con người thì văn hóa có thể được chia thành văn hóa bác học và văn hóa dân gian.

Văn hóa bác học là chỉ những sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghệ sĩ, nhà phát minh, nhà khoa học…Những sáng tạo văn hóa có tính bác học, có nghĩa là “chỉ vào tính cách chuyên môn, chuyên nghiệp, chỉ vào sự sáng tạo phải căn cứ vào kiến thức sách vở (trong hoặc ngoài nhà trường)” [30;8].

Văn hóa dân gian (Folklore): “Văn hóa dân gian là sáng tạo của dân, từ dân mà ra và phục vụ cho cuộc sống của nhân dân”[30;11] Văn hóa dân gian trong tiếng Anh được dịch là Folklore, từ này gồm hai chữ: Folk là quần chúng, lore là trí tuệ. Do đó văn hóa dân gian còn được hiểu là những sáng tác mang tính bình dân, trí tuệ của quần chúng nhân dân.

Văn hóa dân gian có một số tính chất cơ bản sau:


Tính nguyên hợp: là sự sáng tạo dân gian sử dụng tất cả các hình thức văn, nhạc, múa, diễn,… dựa trên những phương tiện ngôn từ, âm thanh, hình ảnh, động tác một cách tự nhiên, tổng hòa, không phân biệt tỉ lệ cao thấp khác nhau, không thiên hẳn về một phương tiện, biện pháp nào. Nghĩa là buổi đầu con người dân gian vừa là nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, kịch sĩ. Tất cả những khả năng cảm thông, thể hiện, phản ánh ấy cùng một lúc hòa với nhau, vì thế nên gọi là nguyên hợp.

Tính trôi: Do thuộc tính quan trọng là truyền miệng, truyền lan, văn hóa dân gian đi từ nơi này, thế hệ này đến nơi khác, thế hệ khác. Hiện tượng truyền lan ấy được gọi là trôi.

Sở dĩ văn hóa dân gian có thuộc tính trôi vì văn hóa dân gian có mấy đặc điểm như sau:

Phi thời gian: Văn bản, ngôn ngữ, tranh vẽ, điệu múa dân gian…không thể phát hiện được thời điểm ra đời một cách chính xác, tuy có thể đóan ra dấu vết. Văn hóa dân gian luôn đáp ứng được yêu cầu thẩm mĩ, nghệ thuật hiện đại.

Phi không gian: Nhiều mô típ văn hóa dân gian có tính chất quốc tế. Khẳng định quê hương của một hiện tượng văn hóa dân gian là việc khó khăn, mà chỉ có thể tìm ra sắc thái địa phương (có khi là địa phương hóa) của nó. Kể cả những hiện tượng văn hóa dân gian biết rò xuất xứ, một khi đã truyền lan thì không còn nguyên mẫu trọn vẹn.

Phi cá tính: Tác giả văn hóa dân gian là tập thể, không có quá trình thai nghén cá nhân.

Một đặc điểm khác của văn hóa dân gian là nhiều tác giả. Tác giả văn hóa dân gian là đa tác giả. Những người tiếp nhận và những người sáng tác ban đầu, có thể ở những không gian khác nhau, thời gian khác nhau những vẫn hòa làm một, để chồng chất lên tác phẩm ấy nhiều tầng, nhiều lớp khác


nhau. Ngoài ra văn hóa dân gian còn có các đặc điểm khác như có nhiều dị bản, có nhiều chức năng, tính dân gian, tính dân tộc và tính tập thể.

Văn hóa dân gian Việt Nam rất đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều phạm trù và thành tố liên kết với nhau thành một chỉnh thể thống nhất. Theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh, có thể phân loại như sau:

Thứ nhất, Folklore ngôn từ: gồm hai phạm trù văn học và ngôn ngữ và thường vận dụng các loại hình tự sự, trữ tình để thể hiện. Từng thể loại ở trong những phạm trù ấy đều dồi dào khối lượng và phong phú nội dung. Có thể phân loại như sau:

Ở phạm trù văn học bao gồm các thể loại:

Sáng tác dân gian văn xuôi gồm có: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười,..v.v.

Sáng tác dân gian văn vần gồm có: trường ca, truyện thơ, vè, ca dao, đồng ca thơ ca dân gian..v.v.

Ở phạm trù ngôn ngữ bao gồm các thể loại: tục ngữ, phương ngôn, thành ngữ, khẩu ngữ, tiếng lóng…v.v.

Thứ hai, Folklore tạo hình hay còn gọi là Nghệ thuật tạo hình dân gian. Thành tố này bao gồm nhiều thể loại: Hội họa dân gian (Tranh dân gian), điêu khắc, kiến trúc và thủ công mĩ nghệ dân gian.

Thứ ba, Folklore biểu diễn hay còn gọi là Nghệ thuật biểu diễn dân gian. Thành tố này bao gồm nhiều thể loại như: Múa dân gian, nhạc dân gian, trò diễn (sân khấu) dân gian.

Thứ tư, Những phạm tù khác như: Phong tục dân gian, tri thức dân gian, lễ hội dân gian.

I. Cách chia của dân:

Có thể hệ thống hóa cách phân loại, nội dung của văn hóa dân gian theo bảng sau:

Đối chiếu với cách gọi quen thuộc


Văn hóa dân gian tự nó


Nói, kể……………………

Văn học dân gian: tục ngữ, cổ tích, tiếu lâm.

Ví, vè, hát, hò (ca nhạc)…..

Văn học dân gian: ca dao, dân ca, vè, nhạc.

Trò, múa (Vũ)……………..

Sân khấu dân gian: trò diễn, chèo, múa.

(Họa)……………………….

Mĩ thuật dân gian: tranh, tượng, điêu khắc.

II. Cách phân loại khoa học (thành tố, phạm trù)


Thành tố: Folklore ngôn từ

Văn học dân gian (các loại như trên)

(ngữ văn dân gian)


Folklore biểu diễn…………

Văn học diễn xướng – Nhạc dân gian, sân


khấu dân gian – Múa dân gian

Folklore tạo hình………….

Mĩ thuật dân gian (tranh): - Kiến trúc điêu


khắc dân gian.

Phạm trù: Tri thức dân gian...

Nhiều vấn đề khác: kiến thức, tập tục, trò

Phong tục dân gian..

chơi, cây cảnh..v.v.

Lễ hội dân gian……


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hoá dân gian Việt Nam - 3



tr.30)

(Xem Vũ Ngọc Khánh (2003): Văn hóa dân gian, Nxb. Nghệ An,


Văn hóa dân gian đã xuất hiện lâu đời. Có nhân dân, có cuộc sống là

có văn hóa dân gian. Văn hóa dân gian là một thành tố quan trọng cấu thành chỉnh thể của văn hóa dân tộc. Nhìn tổng thể, văn hóa dân gian là một bức tranh tự nhiên bao gồm tất cả mọi sự vật, người bình dân đã nhìn nhận theo cảm quan của mình, và mặc nhiên đã biểu lộ một thế giới quan, nhân sinh quan nhất định. Không có sự viện trợ nào của khoa học thực nghiệm, không theo một lí thuyết nào, triết lí Folklore cắt nghĩa tự nhiên bằng những quan sát cụ thể, và bổ sung bằng các tưởng tượng hồn nhiên, thường không giải


thích đúng bản chất sự vật, nhưng lại có một số trường hợp có những dự đoán thiên tài. Nhiều vấn đề trong thần thoại, cổ tích liên quan đến khoa học vẫn chưa được giải mã.

Về nhân sinh quan, triết lí Việt Nam đậm đà tính nhân bản, nêu cao đạo làm người, tính khoan dung văn hóa, văn hóa dân gian Việt Nam luôn có những ứng xử mềm dẻo với các thành tố văn hóa khác trong tổng thể văn hóa Việt Nam. Chẳng hạn như về mặt tín ngưỡng tôn giáo ta thấy rò các đạo Việt Nam đều từ ngoài vào đã nhanh chóng có sự hòa nhập với văn hóa dân gian, tiếp thu những ảnh hưởng của văn hóa dân gian để nhanh chóng đi sâu vào đời sống, sinh hoạt của nhân dân. Điều này được thể hiện rò nhất trong Phật giáo, Phật giáo và văn hóa dân gian luôn được đặt trong mối quan hệ tổng thể của văn hóa với tôn giáo. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa chúng ngoài những đặc trưng riêng của quan hệ tôn giáo và văn hóa Việt còn mang những đặc điểm riêng biệt, khá phong phú và sâu sắc trên mọi bình diện của tổng thể văn hóa người Việt.

1.2. Sự tác động của Phật giáo đến văn hóa dân gian Việt Nam


Trải suốt hơn 2000 năm từ khi du nhập, Phật giáo đã bắt rễ sâu rộng trên mảnh đất Việt Nam, cùng với dân tộc trải qua những thăng trầm lịch sử. Ảnh hưởng của Phật Giáo đối với dân tộc thật sâu đậm. Từ trong tư duy, tình cảm, thể hiện ra trong ngôn ngữ và trong mọi sinh hoạt của cuộc sống. Ở đây chúng tôi muốn nói riêng đến ca dao, tục ngữ, một mảng văn học rất phong phú vô cùng quan trọng, định hình cho văn hóa Việt Nam.

Với tư cách là một thành tố cấu thành nên văn hóa. Phật giáo có tác động không nhỏ đếnvăn hóa dân gian.

Phật giáo là một trong những tôn giáo thế giới, là hiện tượng xã hội, là một hình thức sinh hoạt về đức tin, về tâm linh, đồng thời, nó cũng là một

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2022