theo gió bão từ 2 đến 4 ngày; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa ít, có thời kỳ hanh khô kéo dài từ 15 đến 25 ngày, nhiều diện tích canh tác, ao, hồ bị khô cạn. Nhiệt độ trung bình năm 23,40 C, (tháng 7 cao nhất là 28,90 C, tháng 01 thấp nhất là 15,80 C), sự chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,10C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.530 – 1.776 giờ, trong tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm là tháng 1. Lượng mưa dao động từ 1400 – 1500 mm/năm. Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8. Lượng mưa lớn nhất lên tới 2.000 mm. Do mưa Lớn tập trung nên có năm có hiện tượng ngập úng, kéo dài.
* Chế độ thủy văn
Hiện xã có 02 hồ chứa nước (hồ Nà Danh, hồ Khuổi Vàng), 02 đập chắn nước ở (xóm Nà Cốc, xóm Nà Vàng) và một số tuyến kênh mương để điều chỉnh nước phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng nhưng do địa hình phức tạp nên hệ thống này chưa phát huy được nhiều, mà chỉ cung cấp một phần nào đó cho sản xuất nông nghiệp.
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
Xã Lê Lai có 14 xóm với tổng số hộ là 759 hộ, tổng số nhân khẩu là 2.950 người, nhân khẩu lao động là 1.322 người (lao động nam là 793, nữ là
529) trong đó lao động nông nghiệp có 1.256 người chiếm 95% tổng lao động toàn xã. Tỷ lệ tăng dân số trung bình là 1%.
Lao động đã qua đào tạo 238 người (chiếm 18% tổng số lao động), trong đó lao động nông nghiệp là 1071 người chiếm 81%, lao động phi nông nghiệp là 26 người (chiếm 0,02%).
Trên địa bàn xã chủ yếu có 4 dân tộc anh em sinh sống trong đó là: Kinh có 22 người (chiếm 0,76%), Nùng có 1443 người (chiếm 49,66%), Tày với
1347 người (chiếm 46,35%), Dao với 94 người (chiếm 3%)
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, phạm vi thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài thực vật được được các cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã Lê Lai sử dụng làm chuốc chữa bệnh; kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Công tác điều tra thực địa được tiến hành tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 đến tháng 5/2020
- Nghiên cứu tri thức về kinh nghiệm sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc của các cộng đồng dân tộc thiểu số gồm: dân tộc Nùng, Tày và Dao.
3.2. Nội dung nghiên cứu
* Đánh giá đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng trong các cộng đồng dân tộc tại xã Lê Lai, huyện Thạch an, tỉnh Cao Bằng:
- Đánh giá đa dạng các bậc taxon của nguồn tài nguyên cây thuốc: đa dạng bậc họ; đa dạng bậc chi.
- Đánh giá đa dạng về dạng sống của thực vật làm thuốc.
- Đánh giá về môi trường sống của thực vật làm thuốc.
* Xác định những cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn: Đánh giá ở mức độ quý hiếm của các loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu.
* Vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc của các cộng đồng dân tộc thiểu số ở xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.
- Kinh nghiệm sử dụng bộ phận làm thuốc của cộng đồng dân tộc thiểu số ở xã Lê Lai.
- Kinh nghiệm về nhóm bệnh chữa trị của cộng đồng dân tộc thiểu số ở xã Lê Lai.
- Ảnh hưởng của sự giao thoa giữa các dân tộc đến vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc.
- Vấn đề truyền thụ kiến thức về cây thuốc trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở xã Lê Lai.
* Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc có giá trị cao được các cộng đồng dân tộc thiểu số sử dụng tại xã Lê Lai.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài thực hiện tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Để đạt được các kết quả gắn với các nội dung nghiên cứu trên, cách thức và giải pháp thực hiện ý tưởng bao gồm như sau:
3.3.1. Phương pháp kế thừa
- Kế thừa những những tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên cứu và các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Kế thừa kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các ông lang, bà mế người dân tộc ở khu vực nghiên cứu.
3.3.2. Phương pháp điều tra cộng đồng
- Điều tra phỏng vấn thu thập cây thuốc: Tại khu vực nghiên cứu, phỏng vấn các ông lang, bà mế, người dân có kinh nghiệm sử dụng cây thuốc và sử dụng các bài thuốc gia truyền của các cộng đồng dân tộc tại địa bàn nghiên cứu. Mẫu phiếu điều tra dựa theo: phiếu điều tra cây thuốc trong cộng đồng và phiếu điều tra bài thuốc gian dân (Viện Dược liệu, 1993) [40].
Thu thập đầy đủ các thông tin cây thuốc gồm: Tên phổ thông, tên địa phương; số hiệu mẫu/ảnh cây thuốc; dạng sống; môi trường sống; bộ phận sử dụng làm thuốc (thân, rễ, hoa, quả, hạt, nhựa, vỏ); công dụng. Đồng thời ghi
chép những đặc điểm dễ nhận biết của cây ngoài thiên nhiên, ghi rò thời gian, địa điểm và người thu thập thông tin.
- Định danh tên cây: định danh loài cây theo các bước: (i) định danh tại thực địa; (ii) sử dụng kiến thức kinh nghiệm của các chuyên gia và nguồn tài liệu tin cậy đã công bố giám định lại.
+ Bước 1: xác định sơ bộ tên địa phương, tên thường gọi được thực hiện ngay ở lần điều tra đầu tiên. Đối với những loài chưa chắc chắn thì chú thích để kiểm định lại ở bước sau. Các loài không biết tên cần phải lấy mẫu (lá, hoa, quả...) và ghi vào biểu điều tra bằng ký hiệu sp1, sp2... để giám định.
+ Bước 2: tất cả các cây được thẩm định lại tên cây, lập danh mục cây thuốc bằng sử dụng kiến thức kinh nghiệm của các chuyên gia về thực vật và nguồn tài liệu tin cậy đã công bố gồm: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 2000) [18], Từ điển Cây thuốc Việt Nam (Vò Văn Chi, 2012) [8], Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 2005) [24], Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Trung tâm NCTN&MT – Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện ST&TNSV, 2006) [38]. Danh sách tên cây thuốc sẽ được hoàn thiện ở bước này.
Bảng 3.1. Mẫu bảng điều tra cây thuốc được các cộng đồng dân tộc ở khu vực nghiên cứu
Thời gian điều tra: Người điều tra:
Địa điểm điều tra: Địa chỉ điều tra:
Tên phổng thông | Tên địa phươn g | Số hiệu ảnh chụp | Dạng cây | Môi trường sống | Bộ phận sử dụng | Cách sử dụng | Công dụng | Người được phỏng vấn | ||
Họ tên, điện thoại | Địa chỉ liên hệ | |||||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng - 1
- Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng - 2
- Điều Kiện Tự Nhiên Khu Vực Nghiên Cứu
- Số Lượng Họ, Chi, Loài Thuộc 2 Lớp Trong Ngành Ngọc Lan
- Sự Phân Bố Nguồn Cây Thuốc Theo Môi Trường Sống Ở Kvnc
- Tỷ Lệ Nhóm Bệnh Chữa Trị Từ Nguồn Cây Thuốc Theo Kinh Nghiệm Sử Dụng Trong Cộng Đồng Dân Tộc Tày, Nùng, Dao Tại Xã Lê Lai
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
3.3.3. Phương pháp thu thập mẫu
Đối với loài cây chưa xác định được tên ở ngoài thực địa và loài cần giám định lại tên.
- Tiến hành thu mẫu ở thực địa: Mỗi cây thuốc thu từ 3 đến 10 mẫu và được gắn nhãn ghi rò các thông tin về ký hiệu mẫu, địa điểm,thời gian và người thu mẫu (các mẫu cùng cây đánh số cùng số hiệu mẫu).
- Dụng cụ thu mẫu: bản gỗ ép mẫu, túi đựng mẫu, bao tải dứa, kéo cắt cây, giấy báo , dây buộc, etyket, bút chữ A, sổ ghi chép, máy ảnh (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997) [34].
Hình 3.1. Các dụng cụ sử dụng cho nghiên cứu trong đề tài
3.3.4. Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc
Đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của các cộng đồng dân tộc ở xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, đề tài sử dụng phương pháp đánh giá của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [34]:
- Đa dạng về bậc phân loại: ngành, lớp, họ, chi, loài.
- Đa dạng về dạng sống: kí sinh, dây leo, gỗ trung bình, gỗ nhỏ, thảo, bụi.
- Đa dạng về môi trường sống: rừng, đồi, vườn, ven suối hoặc nơi ẩm ướt.
- Đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc: thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt, nhựa, cả cây.
- Đa dạng về cách chế biến cây thuốc: khô và tươi.
- Đa dạng về các nhóm bệnh chữa trị: bệnh về khớp, tim, dạ dày, gan, giải độc, xương,…
3.3.5. Phương pháp đánh giá mức độ nguy cấp
Đánh giá mức độ nguy cấp của các loài cây thuốc, xác định những cây thuốc thuộc diện bảo tồn ở khu vực nghiên cứu theo: Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật rừng (Bộ KH&CN, 2007) [3], Nghị định 06/2019/NĐ-CP (Chính phủ nước Việt Nam, 2019) [10], Danh sách đỏ cây thuốc Việt Nam trong Cẩm nang cây thuốc cần được bảo vệ ở Việt Nam (Nguyễn Tập, 2007) [31].
3.3.6. Phương pháp nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu lá, thân, rễ cây thuốc sau khi thu hái được rửa sạch, để ráo nước sau đó đem sấy khô ở 900C đến khối lượng không đổi.
- Nguyên liệu sau khi sấy khô được nghiền trong máy xay đa năng loại nhỏ thành bột dạng mịn, bảo quản nơi khô ráo để sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo.
- Bước 2: Tạo cao chiết
Nguyên liệu được tách chiết theo phương pháp ngâm nóng. Nguyên liệu dạng bột khô được đem đi chiết với tỷ lệ 10 g/100 ml bằng dung môi methanol, sau đó cho vào máy lắc với tần số 200 vòng/phút (để các chất có hoạt tính sinh học tan đều trong dung môi) ở các điều kiện thời gian 24 giờ, sau đó tiến hành lọc qua giấy lọc, 80 ml dịch lọc được đem đi cô đặc bằng máy cô quay (hoặc sấy khô) đến khi có khối lượng khô không đổi và được bảo quản ở 40C để sử dụng trong các nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn.
- Bước 3: Chuẩn bị giống vi khuẩn
Sử dụng 2 chủng vi khuẩn gồm 1 chủng gram dương là S.a (Staphylococcus aureus) và 1 chủng gram âm là E.coli (Escherichia coli), lấy từ phòng thí nghiệm Vi sinh - Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên. Bảo quản giống trên
môi trường thạch nghiêng: vi sinh vật được hoạt hóa trong môi trường LB, sau đó được cấy chuyển sang môi trường thạch nghiêng, nuôi 24 giờ ở 370C, giữ trong tủ lạnh để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo.
- Bước 4: Thử khả năng kháng khuẩn
Kiểm tra khả năng kháng khuẩn của cao chiết bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch, thí nhiệm được bố trí 3 lần nhắc lại trên một chủng vi khuẩn 3 đĩa petri trên 1 lần nhắc lại.
Pha cao chiết của toàn thân cây thuốc với nước ở nồng độ 100 mg/ml sau đó dùng cao đã pha để thử hoạt tính kháng khuẩn.
Các thao tác được thực hiện trong tủ cấy vô trùng. Khi mật độ vi khuẩn đạt đến nồng độ 106 tế bào/ml, lắc đều ống nghiệm chứa vi khuẩn. Môi trường LB đã được hóa lỏng trong lò vi sóng, khi còn lỏng đổ đều môi trường vào các đĩa Petri, sau đó để nguội để môi trường đông đặc lại tạo thành mặt phẳng. Dùng micropipet hút 100μl dịch vi khuẩn vào giữa đĩa thạch chứa môi trường LB (Thành phần của môi trường LB là như sau (g/l): Peptone - 10; Cao nấm men - 5; NaCl -10; pH: 7,0), dùng que cấy tam giác trang đều cho đến khi mặt thạch khô. Sau 15 phút đục giếng trên môi trường thạch với đường kính 6 mm, đục 2 giếng, mỗi giếng cách nhau 2 – 3 cm. Mỗi giếng thạch nhỏ 100μl dịch cao chiết cần nghiên cứu bằng micropipet, sử dụng đối chứng dương là kháng sinh Kanamycin và Akamicin với nồng độ 5mg/ml để so sánh, để các đĩa thạch trong tủ lạnh 30 phút để dịch cao chiết khuếch tán ra môi trường nuôi cấy vi khuẩn, sau đó nuôi cấy trong tủ ấm 370C, sau 24h mang ra đo kích thước vòng kháng khuẩn. Hoạt tính kháng khuẩn được xác định bằng cách đo kích thước vùng kháng khuẩn (BK) bằng công thức: BK
= D - d, trong đó D là đường kính vòng kháng khuẩn, d là đường kính giếng thạch.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
4.1.1 Đa dạng về các bậc Taxon
4.1.1.1. Đa dạng ở bậc ngành
Nghiên cứu cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của cộng đồng các dân tộc Nùng, Tày và Dao tại xã Lê Lai đã xác định được sự phong phú về thành phần loài cây thuốc, cụ thể có 107 loài thực vật bậc cao có mạch được sử dụng làm thuốc thuộc 102 chi và 70 họ. Kết quả được tổng hợp tại Bảng 4.1.
Bảng 4.1. Phân bố các ngành thực vật làm thuốc ở xã Lê Lai, huyện Thạch An
Ngành thực vật | Họ | Chi | Loài | |||||
SL | Tỉ lệ % | SL | Tỉ lệ % | SL | Tỉ lệ % | |||
1 | Ngành dương xỉ | Pteridophyta | 5 | 7,14 | 6 | 5,88 | 6 | 5,61 |
2 | Ngành dây gắm | Gnetophyta | 1 | 1,43 | 1 | 0,98 | 1 | 0,94 |
3 | Ngành ngọc lan | Magnoliophyta | 64 | 91,43 | 95 | 93,14 | 100 | 93,46 |
Tổng | 70 | 100 | 102 | 100 | 107 | 100 |
Qua dữ liệu cho chúng ta thấy, các loài cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của cộng đồng dân tộc Nùng, Tày, Dao ở xã Lê Lai,huyện Thạch An tập trung chủ yếu vào ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), đây là ngành đa dạng nhất với 100 loài (chiếm 93,46%); 95 chi (chiếm 93,14%) và 64 họ (chiếm 91,43%). Tiếp theo là ngành Dương xỉ (Pteridophyta) có 6 loài (chiếm 5,61%); 6 chi (chiếm 5,88%) và 5 họ (chiếm 7,14%). Thấp nhất là ngành Dây gắm (Gnetophyta) chỉ có 1 loài, 1 chi, 1 họ. Sự phân bố không đồng đều n hau của các taxon không chỉ được thể hiện giữa các ngành mà còn thể hiện qua sự chiếm ưu thế của các lớp trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) như sau: