Kiến Giải Truyện Kể Trong Bối Cảnh Thương Thảo Của Các Thành Viên Cộng Đồng


sự hiểu biết, đánh giá của bản thân thông qua truyện kể. Hãy xem một đoạn trao đổi giữa hai cha con:

Diễn trình câu chuyện được kể

Phần nội dung

Ông Sanh hỏi chàng rể, giáo viên ngữ văn về địa danh Chằng Ré .

Thái độ ông vui vẻ, nửa như đùa nửa như thật. Tôi đoán rằng: dù tỏ ra là chàng rể có thể không cần trả lời nhưng trong thâm tâm ông muốn thử chàng rể xem tri thức thế nào.


Chàng rể kể chuyện và giãi bày thật: cái này con nghe người dân xứ đó kể và đọc tài liệu của ông Vương Hồng Sển.

Tôi ngồi nghe chợt suy nghĩ: hình như câu chuyện này chưa phải là truyền thuyết theo đặc điểm phân loại truyền thống.

- Dạ. Theo lời người dân xứ đó, khi xưa, lúc khẩn hoang, vùng đất ấy, cây cối mọc um tùm, nhiều nhứt là dây mây bò lên những loại cây khác, bện thành một thảm dày. Trong rừng ấy có nhiều loài sinh sống nhưng nhiều nhất vẫn là trăn, và rắn. Trăn con nào con nấy to và dài. Những đêm có trăng mọc, nhiều người khiếp sợ khi đi qua khúc sông đó vì nghe tiếng kêu của mấy con trăn. Từ đó mọi người gọi khúc sông đó là Trăn Ré. Nhưng lâu ngày, âm Nam Bộ, đọc thành Chăng

Ré và rồi Chằng Ré.

Ông Sanh nghe xong đáp lại bằng một câu chuyện khác

Cách kể tự tin và hào hứng. Tôi nghe phần sau của câu chuyện ông Sanh kể hình như không được mạch lạc lắm, vì trong các tài liệu hình như chưa nói đến. Tuy nhiên đây cũng là cách lí giải dân gian, có thể chấp nhận được

- Khúc sông đó người Khmer gọi là bến Chanh Ré (nghĩa là mặt trăng nhô lên). Do con sông chảy theo hướng Bắc Nam nên vào đêm rằm, đứng hướng Tây nhìn qua, hoặc ở trên ghe bên kia sông nhìn lên hướng mặt trời mọc sẽ thấy mặt trăng mọc lên rất rò và đẹp. Từ đó, người Khmer mới gọi như vậy. Thêm nữa, sông này ăn

thông với sông Nhu Gia (òm-pu-jia),

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 23


Diễn trình câu chuyện được kể

Phần nội dung


có qua Vàm Tho (Peam Tho) và đổ ra Mỹ Thanh (Peam Chanh). Mà ba địa danh đó đều có gốc Khmer gắn liền với truyền thuyết về nàng Chanh của

người Khmer

Người con rể không dám phản bác chỉ dám chống chế bằng lí thuyết về dân tộc.


Ông Sanh cũng tỏ ra uy quyền bằng cách dứt khoát cho rằng câu chuyện của người bác là có lí.

Người con rể không dám nói thêm gì nữa chắc tại vị thế cha vợ làm cho anh không dám tranh luận.


Do câu chuyện phục vụ cho việc giải thích địa danh nên cách kể chủ yếu là các sự kiện để lí giải. Lời kể cố gắng thu gọn trong một số chi tiết chủ yếu, không thêm thắt để tạo sự hấp dẫn và sự tin tưởng. Lối kể của ông Sanh có giọng quyền uy và tự tin vì dựa vào truyền thống và vị thế người cha. Lối kể của người con rể thì nhũn nhặn hơn và ít tự tin hơn. Do vị thế gia đình (cha vợ con rể) nên sức mạnh về quyền lực và thứ bậc trong lời nói của ông Sanh có sự chế ngự đối với con rể. Người con không dám đưa ra những nhận định cá nhân của mình. Thái độ anh ta thì khép nép và lời kể thì chỉ là lời đáp lại yêu cầu của cha vợ.

