Quan Niệm, Nội Dung, Đặc Điểm Văn Hóa Chính Trị Của Cán Bộ Chính Trị Cấp Phân Đội Quân Đội Nhân Dân Việt Nam


xã hội chủ nghĩa; muốn có nền văn hóa chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước ta, thì cần có văn hóa chính trị cá nhân của từng con người hội tụ trong nền văn hóa chính trị ấy. Văn hóa chính trị Việt Nam không phải là sự cộng lại cơ học của văn hóa cá nhân, con người, tổ chức cộng đồng xã hội, nhưng không thể tách rời văn hóa chính trị cá nhân. Thực chất văn hóa chính trị cá nhân là trình độ văn hóa mỗi con người trong lĩnh vực chính trị, là tổng hòa những giá trị chân, thiện, mỹ của ý thức chính trị, hành vi chính trị và kết quả hoạt động chính trị của họ trong những điều kiện nhất định.

2.1.2. Quan niệm, nội dung, đặc điểm văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam

2.1.2.1. Quan niệm về văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Quân đội nhân dân Việt Nam là đội quân cách mạng, “Đội quân chiến đấu, đội quân công tác và sản xuất” [22, tr.847]. Quân đội là lực lượng chính trị tin cậy, công cụ bạo lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đội ngũ cán bộ quân đội là một bộ phận cán bộ của Đảng, vừa phải bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện người cán bộ, đảng viên; đồng thời, phải có những yêu cầu riêng về phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tính chất, đặc điểm của hoạt động quân sự. Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam định nghĩa về cán bộ quân đội: “Thành phần chủ yếu là đội ngũ sĩ quan quân đội. Theo chuyên ngành chuyên môn, có cán bộ: quân sự, chính trị, hậu cần, quân y, hành chính, kỹ thuật, quân pháp…; theo quân hàm, có cán bộ: cấp tướng, cấp tá, cấp úy, cao cấp, trung cấp, sơ cấp; theo chức vụ, có cán bộ: tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn…” [3, tr.119]. Cán bộ chính trị là một bộ phận của cán bộ quân đội, cán bộ của Đảng có vai trò giữ vững định hướng chính trị, đảm nhiệm tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội. Đội ngũ cán bộ này bao gồm cán bộ chính trị cấp chiến lược, chiến dịch, cấp chiến thuật và cấp phân đội.


Ngay từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức thành lập quân đội, ở cấp đại đội, tiểu đoàn bao giờ cũng có cán bộ chính trị, chính trị viên, chính trị viên phó. Trong thời gian thực hiện chế độ một người chỉ huy theo Nghị quyết 07/NQ-TW năm 1982, Nghị quyết 27/NQ-TW năm 1985 của Bộ Chính trị ở đại đội, tiểu đoàn bố trí chức danh phó chỉ huy trưởng về chính trị. Nghị quyết số 51/NQ-TW của Bộ Chính trị quy định: “Từ cấp trung đoàn và tương đương đến cấp quân khu và tương đương có chính ủy và cơ quan chính trị. Từ cấp đại đội và tương đương đến cấp tiểu đoàn và tương đương có chính trị viên” [146, tr.12 - 13].

Theo đó, cán bộ chính trị cấp phân đội hiện nay biên chế hai chức danh: chính trị viên, chính trị viên phó đại đội, tiểu đoàn. Nhưng thực tế chỉ có chính trị viên đại đội, tiểu đoàn mới có chức trách, nhiệm vụ là người chủ trì chính trị, trực tiếp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị; họ là người chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp uỷ cấp mình về toàn bộ các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị theo chức trách, nhiệm vụ; tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch công tác chung của đơn vị [Phụ lục 9]. Điều lệ công tác đảng, công tác chính trị quy định rò: “Từ cấp đại đội và tương đương đến cấp tiểu đoàn và tương đương có chính trị viên” [128, tr.92]. Còn chính trị viên phó đại đội, tiểu đoàn dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của chính trị viên ở cấp đó.

Cán bộ chính trị cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam là những chính trị viên, chính trị viên phó đại đội, tiểu đoàn và tương đương được giao quyền hạn, chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp ủy của đơn vị về toàn bộ hoạt động ở đơn vị theo chức trách, nhiệm vụ.

Quan niệm chỉ ra cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt có các đặc điểm cơ bản sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Một là, cán bộ chính trị cấp phân đội được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, có trình độ, năng lực không đồng đều. Đặc điểm này biểu hiện cụ


Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay - 6

thể ở hai loại cán bộ chính trị khác nhau: Số cán bộ chính trị cấp phân đội được đào tạo cơ bản và số cán bộ chính trị cấp phân đội chuyển loại từ cán bộ khác. Số cán bộ chính trị đã qua đào tạo cơ bản Trường Sĩ quan Chính trị cơ bản có trình độ công tác đảng, công tác chính trị khá; còn một số trường hợp chính trị viên cấp đại đội mới ra trường, kinh nghiệm thực tiễn chủ trì về chính trị, quản lý, điều hành đơn vị còn lúng túng. Một số nguồn cán bộ quân sự tốt nghiệp ở học viện, trường sĩ quan khác được chuyển loại cán bộ chính trị có hạn chế nhất định về lý luận, nhưng lại mạnh về kinh nghiệm chỉ huy, quản lý bộ đội. Từ đó cho thấy, trình độ của cán bộ chính trị cấp phân đội không đồng đều.

Hai là, cán bộ chính trị cấp phân đội có nguồn gốc xuất thân đa dạng, có tuổi đời, tuổi quân còn trẻ, chưa được trải nghiệm nhiều về thực tiễn chính trị - xã hội. Nguồn gốc xuất thân của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội hiện nay chủ yếu gia đình là nông dân, công nhân, trí thức, một bộ phận xuất thân từ bộ đội, doanh nhân; họ là bộ phận của sĩ quan trẻ cơ bản có độ tuổi từ 22 tuổi đến 33 tuổi và quân hàm từ cấp úy đến trung tá. Với đặc điểm tâm lý là những người ở độ tuổi trẻ sung sức, sôi động, nhiệt tình, nhận thức nhanh, ham hiểu biết… Song, một bộ phận ở họ tính chất tự phát trong hành vi chính trị vẫn còn, ý thức chính trị giai cấp chưa thật sâu sắc; nhất là cán bộ chính trị cấp đại đội về trình độ, kiến thức, năng lực, kinh nghiệm thực tiễn chưa toàn diện, nhân cách của họ đang trong quá trình tích lũy, hoàn thiện. So với những đội ngũ sĩ quan chính trị cấp trung cấp, cao cấp thì sự vững vàng về mọi mặt còn hạn chế.

Ba là, cán bộ chính trị cấp phân đội là người trực tiếp chủ trì về chính trị ở cấp phân đội trong quân đội. Theo quy định chức trách, nhiệm vụ, họ là người chủ trì về chính trị, chịu trách nhiệm chỉ đạo, tiến hành công tác đảng, công tác chính trị ở đại đội, tiểu đoàn; là người trực tiếp tham gia tổ chức đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng các tổ chức ở đơn vị vững mạnh và phát huy vai trò của các tổ chức đó trong


thực hiện nhiệm vụ; đồng thời, họ còn trực tiếp tham gia điều hành, quản lý thực hiện kế hoạch công tác chung của đơn vị. Đây là nguồn nhân lực chủ yếu kế tiếp, kế cận và phát triển đội ngũ cán bộ chính trị cấp chiến dịch của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Bốn là, cán bộ chính trị cấp phân đội trực tiếp tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của quân đội. Họ không thiên về dùng quyền uy, dùng mệnh lệnh để bắt buộc mọi người làm theo mà chủ yếu bằng thuyết phục, tuyên truyền, vận động bộ đội và phối hợp với hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn đóng quân thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội.

