Bảng 4.2. Số lượng họ, chi, loài thuộc 2 lớp trong ngành Ngọc lan
Họ | Chi | Loài | ||||
SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | |
Lớp Ngọc lan - Magnoliopsida | 51 | 79,69 | 80 | 84,21 | 84 | 84,00 |
Lớp Hành - Liliopsida | 13 | 20,31 | 15 | 15,79 | 16 | 16,00 |
Ngành Ngọc lan - Magnoliophyta | 64 | 100 | 95 | 100 | 100 | 100 |
Tỉ lệ lớp Ngọc lan/lớp Hành | 3,92 | 5,33 | 5,25 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng - 2
- Điều Kiện Tự Nhiên Khu Vực Nghiên Cứu
- Đối Tượng, Phạm Vi Thời Gian Và Địa Điểm Nghiên Cứu
- Sự Phân Bố Nguồn Cây Thuốc Theo Môi Trường Sống Ở Kvnc
- Tỷ Lệ Nhóm Bệnh Chữa Trị Từ Nguồn Cây Thuốc Theo Kinh Nghiệm Sử Dụng Trong Cộng Đồng Dân Tộc Tày, Nùng, Dao Tại Xã Lê Lai
- Tỷ Lệ Về Độ Tuổi Của Các Thầy Thuốc Ở Kvnc
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Kết quả cho thấy, lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) chiếm ưu thế với 51 họ, chiếm 79,69% số họ trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta); số chi là 80, chiếm 84,21%; và số loài là 84 loài chiếm 84%. Một số loài thuộc lớp Ngọc lan có thể kể đến như: loài Sói rừng - Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai được sử dụng để chữa viêm khớp; loài Xạ đen - Celastrus hindsii Benth được bà con dân tộc Nùng ở khu vực nghiên cứu sử dụng để điều trị ung thư gan; Tơ hồng vàng - Cuscuta chinensis Lamk dùng để chữa tiểu đường; loài Giảo cổ lam - Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino được sử dụng làm thuốc bổ điều trị huyết áp, thận…
Lớp Hành (Liliopsida) chiếm tỉ trọng thấp hơn với 16 loài, 15 chi và 13 họ. Có thể kể đến một số loài thuộc lớp Hành là: Bách bộ - Stemona tuberosa Lour được sử dụng để điều trị rối loạn tiền đình và chứng rậm lông ở phụ nữ; loài Bảy lá một hoa - Paris chinensis Franch được dùng để điều trị rắn cắn, gãy xương; loài Khúc khắc - Heterosmilax gaudichaudiana (Kunth) Maxim được dùng làm thuốc bổ như mát tim, gan và là thuốc điều trị ỉa chảy; loài Lan kim tuyến - Anoectochilus setaceus Blume được sử điều trị bệnh máu trắng và làm thuốc bổ; …
Tỉ lệ họ giữa lớp Ngọc lan với lớp Hành là 3,92 nghĩa là trung bình cứ 3 họ thuộc lớp Ngọc lan thì sẽ có 1 họ thuộc lớp Hành; tương tự tỉ lệ các bậc chi và bậc loài lần lượt là 5,33 và 5,25 có nghĩa là trung bình cứ 5 chi và 5 loài thuộc lớp Ngọc lan sẽ có 1 chi và 1 loài thuộc lớp Hành.
Dưới đây là một số hình ảnh về một số loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu:
Bầu đất - Gynura procumbens
(Lour.) Merr
Sa nhân tím - Amomum longiligulare T. L. Wu
Mật gấu – Vernonia amygdalina Del.
Ké hoa đào - Urena lobata L.
Cốt cắn - Nephrolepis cordifolia (L.) Presl.
Xạ đen - Celastrus hindsii Benth
Hình 4.1. Hình ảnh một số loài cây thuốc ở KVNC
4.1.1.2. Số lượng phâns bố các loài cây trong từng họ.
Số lượng họ cây thuốc thu được ở khu vực nghiên cứu bao gồm 70 họ và sự phân bố số lượng các loài cây thuốc trong các họ được thể hiện qua Bảng
4.3 như sau:
Bảng 4.3. Sự phân bố số lượng loài cây thuốc trong các họ
1 loài | 2 loài | 3 loài | 4 loài | 5 loài | 6 loài | 7 loài | 8 loài | 9 loài | > 10 loài và < 15 loài | |
Pteridophyta | 4 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Polypodiopsida - Lớp Dương xỉ | 4 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Gnetophyta | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Gnetopsida - Lớp dây gắm | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Magnoliophyta | 45 | 11 | 5 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 |
Liliopsida - Lớp Một lá mầm | 11 | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Magnoliopsida - Lớp Hai lá mầm | 34 | 10 | 4 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 |
Tổng số họ | 50 | 12 | 5 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 |
Tỷ lệ số họ/ Tổng số họ (%) | 71,43 | 17,14 | 7,14 | 1,43 | 0 | 1,43 | 0 | 1,43 | 0 | 0 |
Số Loài | 50 | 24 | 15 | 4 | 0 | 6 | 0 | 8 | 0 | 0 |
Tỷ lệ số loài/ Tổng số loài (%) | 46,73 | 22,43 | 14,02 | 3,74 | 0 | 5,61 | 0 | 7,48 | 0 | 0 |
(Nguồn số liệu được tổng hợp từ bảng Phụ lục 3) Từ kết quả Bảng 4.3 trên số liệu cho thấy, có 1 họ có 8 loài đó là họ Asteraceae (họ Cúc) thuộc lớp Hai lá mầm, chiếm 1,43% so với tổng số họ và 7,48% so với tổng số loài. Có 1 họ có 6 loài là họ Moraceae (họ Dâu tằm) thuộc
lớp Hai lá mầm trong ngành Ngọc lan, chiếm 1,43% so với tổng số họ và 5,61% so với tổng số loài. Có 1 họ có 4 loài là họ Euphorbiaceae (họ Thầu dầu) chiếm 1,43% trên tổng số họ và 3,74% so với tổng số loài. Tiếp theo là có 5 họ có 3 loài trong đó họ Smilacaceae (họ Khúc khắc) thuộc lớp Một lá mầm còn lại họ Araliaceae (họ Ngũ gia bì), Rutaceae (họ Cam), Polygonaceae (họ Rau răm) và họ Menispermaceae (họ Tiết dê) thuộc lớp Hai lá mầm, chiếm 7,14% trên tổng số họ và chiếm 14,02% so với tổng số loài. Số họ có số lượng là 2 loài có 13 họ trong đó có 1 họ tập trung ở lớp Một lá mầm của ngành Ngọc lan đó là họ Zingiberaceae (họ Nghệ) và 1 họ tập trung trong lớp Dương xỉ (Polypodiopsida) trong ngành Dương xỉ (Pteridophyta) còn lại là tập trung ở lớp Hai lá mầm của ngành Ngọc lan, chiếm 17,14% so với tổng số họ và 22,43% so với tổng số loài điều tra được.
Nhận định với số họ có số lượng loài cây thuốc là 1 loài chiếm số lượng lớn nhất là 50 họ, chiếm 71,43% so với tổng số họ và chiếm 46,73% so với tổng số loài, đa số các họ trung chủ yếu trong lớp Hai la mầm của ngành Ngọc lan.
4.1.1.3. Các họ đa dạng nhất
Kết quả đánh giá có 8 họ đa dạng nhất của nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của cộng đồng các dân tộc thiểu số Nùng, Tày và Dao ở xã Lê Lai của huyện Thạch An được ghi nhận tại Bảng 4.4:
Các họ đa dạng nhất ở khu vực nghiên cứu bao gồm: họ Cúc (Asteraceae) có 8 chi và 8 loài, họ Dâu tằm (Moraceae) có 2 chi và 6 loài, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 4 chi và 4 loài và họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Rau răm (Polygonaceae), họ Tiết dê (Menispermaceae) đều có 3 loài và 3 chi, họ Khúc khắc (Smilacaceae) có 3 loài và 2 chi.
Bảng 4.4. Các họ đa dạng nhất ở khu vực nghiên cứu
Tên họ | Loài | Chi | ||||
Tên Việt Nam | Tên khoa học | Số loài | Tỉ lệ % | Số chi | Tỉ lệ % | |
1 | Cúc | Asteraceae | 8 | 7,48 | 8 | 7,84 |
2 | Dâu tằm | Moraceae | 6 | 5,61 | 2 | 1,96 |
3 | Thầu dầu | Euphorbiaceae | 4 | 3,74 | 4 | 3,92 |
4 | Ngũ gia bì | Araliaceae | 3 | 2,80 | 3 | 2,94 |
5 | Cam | Rutaceae | 3 | 2,80 | 3 | 2,94 |
6 | Rau răm | Polygonaceae | 3 | 2,80 | 3 | 2,94 |
7 | Tiết dê | Menispermaceae | 3 | 2,80 | 3 | 2,94 |
8 | Khúc khắc | Smilacaceae | 3 | 2,80 | 2 | 1,96 |
8 họ đa dạng nhất (11,43%) | 33 | 30,84 | 28 | 27,45 | ||
Tổng số | 107 | 102 |
Trong 8 họ giàu loài được xác định ở xã Lê Lai thì phần lớn cũng được gặp ở các họ giàu loài của hệ thực vật Việt Nam. Các họ cây thuốc giàu loài tại khu vực nghiên cứu có 2 họ nằm trong 10 họ đa dạng nhất của hệ thực vật Việt Nam là: họ Cúc (Asteraceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae); 6 họ còn lại không nằm trong 10 họ lớn nhất ở Việt nam đó là họ Cam, họ Tiết dê, họ Râu răm, ho Ngũ gia bì, họ Khúc khắc, họ Dâu tằm. Điều này chứng minh rằng nguồn cây thuốc ở xã Lê Lai tuy phong phú nhưng vẫn có nét khác biệt so với tính đa dạng chung của hệ thực vật Việt Nam.
Kết quả so sánh các họ giàu loài của nguồn cây thuốc tại xã Lê Lai với họ giàu loài của hệ thực vật Việt Nam (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2005) được ghi nhận tại Bảng 4.5 như sau:
Bảng 4.5. So sánh các họ giầu loài ở KVNC (1) với số loài của từng họ trong hệ thực vật Việt Nam (2).
Họ nhiều loài | KVNC (1) | DLTV VN (2) | Tỷ lệ % giữa (1) và (2) | |
1 | Asteraceae - Họ Cúc | 8 | 380 | 2,11 |
2 | Moraceae - Họ dâu tằm | 6 | 179 | 3,35 |
3 | Euphorbiaceae - Họ thầu dầu | 4 | 477 | 0,84 |
4 | Rutaceae - Họ cam | 3 | 128 | 2,34 |
5 | Menispermaceae - Họ tiết dê | 3 | 51 | 5,88 |
6 | Polygonaceae - Họ rau răm | 3 | 57 | 5,26 |
7 | Araliaceae - Họ ngũ gia bì | 3 | 158 | 1,90 |
8 | Smilacaceae - Họ khúc khắc | 3 | 36 | 8,33 |
Chú thích: (1) số loài cây thuốc của các họ trong KVNC. (2) theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Trung tâm NCTN&MT – Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện ST&TNSV, 2006)
Từ Bảng kết quả cho thấy, họ Cúc – Asteraceae của nguồn cây thuốc ở xã Lê Lai có tới 8 loài chiếm tỉ lệ 2,105% tổng số loài trong họ Cúc của hệ thực vật Việt Nam; họ Dâu tằm - Moraceae ở KVNC có 6 loài chiếm 3,352% tổng số loài trong họ Dâu tằm của hệ thực vật Việt Nam; họ Thầu dầu – Euphorbiaceae có 4 loài chiếm 0,839% tổng số loài trong họ Thầu dầu của hệ thực vật Việt Nam, họ Cam có 3 loài chiếm 2,344% tổng số loài trong họ Cam của hệ thực vật Việt Nam… Điều đó chứng tỏ xã Lê Lai là môi trường thuận lợi, thích hợp cho các loài thuộc các họ này phát triển. Từ đó, có thể dự đoán còn có khả năng phát hiện thêm những loài cây thuốc trong các họ trên ở xã Lê Lai.
