Đặc Điểm Văn Hóa Chính Trị Của Cán Bộ Chính Trị Cấp Phân Đội Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Hiện Nay.


“không đụng đến cái kim, sợi chỉ của nhân dân”. Đồng thời, yêu thương cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị, trên tinh thần giai cấp, cùng mục tiêu, lý tưởng chiến đấu và tình cảm thương yêu gắn bó với nhau “chia ngọt sẻ bùi”, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, hoàn thành mọi nhiệm vụ, lúc thời bình cũng như khi ra trận; chấp hành kỷ luật tự giác, nghiêm minh mọi lúc, mọi nơi và phát huy dân chủ; triệt để chấp hành nghiêm điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, đơn vị, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên với tinh thần “quân lệnh như sơn”, hoàn thành mọi nhiệm vụ ở đơn vị.

Tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ chủ trì, tiến hành công tác đảng, công tác chính trị và xây dựng đơn vị của cán bộ chính trị cấp phân đội. Sự nhiệt tình, tận tâm, tận lực đối với nhiệm vụ và tinh thần, ý chí quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách, kể cả phải hy sinh tính mạng để hoàn thành nhiệm vụ; bản lĩnh chính trị vững vàng, lạc quan tin tưởng, không dao động, ngả nghiêng, bi quan trước mọi khó khăn, thử thách, không thoái thác nhiệm vụ; tìm mọi cách khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ với kết quả cao nhất; không lùi bước, không “sợ” bất cứ kẻ thù nào; chiến thắng mọi kẻ thù của cách mạng, của dân tộc, quân đội và chủ nghĩa cá nhân “vô tổ chức, vô kỷ luật, bệnh công thần, kiêu ngạo, sợ khó khăn, gian khổ, thoái thác nhiệm vụ”. Đây chính là biểu hiện của văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội.

Thứ ba, giá trị hành vi chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội.

Hành vi chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội là hành vi xử sự tích cực đối với hoạt động chủ trì chính trị, tiến hành hoạt động công tác đảng, công tác chính trị; hoạt động lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, giáo dục chính trị bộ đội ở đơn vị. Đó là, sự khởi phát từ trên cơ sở hiểu biết về chính trị, tình cảm chính trị và ý chí chính trị tích cực được cán bộ, chiến sĩ và đơn vị thừa nhận. Văn hóa cá nhân là sự thể hiện ra bên ngoài gồm toàn bộ hành vi của con người, từ hành vi lớn đến hành vi nhỏ phải mang giá trị chân, thiện, mỹ. Vì, mỗi một hành vi thực hiện là hệ quả của ý thức, tình cảm, niềm tin chính trị


và nghị lực của cán bộ chính trị cấp phân đội trong các hoạt động chính trị. Cho nên, thông qua hành vi chính trị để nhận biết và là căn cứ để đánh giá văn hóa chính trị của họ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “muốn biết một chính đảng, hay một người có phải là Đảng hay chiến sĩ tiên phong của vô sản hay không, ta không nên chỉ xem những tuyên ngôn, nghị quyết và nghe lời nói của họ; ta cần xét hành vi chính trị của họ, lập trường và thái độ của họ trong những cuộc đấu tranh chính trị thế nào” [91, tr.292]. Vậy, giá trị hành vi chính trị của họ phải thể hiện hành vi đó đúng, tốt, đẹp, sự nhất quán giữa tư tưởng, lời nói và việc làm.

Giá trị hành vi chính trị của cán bộ cấp chính trị cấp phân đội ở chuẩn mực, gương mẫu trong ứng xử các mối quan hệ và đấu tranh bảo vệ Đảng, phòng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ của cán bộ chính trị cấp phân đội. Hành vi chuẩn mực, sự nêu gương trong ứng xử đối với cấp trên, đồng cấp, cấp dưới, chính quyền và nhân dân địa phương, thể hiện khách quan, đúng đắn, trung thực, chính đáng, hợp quy luật (chân); cái tốt lành, nhân đạo, vị tha, cao thượng (thiện); cái đẹp đẽ, cao quý, hài hòa, đáng yêu (mỹ); nêu gương sáng về lối sống, đạo đức, nhân cách, có sức cảm hóa, lan tỏa đối với cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị…; kiên quyết đấu tranh với chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn những biểu hiện đối lập với chân, thiện, mỹ; chủ động, tự giác trong đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng, ngăn chặn, loại trừ các phản giá trị, làm thất bại mọi sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội, xét lại.

Bốn là, kết quả rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và thực hiện nhiệm vụ của cán bộ chính trị cấp phân đội.

Đây là nội dung biểu hiện tổng hợp phản ánh khách quan, đầy đủ và là thước đo kết quả văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam. Xem xét, đánh giá kết quả văn hóa chính trị của từng cán bộ chính trị cấp phân đội phải thông qua rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất chính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.


trị, đạo đức, lối sống và kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân trên cương vị chức trách. Đây là sự phản ánh thực tế văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội. Nội dung biểu hiện cụ thể ở kết quả hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác đảng, công tác chính trị và xây dựng đơn vị của cán bộ chính trị cấp phân đội; giải quyết tốt mối quan hệ với người chỉ huy, với cấp trên, cấp dưới, là trung tâm đoàn kết trong chi ủy, tổ chức đảng và tập thể quân nhân; có đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh, nêu gương tốt; có năng lực quy tụ, tập hợp toàn đơn vị trong xây dựng và thực hiện nhiệm vụ; đơn vị vững mạnh toàn diện và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, khẳng định uy tín, vị thế đối với các đơn vị khác, đối với cấp ủy, chỉ huy cấp trên.

Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay - 7

Thước đo văn hóa lãnh đạo của cán bộ chính trị cấp phân đội là ở trình độ, năng lực, phẩm chất, uy tín lãnh đạo của họ, ở chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị và ở kết quả hoàn thành nhiệm vụ, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, chiến sĩ đơn vị. Kết quả thực hiện nhiệm vụ đơn vị thấp, cán bộ, chiến sĩ vi phạm kỷ luật, có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thì văn hóa chính trị của họ không thể cao. Đây là biểu hiện rò nét, quan trọng của thành tố văn hóa chính trị cá nhân là năng lực hoạt động chính trị và đạo đức, lối sống trong văn hóa một con người.

Toàn bộ những nội dung nêu ra và phân tích ở trên là những nội dung cơ bản, cốt lòi trong văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam. Chúng quan hệ biện chứng với nhau trong chỉnh thể thống nhất, trong nội dung này có yếu tố của nội dung kia và ngược lại, không thể tách rời, chúng cùng tạo nên giá trị văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội. Khi một nội dung nào đó bị tổn thương, thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các nội dung khác. Vì thế, việc xây dựng, nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội là phải xây dựng, nâng cao tất cả các nội dung đó trong chỉnh thể thống nhất.


2.1.2.3. Đặc điểm văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội vừa mang những nét văn hóa chính trị cá nhân cán bộ trong mối quan hệ chung với văn hóa chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, vừa có tính đặc thù riêng của người chủ trì về chính trị, người tổ chức các hoạt động chính trị ở môi trường quân sự đơn vị cấp phân đội chịu sự quy định ràng buộc bởi điều lệnh, điều lệ, kỷ luật quân đội tự giác nghiêm minh và sự tuyệt đối chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy, trong quân đội cách mạng, cán bộ phải gương mẫu, phải giữ nghiêm kỷ luật, “Mệnh lệnh cấp trên đưa xuống thì phải tuyệt đối phục tùng và triệt để thi hành. “Trung Quốc có câu: “Quân lệnh như sơn” nghĩa là lệnh cấp trên đã ra thì vô luận thế nào cũng phải làm” [110, tr.457]. Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội phản ánh bởi các đặc điểm cơ bản sau:

Một là, văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội là văn hóa lãnh đạo của những cán bộ chủ trì về chính trị và chuyên trách về công tác đảng, công tác chính trị ở đơn vị cấp phân đội.

Đây là đặc điểm cơ bản phản ánh nét đặc thù về vị trí, vai trò đảm nhiệm chuyên trách công tác đảng, công tác chính trị và hoạt động chính trị thực tiễn của cán bộ chính trị đại đội, tiểu đoàn. Đặc điểm này thể hiện sự khác nhau căn bản giữa văn hóa chính trị của họ với văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ khác, nhất là của cán bộ chỉ huy ở đơn vị cấp phân đội và với văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp trên, cấp chiến dịch, chiến lược.

Cán bộ chính trị cấp phân đội là người chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp uỷ cấp mình toàn bộ hoạt động công tác đảng, công tác chính trị theo chức trách, nhiệm vụ. Với tư cách là cán bộ chủ trì về chính trị, đảm nhiệm chuyên trách công tác đảng, công tác chính trị ở đại đội, tiểu đoàn, cán bộ chính trị cấp phân đội thường được bầu giữ vai trò là bí thư chi bộ đại đội, bí thư đảng ủy tiểu đoàn. Tính chất văn hóa lãnh đạo của cán bộ chính trị cấp


phân đội biểu hiện cụ thể và được quy định trực tiếp bởi vai trò bí thư chi bộ, bí thư đảng ủy ấy, bởi vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động chính trị thực tiễn của họ ở đại đội và tiểu đoàn.

Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội là một bộ phận văn hóa, văn hóa lãnh đạo của Đảng, thể hiện cụ thể ở đơn vị cơ sở; là trình độ, năng lực và phẩm chất văn hóa của chủ thể lãnh đạo (bí thư chi bộ đại đội, bí thư đảng uỷ tiểu đoàn) có tác động tích cực đến đối tượng lãnh đạo (cán bộ, chiến sĩ, đơn vị) nhằm đạt đến mục đích, nhiệm vụ chính trị của quân đội, của đơn vị. Cán bộ chính trị cấp phân đội thông qua cương vị lãnh đạo đưa chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng đến với bộ đội và tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết về nhiệm vụ quân sự ở đại đội, tiểu đoàn. Văn hóa lãnh đạo chính trị của họ được biểu hiện ở sự hiểu biết đầy đủ và đúng đắn về chính trị, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tính tiền phong, gương mẫu, tiêu biểu về chính trị ở đơn vị cơ sở, không có sự suy thoái về tư tưởng chính trị; có nghệ thuật lãnh đạo và lãnh đạo một cách khoa học. Đó là sự kết hợp hài hòa giá trị trí tuệ, năng lực (chân) với nghệ thuật, kỹ năng (mỹ) và uy tín, phẩm chất đạo đức (thiện), ở sự lãnh đạo đơn vị thực hiện nhiệm vụ chính trị huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, hậu cần, kỹ thuật… một nhân tố quan trọng góp phần quyết định đến kết quả, chất lượng hoạt động lãnh đạo tại đơn vị.

Văn hóa lãnh đạo chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội biểu hiện ở quá trình quán triệt, dẫn dắt, định hướng, kiểm tra, giám sát cán bộ, chiến sĩ và đơn vị thực hiện nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên và nghị quyết của đơn vị. Sự dẫn dắt truyền dẫn, lan tỏa và thẩm thấu văn hóa Đảng làm khơi dậy, phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị. Lãnh đạo của cán bộ này bảo đảm những giá trị chân, thiện, mỹ trong tiến hành công tác đảng, công tác chính trị, thực hiện nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt, bảo đảm đơn vị luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước và


chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta và hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ trong mọi tình huống. Theo V.I.Lênin, ở đâu mà công tác lãnh đạo của cán bộ chính trị làm được chu đáo nhất, thì ở đó không hề có tình trạng lỏng lẻo trong đơn vị, giữ gìn đúng kỷ luật quân đội, tinh thần bộ đội cũng cao hơn và ở đó thu được nhiều thắng lợi hơn. Đây là nét đặc điểm thể hiện rò tính đặc thù văn hóa lãnh đạo chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội.

Hai là, văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội là văn hóa tổ chức, quản lý hoạt động chính trị - quân sự ở đơn vị và tham gia hoạt động chính trị - xã hội địa phương.

Đây là một đặc điểm quan trọng phản ánh chức năng, nhiệm vụ của cán bộ chính trị cấp phân đội trong hoạt động chính trị thực tiễn ở đơn vị và tham gia các hoạt động chính trị - xã hội ngoài đơn vị. Đó là sự thể hiện trình độ, năng lực và phẩm chất văn hóa cá nhân của cán bộ chính trị cấp phân đội và trở thành văn hóa tổ chức, quản lý các hoạt động ở đơn vị, mang lại hiệu quả tích cực thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chính trị theo đúng điều lệnh, điều lệ quản lý bộ đội, những quy định, quy chế của đơn vị và quân đội; đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước. Thực chất văn hóa tổ chức, quản lý hoạt động chính trị, quân sự của cán bộ chính trị cấp phân đội là hàm lượng văn hóa được nhập thân vào bên trong con người và biểu hiện ra hành vi của quá trình tổ chức, quản lý các hoạt động, nhiệm vụ ở đơn vị, nhất là việc đưa ra các quyết định, kế hoạch quản lý và duy trì các hoạt động của đơn vị một cách đúng đắn, chặt chẽ, có kỷ luật và hiệu quả cao.

Mọi hoạt động chỉ huy, điều hành các tổ chức, từng con người và quan hệ chính trị - xã hội của cán bộ chính trị cấp phân đội là quá trình chuẩn mực của các giá trị chân, thiện, mỹ vào trong đó. Đặc điểm trên của cán bộ chính trị cấp phân đội là tính chất văn hóa cao và đạt tới: “Đối với bộ đội, chính trị viên phải săn sóc luôn luôn đến sinh hoạt vật chất của họ: ăn, mặc, ở, nghỉ, tập luyện, công tác, sức chiến đấu. Về mặt tinh thần, phải săn sóc


đến nâng cao kỷ luật, bài trừ hủ hóa, phát triển văn hóa và đường lối chính trị trong bộ đội” [90, tr.484]. Giá trị ở cương vị chỉ huy, điều hành, quản lý và quan hệ chính trị - xã hội của họ biểu hiện ở mối quan hệ với tổ chức (Đảng, chỉ huy, các tổ chức quần chúng, Hội đồng quân nhân), quan hệ với cấp ủy, chính quyền, cơ quan đoàn thể và nhân dân địa phương mà đơn vị đóng quân. Đó là sự hài hòa giữa nguyên tắc, điều lệnh, điều lệ, kỷ luật, pháp luật với các chuẩn mực văn hóa, đạo đức, truyền thống, tập thể quân nhân, từng người trong thực hiện nhiệm vụ, chức trách với tư cách là cán bộ chính trị trong quân đội; đồng thời, là cán bộ của đảng trong quan hệ chính trị - xã hội. Đặc điểm này của cán bộ chính trị cấp phân đội khác với người chỉ huy, nó khẳng định ở trình độ phối hợp của họ với người chỉ huy và với các bộ phận trong đơn vị và ngoài đơn vị.

Ba là, văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội là văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử các mối quan hệ trong môi trường quân sự ở đại đội, tiểu đoàn.

Đây là đặc điểm phản ánh tư cách chủ thể của người chủ trì về chính trị ở đơn vị cấp phân đội, cho thấy văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội khác với văn hóa chính trị của cán bộ chỉ huy và các cán bộ khác. Sự chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử các mối quan hệ của cán bộ chính trị cấp phân đội là yêu cầu cao và là nét nổi bật trong văn hóa chính trị của họ. Dù làm gì, ở đâu, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, cán bộ chính trị cấp phân đội luôn là yếu tố tinh thần, truyền cảm hứng, niềm tin cho bộ đội; là nơi cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị tin tưởng và trông cậy, gửi gắm tình cảm để họ giữ vững trạng thái chính trị tinh thần. Giá trị ứng xử của người cán bộ chính trị cấp phân đội thể hiện hành vi chuẩn mực với bộ đội, với nhân dân; đối với quân địch, thì đó là tuyên truyền khôn khéo, lôi kéo địch về phía ta.

Biểu hiện văn hóa giao tiếp, ứng xử của cán bộ chính trị cấp phân đội là với tư cách công dân của đất nước Việt Nam, là cán bộ của Đảng, là sĩ


quan sơ cấp trong quân đội, họ phải làm tròn bổn phận của cá nhân, cán bộ, sĩ quan, phải trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, làm theo Hiến pháp và pháp luật, kỷ luật, điều lệnh quân đội. Họ giàu lòng yêu nước, ý thức dân tộc, biết quý trọng lịch sử và truyền thống văn hóa của dân tộc, nhân ái, vị tha sẵn sàng giúp đỡ mọi người; có khát vọng, sẵn sàng cống hiến cho đất nước, tôn trọng con người, trung thực, thành thật với bản thân và mọi người; tin tưởng vào bản thân, vào đất nước và dân tộc Việt Nam. Biểu hiện ở khả năng, năng lực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị, quân đội; thực hiện quyền công dân về chính trị và trách nhiệm đấu tranh chống tư tưởng, hành vi sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Giao tiếp, ứng xử của cán bộ chính trị cấp phân đội nói lên vai trò, tính chất công việc của họ với tư cách là người chủ trì về chính trị đối với tổ chức, cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội (ngược lại); đặc biệt mối quan hệ ở đại đội, tiểu đoàn trong “tam giác quyền lực” giữa “cấp ủy - người chỉ huy - chính trị viên”. Văn hóa đó lấy chuẩn mực chân, thiện, mỹ là cầu nối, chất xúc tác trong mối quan hệ này. Đây là mối quan hệ cơ bản, quyết định đến nhiệm vụ của đơn vị, đến việc giải quyết các mối quan hệ ở đơn vị và sự thống nhất, đồng thuận khi quan hệ với chính quyền, nhân dân ở địa phương. Trong đó, ứng xử với người chỉ huy (đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng) là cơ sở quyết định việc giải quyết các nhiệm vụ ở đơn vị. Trình độ văn hóa ứng xử của cán bộ chính trị cấp phân đội “... phải có nhiều tư cách lãnh đạo, rất nhiều năng lực. Công việc chính trị viên phức tạp chừng nào thì cần họ có năng lực chừng ấy” [115, tr.56]; “Chính trị viên phải có nhiều năng lực lãnh đạo, năng lực này phải đủ mọi mặt quân sự lẫn chính trị, năng lực về tuyên truyền, tổ chức, năng lực giải quyết vấn đề cấp bách như vấn đề sinh hoạt hằng ngày về chính trị hay vật chất” [115, tr.22].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022