Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 16


tải câu chuyện đến với người nghe một cách hiệu quả nhất. Ngược lại chính người nghe, trong vốn văn hóa của cộng đồng đã được dạy bảo, sẽ có những hưởng ứng tích cực giúp cho câu chuyện được diễn ra.

Như đã đề cập ở mục 1.3.2, khi chuyển hướng nghiên cứu truyện dân gian Khmer từ văn bản sang bối cảnh, việc nghiên cứu thể loại cũng có những thay đổi về cách nhìn nhận. Việc phân chia thể loại theo quan niệm dân gian ở những dạng theo đề tài hoặc tính chất của ngôn ngữ không chỉ gặp ở người Khmer mà còn gặp ở nhiều dân tộc khác trên thế giới. Nếu như quan niệm của Châu Ôn về thể loại truyện dân gian Khmer Nam Bộ với hai loại peak sầm- rai (lời bình thường) và kầm-nap (thơ ca) thì một số dân tộc khác trên thế giới cũng chia thành hai hoặc ba dạng lời nói. Chẳng hạn, ở nước cộng hoà Malagasy, “người ta chia thành resaka (nói chuyện thân mật, hằng ngày), kabary (nói chuyện hùng biện)” [105, tr.751]. Người Ilongot ở Philippines chia cách kể chuyện thành 3 loại: qube: nataqupu (lối nói thẳng thắn), nawnaw (lời nói cầu khẩn), quambaqan (kiểu nói bóng gió, duyên dáng, có tính nghệ thuật) [105, tr.572]. Người Chamula thì quan niệm lo?il k'op là “lời nói thông thường”, k'op sventa sk'isnah yo?nton yu?un li kirsanoe là “lời nói cho những người trái tim đang bốc lửa”, và puru k'op nghĩa là “lời nói thuần khiết”.

Để tìm hiểu sự “phê chuẩn” của cộng đồng người Khmer hiện tại, chúng tôi đã có những cuộc trò chuyện với một số đối tượng là nhà giáo và những người nông dân. Mục tiêu chính của các cuộc trò chuyện này nhằm khảo sát cách suy nghĩ của những người Khmer về các thể loại truyện dân gian trong đời sống thực tiễn (tính đến năm 2013).


1) Trong cuộc trao đổi với ông Danh Mến, người Khmer, 40 tuổi, là giáo viên Trường Pali Trung cấp Nam Bộ, chúng tôi phát hiện ra một số góc nhìn khác về thể loại truyện dân gian Khmer Nam Bộ.

Trước hết, theo ông Danh Mến, loại rương báp-bă-căm (truyện tội lỗi) xuất phát từ Phật giáo. Trong đó, “bap” là khái niệm “nghiệp”, có nguồn gốc từ tiếng Pali “báp-bă”, mang ý nghĩa liên quan đến những lời thuyết giảng tôn giáo. Giữa báp-bằ-căm sâc-sa-na nhìn chung là có thể thay đổi cho nhau. Đây là thể loại chiếm phần lớn nguồn truyện dân gian, được viết trên lá buông, được cất giữ trong các chùa để các nhà sư mang ra thuyết pháp cho cộng đồng với niềm tin thiêng liêng và trân trọng trong những dịp lễ hội quan trọng. Ông thừa nhận giữa quan niệm của người Khmer và người Việt có chỗ tương đồng và dị biệt về cách hiểu một số thể loại, thậm chí có một số thể loại không có trong văn học dân gian người Việt; cách hiểu thể loại của Châu Ôn là theo dân gian, không phải theo ngôn ngữ khoa học, còn cách hiểu của Huỳnh Ngọc Trảng có chỗ chưa phân rò cái nào thuộc về kinh sách trong chùa cái nào thuộc về dân gian truyền miệng. Ông Danh Mến đề nghị nên chỉnh lại cách phiên âm cho đúng: rương prò-đấch (truyện bịa đặt), rương tê- vék-k’tha (thần thoại), rương prò-voth-tề-să (truyện lịch sử), rương cà-tê-lôk (truyện thế sự, xã hội có tính chất răn dạy con cháu - ngụ ngôn thế sự). Song song đó, ông cũng đề xuất thêm vào một vài thể loại mới rương cà-tê-thôa (truyện răn dạy có tính tôn giáo – ngụ ngôn tôn giáo), rương sòm-nệak (truyện cười), rương rao xà bay (truyện giải trí).

Với sự tham khảo một số cách phân chia thể loại của văn học dân gian Campuchia hiện tại cùng với cách hiểu của dân gian Khmer, ông Danh Mến lập luận: trong ngôn ngữ Khmer, có ba từ diễn tả khái niệm “truyện” là k’tha, rương tùm-nuộn. Truyện dân gian được gọi là đờm-nợ k’tha prồ-chea pri (trong đó đờm-nợ: kể lại, k’tha: truyện, prồ-chea: người dân, pri: yêu quý);


dịch cả khái niệm là: Truyện được người dân yêu thích rồi kể lại. Việc phân loại theo đó được hiểu như sau:

(i) Thần thoại: tê-vék-k’tha (truyện về các vị thần sáng tạo thế gian và các vị tổ tiên người Khmer – tôn kính)

(ii) Truyền thuyết: p’rêng k’tha (truyện xưa về địa danh, sản vật, các nhân vật trong hoàng cung, ông vua bà chúa – có thật). Trong loại này bao gồm một số truyện về cuộc đời đức Phật và các vị bồ tát.

(iii) Cổ tích: nì-tian k’tha (truyện để kể, có yếu tố bịa đặt chủ yếu mua vui và răn dạy). Trong đó lại chia thành các tiểu loại: thần kì (nì-tian k’tha ok- cha), loài vật (nì-tian k’tha să), thế sự (nì-tian k’tha soòng-cum), cười (nì-tian k’tha sòm-nệak), ngụ ngôn (lơ-bơt k’tha). Trong quyển Quan điểm giáo dục trong truyện dân gian Khmer của Cam-pu-chia (bằng chữ Khmer) cũng xếp theo thứ tự này. Ông Danh Mến cũng giới thiệu một tổng tập về truyện dân gian của Campuchia xuất bản gần nhất (9 tập, mỗi tập một chủ đề). Trong đó, người ta chia theo các thể loại như sau: (1) Truyện về dân tộc Khmer xưa -2 tập; (2) Truyện liên quan đến công lí, pháp đình; (3) Truyện về loài vật; (4) Truyện liên quan đến đền đài, chùa tháp; (5) Truyện liên quan đến đền đài, chùa tháp; (6) Truyện liên quan đến cây cối; (7) Truyện liên quan đến Neak ta; (8) Những chuyện liên quan đến phong tục tập quán.

Thực tế cho thấy đây là cách phân chia theo đề tài, chứ không phải theo cấu trúc và đặc điểm nghệ thuật. Hơn nữa, ông Danh Mến là trí thức Khmer, được tiếp cận nguồn tài liệu từ Campuchia nên quan niệm cũng có đôi chút “máy móc” theo văn học Campuchia hiện nay. Kiểu phân chia thể loại này cũng không tránh khỏi những ấn định có tính khiên cưỡng.

2) Theo ông Lâm Huyền, giáo viên người Khmer, 38 tuổi, dạy môn Ngữ văn tại trường THCS Liêu Tú, huyện Trần Đề tỉnh Sóc Trăng thì bản


thân ông và những người Khmer ông gặp gỡ quen biết có hai cách nghĩ về truyện dân gian. Đối với người bình thường không có học giáo lí ở chùa hay ở “trường nhà nước”, họ không quan tâm đến thể loại nhiều mà chỉ quan tâm đến truyện đó kể về cái gì và diễn ra trong dịp nào. Ví dụ, truyện về hoàng tử Thông kể trong đám cưới, truyện về thằng Cheay kể trong bữa nhậu, chuyện về bốn ông sư kể trong các dịp nghỉ trưa khi làm ruộng, chuyện về đức Phật kể khi đi chùa, …Họ gọi chung là tùm nuộn (có tuồng tích) dành cho những chuyện được ghi chép và rương (câu chuyện ngắn) dành cho những truyện truyền miệng. Đối với những người có học giáo lí và có trình độ học vấn phổ thông hay có chuyên môn khi nghĩ về thể loại VHDG Khmer thường rơi vào hai trạng thái : hoặc là ít quan tâm đến truyện dân gian thì cho là mê tín, hoang đường, phi khoa học; hoặc là rất quan tâm thì cho là cách chia của Campuchia tốt hơn. Bản thân ông Huyền thì cho rằng cách phân chia của Châu Ôn gần gũi với người Khmer bình thường hơn.

3) Trong cuộc trò chuyện với 10 nông dân ở xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vào ngày 15/6/2013, hầu hết các vị đều thừa nhận trong quan niệm của người dân, việc phân loại nhiều là rất hiếm, cùng lắm là: rương p’rêng, rương bồ-ran, rương sấc-sa-na hoặc là truyện về con thỏ (tành-say) là cùng. Nhìn chung, cách mà mọi người bắt đầu thường là: “tui xin kể câu chuyện về..., có ý nghĩa…”. Tức là lấy đối tượng/ đề tài làm cách phân loại. Ngoài ra, do đời sống tín ngưỡng của người Khmer gắn liền với Phật giáo trong cả cuộc đời nên sự phân chia về các loại không rò ràng mà chủ yếu thiên về Phật thoại với số lượng rất nhiều. Mặc dù thế, nhưng khi được yêu cầu kể một vài truyện thì đa số đều từ chối và nói rằng họ phải vào các ngôi chùa đọc mới chính xác hoặc do các sư kể mới đúng. Tham dự đợt điền dã của sinh viên trường Đại học Trà Vinh vào tháng 10/2014 tại chùa Âng, thành phố Trà Vinh, chúng tôi cũng gặp câu trả lời tương tự về thể loại


khi yêu cầu các vị sự kể chuyện cho các em sinh viên nghe. Các sư chỉ nói chung là rương, hoặc tùm nuộn chứ không phân loại kiểu các văn bản đã lưu hành.

4) Để làm rò hơn cách suy nghĩ về thể loại trong bối cảnh văn hóa tộc người, chúng tôi trình bày một bản ghi chép lại buổi kể chuyện, giao tiếp giữa ba người Khmer, trong đó có những đoạn quan niệm về thể loại trong bối cảnh thực tiễn.

Tựa đề:

Các câu chuyện xung quanh bàn rượu

Tên người kể:

Lâm Huyền, Trần Minh Liên, Lí Chiên

Địa điểm ghi nhận

ấp Bưng Triết, xã Liêu Tú, huyện Trần Đề, Sóc Trăng

Ngày tháng ghi nhận:

11/3/2013

Thể loại:

Nhiều thể loại

Cụ thể hơn về người kể: Lâm Huyền (giáo viên trường THCS Liêu Tú, 38 tuổi), Trần Minh Liên (giáo viên tiểu học Liêu Tú, 35 tuổi), Lí Chiên (giáo viên tiểu học Liêu Tú, 40 tuổi).

Bối cảnh:


Trong đợt đi sưu tầm điền dã kéo dài 05 ngày (10/3 đến ngày 15/3/2013), tôi ngụ trong nhà một thầy giáo ở ấp Bưng Triết, xã Liêu Tú, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Hôm nay, tôi được ngồi uống rượu với 03 người là giáo viên đang dạy học. Không khí vui vẻ thân tình. Câu chuyện bắt đầu bằng công

việc của từng người rồi dần dần đi vào nhiều chuyện khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 16


Kết cấu

Văn bản

Ông Lâm Huyền (LH) giới thiệu tôi với hai người còn lại là Trần Minh Liên (TML) và Lí Chiên (LC). Buổi rượu diễn ra khoảng

15 phút thì ông TML hỏi tôi:

“Thầy là người nghiên cứu, thầy



Kết cấu

Văn bản

nói tôi nghe ca dao và tục ngữ người Việt khác nhau thế nào?”


Tôi trả lời:

- Tục ngữ là kinh nghiệm sống còn ca dao là thể hiện tình cảm của người ta trước sự việc, con người hay cảnh vật

Ông TML giải thích một cách rất tự tin:

Nghe giải thích tôi cảm thấy chưng hửng vì hồi đó giờ mới nghe lần đầu. Nhưng vị này cũng là người có học, quyết không phải đoán mò hay nói bừa.

- Còn người Khmer không quan niệm như vậy, cái nào nói chính xác là ca dao, cái nào không chính xác là tục ngữ. Ví dụ câu “gần mực thì đen gần đèn thì sáng” là nó đúng, chính xác nên là ca dao. Còn câu “chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ bay cao thì nắng bay vừa thì râm” là tục ngữ vì nó không chính xác gì cả. Có khi nó bay thấp mà cũng không mưa.

Thấy lạ tôi hỏi tiếp:

- Ví dụ câu “đừng sống như con ếch đừng chết như con rắn” là ca dao hay tục ngữ?

Ông TML trả lời:

- Đó là tục ngữ vì nó không đúng, con người sống khác nhau, có người này người khác, chưa chắc đúng.

Tôi hỏi lại:

- Vậy là cái nào chính xác, kiểm chứng được là ca dao còn cái nào chưa chắc là tục ngữ?

Ông TML đồng ý và dẫn chứng:

Đúng là chuyện này bắt sang chuyện nọ. Tôi vừa cảm thấy thú vị vừa cảm thấy nghi ngờ cách nói của ông thầy giáo này. Vì

những gì ông trình bày trước giờ

- Ví dụ câu “uống rượu thì đừng để say đến nỗi người ta khiêng” là lời khuyên, là loại tuk phia sách (lời hoàn toàn sai, đừng bao giờ làm theo) còn lời sô phia sách là lời đúng, khuyên mọi người làm theo. Hay câu “Muốn


Kết cấu

Văn bản

tôi chưa nghe.

biết giết thầy” cũng là “tuk phia sách”.

Ông LC chen vào nói thêm

Những cách phân biệt này không giống với bình thường. Tôi cảm thấy hồ nghi nhưng thấy cả ba vị đều rất chắc chắn và thống nhất nên tôi không hỏi nữa.

- Người Khmer không phân biệt vai vế họ hàng theo quan hệ mà theo tuổi tác và có đi tu hay không. Lớn thì kêu bác, nhỏ tuổi kêu chú; có đi tu kêu chú, không đi tu kêu cậu. Do đó việc phân biệt các thể loại truyện không giống như người Việt, không chính xác lắm.

Ông LH:

- Sao vùng này gọi là Liêu tú, TML có biết hông?

Ông TML kể không tự tin lắm


Đây là sự tích neang Chanh nhưng ông TML không nhớ rò. Trong sự tích này không có nói về vùng đất Liêu Tú.

- Có ông vua lấy người dân, sau này ổng đuổi ra, sai lính chém bỏ. Người đó mới đi trốn, mỗi chỗ đi qua đều có sự tích, chùa bốn mặt thế nào, qua Dù Tho thế nào, Liêu Tú thế nào? Và sau đó chết ở Mỹ Thanh thế nào. Nhưng tui không nhớ, chỉ nghe người ta nói sơ lại thôi

Ông TML:


Cả bàn tiệc cùng cười trước câu nói này.

- Chuyện hồi nãy tôi kể với anh là có sách, còn chuyện vừa rồi tôi nhớ sơ không dám nói. Nói sai ở tù chết luôn, nói bậy bạ không được đâu.

Tôi hỏi ông LC:

- Những chuyện này ông nghe người già kể lại hay đọc được?

Ông LC:

- Hồi nhỏ tới giờ tui không có nghe

ông già nào kể cả; chủ yếu là đi học nghe bạn bè kể và nghe mấy sư trong


Kết cấu

Văn bản


chùa kể.

Đang ngồi uống rượu thì người chủ quán bưng ra một dĩa gồm trứng vịt lộn và trứng cút lộn. Chị để xuống hơi nhanh, lỡ tay làm rớt một trứng vịt bể ra. Cả đám cười bảo không sao. Ông TML nói: thấy vụ trứng bể này tui nhớ chuyện Chắc-Sa-Mốc, để tui kể cho nghe.


Rồi TML bắt đầu kể với vẻ thú vị:


Câu chuyện lí ra còn nữa nhưng TML nói rằng anh không nhớ.

- Chắc-Sa-Mốc là một chàng trai nghèo, có một bầy gà, đẻ ra mười trứng, đem đi ấp. Một hôm anh ngồi trên cây thốt nốt suy nghĩ chuyện này chuyện kia. Anh dự tính là trứng sẽ nở ra gà con; nuôi lớn, bán gà mua bò; bò lớn, bán bò mua ruộng; làm ruộng có tiền xây nhà, mua vàng, cưới vợ; mua ruộng tiếp, thuê đầy tớ ở đầy nhà, ngồi nghỉ cho tớ nó rửa chân mình, cứ ngồi mà duỗi chân ra thôi. Đang suy nghĩ trên cây thốt nốt, chàng duỗi chân ra, rớt xuống đất, kết thúc giấc mơ.

Tôi hỏi

- Hai câu chuyện mà các anh vừa kể

thuộc thể loại gì?

Ông TML

- Nó là tùm nuộn (truyện kể), khác với

tục ngữ và ca dao. Tùm nuộn là chuyện có thật đó.

Tôi hỏi thêm

Tôi cảm thấy cách giải thích này rất chung chung, hình như gồm nhiều thể loại vào một kiểu nên có ý gợi mở xem như thế nào.

- Nhưng có chỗ khác người ta gọi là rương rao-xà-bạy (truyện cười).

Ông LH

- Cái đó là nói theo sách vở, chứ ở đây

nói vậy bà con nghe hổng hiểu đâu.

Dù câu chuyện còn dài nhưng bản trích ghi chép nêu trên đã phản ánh một số vấn đề trong việc tìm hiểu thể loại theo góc nhìn văn hóa tộc người. Theo đó, tiêu chí phân loại của người Khmer dựa vào thực tiễn sinh hoạt trong đời sống đã tạo ra cảm hứng cho người kể và người nghe. Nói cách

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022