Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 27


KẾT LUẬN


1. Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam Bộ dưới góc nhìn bối cảnh là một đề tài mang tính thể nghiệm lí thuyết. Tác phẩm truyện dân gian cần được đặt trong môi trường cụ thể để kiến giải. Ở đó, bằng những cách thức tiếp cận theo người kể và hoàn cảnh diễn xướng, mỗi một câu chuyện có một giá trị và chức năng nhất định đối với những người tham gia và đối với vốn văn hóa dân tộc. Mỗi tác phẩm được kể đã bộc lộ những giá trị cụ thể từ người trong cuộc nói ra, hoặc qua quan sát của người ghi chép. Những ý nghĩa được kiến giải đó đôi khi không xuất phát từ câu chữ mà từ diễn ngôn kể và bối cảnh diễn xướng. Với góc nhìn đó, những bất cập của việc nghiên cứu qua văn bản đã được khắc phục nhờ vào sự bổ sung của những yếu tố ngoài văn bản.

2. Với việc ứng dụng lí thuyết nhân học văn hóa, tâm lí học hành vi và ngữ dụng học, dựa trên những cứ liệu khảo sát cụ thể, luận án đã thiết lập các công cụ và kĩ thuật để ghi nhận một truyện kể trong bối cảnh cùng với việc đề xuất một phương pháp kiến giải ý nghĩa một truyện kể được thể hiện trong bối cảnh. Chuyển hướng nghiên cứu từ văn bản và cấu trúc ngôn ngữ được nhìn dưới phương pháp ngữ văn sang diễn ngôn và hoàn cảnh xã hội cụ thể được nhìn dưới các phương pháp có tính đa chiều, các đặc trưng văn hóa tộc người Khmer Nam Bộ đã được quy chuẩn thành các yếu tố của một bối cảnh kể chuyện. So với lí thuyết của phương Tây, thực tiễn văn hóa tộc người Khmer Nam Bộ đã cho thấy nhiều yếu tố của cấu trúc bối cảnh diễn xướng có sự khác biệt lớn: ít bối cảnh định sẵn mà nhiều bối cảnh tình huống, ứng phó. Để thực hiện quy phạm hóa cách thức lí giải và phân tích một tác phẩm theo góc nhìn mới, việc phối hợp vận dụng các lí thuyết đa ngành để xây dựng các công cụ lí giải đã mở ra một góc nhìn mới về tác phẩm và thể loại. Bộ công


cụ tiếp cận để ghi chép và mô hình để kiến giải đối với diễn ngôn kể chuyện là đóng góp lớn của luận án bên cạnh việc hệ thống hóa lí thuyết bối cảnh.

3. Qua việc đặt truyện kể dân gian vào bối cảnh cụ thể, nhiều quan điểm và suy nghĩ của người trong cuộc được xem là những giá trị có ý nghĩa, tham gia vào thể hiện đặc trưng văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ. Gắn liền với thực tế, làm cơ sở để giải thích nghi lễ, kể để giải trí vui đùa, kể để răn dạy và truyền bá đạo pháp, … là những mục tiêu của người Khmer khi tiến hành kể chuyện dân gian trong bối cảnh. Vì vậy, tính chất thực tiễn của mỗi câu chuyện dân gian chính là nguyên tắc kể chuyện. Giá trị và ý nghĩa của các câu chuyện dân gian không chỉ đo bằng câu chữ, không chỉ chiết xuất từ văn bản, chi tiết mà từ mục tiêu đời sống bên ngoài, nguyên tắc giao tiếp và hội thoại quy định. Ở đó, người ta tìm thấy sự giản lược, sự thanh lọc, sự chân thành của người Khmer đối với cuộc sống. Và ở đó, việc coi trọng cái hiện hữu thực tại là những gì quan trọng nhất đối với họ. Đây là cơ sở quan trọng cho sự tồn tại của một tộc người, một dân tộc so với nhiều dân tộc khác. Nhận thức được đặc trưng này sẽ góp phần tổ chức, bảo vệ hữu hiệu vốn văn hóa cổ truyền của dân tộc Khmer Nam Bộ.

4. Việc nghiên cứu VHDG trong bối cảnh vốn là một khuynh hướng mới, còn nhiều tranh luận và chưa có nhiều người thực hiện ở Việt Nam. Việc tiếp cận VHDG như một “quá trình” còn đòi hỏi sự hợp tác từ bên ngoài, độ tinh nhạy nắm bắt những cái đang diễn ra bằng những “công cụ” hợp lí để ghi lại những trạng thái đó một cách chân thực nhất. Nhưng cách làm này cũng còn nhiều điều chưa rò về mặt kĩ thuật, phương pháp cũng như cách lí giải bởi vì còn tùy thuộc vào năng lực cụ thể của người thực hiện. Vì vậy, thực tế cho thấy, lí thuyết của Hoa Kì và Phương Tây thường đẩy vấn đề lên đến cực điểm còn thực tiễn ở cộng đồng người Khmer có những tình thế không thể áp dụng. Nghiên cứu truyện dân gian theo bối cảnh đòi hỏi sự tham gia và nhập


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

cuộc của người nghiên cứu như một thành viên của cộng đồng, tức là trở thành người quen thuộc, không có sự đề phòng từ những người bản xứ. Trong mức độ nào đó, việc này rất khó thực hiện vì điều kiện thời gian và kinh tế. Do vậy, khi tiếp cận rất cần nắm bắt các tình huống nhất thời, theo kịp sự khích thích từ một sự kiện từ bên ngoài để nảy sinh việc kể chuyện.

5. Với mục tiêu nghiên cứu lí thuyết và ứng dụng bước đầu trong truyện dân gian Khmer Nam Bộ, những phương pháp tiếp cận và kiến giải theo một số tiêu chí của việc diễn xướng mà mục tiêu khoa học của luận án đã đề xuất chỉ phù hợp tương đối trong phạm vi công trình này và loại truyện dân gian trong dạng nghiên cứu trường hợp. Tính chất khách quan và yêu cầu mẫu khảo sát phải đủ lớn và chuẩn hóa để có thể đi đến kết luận theo cách nghiên cứu truyền thống là điều không thể thực hiện được trong hướng tiếp cận bối cảnh và với dung lượng của luận án tiến sĩ. Do vậy, từ thực tế này, chúng tôi nhận thấy, việc nghiên cứu theo địa phương và theo nhóm đối tượng trong tiếp cận bối cảnh là một cách làm có hiệu quả. Khoanh vùng một địa phương cụ thể và tổ chức những cuộc diễn xướng có thể trong một chu kì thời gian cụ thể sẽ có nhiều dữ liệu để kiến giải. Trong quá trình điền dã và ghi chép diễn xướng VHDG trong bối cảnh, việc xác lập bộ công cụ và phương tiện tiếp cận cũng như tiếp tục xây dựng các mô hình để kiến giải ý nghĩa tác phẩm là một việc làm thường xuyên và liên tục. Bởi vì, chỉ khi nào dựa vào thực tiễn diễn xướng cụ thể để đề xuất cách kiến giải thì khi ấy chúng ta mới trả VHDG về đúng với bản chất tồn tại và phát triển của nó./.

Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 27


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ


*Bài báo Khoa học

1. Huỳnh Vũ Lam (2010), “Ảnh hưởng của đời sống văn hoá trong thể loại truyện cười Khmer Nam Bộ”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Số 20, Tr.57 – 71.

2. Huỳnh Vũ Lam (2013), “Vận dụng các phương pháp nhân học văn hóa vào nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam Bộ”, Nghiên cứu Văn học, Viện Văn học – Viện KHXH Việt Nam, số 7, tr.89-100.

3. Huỳnh Vũ Lam (2014), “Thể loại truyện dân gian Khmer Nam Bộ - góc nhìn “rập khuôn” và góc nhìn “phê chuẩn”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Số 55 (89), Tr.138 – 145.

4. Huỳnh Vũ Lam (2014), “Văn học dân gian như một quá trình – một hướng tiếp cận hứa hẹn nhiều thay đổi trong nghiên cứu truyện kể dân gian ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, số 33c, tr.15-22.

5. Huỳnh Vũ Lam (2015), “Vấn đề phản ánh hiện thực trong truyện nói trạng Ba Phi – từ góc nhìn thể loại”, Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Sài Gòn, số 1 (26), tr.85-100.

*Bài báo khác và tham gia hội thảo khoa học:


6. Huỳnh Vũ Lam (2015) “Tục chém lợn, đâm trâu … cái nhìn bên trong và bên ngoài”, Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 884, ngày 01.3.2015, tr.14-15 và 90-91.


7. Huỳnh Vũ Lam (2012), “Hướng tiếp cận tổng thể trong nghiên cứu văn học dân gian Khmer”, Hội thảo khoa học dành cho Học viên cao học và Nghiên cứu sinh năm 2012, trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh tổ chức tháng 11/2012.

8. Huỳnh Vũ Lam (2013), “Góc nhìn rập khuôn và góc nhìn phê chuẩn cộng đồng trong nghiên cứu thể loại truyện dân gian Khmer Nam Bộ”, Hội thảo khoa học dành cho Học viên cao học và Nghiên cứu sinh năm 2013, trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh tổ chức tháng 12/2013.

9. Huỳnh Vũ Lam (2014), “tính phổ biến và tính đặc thù của thể loại truyện nói trạng trong VHDG Việt Nam qua trường hợp truyện Ba Phi”, Hội thảo Thông báo Khoa học Ngữ văn 2014-2015 do trường Đại học KHXH&NV, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức tháng 12/2014.

10.Huỳnh Vũ Lam (2015), “Mô hình bản ghi chép dùng trong nghiên cứu truyện dân gian theo hướng tiếp cận bối cảnh”, Hội thảo khoa học dành cho Học viên cao học và Nghiên cứu sinh năm 2015, trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh tổ chức tháng 10/2015.

*Nghiên cứu khoa học, biên soạn tài liệu:


11.Huỳnh Vũ Lam (2009) tham gia biên soạn, Di tích Lịch sử- Văn hóa tỉnh Sóc Trăng, Ban Tuyên Giáo – Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng xb

12.Huỳnh Vũ Lam (2011) tham gia biên soạn phần Văn học dân gian, Ngữ văn địa phương Sóc Trăng, Nxb. Giáo dục.(Tài liệu phục vụ giảng dạy Ngữ văn địa phương các trường THCS tỉnh Sóc Trăng).


TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tiếng Việt


1. Andrew Hardy (2013), Nhà nhân học chân trần: nghe và đọc Jacques Dournes, Nxb. Tri thức, HN.

2. Trần Thị An (2006), “Nghiên cứu VHDG Hoa Kì - Một số quan sát bước đầu”, Nghiên cứu Văn học (1), tr.78-96.

3. Trần Thị An (2008), “Nghiên cứu VHDG từ góc độ Type và Motif – những khả thủ và bất cập”, Nghiên cứu Văn học (7), tr.88-104.

4. Trần Văn Ánh (2008), Văn hoá phum sóc của người Khmer Tây Nam Bộ và vấn đề xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, Luận án tiến sĩ Văn hoá học, Viện Văn hoá-Thông tin, HN.

5. Bùi Công Ba (2008), “Độc đáo văn học dân gian Khmer”, Tạp chí Dân tộc và phát triển, Ủy Ban dân tộc. Bản điện tử được lưu tại trang web http://web.cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mi d=11278 truy cập vào ngày 15/12/2014 lúc 10:04:20 CH.

6. Chim Văn Bé (2012), Ngữ pháp học chức năng tiếng Việt – cú pháp học,

Nxb. Giáo dục Việt Nam, Tp.HCM.


7. Bjørn Ramberg và Kristin Gjesdal (2013), Thông diễn học (bản dịch tiếng Việt của Đinh Hồng Phúc), bản điện tử tại trang web Triethoc.edu.vn, được truy cập tại địa chỉ: http://triethoc.edu.vn/vi/truong-phai-triet-hoc/thong-dien-hoc/thong-dien-hoc_219.html vào ngày 13/03/2014 lúc 2:00:40 CH

8. Bruce Lawence Berg (1995), Quanlitative Research Methods for the social sciences, Allyn and Bacon Press, Boston, pp 225-252. bản dịch tiếng


Việt in trong Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, (2006), Một số vấn đề lí thuyết và phương pháp nghiên cứu nhân học, Nxb. Đại học Quốc gia Tp. HCM, tr. 461-513.

9. Bộ Văn hoá-Thông tin - Vụ Văn hoá Dân tộc (2004), Xây dựng đời sống Văn hoá vùng dân tộc Khmer Nam Bộ, Kỉ yếu Hội thảo khoa học.

10. Trần Văn Bổn (1999), Một số lễ tục dân gian người Khmer đồng bằng Sông Cửu Long, Nxb. Văn hoá Dân tộc.

11. Nguyễn Khắc Cảnh (1998), Phum sóc Khmer ở đồng bằng Sông Cửu Long, Nxb. Giáo dục, Tp.HCM.

12. Nông Quốc Chấn (chủ biên) (1981), Hợp tuyển thơ văn Việt Nam - Văn học dân tộc ít người, Nxb. Văn học, HN.

13. Huỳnh Văn Chẩn (2014), Tính cách người Khmer đồng bằng Sông Cửu Long, Luận án tiến sĩ Tâm lí học – Viện KHXH, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, HN.

14. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học – tập II: Ngữ dụng học,

Nxb. Giáo dục, HN.


15. Nguyễn Đổng Chi (1971), “Qua việc khoanh vùng sưu tầm Văn học dân gian tại một xã thí điểm”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, (6), in lại trong Tuyển tập 40 năm tạp chí Văn học 1960-1999, tập 1: Văn học dân gian, do Phan Trọng Thưởng, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Hữu Sơn biên soạn, Nxb. Tp. HCM, 1999, tr.143-158.

16. Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam- quyển một (tập I, II, III) và quyển hai (tập IV, V), in lần thứ tám, Nxb. Giáo dục, HN.


17. Vũ Minh Chi (2004), Nhân học văn hoá: con người với thiên nhiên, xã hội và thế giới siêu nhiên, Nxb. Chính trị Quốc gia, HN.

18. Nguyễn Giao Cư, Phan Diên Vỹ, Sơn Hà (sưu tầm và biên soạn) (1999), Kho tàng Văn học dân gian Việt Nam: Truyện nói trạng, Nxb. Đà Nẵng.

19. Nguyễn Mạnh Cường (2002), Vài nét về người Khmer Nam Bộ, Nxb. KHXH, HN.

20. Nguyễn Mạnh Cường (2008), Phật giáo Khmer Nam Bộ (những vấn đề nhìn lại), Nxb. Tôn giáo, HN.

21. Bùi Thế Cường (chủ biên) (2010), Các phương pháp nghiên cứu xã hội và lịch sử, Nxb. Từ điển Bách khoa, HN.

22. Chu Xuân Diên (1981), “Về việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian”, Nghiên cứu Văn học, số tháng 5; in lại trong Tuyển tạp 40 năm tạp chí Văn học 1960-1999, tập 1: Văn học dân gian do Phan Trọng Thưởng, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn, Nxb. Tp. HCM., tr.358- 367.

23. Chu Xuân Diên (2008), Nghiên cứu Văn hóa dân gian - phương pháp, lịch sử, thể loại, Nxb. Giáo dục, HN.

24. Chu Xuân Diên (chủ biên) (2002), Văn học dân gian Sóc Trăng, Nxb. Tp. HCM.

25. Chu Xuân Diên (chủ biên) (2005), Văn học dân gian Bạc Liêu, Nxb. Văn nghệ Tp. HCM.

26. Ngô Văn Doanh (1999), Từ điển văn hoá Đông Nam Á phổ thông, Nxb. Văn hoá – Thông tin, HN.

Xem tất cả 284 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí