Hạn Chế Về Văn Hóa Chính Trị Của Cán Bộ Chính Trị Cấp Phân Đội Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Hiện Nay


3.1.2. Hạn chế về văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Một là, giá trị về tri thức và sự giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của một số cán bộ chính trị cấp phân đội còn hạn chế, chưa đạt tới giá trị văn hóa.

Mặc dù các chủ thể tích cực bồi dưỡng bằng nhiều phương pháp, hình thức, tự bồi dưỡng về tri thức mọi mặt cho cán bộ chính trị cấp phân đội. Tuy nhiên, một số cán bộ chính trị cấp phân đội còn chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của tri thức chính trị và việc chuyển hóa từ tri thức chính trị vào sự giác ngộ mục tiêu, lý tưởng của họ so với yêu cầu của quân đội vẫn còn khoảng cách. Các số liệu báo cáo ở đơn vị cơ sở cho thấy, một bộ phận cán bộ chính trị cấp phân đội hiểu bản chất, vận dụng kiến thức chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính trị của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của trên còn mất cân đối; sự chênh lệch về trình độ học vấn, tri thức chính trị ở cán bộ chính trị cấp phân đội không đồng đều trong mỗi đơn vị và toàn quân. Qua khảo sát thực tế ở một số đơn vị cũng cho thấy, một bộ phận cán bộ chính trị cấp đại đội mới ra trường khi triển khai tổ chức công tác xây dựng Đảng, xây dựng nghị quyết chi bộ còn yếu, nắm chưa vững quy trình giáo dục chính trị... Đặc biệt trong các nghị quyết, báo cáo các đơn vị có chỉ ra, trong Văn kiện Đảng bộ Sư đoàn 316, Quân khu 2 nhấn mạnh:

Trình độ, kiến thức toàn diện, kinh nghiệm thực tiễn, năng lực, phương pháp, tác phong, vai trò nêu gương của một số ít chính trị viên, chính trị viên phó chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, song chưa tự giác tự học, tự rèn, vì vậy kết quả hoàn thành nhiệm vụ có đồng chí còn hạn chế, nhất là công tác giáo dục, nắm quản lý tư tưởng bộ đội, giải quyết các vấn đề nảy sinh còn lúng túng, bị động [16, tr.9].

Mặt khác, một số cán bộ cán bộ chính trị cấp phân đội hiện nay, được trang bị hệ thống tri thức, kiến thức công tác đảng, công tác chính trị, kiến thức


kinh tế, pháp luật… khá toàn diện. Nhưng thực tế ở một bộ phận khi hoạt động chính trị còn bộc lộ hạn chế: nắm chưa vững kiến thức, trình độ độ lý luận chưa ngang tầm với nhiệm vụ; nhận diện đối tác, đối tượng và đấu tranh các âm mưu thủ đoạn các thế lực thù địch trên lĩnh vực “diễn biến hòa bình” còn chưa thuyết phục. Thực tế khảo sát và điều tra xã hội học của đối tượng sĩ quan đánh giá về hạn chế về văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội; các ý kiến cho rằng một số cán bộ chính trị cấp phân đội còn hạn chế về tri thức và sự giác ngộ mục tiêu lý tưởng có 28,4% ý kiến trả lời rất đồng ý và 51,3% ý kiến trả lời là đồng ý [Phụ lục 4.10]. Một minh chứng về kết quả điều tra trên, trong báo cáo của Đảng ủy Sư đoàn 395, Quân khu 3 cho rằng: “Một bộ phận chính trị viên về vị trí, vai trò của mình chưa nhất quán; hiểu biết về quân sự, hậu cần, kỹ thuật, kiến thức chính trị - xã hội còn hạn chế” [35, tr.11]. Đảng ủy Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không quân khẳng định: “Ý thức học tập của cán bộ chính trị còn một số ít đồng chí chưa thực sự tích cực, tác phong làm việc còn giản đơn, chủ quan trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ; năng lực toàn diện còn hạn chế, chưa phát huy hết vai trò chức trách theo cơ chế, còn bị động, dựa dẫm, ỷ lại” [38, tr.13].

Từ thực trạng trên, trước yêu cầu xây dựng quân đội trong giai đoạn mới thì vấn đề cơ cấu tri thức của họ còn bất hợp lý, sự chuyển hóa tri thức lý luận vào thực tiễn chủ trì chính trị và xây dựng vững chắc mục tiêu, lý tưởng và chuyển hóa thành giá trị chân, thiện, mỹ còn là khâu yếu của một số cán bộ chính trị cấp phân đội. Qua các báo cáo tổng kết ở các đơn vị hàng năm vẫn còn chính trị viên cấp đại đội, tiểu đoàn vi phạm kỷ luật, kết quả đơn vị còn chưa hoàn thành nhiệm vụ. Đối với cán bộ chính trị cấp phân đội không hoàn thành nhiệm vụ năm vẫn còn [Phụ lục 12]. Theo kết quả đánh giá xếp loại chất lượng đảng viên, tổ chức đảng ở tiểu đoàn và đại đội vẫn còn một số cán bộ chính trị cấp phân đội chưa hoàn thành nhiệm vụ [Phụ lục 13, 14]. Đây là biểu hiện hạn chế về tri thức chính trị và sự giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của một số cán bộ chính trị cấp phân đội. Nhận định trên, cũng được báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ Quân chủng Hải quân đánh giá:

Chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình có nơi còn hình thức; còn có đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; cá biệt có đảng viên vi phạm kỷ luật, pháp luật; công tác nắm, quản lý, giải quyết tình hình tư tưởng và xử lý mối quan hệ quân nhân ở một số đơn vị vẫn là khâu yếu [13, tr.6].

Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay - 11

Hai là, giá trị về tình cảm, niềm tin, ý chí chính trị của một số cán bộ chính trị cấp phân đội còn thiếu vững chắc.

Trước tác động mặt trái của cơ chế thị trường và những tiêu cực, tệ nạn ngoài xã hội và sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch đã làm cho một số cán bộ cán bộ chính trị cấp phân đội còn có biểu hiện: “Băn khoăn, lo lắng, nắm chưa chắc, hiểu chưa sâu về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, về đối tượng tác chiến và âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch [127, tr.7]. Hiện tượng lười học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối chính trị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vẫn còn tồn tại ở một số cán bộ chính trị cấp phân đội. Đó là nguyên nhân biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị và dẫn đến làm giảm lòng tin vào Đảng, Tổ quốc và quân đội. Qua điều tra xã hội học có 31% trả lời rất đồng ý và 51,8% trả lời đồng ý tình cảm, niềm tin của cán bộ chính trị cấp phân đội còn chưa thật sự chuẩn mực [Phụ lục 4.10]. Điều đó cũng được Quân uỷ Trung ương chỉ ra trong Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: “Một số cán bộ, nhân viên, đảng viên còn vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội; cá biệt có trường hợp còn vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, vi phạm kỷ luật khi quan hệ với nhân dân, làm ảnh hưởng phẩm chất, hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” [129, tr.14].


Trong khi đó đoàn kết quân dân, thương yêu đồng chí đồng đội, kỷ luật nghiêm minh đây là thành tố quan trọng để hình thành văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội. Tuy nhiên bên cạch đó, còn một số cán bộ chính trị cấp phân đội có biểu hiện trong quan hệ với nhân dân còn hình thức, xa dân. Điều này cũng được Tổng cục Chính trị khẳng định: “Trình độ năng lực công tác dân vận, ngại bám dân, gần dân, giúp dân nhất là ở các vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo, vì thế đã hạn chế đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ dân vận của đơn vị; trong quan hệ với nhân dân xảy ra không ít những vi phạm kỷ luật” [148, tr.92].

Cùng với đó quan hệ đồng chí đồng đội và giữ nghiêm kỷ luật quân đội của một số cán bộ chính trị cấp phân đội còn chưa thực sự gương mẫu “lệch chuẩn” dẫn đến vi phạm kỷ luật quân đội, quy định của đơn vị vẫn còn; nhất là cán bộ chính trị cấp phân đội quân hàm từ thiếu úy đến thượng úy chưa thực sự gương mẫu về quan hệ và chấp hành kỷ luật quân đội, Đảng uỷ Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không quân chỉ ra: “Một số chính trị viên đại đội công tác nắm bắt tư tưởng, tình hình đơn vị còn chưa tốt; vai trò tiền phong gương mẫu trong lời nói, việc làm, giải quyết mối quan hệ chưa tốt, cá biệt có cán bộ chưa thực sự yên tâm gắn bó xây dựng đơn vị, xin phục viên, chuyển vùng” [38, tr.23].

Ý chí chính trị của một số cán bộ chính trị cấp phân đội còn biểu hiện thiếu tính cần cù, cầu tiến bộ quyết tâm vượt qua khó khăn, vướng mắc, trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ, chức trách. Về vấn đề này, Tổng cục Chính trị đánh giá: “Một số sĩ quan trẻ còn biểu hiện ngại học tập, tu dưỡng, rèn luyện; chưa tích cực nâng cao trình độ nhận thức chính trị và kiến thức văn hóa, tri thức nghề nghiệp quân sự, đã tác động ảnh hưởng nhất định đến quá trình tiến bộ, trưởng thành của họ [149, tr.95]. Kết quả điều tra xã hội học của cán bộ, sĩ quan cũng cho rằng ý chí chính trị của một số cán bộ chính trị cấp phân đội chưa thực sự chuẩn mực có 31% ý kiến trả lời rất đồng ý và 51, 8% ý kiến trả lời là


đồng ý [Phụ lục 4.10]. Trong báo cáo của Đảng ủy Sư đoàn 2, Quân khu 5 cũng chỉ ra: “Một số ít chính trị viên đại đội, tiểu đoàn chưa thể hiện được vai trò “người anh, người chị, người bạn”. Cá biệt có một số đồng chí biểu hiện ngại học tập, nghiên cứu, thiếu tự giác rèn luyện phẩm chất, trình độ, ngại khó, ý chí phấn đấu không liên tục” [36, tr.10].

Ba là, một số cán bộ chính trị cấp phân đội còn có hành vi chính trị thể hiện chưa rò nét văn hóa chính trị

Qua các báo cáo, nghị quyết của các cấp nhận thấy đa số cán bộ chính trị cấp phân đội có hành vi đúng, tốt, đẹp ở đại đội và tiểu đoàn. Song, vẫn còn một số cán bộ chính trị cấp phân đội có hành vi thiếu giá trị văn hóa, chưa gương mẫu về nêu gương thực hiện chức trách, nhiệm vụ và phòng, chống đấu tranh các quan điểm sai trái ở đơn vị. Trong báo cáo của Quân ủy Trung ương khẳng định rằng: “Nhận thức về nhiệm vụ đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của một số cấp ủy, chỉ huy đơn vị chưa sâu, tổ chức triển khai đấu tranh trên mạng Internet bước đầu còn lúng túng” [127, tr.7]. Tổng cục Chính trị đã chỉ ra: “Còn một bộ phận chính trị viên chưa thể hiện rò nét văn hóa chính trị trong ý thức và hành vi của họ” [155, tr.68]. Trên cương vị chủ trì chính trị hành vi giao tiếp, ứng xử có một số cán bộ chính trị cấp phân đội còn chưa ngang tầm là “linh hồn, mạch sống” ở đơn vị; với công việc “nói nhiều, làm ít”, thiếu sâu sát với bộ đội; ứng xử với người chỉ huy chưa phải là trung tâm đoàn kết, chưa phản ánh giá trị chân, thiện, mỹ trong quan hệ; ứng xử với cấp dưới còn gia trưởng, thiếu dân chủ “chưa phải là người chị, người bạn, người anh”. Qua khảo sát của tác giả đối với hạ sĩ quan, binh sĩ nhận định về thái độ, hành vi của cán bộ chính trị cấp phân đội có 12,7% ý kiến trả lời còn độc đoán gia trưởng; 30,1% ý kiến trả lời chưa đề cao tính tự giác và 14,9% ý kiến trả lời chưa nhất quán trong lời nói và hành động [Phụ lục 5.5]. Kết quả điều tra xã hội học của đối tượng sĩ quan cũng có 27,1% trả lời rất đồng ý và có 58,1% ý kiến trả lời đồng ý một số cán bộ chính trị cấp phân đội hành vi chính trị còn hạn chế [Phụ lục 4.10].


Một bộ phận cán bộ chính trị cấp phân đội còn biểu hiện hành vi chính trị chưa chuẩn mực về văn hóa, nhất là nêu gương còn chưa đúng vẫn còn “dĩ hòa vi quý”, “trung bình chủ nghĩa”; biểu hiện thụ động, chưa tích cực, mạnh dạn đấu tranh phòng chống, đấu tranh với các quan điểm sai trái thù địch trên chiến lược “diễn biến hòa bình”, “phi chính trị hóa” quân đội; vai trò học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện Nghị quyết Trung 4 khóa XII của Đảng về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chưa thực sự là “mẫu hình tiêu biểu” người “đại diện Đảng” trong đơn vị. Đánh giá về thực trạng trên, Cục Chính trị, Quân khu 2: “Tính tiền phong gương mẫu của một số ít cán bộ chủ trì ở đơn vị chưa cao, còn thiếu tu dưỡng, rèn luyện, ý thức tổ chức kỷ luật; trao đổi ở cán bộ chủ trì ở một số đại đội, tiểu đoàn còn có tình trạng bằng mặt, không bằng lòng vẫn còn” [11, tr.6]. Kết quả điều tra xã hội học của đối tượng sĩ quan về sự nêu gương của cán bộ chính trị cấp phân đội còn chưa tốt về tư tưởng chính trị không tốt là 4,9%; về trách nhiệm trong công tác là 3,1%; nêu gương về đạo đức, lối sống là 2,3%; về quan hệ với nhân dân, cán bộ chiến sĩ là 3,4%; nêu gương về tự học có 3,9% [Phụ lục 4.8]. Cũng ở kết quả điều tra xã hội học đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đánh giá về chấp hành pháp luật nhà nước, kỷ luật quân đội của cán bộ chính trị cấp phân đội có 6,5% ý kiến trả lời bình thường và có 1,8% ý kiến trả lời chưa tốt [Phụ lục 5.3]. Qua các số liệu trên, có thể khẳng định hành vi chính trị của một số cán bộ chính trị cấp phân đội còn hạn chế.

Bốn là, kết quả hoàn thành nhiệm vụ và rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của một số cán bộ chính trị cấp phân đội còn thấp.

Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội phải ở giá trị đạo đức, lối sống và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của họ. Đây là những yếu tố tích cực giúp cho họ hình thành, hoàn thiện và phát triển văn hóa chính trị. Trên thực tế cho thấy, một số cán bộ chính trị cấp phân đội chưa khẳng định được năng lực chủ trì chính trị, tiến hành hoạt động công tác đảng, công tác chính trị


và kết quả hoàn thành nhiệm vụ, rèn luyện đạo đức, lối sống còn thấp. Sự nhận định, phân tích trên được khẳng định ở kết quả đánh giá, xếp loại đảng viên và đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ hàng năm của họ. Như chưa hoàn thành nhiệm vụ của một số cán bộ chính trị cấp phân đội vẫn còn, số chưa hoàn thành nhiệm vụ tập trung nhiều ở cán bộ chính trị cấp đại đội, số mới ra trường công tác; số liệu cũng chỉ ra kết quả không hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ chính trị cấp phân đội hàng năm còn cao như năm 2018 là 6%, năm 2019 là 5,45% [Phụ lục 12]. Thông qua kết quả điều tra xã hội học đối tượng sĩ quan cũng chỉ ra có tới 50,3% ý kiến trả lời rất đồng ý và đồng ý 23,4% kết quả thực hiện nhiệm vụ còn thấp [Phụ lục 4.7]. Hạn chế trên được minh chứng qua điều tra xã hội học của hạ sĩ quan, binh sĩ về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ chính trị cấp phân đội có 1,4% ý kiến trả lời chưa hoàn thành nhiệm vụ [Phụ lục 5.4].

Đạo đức, lối sống của cán bộ chính trị cấp phân đội là “nền tảng”, là “cái gốc” để chủ trì chính trị và lãnh đạo đơn vị, là nét giá trị phản ánh giá trị trong văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng. Trước mặt trái nền kinh tế thị trường tác động làm cho một số cán bộ chính trị cấp phân đội về rèn luyện đạo đức, lối sống chưa thường xuyên dẫn tới biểu hiện lối sống thực dụng, vi phạm kỷ luật, chuẩn mực đạo đức của người quân nhân cách mạng. Kết quả điều tra xã hội học đánh giá về rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ chính trị cấp phân đội thì có 50,3% ý kiến trả lời rất đồng ý và 23,4% đồng ý là còn hạn chế [Phụ lục 4.10]. Nhận định trên, cũng được một số đơn vị chỉ ra, trong báo cáo của Đảng ủy Trung đoàn 282, Sư đoàn 375, Quân chủng Phòng không - Không quân cho rằng: “Một số ít cán bộ chính trị cấp phân đội vai trò gương mẫu hạn chế, chấp hành kỷ luật kém, hiệu quả công tác thấp, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ không cao (có chính trị viên đại đội vi phạm phẩm chất, đạo đức, lối sống, quân phiệt, vi phạm các chỉ thị, quy định” [41, tr.6]. Báo cáo của Đảng ủy Sư đoàn 312, Quân đoàn 1 đánh giá về cán bộ chính trị cấp phân đội: “Nắm chức trách nhiệm vụ, quyền hạn chưa kỹ, chưa sâu, giải


quyết mối quan hệ với chỉ huy có đồng chí ỷ nại, chưa thực sự là người chủ trì về chính trị. Có đồng chí biểu hiện vi phạm phẩm chất lối sống, không chịu rèn luyện phấn đấu vươn lên” [42, tr.9].

Những biểu hiện trên đã phản ánh thực tế về các thành tố văn hóa chính trị của một số cán bộ chính trị cấp phân đội còn hạn chế. Những hạn chế đó được biểu hiện mặc dù là thiểu số, song cũng ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa chính trị của cán bộ quân đội nói chung và cán bộ chính trị cấp phân đội nói riêng; nó tác động tiêu cực đến tình cảm, niềm tin, ý chí phấn đấu rèn luyện và kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội; tác động đến kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, đến chất lượng xây dựng tổ chức đảng, tổ chức quần chúng, mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh người cán bộ chính trị, đối với cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị. Vì vậy, cần tìm ra những nguyên nhân để có chủ trương biện pháp khắc phục.

3.2. Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam và một số vấn đề đặt ra hiện nay

3.2.1. Nguyên nhân ưu điểm

Một là, thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước, nhất là sự phát triển kinh tế, chính trị - xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành, nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước nhân dân ta vượt qua nhiều khó khăn, thử thách giành được những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Trong Văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” [29, tr.35]. Kết quả đó là sản phẩm khẳng định đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Những thành tựu to lớn, đã làm cho đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, quân

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí