Kết Cấu Bối Cảnh Kể Chuyện Dân Gian Khmer Nam Bộ


khác, nhìn dưới góc độ bối cảnh, tiêu chí phân loại phụ thuộc vào ý định và tương tác trong bối cảnh đặt ra. Có thể nói một cách cụ thể hơn là: thứ nhất, thể loại không chỉ là những gì từ sách vở hoặc những nhà nghiên cứu đã thống nhất mà nó còn xuất phát từ đời sống thực tế, phù hợp với trình độ nhận thức và tập quán sinh hoạt của người dân. Trường hợp phân biệt tục ngữ và ca dao của ông Trần Minh Liên trong câu chuyện trên là một cách nhìn hoàn toàn thuộc về dân gian, trong cộng đồng của người Khmer ở vùng đó, nên có khả năng sẽ không đúng ở vùng khác nhưng nó lại sống động và có giá trị thực tiễn. Thứ hai, trong một hoàn cảnh nhất định người ta chỉ có thể nói và thông hiểu một vài thể loại tiêu biểu do bối cảnh tạo nên chứ không hiểu rộng và nhiều như nhà nghiên cứu. Do đó, khi gặp những câu chuyện có đặc trưng thể loại vượt ra khỏi ngoài bối cảnh diễn xướng, người ta có xu hướng tổng hợp chung vào một loại nào đó. Thứ ba, việc phân loại bao giờ cũng gắn với những câu chuyện, những sản phẩm cụ thể không có cách khái quát theo tư duy khoa học thuần túy như các nhà nghiên cứu văn bản vẫn thực hiện.

Từ những phân tích nêu trên có thể rút ra một số đặc điểm cần lưu ý về phương pháp khi nghiên cứu thể loại truyện dân gian Khmer Nam Bộ trong bối cảnh: Một là, thể loại văn học dân gian là một phạm trù có nhiều đặc tính, đa dạng, được hình thành và phát triển từ nhiều góc độ. Khi nghiên cứu cần có một cái nhìn tổng thể, đặt trong nhiều mối quan hệ, nhiều góc nhìn. Cách phân loại truyền thống dựa vào nguyên tắc xem việc phân loại như một phạm trù, nó có những tiêu chí cụ thể, đảm bảo các nguyên tắc về tư duy lẫn thực tiễn. Tuy nhiên, cách phân loại đó có tính quy ước và thiên về hướng học thuật hơn là đáp ứng điều kiện tồn tại thực tế của một thể loại cụ thể trong lòng dân chúng. Hai là, với tư cách hình thức diễn ngôn, đặt dưới góc nhìn văn hoá tộc người khi nghiên cứu, thể loại văn học dân gian bộc lộ các giá trị thực tiễn. Chức năng của câu chuyện được kể sẽ góp phần xây dựng nội hàm


về thể loại theo cách nghĩ của người dân. Thể loại chỉ có ý nghĩa khi được đặt trong hoạt động diễn xướng được cộng đồng chấp nhận. Do tính thực tiễn của hình thức diễn ngôn nên thể loại không phải là một tiêu chí hình thức càng không phải là một tiêu chí để lưu trữ hay biên tập. Nó nằm trong một tổng thể dữ liệu chứa nhiều yếu tố khi được diễn xướng trong bối cảnh. Ba là, khi khảo sát văn học dân gian Khmer Nam Bộ từ góc nhìn bối cảnh, chịu sự “phê chuẩn” của cộng đồng thì việc phân loại cần phải được xem xét từ góc độ nguyên tắc nghệ thuật kết hợp với góc độ quan niệm quần chúng dân gian suy nghĩ và thừa nhận. Qua những khảo sát nêu trên cho thấy, việc quan niệm về thể loại trong cộng đồng người Khmer cũng không thống nhất và có nhiều chỗ chồng chéo, thậm chí là vay mượn. Trong tình hình ấy, cần có một cách lí giải thỏa đáng và có chiều sâu hơn nữa để có những kết luận khoa học theo hướng tiếp cận bối cảnh. Tuy nhiên, do mức độ của luận án chỉ là giới thiệu một quan niệm và khảo sát bước đầu về thể loại trong bối cảnh nên vấn đề thể loại trong hướng tiếp cận bối cảnh đối với VHDG nói chung và truyện dân gian Khmer Nam Bộ nói riêng phải là một trọng tâm, cần được tách riêng trong một chuyện luận khoa học khác.

Tiểu kết


1. Người Khmer Nam Bộ được định vị trong một không gian văn hóa cộng cư với những tộc người khác (Việt, Hoa, Chăm, …), được phân tán thành những phum sóc trên các giồng cao ráo của vùng châu thổ Sông Cửu Long. Trong hướng so sánh chiều ngang với những dân tộc anh em và so sánh chiều dọc với người Khmer ở Campuchia, đặc tính phum sóc vừa giúp cho người Khmer Nam Bộ vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa của dân tộc mình vừa tạo ra những biến thể văn hóa đáng lưu ý trong quá trình chung sống. Trong đó, tín ngưỡng Phật giáo Nam tông đã giúp người Khmer Nam Bộ có một tâm thức văn hóa đặc trưng. Hết lòng vì ngôi chùa của phum sóc, coi


trọng cuộc sống thực tại, chân thành và chất phác, vui vẻ và hòa đồng, coi trọng cái thiện và lối sống đạo đức, ít quan tâm đến cuộc sống vật chất xa hoa,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

… là những phẩm chất đẹp và có phần tiến bộ trong lối sống của người Khmer. Trong đó, coi trọng đời sống thực tại và hết lòng với đức Phật đã chi phối toàn bộ các đặc tính khác và những hành động giao tiếp, lao động vui chơi giải trí của họ. Vượt lên nhiều loại hình văn hóa dân gian, văn học nghệ thuật và sinh hoạt văn hóa dân gian có những biểu hiện nổi trội, dễ quan sát. Đó cũng là cơ sở cho việc nghiên cứu truyện dân gian trong môi trường diễn xướng.

2. Nổi bật trên phông nền văn hóa ấy, người Khmer Nam Bộ đã sở hữu một kho tàng truyện kể dân gian phong phú tồn tại trong kinh sách viết trên lá buông, được lưu giữ trong các ngôi chùa và trong tâm thức dân chúng. Phần lớn các kinh sách ấy được nhiều nhà nghiên cứu và bản thân người Khmer xem là để lí giải các phong tục tập quán và lễ hội. Bên cạnh đó, cũng có một phần truyện kể được lưu truyền với mục tiêu giải trí và trau dồi nhận thức thẩm mĩ. Với hướng nghiên cứu dựa trên văn bản, các nhà nghiên cứu đã khảo sát và hình thành các hệ thống phân loại truyện kể tương đối dễ nhận diện dù còn nhiều ý kiến khác nhau về tên gọi. Đóng góp của cách phân loại dựa theo văn bản là việc hình thành các tên gọi và quy phạm hóa nội hàm của từng thể loại trên cơ sở lí thuyết nghiên cứu VHDG truyền thống ở Việt Nam. Một số công trình đi sâu vào đặc trưng từng thể loại (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn) đã chứng minh được nhiều đặc điểm tiêu biểu của truyện kể dân gian Khmer, cũng như đúc kết được nhiều giá trị quan trọng của VHDG Khmer đối với nền VHDG Việt Nam.

Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 17

3.Tuy nhiên, trong thực tiễn đời sống, các khái niệm thể loại của truyện kể dân gian không diễn ra như cách thức mà các nhà nghiên cứu thực hiện. Nhiều cách gọi tên thể loại của các nhà nghiên cứu không được nhân


dân hiểu và đón nhận. Bởi vì, trong trí nhớ dân gian và qua truyền miệng, truyện kể dân gian Khmer nổi bật lên với vai trò làm cơ sở để thuyết minh, giải thích các phong tục tập quán và để giải trí cho cộng đồng. Đối với người Khmer trong thực tiễn sinh hoạt và lao động, thể loại truyện kể thường được gọi đại khái thành một loại và coi trọng chức năng sinh hoạt trong đời sống của nó. Trên cơ sở đó, từ một cách hiểu về thể loại truyện dân gian với góc nhìn văn hóa tộc người, bằng cách đặt việc phân loại vào bối cảnh thực tiễn của cuộc sống, một hướng nghiên cứu truyện dân gian trong bối cảnh được gợi mở và hình thành. Trong hướng đi này, truyện kể dân gian không còn là phương tiện của bối cảnh văn hóa mà chính văn hóa là nền tảng cho việc hiểu truyện dân gian. Các yếu tố của bối cảnh diễn xướng kể chuyện là những nội dung quan trọng quyết định hiệu quả của một câu chuyện; thái độ chấp nhận của người nghe và cách người kể thể hiện câu chuyện mới quyết định sự tồn tại của một thể loại nào đó. Do đó, thể loại, trong cách nhìn bối cảnh, không xuất phát từ lí thuyết hay ý muốn chủ quan của người nghiên cứu mà từ thực tiễn của đời sống quy định.

4. Như vậy, việc hiểu thể loại VHDG của người Khmer dưới góc độ bối cảnh đặt ra một vấn đề về thi pháp thể loại. Đây là một thách thức đối với hướng tiếp cận này. Việc phối hợp các yếu tố ngoài văn bản với tác phẩm thế nào? Cơ chế vận động của thể loại trong tâm thức và trong sinh hoạt giao tiếp nghệ thuật ra sao? Các phương diện tổ chức lời kể theo thể loại và cơ chế hoạt động của nó cũng cần được làm rò. Dĩ nhiên đây là vấn đề lớn mà phạm vi luận án này chưa thể thể giải quyết được. Nhưng bắt đầu từ đâu là điều phải đề cập đến. Đây là vấn đề đặt ra cho các chương tiếp theo.


Chương 3

XÂY DỰNG CÁC CÔNG CỤ GHI NHẬN TRUYỆN DÂN GIAN KHMER NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH


3.1. Kết cấu bối cảnh kể chuyện dân gian Khmer Nam Bộ


3.1.1. Các yếu tố tạo bối cảnh kể chuyện


Ở chương 1, luận án đã đề xuất một cách hiểu về bối cảnh trong nghiên cứu truyện dân gian, trong đó có sự phân biệt rò các mức độ của bối cảnh kể chuyện. Trong phần này chúng tôi làm rò hơn một số yếu tố xác định bối cảnh kể chuyện dân gian Khmer Nam Bộ để có cái nhìn mang tính định hướng và cũng là cơ sở để tiến hành phân tích, lí giải. Sự đề xuất này có giá trị như một quy ước để tiến hành ghi chép trong quá trình thực tế điền dã. Theo các nhà folklore Hoa Kì, trong đó có Roger D. Abrahams [161], thì các yếu tố của một bối cảnh kể chuyện gồm: (1) mối quan hệ giữa những người đang tham gia một giao dịch thẩm mĩ -người kể và người nghe, (2) sự chi phối của thời gian, địa điểm và cơ hội, (3) cảm xúc dấy lên từ sự diễn xướng - cả ở người kể, người nghe lẫn người ghi chép. Quan niệm này đặt trọng tâm ở hai khía cạnh: con người với những nhận thức và bối cảnh xung quanh. Trong đó, yếu tố giao dịch thẩm mĩ được lưu ý giống như cách nói giao tiếp nghệ thuật của Dan Ben-Amos.

Về mặt tâm lí học, với lí thuyết hành vi luận, theo El-Shamy [137, tr.25], hành vi của con người là một sự phản ứng lại một sự kích thích từ bên ngoài. Để nghiên cứu VHDG như một quá trình thì các nhà folklore học cần quan tâm một cách ưu tiên chính bản thân những phản ứng (hành động kể, hành động tạo niềm tin, hành động hát, hành động vận dụng một tục ngữ,


hoặc hành động múa) và các yếu tố văn hóa xã hội có liên quan trước khi tiếp tục nghiên cứu chính các tiết mục folklore (truyện dân gian, tín ngưỡng, dân ca, tục ngữ hoặc múa)”. El-Shamy đã áp dụng các khái niệm kích thích (stimulus) và phản ứng (response) thành lí thuyết S-R khi tiến hành phân tích các tiết mục folklore. Ông lập luận rằng trong việc sử dụng hướng tiếp cận S- R để nghiên cứu folklore thì có hai khía cạnh của sự phản ứng cần phải phân biệt: (1) bản thân những hành động phản ứng ban đầu như là: hành động kể (narrating), hành động hát (singing), hành động múa (dancing) hoặc hành động diễn xướng (performing) với (2) phong cách, “kết cấu”, hình thức và nội dung của sự phản ứng đó trong một chỉnh thể (El-Shamy gọi là kích thước của sự phản ứng – measurement of response). Trong trường hợp nghiên cứu truyện cổ tích, nguyên tắc này được diễn đạt theo công thức sau đây: điều gì làm (tức là, yếu tố kích thích và gợi ý) một người (hay một cộng đồng) kể (thể hiện sự hồi đáp) một câu chuyện (kích thước của sự hồi đáp đó) trong một điều kiện thế nào (nghĩa là bối cảnh nào gợi ý) và kết quả thế nào (tức là hiệu ứng với người tham gia). Ông cũng cho rằng, cách tiếp cận này cũng rất đúng cho các hình thức khác trong vốn văn hóa dân gian như nghệ thuật và múa dân gian. Với những cách thức tiếp cận cụ thể và được thao tác hóa như ngành tâm lí học hành vi đã thực hiện, các yếu tố tạo nên bối cảnh kể chuyện gồm một sự kiện gây kích thích, con người, những điều kiện về văn hóa để gợi ý.

Muốn xác định bối cảnh, một yếu tố khác cũng cần quan tâm là cách mà hoạt động kể chuyện hay diễn xướng sẽ diễn ra. Theo các nhà nghiên cứu folklore Hoa Kì, diễn xướng là một hành động thông tin, là sự trình diễn, sự biểu hiện ra cho người khác xem và đánh giá trong một bối cảnh cụ thể. Diễn xướng còn được xem là một hành động đối lập với năng lực tiềm tàng. Năng lực (hay vốn ngôn ngữ và truyện kể) của mỗi người được nằm tiềm ẩn trong ý


thức của cá nhân và quy ước xã hội. Người Khmer, hầu như ai cũng biết truyện kể về hoàng tử Pras Thông và công chúa rắn Neang Nec; sự hiểu biết đó tiềm tàng trong tâm thức của cả cộng đồng. Mỗi thành viên cộng đồng sẽ lưu giữ câu chuyện ấy theo cách riêng của mình, hiểu nó theo vốn văn hóa và trình độ hoặc sự mẫn cảm nghệ thuật của mình. Nhưng khi câu chuyện ấy được một người nhắc đến, tức là nó được một hành động khơi gợi, thì lúc đó hành động kích thích ấy chạm đến cái vốn riêng của từng người, nó làm cho người nghe phải ý thức về câu chuyện ấy, nó khiến người ta lắng nghe và phê chuẩn. Ngoài ra một yếu tố khác cũng góp phần để thiết lập bối cảnh là những báo hiệu để phân biệt giữa diễn xướng với lời nói giao tiếp hằng ngày. Richard Bauman [105, tr.761] gọi những dấu hiệu để báo sự diễn xướng là “khóa” (key), tức là những chỉ dẫn mang tính “siêu thông tin” kiểu như: “nhân tiện tôi xin kể câu chuyện có liên quan”, “Câu chuyện này là có thật”, “nãy giờ tôi chỉ đùa thôi nhưng chuyện này là được ông ngoại tôi kể”,

…Trong một cuộc giao tiếp, “khóa” là những chỉ báo cho việc kể chuyện bắt đầu.

3.1.2. Một số bối cảnh kể chuyện dân gian Khmer Nam Bộ


Trong văn hóa của người Khmer Nam Bộ, với những đặc trưng về tín ngưỡng và phong tục, có nhiều hoàn cảnh, tình huống có khả năng “rập khuôn” cho bối cảnh kể chuyện. Trong luận án này, chúng tôi xin đề cập đến ba loại bối cảnh với tư cách là những điều kiện tối thiểu cấu thành nên một sự kiện diễn xướng kể chuyện.

Thứ nhất, bất cứ yếu tố nào kích thích cho một câu chuyện được kể thì được xem là yếu tố tạo bối cảnh kể chuyện. Ở đây, cần phân biệt tính chất tâm lí học ở thuật ngữ “kích thích” (stimulus) khác với một lời yêu cầu miễn cưỡng phải kể chuyện. Việc xuất hiện của người điền dã hay người nghiên


cứu folklore trong môi trường một cộng đồng dân gian và yêu cầu người dân kể lại câu chuyện để ghi âm, và văn bản hóa không phải là hướng tiếp cận bối cảnh. Bối cảnh chỉ có thể là một cuộc trò chuyện của nhiều người, có thể là một dịp lễ hội, có thể trong môi trường gia đình, môi trường lao động mà xảy ra một sự kiện làm cho người tham gia tự phản ứng bằng cách kể câu chuyện nào đó. Như vậy những chuyện được diễn xướng trong trường hợp này được xem là kể trong bối cảnh có sự kích thích ngẫu nhiên. Xét từ nguyên tắc vừa nêu trên và những cơ chế nảy sinh thì loại bối cảnh này không nhất thiết xảy ra trong cộng đồng của người Khmer mà nó có thể xảy ra ở bất cứ dân tộc nào.

Thứ hai, trong đặc điểm văn hóa của người Khmer, lễ hội cộng đồng hoặc lễ nghi vòng đời đều có liên quan đến sự có mặt của vị à cha. Trước khi sự kiện diễn ra, các vị à cha thường có những cuộc họp để bàn bạc chuẩn bị. Như trong chương 2 đã đề cập, vị à cha có chức năng là cầu nối giữa nhà chùa và cộng đồng, là người đã từng là sư nhưng hoàn tục, có những hiểu biết nhất định về lễ nghi và nhớ nhiều truyện kể. Vị à cha vừa được người dân xem như người thay mặt nhà sư thực hiện Phật sự nơi phum sóc vừa là người nắm rò các thủ tục lễ nghĩa dân gian. Việc họp bàn xin ý kiến à cha thường xuyên xảy ra trong cộng đồng người Khmer. Cuộc họp ấy là sự tập trung nhiều người theo một chủ đích đã định sẵn, trong đó có ý kiến tham gia của tất cả các thành viên, kể cả người nghiên cứu được xem như có giá trị tác động lớn. Đây được xem là sự gặp gỡ giữa cái nhìn bên trong (emic) và cái nhìn của người ngoài cuộc (etic). Chúng tôi gọi dạng này là sự thương thảo trước một vấn đề đã nêu ra trước. Trong quá trình bàn bạc hay thảo luận để đi đến quyết định, vẫn có rất nhiều vấn đề phụ thuộc vào môi trường và bối cảnh. Dưới góc nhìn này, có thể xảy trường hợp người thực hiện nghiên cứu hoặc một cá nhân khác thực hiện phỏng vấn hay điền dã theo phương pháp dân tộc học đối với

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022