sống có nhiều thay đổi nên lễ tục cũng nhạt phai dần. Với lại, tập tục là do thói quen, thực hiện theo quán tính thì được nhưng yêu cầu kể lại, nhất là bằng tiếng Việt hơi khó. Ông Danh Nang là người chơi nhạc, nên có thiên hướng thiên về các điệu hát, ít quan tâm đến sự kiện. Sự xuất hiện của ba nhà báo trong buổi kể chuyện cũng là một nhân tố quan trọng. Họ là những người đến từ một nền văn hóa tương đối khác, mục tiêu là tìm kiếm thông tin, họ có cái nhìn từ bên ngoài với những kiến thức, hiểu biết sẵn có. Sự cọ xát giữa những cách hiểu khác nhau sẽ làm nảy sinh những tương tác về mặt giao tiếp lẫn văn hóa, dẫn đến thay đổi về cách kể chuyện và cách tiếp nhận, thông diễn câu chuyện ấy.
Mục tiêu của hai vị à cha Lí Luông và Danh Ẹl là thể hiện sự hiểu biết và vốn kinh nghiệm của mình về nghi lễ. Bằng mọi cách hai vị à cha sẽ thuyết phục những người khác làm theo sự hiểu biết của mình, trong tư thế ấy, hai vị thường là những người đưa ra những lí giải và những minh chứng để làm cho người khác tuân thủ. Tuy nhiên, xã hội Khmer là xã hội sống theo hướng coi trọng đời sống thực tại và làm điều lành, không có ý muốn cực đoan nên việc nhường nhau trong lời nói được xem là một đức tính cần có. Ông Danh Nang, là người thực hiện lễ nhạc nên mục tiêu của ông là cố giữ càng nhiều càng tốt những thủ tục liên quan tới diễn xướng nhạc lễ càng tốt. Do đó, khuynh hướng của ông trong việc thương thảo lễ tiết và giải thích ý nghĩa với truyện dân gian cũng có phần thiên về những gì gắn bó thiết thực với nghề nghiệp. Ông Lý Quyền, chủ nhà, cũng có khuynh hướng tương tự với ông Danh Nang vì là người trong ban nhạc nhưng vì ông gả con gái và mời mọi người đến góp ý nên lời lẽ và thái độ sẽ ít mang tính cá nhân và ít bộc lộ vốn hiểu biết của mình. Ba vị phóng viên là những người ngoài, tham gia với mục tiêu là sắp xếp bối cảnh để chuẩn bị làm phim tài liệu. Họ không có khát vọng chia sẻ để trú ngụ trong khí quyển văn hóa của cộng đồng, họ tìm để hiểu biết, họ biết để
lưu giữ lại, biên tập và phổ biến rộng rãi. Khác với những người bản xứ vốn coi lễ nghi là sinh quyển, là có thật, những nhà làm phim coi toàn thể những lễ nghi và suy nghĩ của người trong cuộc là đối tượng, là cái bên ngoài đời sống của họ. Những phóng viên muốn kiểm soát lễ nghi theo trật tự của một sản phẩm còn những người trong cuộc muốn kiểm soát lễ nghi theo niềm tin của một cuộc đời.
C. Cấu trúc cộng đồng: Nơi cuộc thương thảo diễn ra là tại cộng đồng của một ấp có đông đồng bào người Khmer sinh sống. Hằng ngày họ giao tiếp với nhau bằng tiếng Khmer, có chung những mối quan tâm, tương đồng nhau trong cách nghĩ. Nơi ấy, truyền thống được giữ gìn và bảo lưu tương đối tốt hơn so với những nhóm cư dân sống nơi đô thị hoặc sống xen kẽ với người Việt. Nơi ấy, vai trò của vị à cha được xem như tuyệt đối về mặt nghi lễ, quan hệ giao tiếp văn hóa và phần nào về công tác tư tưởng. Vị à cha là người hiểu rò tục lệ, có khả năng đại diện phân xử và xác định giá trị cộng đồng. Nếu như sư sãi trong chùa là biểu tượng cho niềm tin tôn giáo thì vị à cha là biểu tượng của niềm tin tín ngưỡng dân gian trong cộng đồng.
Trong bối cảnh này, không có mối quan hệ huyết thống của gia đình giữa những người tham gia cuộc thương thảo. Khi không có mối quan hệ này thì vị thế giao tiếp ít có sự ràng buộc tôn ti và tạo sức ép cho nhau. Bản sắc xã hội, hay “vai giao tiếp xã hội” giờ đây phụ thuộc chủ yếu vào bản sắc cộng đồng. Những người tham gia từ bên ngoài cộng đồng cũng chỉ với một vai trò của người nghe, thu thập thông tin. Họ có thể có khả năng đưa ra những gợi ý hoặc so sánh nhưng hoàn toàn bị động về vị thế và hiệu quả của sự phê chuẩn.
D. Tình huống tạo kích thích: Ông Lý Quyền, Sinh năm 1960, ở ấp Tam Sóc 1, xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng chuẩn bị gả con gái thứ hai. Gia đình ông có ý muốn tổ chức lễ cưới theo truyền thống của
người Khmer Nam Bộ. Tuy nhiên, do mỗi người có kinh nghiệm về lễ cưới khác nhau nên ông Quyền mới quyết định mời đến nhà một số vị có hiểu biết để bàn bạc chuẩn bị lễ cưới. Những người được mời gồm: ông maha (hiểu là chủ lễ) Lí Luông; ông Danh Nang – trưởng ban nhạc công và bốn người trong ban nhạc; ông Danh Ẹl , vị à cha pờ-lịa (hiểu người coi tục lệ, cúng bái cho cả vùng). Ngoài ra tham dự để chuẩn bị quay phim còn có ông Trần Chí Kông, biên kịch cho phim tài liệu đài truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ (CVTV); ông Cao Thành Long, phóng viên đài truyền hình Sóc Trăng; ông Danh Dara, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam thường trú tại Sóc Trăng và tôi. Cuộc thương thảo diễn ra ở nhà sau của ông Lý Quyền, mọi người đều ngồi dưới đất. Vợ con ông Lý Quyền vừa nấu ăn vừa hóng chuyện nhưng hầu như không tham gia.
Như trong tiểu mục này đã nói, cái đích của cuộc thương thảo nằm ở ba việc: người tham gia trình bày hiểu biết của mình để bàn bạc, từ bàn bạc để thống nhất một trật tự, có một trật tự để đi tới một dự định sản phẩm báo chí. Nguồn cơn để có buổi thương thảo là từ nhu cầu có thật của ông Lý Quyền và sự hiểu biết của các vị à cha cùng với ban lễ nhạc. Tình huống làm nền cho bối cảnh là cuộc gặp mặt với các vị đến từ môi trường khác với những yêu cầu riêng. Do đó, câu chuyện sẽ diễn ra theo cuộc đối thoại và có những dẫn dắt. Từ những dẫn dắt có tính hiệu chỉnh đó, những truyện kể dân gian sẽ được thể hiện.
4.3.2. Mô tả diễn ngôn kể chuyện
Do mục tiêu là tiếp cận sự kiện văn hóa nên những truyện kể dân gian được xem như một hiệu ứng kéo theo. Do bản chất là cuộc đối thoại nên quá trình kể chuyện được thể hiện ở dạng có những phản hồi ngay tức khắc. Sự trình bày của người này có thể được “phê chuẩn” ngay lập tức của những
người trong cuộc đối thoại. Ngoài ra, câu chuyện sẽ được thương thảo về ý nghĩa bởi những nhận xét từ bên ngoài. Suốt câu chuyện, ông Trần Chí Kông là một trong những người có chức năng khơi gợi, dẫn dắt và thúc đẩy cuộc thương thảo dù có lúc là do vị à cha kiểm soát. Những câu chuyện được kể đa phần là do những người ngoài tham dự không hiểu mục đích nó để làm gì. Ý nghĩa và cách hiểu chức năng của các câu chuyện thường được các thành viên bổ sung.
Qua một buổi thương thảo, trò chuyện có ít nhất hai câu chuyện dân gian đã được nêu ra để giải thích cho hai tục lệ: lễ cắt bông cau và lễ cắt chỉ đã cột tay. Cấu trúc và ý nghĩa của hai câu chuyện này đặt trong bối cảnh của cuộc thương thảo đã làm cho ý nghĩa của nó thay đổi do yếu tố ngoài cốt truyện kể. Nghĩa là, chính những người tham gia đã tạo ra sự tương tác đối với ý nghĩa và chức năng sử dụng của câu chuyện trong đời sống thực tế. Ở trường hợp này, do người kể không nắm được tâm lí của người nghe đến từ bên ngoài cộng đồng nên câu chuyện phải được kể đến hai lần mới hoàn chỉnh và khán giả mới thực sự hiểu. Có thể tạo dựng quá trình kể hai câu chuyện ấy trong bối cảnh bằng sơ đồ sau:
Truyện giải thích lễ cắt hoa cau | Truyện giải thích lễ cắt chỉ | |
Bối cảnh 1 | Từ câu hỏi của một người ngoài cộng đồng, vị à cha giải thích ý nghĩa của câu chuyện cho những người tham gia hiểu. | Từ một chi tiết trong lễ, có người thắc mắc vì sao thì vị à cha kể chuyện để giải thích. |
Cốt truyện kể lần 1 | Cô gái được mẹ thương > gả chồng > mẹ ruột cắt tình thương trao mẹ chồng > bông | Cần sáp làm nến > hai người bạn tìm sáp > một người lừa bạn chiếm vợ > tiên biến thành cọp > hù |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 21
- Cách Thức Kiến Giải Truyện Dân Gian Trong Bối Cảnh
- Kiến Giải Truyện Kể Trong Bối Cảnh Thương Thảo Của Các Thành Viên Cộng Đồng
- Kiến Giải Truyện Kể Trong Bối Cảnh Lễ Hội
- Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 26
- Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 27
Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.
Truyện giải thích lễ cắt hoa cau | Truyện giải thích lễ cắt chỉ | |
cau cắt thành ba phần | dọa | |
Ý nghĩa được diễn giải | Bông cau tượng trưng cho tình cảm cha mẹ và tình yêu cô dâu chú rể. Ba phần: cha – mẹ - họ hàng | Không hiểu, không lí giải |
Bối cảnh 2 | Người nghe không hiểu lời vị à cha nói. Có người nhắc về truyện bốn chàng trai tài giỏi | Do cách kể thiếu rành mạch nên có sự hỗ trợ từ người khác để gợi ý. Sau đó kể lại bằng tiếng Khmer, có người dịch |
Cốt truyện kể lần 2 | Bốn chàng trai có tài > trên đường về nhà trổ tài > cứu được công chúa > bốn người đều muốn cưới, không thỏa thuận > nhờ phân xử > người biết lặn lấy công chúa > trong đám cưới, đôi vợ chồng phải tạ ơn ba người còn lại (cha, mẹ, anh) | Hai người bạn thân > một người đám cưới > cả hai vào rừng kiếm sáp ong làm nến > người bạn lừa chú rể lên cây lấy sáp > chất gai dưới gốc cây để không cho chú rể xuống > quay về thực hiện đám cưới với cô dâu > tiên giúp chú rể thoát nạn > về giết kẻ phản bội > cắt bỏ chỉ cột tay |
Ý nghĩa được diễn giải | - Giải thích ý nghĩa của lễ cắt bông cau làm ba phần. - Biết ơn, tạ ơn đấng sinh thành trong ngày cưới. | Muốn vứt bỏ những điều không may mắn trong đám cưới để có một cuộc sống tốt sau này. |
Về diễn ngôn kể của những người tham gia, sự kiện này không thuần túy là một bối cảnh văn hóa theo nghĩa lễ nghi hay, lễ hội cộng đồng mà là
một tình huống có vấn đề nhiều hơn. Tức là các vị à cha không phải hòa nhập vào vai kể của mình cho cộng đồng mà đang dùng lí trí để phân tích trình tự các lễ nghi trong đó có câu chuyện. Tuy nhiên, tính chất tập thể và các vấn đề bàn bạc cũng có liên quan đến nghi lễ đời người. Thêm vào đó, trong nghi lễ, người ta thường diễn xướng văn hóa chứ không có thời gian diễn xướng kể chuyện một cách độc lập hay giải thích ý nghĩa. Ngoài ra, sự có mặt của những người lạ ngoài cộng đồng cư dân nơi ấy cũng có ý nghĩa tác động đến quá trình thương thảo cũng như những quyết định về mặt ý nghĩa của từng câu chuyện. Chính những người đang làm phim tài liệu cũng phần nào tác động vào quá trình diễn biến của buổi thương thảo. Đối tượng chính để bàn bạc là các bước tổ chức lễ cưới, trong quá trình đó, những câu chuyện dân gian sẽ được móc nối vào để thể hiện sự hiểu biết về lễ nghi.
Do có nhiều người đến trước sau không thống nhất, nên trật tự lễ cưới được các vị kể ra như sau: múa cổng rào, đào ao, quét chiếu, buộc tay, ăn trầu, trình lễ vật, cắt tóc, giã thuốc, chà răng, cắt bông cau, lạy mặt trời. Tuy nhiên trong quá trình thương thảo, trật tự đó được những người tham dự phát hiện và có điều chỉnh lại. Trong quá trình bàn bạc có những câu chuyện sau đây đã được kể để minh chứng cho các nghi thức: truyện thơ Riêm Kê (người Khmer gọi là Pà Rẹm), chuyện hoàng tử Pras Thông và công chúa rắn Neang Nec, sự tích lễ cắt bông cau, chuyện hai người bạn và lễ cắt chỉ cột tay.
4.3.3. Ý nghĩa của sự kiện kể chuyện
Trong tài liệu sớm nhất viết về người Việt gốc Miên, Lê Hương đã miêu tả trình tự lễ cưới người Khmer xưa và nay (hiểu là khoảng thập niên 1960), trong đó ông nhấn mạnh ý nghĩa việc mời sư sãi đến tụng kinh cầu an, thuyết pháp, và “nhắc chuyện nàng VISAKHA cho tân nhơn nghe, trong ấy có một điểm chánh là 10 điều khuyên dạy cô gái trước khi về nhà chồng” [60,
tr.96]. Sau đó ông dẫn lại Sự tích nàng VISAKHA khá dài và nhiều chi tiết [60]. Ngoài ra, không thấy ông nhắc đến các truyện khác. Nguyễn Phương Thảo thì cho rằng: lễ cắt bông cau trong đám cưới có ý nghĩa “gắn với lòng thủy chung, tình bạn, tình vợ chồng, tình người với nhau” [101, tr.231]. Thạch Voi – Hoàng Túc thì giải thích tục nhuộm răng và đánh giá: “tục này vừa có ý nghĩa làm đẹp theo thẩm mĩ của người xưa, vừa mang tính chất huyền thoại theo truyền thuyết về hoàng tử Thông và công chúa Rắn” [129, tr.117]. Trần Văn Bổn [10] chỉ miêu tả lễ hội và dẫn bốn câu chuyện dân gian [đã trình bày ở mục 2.2.2] để minh họa, không nhận đinh. Trong phần lớn viết về nhóm truyền thuyết phong tục, luận án của Phạm Tiết Khánh [68] bàn về các nghi lễ cộng đồng nhưng không nhắc nhiều đến truyền thuyết liên quan đến lễ cưới và cũng không đánh giá. Trong tài liệu sưu tầm của Tiền Văn Triệu có 6 truyện liên quan đến giải thích phong tục cưới xin. Như vậy, về mặt nghiên cứu văn bản, đến nay, việc giải thích ý nghĩa truyền thuyết trong lễ cưới người Khmer Nam Bộ chưa nhiều.
Ở đây, luận án xin phân tích kĩ truyền thuyết xung quanh lễ cắt bông cau. Trong phần sưu tầm của Tiền Văn Triệu, sự tích về lễ cắt bông cau được trình bày tương đối chi tiết, nói về bốn chàng trai học đạo, có bốn tài năng khác nhau, sau đó trên đường về, họ sử dụng tài năng của mình để cứu một nàng công chúa bị chim thần bắt. Sau khi cứu được công chúa, bốn chàng đều muốn cưới làm vợ nên đưa đến vị à cha phân xử. Và cách phân xử cũng dựa vào vị thế và vai trò của từng người trong cuộc giải cứu. Từ đó, khi người có tài lặn cưới được công chúa thì phải nhớ ơn những người còn lại. Bông cau chính là biểu trưng cho tình cảm ấy [Phụ lục, truyện 2]. Câu chuyện được cụ thể hóa đến tên của nhà vua, công chúa, cái gốc cây, chim thần, con sông và tên cả vị à cha. Trong tài liệu của Trần Văn Bổn thì người phân xử là đức Phật [10, tr.37].
Trong bản ghi chép khi điền dã của chúng tôi, câu chuyện ấy diễn ra như sau:
Văn bản | |
Trước đó là hàng loạt các lễ nghi được các vị à cha và ông Danh Nang kể ra nhưng không theo trình tự nhất định. Sau đó, các vị phóng viên mới hỏi theo lại các trình tự | |
Ông Luông: “Đầu hôm là lễ cắt bông cau” | |
Tôi, ông Trần Chí Công, ông Long đều ồ lên và vỡ lẽ rằng từ nãy giờ trình tự lễ cưới đã không được kể đúng. Ông Danh Ẹl im lặng và tỏ ra không hài lòng có thể là lí do này. Ông Danh Ẹl bây giờ mới chen vào giải thích: “Lễ cắt bông cau diễn ra sau lễ đọc kinh của ông lục. Thời gian tụng khoảng một tiếng đồng hồ, có bốn ông ngồi trên giường để đọc. Nói theo trình tự là lễ đọc kinh cầu phúc, lễ cột tay. Trong lễ cột tay người ta dùng chỉ đỏ để con cái tạ lỗi với cha mẹ. Cha mẹ chấp nhận tha thứ để con gái đi lấy chồng” | |
Tôi hỏi: “Lúc này bà con hàng xóm có cho tiền cô dâu chú rể không?” | |
Ông Ẹl trả lời: Không. Chỉ có gia đình hai bên và ông maha mà thôi. | |
Ông Kông hỏi: Vậy bà con cô bác gửi tiền mừng vào lúc nào? |