Trong truyền thống và tâm thức của người Khmer, mối quan hệ giữa cha vợ và con rể được thể hiện qua một số câu chuyện cười dân gian. Trong những câu chuyện đó, thường miêu tả việc một ông già khó tính, bày mưu để kén rể với những hành động vô cùng khó khăn mà người muốn làm rể phải


vượt qua. Hầu hết là chàng rể đều thắng và ông già phải gả con. Ngoài ra, còn một số truyện là gả con xong thì cha vợ vẫn bày mưu hoặc xúi giục con gái thử thách chàng rể. Về nguồn cội của type truyện kiểu này, có thể tìm trong các tài liệu dân tộc học về hôn nhân người Khmer cổ xưa. Có thể, trước đây, quan hệ hôn nhân của người Khmer theo truyền thống mẫu hệ nên người con gái được coi trọng trong gia đình người Khmer, sau này mới có sự chuyển đổi sang phụ hệ. Có lẽ chưa đủ cơ sở để kết luận về các mối quan hệ vệ vị thế xã hội giữa cha vợ và chàng rể trong tâm thức cộng đồng người Khmer qua vài câu chuyện, nhưng có thể thấy có một sự kết nối giữa những hành động mà ông Trầm Bửu Sanh thử thách người con rể trong bối cảnh là một sự kết nối rò ràng với truyền thống.

4.2.3. Ý nghĩa của sự kiện kể chuyện


Trong luận án tiến sĩ về truyện dân gian Khmer [68], Phạm Tiết Khánh đã có những phân tích sâu sắc và công phu về truyền thuyết địa danh. Với lối giải thích dựa vào văn bản, tác giả đã nêu bật những đặc điểm của loại truyện này và những đánh giá về ý nghĩa của truyền thuyết Khmer Nam Bộ. Trong nhiều luận điểm được phân tích, nổi bật lên ở truyền thuyết địa danh Khmer là “phản ánh cuộc sống giản dị thô sơ của người bình dân thời xa xưa ấy”, truyền thuyết cho thấy người Khmer có tục thờ cây, cách nghĩ của họ đơn giản mộc mạc, “có xuất hiện motif đất thiêng”, “ít nhiều bị cổ tích hóa”, chuyện kể về chế độ phong kiến thối nát và đáng nguyền rủa”…[68, tr.110- 115]. Huỳnh Ngọc Trảng cũng nhận định giá trị của truyền thuyết địa danh theo hướng đề cao tình cảm người Khmer và “tư duy suy nguyên sự vật” trong qua trình lí giải tên đất, tên vùng [114, tr.11,13]. Châu Ôn thì cho rằng thể loại truyện cổ (rương p’rêng) có nhóm truyện gắn với tên địa phương, “mang tính bản địa và xác thực” [129, tr.179]. Nhìn chung hướng nghiên cứu văn bản tập trung phân tích và “giải phẫu” các chi tiết, các đơn vị truyện kể


theo nguyên tắc giải thích và giải nghĩa. Các công trình ấy xem xét nội dung của câu chuyện và giá trị của nó vốn đã hàm chứa trong văn bản. Trong cách nhìn đó, chúng ta không thấy bóng dáng của truyền thống, không thấy bóng dáng của hoàn cảnh mà câu chuyện xảy ra, không thấy cái phông văn hóa ẩn tảng phía sau, không thấy giọng điệu của người kể và dĩ nhiên tất cả chức năng được liệt kê nêu trên đều do nhà nghiên cứu suy nghĩ bằng tài năng và tri thức của họ. Tất cả bối cảnh đã được xóa nhòa. Sau khi đọc và giải thích ngôn ngữ, thỉnh thoảng nhà nghiên cứu sẽ lục tìm trong các tư liệu văn hóa những yếu tố hoàn cảnh diễn xướng đã được “đóng gói” để đưa vào như một minh chứng.

Đối với mô hình truyện kể trong bối cảnh, sự lựa chọn là một yếu tố hàng đầu của người kể. Từ sự “kích thích” của bối cảnh trước đó (đi thực tế qua địa danh) và bối cảnh hiện tại (người con rể có văn hóa), người cha đã đưa ra một thách thức để kích thích việc kể chuyện ở người con rể. Và anh lựa chọn trong vốn hiểu biết của mình một câu chuyện với chức năng quan trọng là đáp ứng lại lời đề nghị của cha vợ. Từ mục tiêu đáp ứng lời đề xuất, mục tiêu thứ hai của anh là đáp ứng việc giải thích địa danh Chằng Ré. Do mục tiêu này là hệ quả hiển nhiên nhưng không phải hàng đầu (vì anh hoàn toàn có thể kể cho học sinh trong giờ ngữ văn địa phương với một phong thái và niềm tin hoàn toàn khác) nên sự lựa chọn câu chuyện của anh ở dạng đơn giản và gần gũi nhất. Sự lựa chọn ấy, không phải do bản thân câu chuyện ngắn hay dài mà do bối cảnh thúc ép.

Đối với ông Trầm Bửu Sanh, mục tiêu cuối cùng của ông là muốn kể cho chàng rể nghe sự hiểu biết của mình về địa danh Chằng Ré. Nhưng vì quy tắc giao tiếp của ngôn ngữ không cho phép ông chủ động kể trước mà phải có lời mở thoại để dẫn dắt chàng rể theo dòi vấn đề ông quan tâm. Sự lựa chọn của ông vừa từ bối cảnh nhưng cũng vừa ở tâm thế chủ động. Nguyên tắc luận


phiên lượt lời trong giao tiếp đã làm cho cuộc hoại thoại kể chuyện trở nên nhịp nhàng và tự nhiên, có hỏi và có trả lời, có lời trao và lời đáp. Vận dụng ưu thế của người mở lời và vị thế xã hội của người cha, ông chiếm được thế ưu trội trong việc kết thúc phần trình bày của mình, dù chàng rể có lí giải gì đi chăng nữa.

Với mô hình ghi lại câu chuyện trong bối cảnh, có hai truyền thuyết đã được kể trong một thời gian ngắn. Ở đây, ý nghĩa của truyền thuyết nhằm phản ảnh địa danh và lí giải đặc điểm sự vật không được người trong cuộc đối thoại nêu ra. Mục đích và chức năng chính của truyền thuyết này là chứng minh và làm rò một nhận thức, một sự hiểu biết về địa danh bằng một lối giải thích phổ biến của dân gian. Câu chuyện cũng có nàng Chanh nhưng không có phê phán chế độ phong kiến; cũng có địa thế và những đặc điểm của vùng đất nhưng không có tư duy nguyên sơ hay chất phác. Hai câu chuyện là cái cớ để hai người trình bày sự hiểu biết của mình về một yếu tố văn hóa. Niềm tin của họ nằm ở tri thức (người con) và ưu thế thân tộc (người cha). Đặc điểm thể loại và các motif không còn là tâm điểm của bối cảnh kể chuyện này, có thể đó chỉ là những mảnh tiền thể loại truyền thuyết mà thôi. Trong một thời gian ngắn ngủi, với mục tiêu không phải để trình bày một câu chuyện và tạo niềm tin thì lời kể và chi tiết không phải là điều mà những người tham gia quan tâm.

Ngoài câu chuyện nêu trên, trong phần điền dã của chúng tôi còn có một số bối cảnh mang tính chất kích thích tâm lí từ yếu tố bên ngoài làm nảy sinh việc kể chuyện. Nhưng yếu tố tạo nên sự kiện ấy, nằm trong một chuỗi nhiều sự kiện khác, không phải đơn lẻ. Chẳng hạn trong “các câu chuyện xung quanh bàn rượu” [Phụ lục, truyện số 4,], có một sự kiện làm nảy sinh kể chuyện. Chi tiết xin mời xem phụ lục, ở đây chúng tôi xin trích như sau:


Kết cấu

Văn bản

Phần trước đoạn này là cuộc trò chuyện về thể loại tục ngữ, ca dao và một số truyện về địa danh. Người kể là

ông Trần Minh Liên [TML)


Đang ngồi uống rượu thì người chủ quán bưng ra một dĩa gồm trứng vịt lộn và trứng cút lộn. Chị để xuống hơi nhanh, lỡ tay làm rớt một trứng vịt. Cả đám cười bảo không sao. Ông TML nói: thấy vụ trứng bể này tui nhớ chuyện Chắc-Sa-Mốc, để tui kể cho nghe.


Rồi TML bắt đầu kể với vẻ thú vị:


Câu chuyện lí ra còn nữa nhưng TML nói rằng anh không nhớ.

- Chắc-Sa-Mốc là một chàng trai nghèo, có một bầy gà, đẻ ra mười trứng, đem đi ấp. Một hôm anh ngồi trên cây thốt nốt suy nghĩ chuyện này chuyện kia. Anh dự tính là sẽ nở ra gà con, nuôi lớn; bán gà mua bò, bán bò mua ruộng, làm ruộng xây nhà, mua vàng, cưới vợ, mua ruộng tiếp, thuê đầy tớ ở đầy nhà, ngồi nghỉ cho tớ nó rửa chân mình cứ duỗi chân ra thôi. Đang suy nghĩ trên cây thốt nốt, chàng duỗi chân ra, rớt xuống đất, kết thúc giấc mơ.

Từ một sự cố bên ngoài (bể trứng do lỡ tay), một câu chuyện được kể rất gọn, chú trọng vào cảm hứng từ cái trứng. Chắc-Sa-Mốc là một truyện cười kết chuỗi của người Khmer, gồm nhiều chuyện lẻ kết lại với nhau thành một hệ thống. Cái không khí vui vẻ, không quan phương của buổi tiệc rượu vài ba người đã làm cho người ta rất dễ kể chuyện cười. Tiếng cười góp phần tăng cảm hứng và kéo dài cho buổi tiệc. Quả nhiên sau chuyện Chắc-Sa-Mốc này, thì những người đó tiếp tục kể thêm truyện về Th’nênh Cheay, một truyện cười khác cũng vui không kém. Và trong bối cảnh như thế, truyện cười phản ánh đúng chức năng của nó: cười để vui, để giải trí.

Trong hoàn cảnh sinh hoạt thường ngày, với một bối cảnh không được lên lịch, không phải lễ hội, chỉ có vài người tham gia với không khí gia đình,


các câu chuyện kể dân gian có chức năng thể hiện sự nhận thức và tư duy trực giác của người Khmer Nam Bộ. Với một truyền thống sinh sống vùng đô thị, nhiều nét văn hóa đã có sự giao thoa, câu chuyện về địa danh Chằng Ré được cô đọng lại thành một mảnh tiền thể loại (xét dưới góc nhìn nghiên cứu văn bản) nhằm minh chứng cho một năng lực khác, năng lực hiểu biết xã hội. Câu chuyện như một cái cớ để móc nối một sự trình bày hiểu biết khác, một đáp ứng trong đối cuộc hội thoại. Người kể và người nghe không nhằm mục đích chứng minh hay làm rò giá trị của một truyền thuyết địa danh. Đối với những người lớn tuổi, niềm tin một cách mãnh liệt và không nghi ngờ về truyền thống địa danh của họ đã làm cho cách họ kể rất tự tin và chắc chắn.