Cán bộ chính trị cấp phân đội là một lực lượng hết sức quan trọng trong tổ chức đảng, chỉ huy, quần chúng ở cấp phân đội. Họ không chỉ là đối tượng được quan tâm, bồi dưỡng toàn diện về mọi mặt, đặc biệt về văn hóa chính trị để họ đáp ứng yêu cầu xây dựng đơn vị quân đội vững mạnh về chính trị.

Nhận diện khái quát về cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam là cơ sở để tiếp cận xây dựng quan niệm về văn hóa chính trị của cán bộ này trong quan hệ với các chủ thể văn hóa khác. Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam là văn hóa chính trị của con người, của từng cán bộ và cả đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội trong mối quan hệ với văn hóa chính trị cộng đồng, xã hội, trực tiếp là với đơn vị cấp phân đội, đồng thời đặt trong tổng thể văn hóa chính trị của quân đội và văn hóa chính trị Việt Nam.

Văn hóa chính trị của Quân đội nhân dân Việt Nam được hình thành, phát triển trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội là bộ phận của văn hóa chính trị ấy và có biểu hiện đặc thù riêng. Đó là tổng hòa các giá trị tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí


chính trị và hành vi chính trị… cùng toàn bộ kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị trong thực tiễn hoạt động của cán bộ chính trị cấp phân đội. Nghiên cứu văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội là nghiên cứu văn hóa của một đối tượng cụ thể trên cương vị chính trị viên đại đội, chính trị viên tiểu đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Cán bộ chính trị cấp phân đội là một bộ phận hợp thành đội ngũ cán bộ của Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Với tính cách là người chủ trì về chính trị, họ là người lãnh đạo, chỉ huy, quản lý trực tiếp bộ đội thực hiện nhiệm vụ, chức năng của quân đội ở đơn vị cơ sở. Việc định dạng văn hóa chính trị của họ phải trên cơ sở văn hóa của nhóm xã hội đặc thù cán bộ chính trị cấp phân đội, bám sát đặc điểm, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ và rèn luyện đạo đức, lối sống của họ.

Giá trị văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội là sự hòa quyện giữa những giá trị chân, thiện, mỹ của ý thức chính trị, hành vi chính trị và năng lực hoạt động chính trị của họ. Những giá trị đó giúp cho họ có bản lĩnh văn hóa vượt qua mọi khó khăn, thử thách, cống hiến hết mình cho nhiệm vụ xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Từ những luận giải trên, có thể quan niệm: Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam là tổng hòa các giá trị chân, thiện, mỹ của ý thức chính trị (tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí) và hành vi chính trị theo hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân, hệ giá trị văn hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; được hình thành, phát triển trong hoạt động thực tiễn chính trị của đất nước, quân đội và chức trách, nhiệm vụ chính trị của cá nhân.

Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam là văn hóa chính trị của cá nhân cán bộ chính trị cấp phân đội trong mối quan hệ với đội ngũ cán bộ và đơn vị. Nó được cấu thành bởi các giá trị chân, thiện, mỹ của ý thức chính trị (tri thức, tình cảm chính trị, niềm tin, ý


chí), hành vi chính trị và kết quả thực hiện nhiệm vụ, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của họ. Trên thực tế có thể khai thác những nội dung cơ bản trong văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam với các góc độ và lát cắt khác nhau.

Để có thể xác định được những nội dung cơ bản trong văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội, cần phải có phương pháp tiếp cận đúng. Nó đòi hỏi việc đưa ra những nội dung cơ bản trong văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội vừa phải phản ánh được những giá trị tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí chính trị, hành vi chính trị và kết quả thực hiện nhiệm vụ của họ; vừa phải bao quát được toàn bộ các yếu tố cấu thành chính trị: hệ tư tưởng chính trị, tổ chức và bộ máy chính trị, lực lượng và con người chính trị; các quan hệ chính trị và hoạt động thực tiễn chính trị của chính họ. Đồng thời, phải phản ánh được một cách cụ thể văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội và sâu đậm văn hóa chính trị của cộng đồng - Quân đội nhân dân Việt Nam. Đó là cách tiếp cận khoa học và toàn diện, thể hiện rò nội dung theo cấu trúc, làm cho những nội dung cơ bản trong văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội được xác định thể hiện sâu sắc tính chính trị - thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có khái quát: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” [112, tr.435]. Đây là luận điểm được Người khái quát cô đọng về phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, chỉ rò bản chất, những giá trị cao đẹp trong phẩm chất của cán bộ, chiến sĩ quân đội và của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây cũng cần được xem là một luận điểm chỉ rò văn hóa chính trị của cán bộ, chiến sĩ và của Quân đội ta.

Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam có vai trò quan trọng, là yếu tố chủ đạo trong giữ vững, phát triển


phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực hoạt động chính trị; góp phần hoàn thiện, phát triển phẩm chất nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới. Văn hóa chính trị là cơ sở, điều kiện xây dựng văn hóa Đảng, văn hóa quản lý, văn hóa chỉ huy, văn hóa quân nhân; là nhân tố chủ đạo trong xây dựng môi trường chính trị dân chủ - kỷ luật, lành mạnh, nhân văn ở các đơn vị phân đội. Bên cạnh đó, văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội là nhân tố quan trọng ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; tham gia tích cực vào hoạt động đấu tranh, phê phán các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống, phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh về chính trị.

2.1.2.2. Nội dung văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam

Thứ nhất, giá trị về tri thức và sự giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội.

Những giá trị về tri thức và sự giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội là thành tố cơ bản đầu tiên trong văn hóa chính trị của cán bộ này. Nội dung thành tố này biểu hiện tập trung ở: nhận thức đúng đắn, sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính trị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, truyền thống văn hóa chính trị Việt Nam; sự giác ngộ mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, chức năng, nhiệm vụ của quân đội và đơn vị; hiểu biết sâu sắc nhiệm vụ công tác đảng, công tác chính trị, nguyên tắc xây dựng Đảng trong quân đội; vững về khoa học xã hội nhân nhân văn và kiến thức quân sự, chỉ huy, quản lý, điều lệnh điều lệ, quy định của quân đội; hiểu biết về đối tác, đối tượng, âm mưu thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ” của các thế lực, thù địch. Đồng thời, hiểu biết về chính trị thế giới, đối ngoại quốc phòng và kiến thức chung về chủ nghĩa tư bản, quân đội tư sản; kiến thức để giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa


chính trị và quân sự, con người và vũ khí, tư tưởng và tổ chức ở đơn vị; biết vận dụng đúng đắn, sáng tạo những kiến thức đó vào thực tiễn chủ trì về chính trị, tiến hành công tác đảng, công tác chính trị, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, nhất là vững mạnh về chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội.

Thứ hai, giá trị về tình cảm, niềm tin, ý chí chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội.

Đây là một thành tố cơ bản trong văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội. Bởi vì, nhìn tổng thể, khả năng hiện thực hóa năng lượng cơ bản văn hóa chính trị của cá nhân thể hiện yếu tố cơ bản tinh thần của con người. Tình cảm, niềm tin, ý chí con người là điều kiện tâm lý cho hoạt động chính trị của họ. Nội dung của thành tố này biểu hiện tập trung:

Sự tin tưởng sâu sắc và trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, của đất nước, với mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; tin tưởng vào sức mạnh và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của quân đội và tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; kiên quyết chiến đấu hy sinh vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội…sự trung thành với Đảng, nhân dân và với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của họ biểu hiện ở lòng yêu Tổ quốc thiết tha, ở tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, ở lời thề “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Đoàn kết quân dân, yêu thương đồng chí, đồng đội, kỷ luật tự giác, nghiêm minh của cán bộ chính trị cấp phân đội, biểu hiện ở: tình cảm yêu mến, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; bảo vệ, giúp đỡ nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì tự do, hạnh phúc của nhân dân; vận động, thuyết phục nhân dân tham gia cách mạng, ủng hộ, giúp đỡ quân đội; luôn giữ nghiêm kỷ luật trong quan hệ với nhân dân, “đi dân nhớ, ở dân thương”,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022