4.1.2. Đa dạng về dạng sống của nguồn tài nguyên cây thuốc
Nghiên cứu kinh nghiện sử dụng cây thuốc ở xa Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, tôi đã điều tra được 107 loài cây thuốc khác nhau được bà
con nơi đây sử dụng làm thuốc với sự đa dạng về các dạng sống khác nhau. Kết quả được thể hiện ở Bảng 4.6 dưới đây:
Bảng 4.6. Đa dạng về dạng sống của nguồn cây thuốc ở KVNC
Dạng sống | Số lượng | Tỷ lệ | |
1 | Thân thảo | 39 | 36,45 |
2 | Bụi | 26 | 24,30 |
3 | Dây leo | 22 | 20,56 |
4 | Gỗ nhỏ | 7 | 6,54 |
5 | Gỗ trung bình | 7 | 6,54 |
6 | Gỗ lớn | 4 | 3,74 |
7 | Ký sinh và bán ký sinh | 2 | 1,87 |
Từ bảng kết quả trên cho thấy, nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của 3 cộng đồng dân tộc Nùng, Tày, Dao tại KVNC tập trung vào 7 dạng sống, trong đó tập trung nhiều nhất vào 4 dạng sống cây thân thảo, cây bụi và dây leo.
Thân thảo là dạng sống có số lượng loài nhiều nhất với 39/107 so với tổng số loài (chiếm 36,45% so với tổng số loài). Các cây thuộc nhóm này tập trung chủ yếu vào họ Gừng (Zingiberaceae) được dùng để chữa các bệnh như dạ dày, hen suyễn, rắn cắn; họ Cúc (Asteraceae) một số cây như Bầu đất, Cứt lợn, ké đầu ngựa...Được dùng để chữa các bệnh vô sinh, cầm máu, tiêu chảy… Đứng thứ hai là dạng sống cây bụi với số lượng 26/107 loài được sử dụng
làm thuốc (chiếm 24,30%) dạng cây này tập trung chủ yếu ở các họ Khúc khắc (Smilacaceae), họ Tiết dê (Menispermaceae), họ Cà phê (Rubiaceae)…Có thể kể đến một số loài như: Cẩu tích - Cibotium barometz J. Sm. được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng làm thuốc bổ và chữa đau lưng; Vú bò - Ficus simplicissima Lour được cộng đồng dân tộc Dao sử dụng để điều trị tiểu đường
và thận yếu; Xuyên tiêu - Zanthoxylym nitidum (Roxb.) DC có tác dụng điều trị đau răng và viêm vụ phụ khoa; …
Đứng thứ ba dạng dây leo với 22/107 loài được sử dụng làm thuốc (chiếm 20,56%), dạng cây này tập trung chủ yếu ở các họ Dâu tằm (Moraceae), họ Ô rô (Acanthaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)… Một số loài cây thuốc thuộc nhóm này như sau: Bòng bong - Lygodium flexuosum Sw. được cộng đồng dân tộc Dao sử dụng để tắm chữa xương khớp; Bình vôi - Stephania rotunda Lour được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng làm thuốc bổ; Tiết dê - Cissampelos var. hirsuta (Buch. -Ham. ex DC.) Forman được cộng đồng người Nùng sử dụng điều trị sỏi thận...
Thấp nhất là dạng cây ký sinh với 2/107 loài (chiếm 1,87% so với tổng số loài) đó là 2 loài Tầm gửi gạo - Taxillus chinensis (DC.) Dans thuộc họ Tầm gửi (Loranthaceae) được dân tộc Nùng sử dụng làm thuốc giải độc gan và loài Tơ hồng vàng - Cuscuta chinensis Lamk thuộc họ Tơ hồng (Cuscutaceae) được dân tộc Nùng dùng để điều trị bệnh tiểu đường.
Nhìn chung, vấn đề sử dụng các dạng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh của 3 dân tộc Nùng, Tày và Dao tại khu vực nghiên cứu khá đa dạng và phong phú.
4.1.3. Đa dạng về nơi sống của nguồn tài nguyên cây thuốc
Để thuận lợi cho công tác bảo tồn các loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu, Tôi đã tiến hành đánh giá sự đa dạng về môi trường sống của các loài cây thuốc. Việc phân chia các loại môi trường sống, căn cứ vào địa hình, đất đai, khí hậu, nơi mà cây thuốc đó phát triển. Có các dạng môi trường sau:
- Làng xóm, làm bản, vườn.
- Rừng (trồng, tái sinh, tự nhiên).
- Đồi cây bụi, đồi trọc, trảng cỏ
- Ven sông.