Phân Loại Theo Chức Năng Lí Giải Lễ Hội


kể lại trong giới người Việt gốc Miên (Tấm Cám, Thạch Sanh, Trạng Quỳnh,

…). Tuy nhiên, sự phân biệt đó nhìn chung thiếu nhất quán, chẳng hạn, khi nói về thần thoại thì tác giả lại viết:

Người Việt gốc Miên đả (sic) nói rất nhiều về các ông Thần, ông Chằng, bà Tiên của kho thần thoại Bà La Môn cũng như những vị tu sĩ Phật giáo đắc thành chánh quả, những kẻ làm ác bị Trời phạt, người có lòng thiện được hưởng hạnh phúc. Họ đã lấy những chuyện ấy làm gương tốt để dạy con cháu, truyền từ đời này sang đời khác [60, tr.186].

Đoạn trích trên có nhắc đến nhân vật trong truyện, tính cách của nhân vật, cách thức truyền bá và mục tiêu của thể loại. Tuy nhiên, tất cả đều không có đặc trưng có mặt/ vắng mặt theo nguyên tắc vừa nêu ở trên, nghĩa là, vẫn có thể áp dụng ở thể loại khác (như tính cách nhân vật, cách truyền bá và mục tiêu thể loại). Cách diễn đạt có phần cảm tính như vậy cho thấy tác giả không dụng công trong việc phân chia thể loại truyện dân gian, chỉ chú trọng cách diễn đạt sao cho phù hợp với nội dung tư liệu. Cách phân chia này không chú trọng xem văn học dân gian như một thể loại độc lập mà xem truyện kể như một phần tư liệu về văn hoá, giáo dục của tộc người Khmer ở Nam Bộ. Mặc dù thế, cách nhìn của Lê Hương vẫn có những gợi ý nhất định về việc phân loại không theo phương pháp của lí thuyết folklore phương Tây.

Sau năm 1975, công trình đặt vấn đề về thể loại truyện dân gian Khmer là những bài tham luận được trình bày ở các hội nghị khoa học về văn hóa, văn nghệ truyền thống của người Khmer ở đồng bằng Sông Cửu Long được tổ chức vào các năm 1981, 1983 và 1986 [129, tr.5]. Theo Châu Ôn, các loại truyện dân gian (peak sâm-rai: lời bình thường) dùng để kể gồm có 2 thể


loại chính: rương bồ-ran (thần thoại) và rương p’rêng (cổ tích). Trong đó tuy gọi là cổ tích nhưng khái niệm rương p’rêng có nội hàm rất phức tạp:

Điều đáng lưu ý là rương p’rêng, mà tôi vừa dịch là “cổ tích”, không chỉ gồm những tích truyện về thân phận con người trong cuộc sống hàng ngày, với những nhân vật thường là thú vật (con thỏ, con gà, con cọp…), mà người Khmer ở đồng bằng Sông Cửu Long còn xếp vào rương p’rêng cả những tích truyện về đức Phật, hay có liên quan đến đạo Phật, ít nhiều mang ý nghĩa hoằng giáo” [129, tr.175].

Quan điểm trên cho thấy: trong suy nghĩ của người Khmer, ngoài thần thoại, tất cả các loại truyện còn lại đều gom chung vào một loại gọi là truyện cổ. Trong truyện cổ, có các tiểu loại khác (rương rao: truyện cổ nói chung, rương sat-bak-sei: truyện có nhân vật là chim, rương bap-ba-kam: truyện cổ về tội lỗi có ma quỷ và thần tiên, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện địa danh). Cách phân loại này phần lớn dựa vào quan niệm về đối tượng phản ánh là chính chứ chưa bàn đến các yếu tố khác, các tiêu chuẩn khác. Và tác giả cũng tự nhận xét rằng ông chỉ “kê ra” và “chưa đưa ra những tiêu chuẩn cho thật thỏa đáng” [129, tr.192]. Tuy nhiên, cách chia này cũng là cách phân loại tương đối gần gũi với suy nghĩ của nhiều người dân.