4.3. Kiến giải truyện kể trong bối cảnh thương thảo của các thành viên cộng đồng

Lễ cưới là một trong những lễ tục vòng đời quan trọng của người Khmer. Trong tài liệu của các nhà nghiên cứu đã dẫn ở mục 2.2.2, đám cưới người Khmer có rất nhiều câu chuyện giải thích cho các trình tự trong sự kiện ấy. Trong tài liệu của tác giả Tiền Văn Triệu [117], có đến 6 truyện giải thích lễ cưới. Do đó, để nghiên cứu vai trò, chức năng của truyện dân gian trong lễ cưới, chúng tôi đã tham dự một buổi bàn bạc, chuẩn bị lễ cưới cho con gái theo truyền thống của một gia đình người Khmer. Buổi bàn bạc này là sự thương thảo, luận bàn các yếu tố nghi lễ cần phải có theo một trật tự truyền thống, đồng thời nó cũng có việc kể lại các truyện dân gian. Toàn văn ghi chép truyện này đã có dẫn ra ở phụ lục, phần ghi chép truyện điền dã, truyện số 6.

4.3.1. Phân tích các yếu tố bối cảnh


A. Truyền thống: Lễ cưới người Khmer là một trong những lễ nghi quan trọng của đời người. Tục ngữ Khmer có câu: “Làm ruộng thất bát một


năm, năm sau có thể trúng; dựng vợ gả chồng mà sai trái rồi, thất bại cả đời”. Theo truyền thống, nghi lễ gồm 3 giai đoạn với nhiều thủ tục và chủ yếu do nhà gái phụ trách, hiểu là đứng ra nhờ người thực hiện và chịu phí tổn. Lễ cưới được tổ chức theo tục lệ dân gian, tập quán của từng vùng, do vị à cha thực hiện. Tuy nhiên, vẫn có đại diện của Phật giáo (các sư) đến để đọc kinh cầu phúc cho gia đình và cô dâu chú rể. Trong lễ cưới, cô dâu và chú rể phải trải qua rất nhiều lễ nghi và sự chịu đựng nhiều tục lệ đôi khi rất gian khổ (so với suy nghĩ hiện nay). Mục đích cuối cùng là để giáo dục ý thức trách nhiệm với gia đình, với dòng họ và với người bạn đời cho cô dâu chú rể thấu hiểu. Tuy nhiên, như tác giả Thạch Voi nhận định: “hiện nay có nhiều gia đình đã làm đơn giản bớt, chỉ tổ chức trong một ngày và bỏ đi các lễ tiết không cần thiết, nhất là ở các gia đình nghèo,… hay ở các đám cưới Hoa- Khmer, Việt – Khmer đã pha trộn các lễ tiết cả hai tộc người” [129, tr.119]. Theo quan sát của chúng tôi, hiện nay các lễ cưới theo truyền thống chủ yếu xuất hiện ở các phum sóc, nơi đồng bào Khmer sống cùng nhau; còn ở các vùng đô thị hay sống xen kẽ với người Việt, người Hoa, đa phần đã giản lược. Theo nhiều nhà nghiên cứu, đằng sau những thủ tục diễn ra trong đám cưới, tồn tại rất nhiều câu chuyện dân gian đi cùng để lí giải ý nghĩa hoặc làm lời cho bài hát, hoặc lời cho điệu cầu chúc của các vị à cha đối với đôi vợ chồng [10], [101]. Tuy nhiên cách mà các câu chuyện ấy diễn ra trong tâm thức của cộng đồng người Khmer như thế nào mới là điều quan trọng và cần tìm hiểu.

B. Đặc điểm cá nhân những người tham gia: Trong buổi thương thảo, ông Lý Quyền là nông dân, và cũng là thành viên của ban nhạc cổ Khmer. Vì là thành viên ban nhạc và đã phục vụ cho nhiều đám cưới cổ truyền nên ông cũng hiểu biết lễ nghi và có nguyện vọng tổ chức đám cưới theo truyền thống. Hai vị à cha Lí Luông và Danh Ẹl vốn là những người thực hiện nhiệm vụ giữ gìn lễ nghi đã lâu đời ở vùng đất ấy. Tuy nhiên, do cuộc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022