Một Cách Hiểu Về Thể Loại Truyện Dân Gian Khmer Nam Bộ Dưới Góc Nhìn Bối Cảnh


Lễ hội

Nội dung truyện

Ý nghĩa



được mùa

-Chuyện về Phật là lớp văn hóa sau chồng lên


Lễ cúng Neak-tà

Nhà hiền triết Moeum tự vẫn giúp Chan Reacha lên ngôi vua, vua biết ơn và thờ cúng.

-Tín ngưỡng cổ xưa thờ thần bảo hộ

-Truyện dân gian là lớp văn hóa sau.


Lễ cắt bông cau trong đám cưới


Chuyện về bốn chàng trai tài giỏi cứu công chúa

-Đề cao lòng thủy chung và sự gắn kết giữa tình bạn, tình vợ chồng cha mẹ

-Phản ánh lớp văn hóa bản địa của người Khmer

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 15

Sau khi phân tích các lễ hội và câu chuyện dân gian, Nguyễn Phương Thảo lập luận rằng: cơ bản các lễ hội của người Khmer Nam Bộ là lễ hội nông nghiệp gắn với nghề trồng lúa, các câu chuyện giải thích thường phản ánh các lớp văn hóa khác nhau “chồng lên” tín ngưỡng ấy. Cơ sở để khớp nối các hiện tượng đó là “họ tìm gặp trong các truyện dân gian này cốt lòi tư tưởng có thể phù hợp với cái nhìn suy nguyên về mặt logic, cái cốt đạo đức- thẩm mĩ phù hợp với tâm hồn người Khơ Me Nam Bộ” [101, tr.232].

Trần Văn Bổn trong công trình Một số lễ tục dân gian người Khmer đồng bằng Sông Cửu Long [10] cũng đã dẫn một số truyện dân gian để giải thích các phong tục đời người của người Khmer. Theo đó, ông chia thành ba nhóm lễ tục: vòng đời người, sinh hoạt, và tôn giáo. Trong từng nhóm lễ tục


có rất nhiều lễ và tục khác nhau, mỗi lễ và tục ấy có thể có những câu chuyện dân gian nhằm mục tiêu giải thích ý nghĩa của nó. Cụ thể như sau:


Nhóm lễ tục


Lễ/ tục

Truyện dân gian có liên quan


Vòng đời người

Trả ơn mụ

Rea-hu

Xúc hồn

Đi tu

truyện Phật giáo: con rồng đi tu

Vào bóng mát

truyện thơ Tum Tiêu

Cất nhà mới

Cưới xin


-lễ nhuộm răng, lễ động phòng

-lễ cắt bông cau


-múa quét chiếu

- Chuyện nam nữ thách nhau đào ao để xem ai thua phải đi hỏi cưới

-Truyền thuyết Pras Thông – Neang Nec

-Chuyện bốn chàng trai tài giỏi

-Chuyện vị quan vò giết tình địch

Chúc thọ

Tu thiền

Tang ma

Dâng phước

Giỗ chạp



Nhóm lễ tục


Lễ/ tục

Truyện dân gian có liên quan


Cầu siêu

Cúng ông bà

Kinh điển Phật giáo: chuyện về quốc vương Mahinta


Sinh hoạt

Vào năm mới


+ đắp núi cát

+lễ ngàn núi

Cuộc đấu trí giữa Thoma Bol Koma và Kobol Moha Prum

Chuyện người săn thú Kinh điển Phật giáo

Nhập thần

Cúng neak -tà (cầu mưa)

Chuyện cá lóc là hiện thân của đức phật

Đút cốm dẹp

Con thỏ là tiền thân đức Phật

Đua ghe ngo

Việc thi nhau làm bè để đưa các sư về chùa cho kịp buổi trưa

Cầu an


Tôn giáo

Banh bi sac boche (tưởng nhớ ngày đức Phật ra đời)

Banh mec moche (ngày đức Phật đắc đạo



Nhóm lễ tục


Lễ/ tục

Truyện dân gian có liên quan


Banh puthe phisec (lễ dâng tượng Phật)

Khánh thành chánh điện

Dâng áo cà sa

Nhập hạ

Sự tích nàng Vi Sa Kha

Xuất hạ

Chiếc răng đức Phật

Cách phân tích của tác giả cơ bản dựa trên các truyện dân gian đã được văn bản hóa và so sánh đối chiếu với những lễ hội đã được miêu tả. Việc đánh giá ý nghĩa và phân tích cội nguồn chủ yếu do nhà nghiên cứu vừa kết hợp với điều tra điền dã vừa tự lí giải dựa trên tri thức về văn hóa và ngôn ngữ. Công trình của Trần Văn Bổn không chỉ là một góc nhìn mà nó còn trở thành kinh điển cho nhiều bài viết, phóng sự, phim tài liệu về người Khmer Nam Bộ. Theo lập luận của hai nhà nghiên cứu trên, những câu chuyện đằng sau các lễ nghi và lễ hội góp phần rất lớn trong việc duy trì niềm tin và sự ngưỡng vọng của cộng đồng. Nhưng có lẽ, hiểu đầy đủ và sâu sắc như những điều vừa trình bày, chỉ có những người ngoài cuộc, đến từ một không gian văn hóa và một tâm thế khác với người Khmer.

Thứ hai, văn hóa dân gian Khmer Nam Bộ có sự ảnh hưởng đến việc phân loại VHDG trong nhiều công trình nghiên cứu trước đây. Vấn đề ảnh hưởng của văn hóa trong loại hình truyện dân gian Khmer Nam Bộ đã được một số tác giả nhắc đến. Theo Châu Ôn trong bài viết “Một vài thể loại VHDG Khmer” thì các thể loại văn xuôi của VHDG Khmer có sự ảnh hưởng rất lớn nét văn hóa đậm chất Phật giáo tiểu thừa và tín ngưỡng dân gian, từ


thể loại rương p’rêng (cổ tích) và rương bŏ-ran (thần thoại) cho tới rương ka- tê-lôk (ngụ ngôn). Trong đó, rương p’rêng là thể loại bao giờ cũng phong phú về số lượng và giàu về đề tài nhưng nhìn chung có hai khối lớn: truyện nói về đạo Phật, đạo Bà La Môn và truyện phản ánh thế sự gắn liền với quá trình sinh sống của tộc người. Có thể nói rằng “mỗi một biểu tượng ở chùa, mỗi lễ tiết hàng năm của người Khmer đều chứa đựng một sự tích thần kì có tác động sâu xa đến tinh thần của dân chúng” [129, tr.176]. Sự tích lễ chôl ch’năm th’mây là câu chuyện gắn liền với chiến thắng của chàng trai trẻ Thomabal đối với vị thần Maha-prưm, đại diện cho lực lượng siêu nhiên vĩnh cửu theo quan niệm của Bà La Môn giáo; hay bức phù điêu Rea-hu nuốt mặt trăng được trang trí ở trên cổng của mỗi ngôi chùa Khmer cũng liên quan đến sự tích về sự có mặt của đạo Phật và giải thích các hiện tượng tự nhiên có nguồn gốc từ tín ngưỡng cổ xưa (bão tố, mưa giông), điều mà người dân vùng đồng bằng luôn phải đối mặt khi khai khẩn một vùng đất mới. Do đó, người ta vừa căm giận nhưng cũng vừa thờ phụng.

Một số thể loại gắn liền với đời sống sinh hoạt hằng ngày, mang ý nghĩa giải trí và giáo dục, đáng chú ý nhất là loại truyện ngụ ngôn, truyện nói về thú vật và truyện cười. Bởi vì:

Truyện ngụ ngôn phát triển cũng dễ hiểu vì Phật giáo có nguyên tắc truyền thống là dùng lối kể chuyện cổ theo phương pháp ẩn dụ để giảng đạo, thay cho lối giảng nguyên lí khô khan, tức là dùng hình tượng văn học cụ thể thay cho khái niệm triết lí trừu tượng, vừa hấp dẫn vừa phù hợp với đối tượng cần truyền đạt là người bình dân [129, tr.180].

Trong truyện ngụ ngôn, hình tượng con thỏ, voi và khỉ thường được xây dựng là những con vật đáng yêu, thông minh. Bởi vì người Khmer cho


rằng con thỏ từng là một kiếp hóa thân của đức Phật; con voi và con khỉ từng cứu Phật. Thỏ là con vật thông minh, hào hiệp và có khả năng hòa giải nhiều mối xung đột; là biểu tượng của trí thông minh, lòng vị tha, công lí và chính nghĩa.

Thứ ba, tập quán và điều kiện cư trú có sự tác động đến cơ cấu phân bố và đặc điểm của một số thể loại VHDG. Tiêu biểu cho khía cạnh này là việc xác định đặc trưng truyền thuyết Khmer. Các nhà nghiên cứu cho rằng: truyện dân gian Khmer Nam Bộ còn gắn liền với quá trình khai phá đất đai và cộng cư. Tuy nhiên, theo Phạm Tiết Khánh, yếu tố lịch sử trong truyền thuyết Khmer không đậm đà giống như truyền thuyết người Việt: “cảm hứng lịch sử, vốn là yếu tố gắn chặt với truyền thuyết về nhân vật và sự kiện lịch sử, hoàn toàn mờ nhạt trong truyền thuyết người Khơ Me Nam Bộ” [68, tr.95]. Bù lại, người Khmer vẫn có những truyền thuyết về các đấng “sáng tạo văn hóa và các vị tổ nghề”; trong đó các đấng sáng tạo văn hóa có cốt cách và diện mạo rất bình dị, tự nhiên như con người và thậm chí có cả “chửi thề”. Điều này có lẽ do ảnh hưởng từ sự giao thoa văn hóa với các tộc người khác ở Nam Bộ. Tiêu biểu cho các truyền thuyết của người Khmer còn có nhóm truyền thuyết về tình đoàn kết giữa ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng sống trên vùng đất phía Nam này. Song song đó, các nghi lễ vòng đời của người Khmer cũng là một môi trường đặc biệt, có nhiều tiềm năng cho quá trình tạo ra việc diễn xướng. Lễ trả ơn mụ liên quan đến sự tích Rea-hu; lễ hoàn tục (vào bóng mát) của nhà sư liên quan đến truyện Tum Tiêu; lễ Đôn ta liên quan đến chuyện đức Phật, lễ chôl ch’năm th’mây liên quan đến chuyện Maha-prưm, … và đặt biệt trong lễ cưới người Khmer có rất nhiều truyện dân gian được diễn xướng [8]. Ngoài ra, sự ảnh hưởng của văn hóa vào trong thể loại truyện dân gian của người Khmer còn thể hiện ở chỗ: những motif, type truyện quen thuộc của các truyện cổ tích thần kì ở các dân tộc khác và các nước trong khu vực


cũng có mặt trong truyện cổ tích của người Khmer Nam Bộ nhưng đã được biến đổi theo tín ngưỡng. Chẳng hạn motif “dũng sĩ diệt đại bàng cứu người đẹp” đã trở thành motif “anh hùng diệt chằn cứu người lành” trong truyện Khmer, “một motif chiếm tỉ lệ đáng kể trong truyện dân gian Khmer Nam Bộ” [113, tr.13]. Theo Huỳnh Ngọc Trảng [76] thì nền văn hoá của người Khmer ở ĐBSCL, vốn cư trú trên những vùng đất nổi (giồng), đã tạo nên những motif về giồng đất nổi, gò nổi trong truyền thuyết, thần thoại.

Tuy nhiên, trong rất nhiều nghiên cứu như vậy, ít người đặt câu hỏi: Người Khmer thật sự nghĩ về những câu chuyện đó như thế nào? Hiện nay, những câu chuyện đó có còn tồn tại trong đời sống lễ hội và có được người ta kể cho nhau nghe không? Khi nào trong những cuộc giao tiếp thì người ta sẽ kể chuyện? Và ý nghĩa của chúng đối với người nghe là gì? … Đó là những vấn đề cần được trả lời bằng một cách tiếp cận khác. Tóm lại, có thể nói, nếp sinh hoạt gắn liền với điều kiện cư trú, các lễ hội và phong tục tập quán tín ngưỡng có sự gắn bó hữu cơ với các thể loại truyện dân gian Khmer Nam Bộ. Điều đó có nguyên nhân từ nhiều yếu tố:

1. Nền văn hoá nông nghiệp lúa nước của vùng Nam Bộ vốn có nguồn gốc xa xưa, mang những đặc điểm văn hoá bản địa vùng Đông Nam Á. Người Khmer Nam Bộ cũng chịu ảnh hưởng của nét văn hoá này nên một số motif, kiểu truyện thần thoại, truyền thuyết và cổ tích mang đặc điểm giống như của người Việt và một số dân tộc khác trong vùng. Những truyền thuyết và thần thoại gắn liền với cây lúa, với thế đất, hoa màu và nghề nghiệp đã chứng tỏ cội rễ từ đời sống nông nghiệp của cư dân vùng đất phía Nam này, trong đó có người Khmer.

2. Người Khmer vốn có tín ngưỡng dân gian riêng, tồn tại trong một thời gian dài. Theo nhiều tài liệu, tín ngưỡng ấy có một phần chịu ảnh hưởng


từ đạo Bà La Môn xa xưa cũng như có sự pha trộn với một số đặc điểm của Phật giáo. Cho nên trong nhiều truyện dân gian có những motif gắn với yếu tố Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Các lễ nghi truyền thống gắn liền với vòng đời của mỗi người Khmer là những bối cảnh thường xuyên diễn ra các hoạt động diễn xướng kể chuyện.

3. Khi đến vùng Nam Bộ, hoà nhập với môi trường mới, trải qua quá trình cộng cư và giao lưu văn hoá, một số truyền thuyết của người Khmer có thêm một số chi tiết gắn liền với đặc điểm của vùng. Biểu hiện rò nhất của việc này là các motif thần thoại giống nhau giữa truyện kể của người Việt và người Khmer. Đặc biệt hơn là sự xuất hiện loại truyền thuyết nói về sự đoàn kết giữa ba dân tộc và điều này cũng góp phần làm cho tính chất của thần thoại và truyền thuyết dân gian Khmer Nam Bộ ít có tính hệ thống như truyện của người Khmer ở Campuchia.

2.3. Một cách hiểu về thể loại truyện dân gian Khmer Nam Bộ dưới góc nhìn bối cảnh

Từ những phân tích trên có thể thấy cách phân loại truyền thống của các nhà nghiên cứu truyện dân gian Khmer còn nhiều bất cập. Vì vậy, để góp phần phân loại theo đặc điểm văn hóa tộc người, cần có thêm những cách nhìn khác. Việc xác định thể loại theo hướng tiếp cận bối cảnh không phải phục vụ cho công tác lưu trữ hay xuất bản mà nó sẽ giúp cho công tác điền dã ghi chép và tiếp cận sát hợp hơn về hình tượng. Bởi vì thể loại bao giờ cũng gắn với một tâm thế, một trạng thái tình cảm của người kể và người nghe nên khi kể chuyện sẽ nảy sinh những tương tác, hình thành những xung động khai thác vốn tri thức và văn hóa của cộng đồng trong một cá nhân. Nói cách khác, khi người kể chuyện quan niệm câu chuyện ấy thuộc thể loại nào thì anh/chị ta sẽ có những tâm thế (ẩn tàng trong suy nghĩ) và những cách thức để chuyển

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022