Theo Thạch Voi [135], hệ thống các tài liệu ghi chép bằng chữ Khmer trên lá buông hoặc lá thốt nốt được lưu giữ trong các ngôi chùa Khmer hiện nay, có thể phân chia thành 7 loại: (1) truyện cổ gốc Bà La Môn – Phật thoại,

(2) truyện cổ dân gian, (3) chằm riêng, (4) truyện ngụ ngôn, (5) giáo dục đạo đức xã hội, (6) ca dao tục ngữ, và (7) câu đố, nói lái. Đối với việc phân loại kho tàng văn học dân gian, Thạch Voi cũng phân thành văn xuôi và văn vần. Trong văn xuôi có hai loại là viết (thường gọi là diễn từ, đọc trước đám đông)


và nói (chủ yếu là kể chuyện). Trong văn nói có hai thể loại là rương bâu ran (thần thoại) và rương p’rêng (cổ tích). Thần thoại là những chuyện liên quan đến kho truyện chép trên lá thốt nốt, như vừa nói trên, được truyền ra ngoài dân chúng bằng hình thức ngôn từ (kể), hoặc bằng tác phẩm đường nét, màu sắc, hình khối (vẽ, điêu khắc) hay bằng hành động (các lễ nghi). Cổ tích chia thành hai khối lớn: chuyện nói về đạo Phật, đạo Bà La Môn hay vua chúa; và chuyện phản ánh thế sự: gắn với địa danh, cuộc chiến tranh (lịch sử). Đấy là cách phân chia của một số người Khmer có học giáo lí và chữ nghĩa. Cũng theo Thạch Voi, người Khmer bình dân và nghệ nhân thì phân loại như sau: “rương rao – truyện cổ nói chung, rương sác-bac-sei – truyện có nhân vật là chim, rương p’rêng – truyện về thú vật và người, rương bap-ba-kam – truyện cổ về tội lỗi” [135, tr.58]. Qua cách trình bày, việc phân loại của Thạch Voi cũng có điểm thiếu nhất quán với cách phân loại của nghệ nhân dân gian. Điều đó cho thấy có một sự phân loại tồn tại trong đời sống của người dân, mang những đặc điểm không giống với những gì các nhà trí thức Khmer suy nghĩ.

Một trong những nhà nghiên cứu người Việt có ảnh hưởng sâu trong lĩnh vực nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam Bộ là Huỳnh Ngọc Trảng. Ông là người có vai trò đặt nền tảng về sưu tầm và nghiên cứu VHDG Khmer Nam Bộ ở chỗ không chỉ sưu tầm mà còn viết lời giới thiệu khái quát cho kho tàng ấy. Từ lời giới thiệu của cuốn Truyện cổ Khơ-me Nam Bộ [113] rồi lời giới thiệu cuốn Truyện dân gian Khơ-me [114] đến chương viết về Văn học dân gian Khmer trong quyển Văn hóa người Khmer vùng đồng bằng Sông Cửu Long [76], ông đã có những nét khái quát về tình hình chung của nền văn hóa và văn học dân gian của người Khmer Nam Bộ. Theo đó, người Khmer gọi kho tàng truyện dân gian của mình bằng nhiều tên khác nhau: rương bồ- ran (truyện cổ), rương nì-tiên (truyện kể) và rương bì-đơm (truyện đời xưa).


Trong đó có 4 nhóm thể loại chính: rương a-sti-tiếp (truyện giải thích tự nhiên - thần thoại), rương p’rêng (truyện thần kì), rương cà-tê-lôk (bài học ở đời - ngụ ngôn) và rương kòm-phơ-leng (cười trào phúng) với rương rao-xà- bay (cười khôi hài), trong đó, một số thể loại vừa nêu có nhiều tiểu loại khác. Nhìn chung, cách phân loại như trên chủ yếu dựa vào phương thức phân loại của người Việt và các khái niệm có tính quốc tế về truyện dân gian trên cơ sở tham khảo cách gọi của các bậc trí thức người Khmer. Cách phân loại này đã được nhiều người công nhận và kéo dài nhiều năm, làm tư liệu tham khảo cho nhiều công trình nghiên cứu khoa học về văn học Khmer. Tuy nhiên, có thật là người Khmer đang sinh sống và hàng ngày kể chuyện cho con cháu nghe nghĩ như vậy hay không? Câu trả lời cũng chính là vấn đề cần được suy nghĩ thêm.

Luận án tiến sĩKhảo sát truyện kể dân gian Khơ me Nam Bộ (qua thần thoại – truyền thuyết – cổ tích) của Phạm Tiết Khánh [68] có mục tiêu không chỉ khảo sát những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật của 3 thể loại: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích mà còn có mục đích tìm hiểu các motif cơ bản trong các thể loại, mối quan hệ của ba thể loại trên với văn hóa Khmer và so sánh với các thể loại tương đồng của người Việt. Với tinh thần đó, luận án đã khảo sát 195 bản kể của ba thể loại, có nhiều kiến giải công phu đặc điểm truyện dân gian Khmer về mặt tư liệu, nhận diện được những đặc điểm nổi trội của một vài thể loại chính, lí giải được một số giá trị thể loại trong sự tham chiếu với kiến thức văn hoá tộc người. Tuy nhiên trong luận án vẫn còn một số điểm còn thiếu sự nỗ lực tham chiếu với cách nghĩ, lối sống và cách thể hiện tình cảm của người Khmer trong đời sống hàng ngày và trong sinh hoạt văn hoá. Một minh chứng rò nhất cho tình trạng đó là việc xác định nội hàm của từng thể loại. Trong phần giới thuyết về thể loại văn học


dân gian Khmer Nam Bộ, tác giả đã dẫn lại quan niệm của Huỳnh Ngọc Trảng về thể loại và khẳng định cách vận dụng khái niệm thể loại như sau:

Cũng như văn học dân gian các dân tộc khác, văn học dân gian Khơ-me có tính tương đồng loại hình cao, do đó, trong luận án này, chúng tôi sẽ sử dụng các thuật ngữ quen thuộc về thể loại văn học dân gian mà các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam đã thống nhất” [68, tr.35].

Nhưng thực tế, cái gọi là “thống nhất” của tác giả luận án lại không hoàn toàn nhất quán. Cụ thể, ở chương 2, mục giới thuyết chung về thể loại thần thoại, tác giả đã dẫn quan niệm về thần thoại của Marx, Engels, Jung, Meletinxki, Đinh Gia Khánh, Đỗ Bình Trị, Chu Xuân Diên… và kết luận: “bản chất thể loại thần thoại đã được các nhà nghiên cứu tương đối nhất trí”, và “trong luận án này chúng tôi tiếp thu những thành tựu trên về phương diện lí luận” [68, tr.49]. Thật ra nếu chịu khó đọc kĩ lại quan niệm của từng tác giả kể trên thì sẽ thấy mỗi người có một cách nghĩ với một khía cạnh khác biệt. Trong bài viết “Một số vấn đề lí luận về thần thoại”, Nguyễn Văn Huấn đã dẫn đa số các quan niệm thần thoại và có những nhận xét rất khách quan.

Thần thoại là một khái niệm phức tạp, cho đến nay, vẫn cần những ý kiến khác nhau. Hiểu theo nghĩa rộng, thần thoại là một hình thức tư duy nguyên thủy, gắn với tín ngưỡng của con người thời cổ đại. Hiểu theo nghĩa hẹp, thần thoại là một thể loại văn học dân gian. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về thể loại này [55].

Qua đó cho thấy, mỗi quan niệm đều có những chiều hướng tiếp cận riêng, chứ không phải là “nhất trí”. Như vậy, luận án đã vừa không xác định một cách hiểu cho luận án của mình lại cũng vừa không xác định đặc điểm


riêng của truyện dân gian Khmer Nam Bộ theo cách mà người Khmer hiểu mà vận dụng một cách khuôn mẫu các khái niệm của người Việt vào việc tìm hiểu nguồn truyện của một tộc người thiểu số. Do đó, khi đánh giá về các thể loại, luận án đã có những nhận xét thiếu công bằng với những đặc điểm vốn có của nguồn truyện dân gian Khmer. Cách áp dụng “lí tính” hoặc miêu tả cảm tính theo kiểu phân loại sao cho khớp với tư liệu không chỉ làm cho việc tìm hiểu đặc điểm và giá trị của các tư liệu văn học dân gian tộc người trở nên thiếu toàn diện mà thậm chí còn làm cho các nội hàm của một thể loại trong văn hóa của một dân tộc, đặc biệt là các dân tộc ít người, bị hiểu chưa đúng. Các công trình nghiên cứu nêu trên cho thấy khái niệm thể loại truyện dân gian Khmer Nam Bộ không hoàn toàn tương đồng với cách hiểu của các học giả người Việt và các lí thuyết thể loại quy ước trên thế giới.

Ngoài luận án nêu trên, tình hình nghiên cứu văn học dân gian Khmer Nam Bộ còn thể hiện ở các luận văn thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp Đại học của học viên và sinh viên ở một số cơ sở đào tạo đại học và sau đại học ở các tỉnh thành phía Nam. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của các công trình đó thường tập trung vào một thể loại, hay khái quát đặc điểm của một vài thể loại dựa trên tài liệu sưu tầm được văn bản hóa. Việc phân tích sâu về cơ cấu các thể loại đặt trong bối cảnh thực tế diễn xướng thì còn ít công trình đề cập.

Tóm lại, nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam Bộ trước đây đã thể hiện cái nhìn tương đối thấu đáo và hệ thống về các thể loại qua nhiều công trình, luận án. Với việc tập hợp hệ thống đa dạng các văn bản truyện dân gian, đặt dưới hệ thống nghiên cứu theo hướng ngữ văn, các nhà nghiên cứu truyện dân gian Khmer đã có những đóng góp cho việc nhận diện các giá trị về nội dung, tư tưởng của nền folklore Khmer Nam Bộ. Nhưng, quan trọng hơn, việc lí giải cội nguồn tạo nên những giá trị đặc trưng của tộc người Khmer biểu hiện trong từng thể loại truyện dân gian và đặc biệt là tìm hiểu những diễn


hoá của nó trong đời sống hằng ngày của xã hội đương đại để từ đó có những biểu hiện về thể loại mà nếu chỉ xét trên văn bản khó thấy, thì chưa được chú ý thực hiện một cách công phu. Vẫn còn một số khía cạnh cần xem xét lại như: Hoàn cảnh của mỗi thể loại truyện dân gian được mang ra kể và diễn xướng có khác nhau không? Mức độ hiện tồn trong dân gian những cốt truyện, type truyện có đồng đều không? Nhiều truyện dân gian đã được công bố cách đây hơn nửa thế kỉ thì hiện nay có còn phổ biến trong thực tế hay không? Mỗi hoàn cảnh kể chuyện có tác động gì đến kết cấu truyện? Quan niệm của người Khmer trong từng tầng lớp, từng nhóm người khác nhau về nguồn văn học của dân tộc mình là như thế nào? … Do đó, việc tìm ra một hướng đi cần thiết để trả VHDG Khmer về với bối cảnh sống của chính họ sẽ có ý nghĩa về mặt lí luận và thực tiễn.

2.2.2. Phân loại theo chức năng lí giải lễ hội


Trong nghiên cứu truyền thống, nhiều tác giả đã khẳng định truyện dân gian Khmer thường có liên quan và được diễn xướng trong các lễ hội. Như một cơ sở để giải thích các phong tục tập quán và các sự kiện xã hội có liên quan, nhiều truyện dân gian Khmer Nam Bộ được các nhà nghiên cứu khẳng định và chứng minh có mối liên hệ sâu sắcvới những sinh hoạt văn hóa trong đời sống. Có thể thấy rò vấn đề qua những giải thích sau:

Thứ nhất, truyện dân gian là bằng chứng để củng cố niềm tin cho lễ hội và nghi lễ vòng đời. Nguyễn Phương Thảo, trong một bài viết về văn học dân gian Khmer Nam Bộ [101], đã phân tích sơ bộ về mối quan hệ giữa lễ hội dân gian Khmer và truyện dân gian như sau: lễ hội của người Khmer Nam Bộ có ba dạng (cộng đồng, tôn giáo, đời người), trong đó dạng lễ hội cộng đồng và nghi lễ đời người thường gắn với truyện dân gian. Theo tác giả, loại truyện dân gian Khmer Nam Bộ giải thích các hiện tượng lễ hội “không chỉ cung cấp


cái nhìn suy nguyên của con người trước các hiện tượng tự nhiên và xã hội, mà còn thấy sự đan xen, giao lưu giữa các tín ngưỡng của người Khmer” [101, tr.224]. Chúng tôi xin sơ đồ hóa một số truyện được tác giả phân tích như sau:

Lễ hội

Nội dung truyện

Ý nghĩa


Lễ vào năm mới (chôl ch’năm th’mây


Cuộc đấu trí giữa Thomabal và thần Maha-prưm

-Tư tưởng ca ngợi trí tuệ con người. Câu chuyện chưa hội nhập với tín ngưỡng nông nghiệp.

-Giữa lễ hội và câu chuyện là hai lớp văn hóa khác nhau


Tục đắp núi cát (trong lễ vào năm mới)

-Núi Meru trong đạo Bà La Môn

-Tháp Preach Cholamoni nơi Thích Ca cắt tóc đi tu

-Người thợ săn bị muông thú đòi mạng


-Tín ngưỡng cổ xưa: cầu mưa, núi cát sẽ chắn mây, tạo mưa

-Ba câu chuyện đều là các lớp văn hóa sau đan cài lên.


Lễ cúng ông bà (Đôn-ta)

-Nhà vua Binhsara bị quỷ kêu khóc, định giết người cúng tế, may nhờ đức Phật cho biết về nguyên do từ kiếp trước, từ đó nhà vua làm thức ăn cúng cô hồn


-Bản chất là Phật thoại

-Được dân gian vận dụng vào cúng ông bà và cô hồn


Lễ Ooc om booc (cúng mặt trăng)

-Chuyện về con thỏ là tiền kiếp của Phật Thích Ca.

-Bản chất là lễ nghi nông nghiệp mang tính chất phồn thực, cầu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 14

Xem tất cả 284 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí