Những Yếu Tố Tác Dộng Đến Thực Hiện Chính Sách Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Vật Thể Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắc, Tỉnh Đắk Lắk


các giá trị văn hóa Chăm, những thành tựu về Kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh; vừa phục vụ nhu cầu giáo dục về lịch sử truyền thống về đất nước con người Việt Nam, vừa phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân trong tỉnh.

1.4.3. Kinh nghiệm rút ra

Qua nghiên cứu thực tiễn kinh nghiệm triển khai thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể ở một số địa phương, luận văn đã rút ra một số kinh nghiệm sau:

Một là, có đường lối, chính sách, pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

Hai là, tạo lập được hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý từ trung ương đến cơ sở đủ mạnh để biến những chủ trương, chính sách thành hiện thực cuộc sống.

Ba là, có sự đồng tình hưởng ứng của đông đảo công chúng trong toàn xã hội.

Nhiệm vụ trọng yếu trong những năm tới là đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về di sản văn hóa nhằm nâng cao ý thức của toàn xã hội, của các ngành, các cấp đối với sự nghiệp bảo vệ di sản văn hoá. Tăng cường quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa, kiên quyết xử lý các vi phạm làm tổn hại tới di sản văn hóa, tập trung giải quyết dứt điểm và có trọng điểm những vụ việc vi phạm, lấn chiếm di tích đã kéo dài nhiều năm. Đẩy mạnh việc giới thiệu di sản văn hóa ở trong nước và ở nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi nhất để du khách đến với di sản văn hóa. Xây dựng phong trào quần chúng tham gia vào các hoạt động bảo vệ di sản văn hóa theo hướng xã hội hóa sâu rộng, trong đó thế hệ trẻ phải trở thành lực lượng nòng cốt trong công việc này. Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí đầu tư của nhà nước và sự đóng góp của nhân dân cho việc bảo vệ di sản văn hóa. Đẩy mạnh việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào việc bảo vệ di sản văn hóa. Thực hiện tốt việc nghiên cứu, bảo tồn các di sản văn hóa trong quá trình triển khai các dự án đầu tư xây dựng. Cuối cùng là xây dựng những chính sách đối với nghệ nhân, nghệ sĩ và những người nắm giữ bí quyết nghề nghiệp, kỹ năng trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; kiện toàn đội ngũ làm công tác bảo vệ di sản văn hóa.


Tiểu kết chương 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Trong chương một trình bày những khái niệm cơ bản, liên quan mật thiết đến đề tài như chính sách công, di sản, di sản văn hóa, vấn đề bảo tồn di sản văn hóa hay văn hóa vật thể, đặc biệt là thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa nói chung, văn hóa vật thể nói riêng. Đồng thời, nêu ra các nội dung cũng như các bươc thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể. Các điều kiện bảo đảm thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể như chất lượng chính sách, nguồn lực thực thi chính sách, sự tương tác, trao đổi và phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện chính sách, phẩm chất và năng lực của những người thực thi chính sách; nhân tố môi trường, tức môi trường văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách…

Thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa vật thể nói riêng, trong những năm qua, ngành văn hóa đã có những bước phát triển nhanh nhưng chưa toàn diện. Trong quá trình phát triển đã nảy sinh những vấn đề cần quan tâm, nguồn lực và tiềm năng chưa tương xứng với nhau, công tác quản lý nhà nước đối với vấn đề bảo về và phát huy giá trị di sản còn nhiều bất cập, do vậy hiệu quả bảo tồn và phát huy giá trị chưa cao….

Thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 6

Ngoài ra, chương 1 còn đưa ra kinh nghiệm thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể tại một số địa phương như Lâm Đồng, Ninh Thuận nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện chính sách ở địa phương.


Chương 2

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA VẬT THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PẮC, TỈNH ĐẮK LẮK‌

2.1. Những yếu tố tác dộng đến thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk

2.1.1. Những yếu tố khách quan

Các yếu tố khách quan tồn tại và vận động theo quy luật khách quan, ít tạo nên những biến đổi thất thường, do đó không gây được sự chú ý của nhà quản lý, nhưng tác động của chúng đến quá trình thực thi chính sách lại rất lớn vì cơ chế tác động giữa chúng với các vấn đề chính sách được hình thành trên cơ sở của quy luật. Đối với tính khách quan, chúng ta không thể cải biến tính khách quan của nó, mà chỉ tìm cách điều chỉnh các hoạt động quản lý, điều hành cho phù hợp với quy luật vận động trong mỗi điều kiện không gian và thời gian.

Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông là giá trị của di sản văn hóa vật thể; các yếu tố ảnh hưởng đến bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa. Các yếu tố này càng được đảm bảo thì càng làm tăng cường các điều kiện cho thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể.

Việc công nhận các di tích cấp tỉnh, cấp Quốc gia của Nhà nước đối với các di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện cũng như vấn đề bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa ấy luôn được coi trọng trong chính sách và thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể.

2.1.2. Các yếu tố chủ quan

- Nhận thức, ý thức trong thực hiện chính sách trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong thực hiện chính sách trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, bởi lẽ nhận thức, ý thức quyết định và chi phối hành vi của con người, đặc biệt là liên quan tới hành vi ứng xử với tự nhiên là tài nguyên cơ bản để phát triển bảo vệ di tích. Nhận thức,


ý thức về bảo vệ di sản tốt, đầy đủ sẽ tạo các hành vi ứng xử tốt, thân thiện với tự nhiên và môi trường trong khi vẫn thỏa mãn được các nhu cầu phát triển của các bên liên quan.

- Chính sách, cơ chế và bộ máy tổ chức thực hiện bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể. Như mọi hoạt động phát triển khác, hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể cần có chính sách, cơ chế và bộ máy tổ chức thực hiện. Chính sách, cơ chế phát triển du lịch bền vững do Nhà nước xác định và được tổ chức thực hiện bởi hệ thống bộ máy quản lý. Chính sách, cơ chế bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể được quy định rò trong Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn và cụ thể hóa thực hiện. Giúp Nhà nước quản lý di sản văn hóa ở các quốc gia là cơ quan đầu mối chuyên trách, thường là cấp bộ hay cấp tổng cục với hệ thống bộ máy tổ chức ở trung ương và địa phương. Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, di sản văn hóa được nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, rất coi trọng phát triển, do vậy cơ chế và bộ máy tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể được quan tâm hoàn thiện, đổi mới để đáp ứng yêu cầu phát triển con người toàn diện.

- Về năng lực tổ chức thực hiện. Năng lực tổ chức thực hiện được coi là yếu tố rất quan trọng, có tác động ảnh hưởng rất lớn tới thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể. Năng lực là khả năng cho thực hiện. Năng lực tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể là khả năng của hệ thống bộ máy tổ chức và con người cho thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể. Chính sách tốt nhưng không được tổ chức triển khai thực hiện không tốt sẽ dẫn tới kết quả không tốt.

- Sự phối kết hợp của các bên liên quan. Trước khi thực thi, chính sách được phổ biến rộng rãi đến mọi đối tượng và toàn dân để họ nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của mục tiêu chính sách, đồng thời cũng thấy được lợi ích mà chính sách mang lại. Sau khi làm rò được vấn đề này, các cơ quan nhà nước tiếp tục vận động đối tượng tích cực thực hiện chính sách. Kết hợp các hoạt động tuyên truyền về ý nghĩa, tầm qun trọng của di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa vật thể nói riêng


trên địa bàn. Đồng thời họ còn vận động lẫn nhau trong thực hiện chính sách, tạo thành phong trào toàn dân bảo vệ di sản văn hóa. Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi chính sách.

Quyết định số 3156/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Văn hóa tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Kế hoạch số 6082/KH-UBND ngày 20/8/2015 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình hành động số 41-CTr/TU ngày 26/8/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Ngày 15/3/2012, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 1286/UBND-VHXH về việc phê duyệt và công bố Danh mục di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh tiềm năng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã căn cứ về điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, tiến hành lập hồ sơ khoa học di tích trình cấp có thẩm quyền xem xét, xếp hạng di tích, đây là cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo, xây dựng các dự án trùng tu, tôn tạo, bảo quản, phục hồi các giá trị di sản, góp phần bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, phát triển du lịch của tỉnh.

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa, công tác chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản tại địa phương. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có sự chuyển biến tích cực, ý thức chấp hành và tuân thủ các quy định của pháp luật về di sản văn hóa trong Nhân dân được nâng lên, người dân đã có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh tại địa phương, góp phần bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Nhìn chung, các đơn vị, địa phương trong công tác quản lý nhà nước đã tuân thủ quy định của pháp luật về di sản văn hóa và di tích; thường xuyên thanh tra, kiểm tra, nhắc nhở các tổ chức, cá nhân nghiêm túc chấp hành quy định


của pháp luật về di tích, tích cực tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh tại địa phương, không để xảy ra các sai phạm nghiêm trọng phải xử lý theo quy định của pháp luật về di tích.

Việc cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích để bảo vệ, phòng ngừa lấn chiếm đất đai, xâm hại di tích, góp phần bảo tồn di tích trên địa bàn tỉnh. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại di tích, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan, đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 02 di tích: Di tích lịch sử Số 04 Nguyễn Du (Biệt điệt Bảo Đại), Di tích lịch sử Địa điểm Miếu thờ tại Đồn điền CADA.

Gần đây nhất, Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk phê duyệt, kèm theo Quyết định số 2615/QĐ-UBND ngày 30/10/2020. Đề án đã đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 2016 - 2020, nêu ra những mặt hạn chế, bất cập, đồng thời đưa ra các phương án nhằm bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.

Qua các văn bản pháp lý có thể thấy tỉnh ta rất quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản trên địa bàn. Tuy nhiên, việc cụ thể hóa các Đề án, Kế hoạch, Chương trình đều cần sự chung tay của các ngành, các cấp, đặc biệt là của toàn dân.

2.2. Thực trạng việc thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk

2.2.1. Các di sản văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc

Đến nay, toàn tỉnh đã có 37 di tích được xếp hạng, trong đó: 02 di tích quốc gia đặc biệt, 17 di tích quốc gia, 18 di tích cấp tỉnh; 62 di tích tiềm năng để lập hồ sơ khoa học đề nghị xem xét, xếp hạng và dự kiến đưa 62 di tích vào danh mục di tích tiềm năng.


Trên địa bàn huyện Krông Pắc hiện có 3 di tích, danh lam thắng cảnh thuộc lĩnh vực văn hóa vật thể được đề cập đến, bao gồm: Di tích Đồn điền CADA (xã Ea Yông), Di tích lịch sử Địa điểm Miếu thờ tại Đồn điền CADA (xã Ea Yông) và Di tích Danh lam thắng cảnh thác Drai Dăng (xã Ea Knuếc). Ngoài ra còn có các di tích khảo cổ đã được khai quật nhưng chưa được bảo tồn và phát huy giá trị (đại diện là di chỉ khảo cổ Buôn Mrâo), các hồ Tân An (thị trấn Phước An), hồ Ea Nhái (xã Ea Knuếc), hồ Ea Wy (xã Ea Yông)… có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái.

CADA là chữ viết tắt của cụm từ COMPAGNIE AGRICOLE D’ASIE (Công ty Nông nghiệp Á Châu), do người Pháp xây dựng vào năm 1922 để trồng cà phê, chè. Di tích lịch sử CADA trải dài từ km18 đến km47 dọc hai bên quốc lộ 26 thuộc xã Ea Kênh và Ea Yông, huyện Krông Pắk. CADA là nơi thực dân Pháp mở đầu cho việc cướp đoạt đất đai để khai thác tài nguyên một cách quy mô trong quá trình khai thác thuộc địa ở Đắk Lắk, việc lập đồn điền và du nhập chủ nghĩa tư bản thực dân đã phá vỡ nền kinh tế truyền thống của các dân tộc thiểu số nơi đây. Quá trình khai thác mạnh nhất của thực dân Pháp tại Đồn điền CADA bắt đầu từ năm 1925 đến năm 1934, chúng bóc lột công nhân bằng đồng lương rẻ mạt và đối xử vô cùng tàn nhẫn. Chính trong thời điểm này, giai cấp công nhân đã ra đời và phát triển mạnh mẽ.

Năm 1940, Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên được thành lập tại Nhà đày Buôn Ma Thuột, chính nơi đây ngọn lửa, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam được nhen nhóm, làm nòng cốt lan rộng khắp nơi, đóng vai trò hết sức to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Đắk Lắk. Cuối năm 1944, Chi bộ Nhà đày đã xây dựng được những cơ sở trong đồn lính khố xanh, thành lập một số tổ chức bán hợp pháp để hoạt động lan toả khắp các đồn điền mà mạnh nhất là đồn điền CADA. Năm 1945, CADA - nơi có phong trào và tổ chức vững mạnh được Ban Chấp hành lâm thời chọn giao nhiệm vụ nòng cốt trong cuộc khởi nghĩa. CADA cũng là nơi huấn luyện, tập hợp lực lượng để cướp chính quyền đầu tiên và là hậu cứ tiếp tục chiến đấu nếu cuộc khởi nghĩa chưa thành công. Các tổ chức bí mật cũng được


thành lập, với những đồng chí trung kiên như: Trần Thử, Trần Phòng, Mai Nguyên, Trần Cối, Nguyễn Tâm Thu và Trần Thị Thủy. Cũng chính nơi đây, bộ máy cai trị của thực dân Pháp sau hơn 40 mươi năm xây dựng đã bị sụp đổ đầu tiên ở Đắk Lắk. Quá trình ra đời và trưởng thành của công nhân đồn điền CADA đã khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng Đắk Lắk, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân 1975 ở tỉnh Đắk Lắk.

Sau ngày đất nước thống nhất, Đồn điền CADA được giao cho Công ty Nông nghiệp Đắk Lắk quản lý, trên cơ sở đó năm 1977 Nông trường cà phê Phước An được thành lập, tiếp đó tháng 5/1989 Nông trường cà phê Tháng 10 ra đời. Hai Nông trường này đã có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Krông Pắk nói riêng. Với giá trị lịch sử và hiện trạng của Đồn điền CADA, ngày 26/01/1999, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã ban hành Quyết định số 02/1999/QĐ-BVHTT xếp hạng Di tích lịch sử CADA, xã Ea Yông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk là Di tích quốc gia.

Miếu thờ CADA thuộc địa phận thôn 19/8, xã Ea Yông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk. Đây là ngôi miếu do công nhân đồn điền cà phê CADA đấu tranh đòi chủ đồn điền xây dựng để phục vụ cho sinh hoạt tín ngưỡng, gặp gỡ, giao lưu, trao đổi thông tin. Miếu thờ CADA là cách gọi của những công nhân, chiến sỹ hoạt động cách mạng. Lúc đầu miếu được làm bằng những vật liệu đơn sơ như: mái tranh, vách đất,... nên chỉ trong một thời gian ngắn đã bị hư hỏng hoàn toàn. Năm 1940, công nhân đồn điền CADA đã đấu tranh yêu cầu chủ đồn điền cho xây dựng lại miếu bằng gạch táp lô với diện tích 6,5m x 3,5m, móng bằng đá ong, mái lợp ngói vảy, nóc mái được trang trí bằng hai con kìm, bốn góc là những đầu đao uốn lượn. Đến năm 1972, ngôi miếu bị lính Mỹ - Ngụy phá hủy hoàn toàn. Sau năm 1975, người dân sống quanh vùng đã góp tiền và công xây dựng lại ngôi miếu bằng xi măng, lợp mái tôn trên nền miếu cũ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022