Sự Phân Bố Nguồn Cây Thuốc Theo Môi Trường Sống Ở Kvnc


Bảng 4.7. Sự phân bố nguồn cây thuốc theo môi trường sống ở KVNC


Stt

Nơi sống

Số loài

Tỷ lệ %

1

Rừng (trồng, tái sinh, tự nhiên)

79

73,83

2

Làng xóm, làng bản, vườn

44

41,12

3

Ven sông

14

13,08

4

Đồi cây bụi, đồi trọc, trảng cỏ

9

8,41

Tổng

146

136,45

Tổng số loài

107


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng - 6

Chú thích: Tỉ lệ % trong Bảng hơn 100% do một số loài có thể sống ở nhiều môi trường khác nhau

Qua Bảng 4.7 cho thấy, số lượng loài cây thuốc phân bố trên các sinh cảnh là rất khác nhau:

Đối với môi trường ở rừng có số lượng cây thuốc nhiều nhất với 79/107 loài, chiếm 73,83% so với tổng số loài điều tra được, trong đó phải kể đến một số loài sống ở rừng được bà con sử dụng nhiều như: Khoan cân đằng - Tinospora sinensis (Lour.) Merr (1. Bét phạ) được bà con dân tộc Nùng sử dựng để chữa đau xương khớp, thoái hóa cột sống; Bồ kết - Gleditsia australis Hemsl. ex Forbes & Hemsl (1. Pác pít) được dân tộc Nùng sử dụng điều trị ngữa đầu, đau đầu; loài Đa búp đỏ - Ficus elastica Roxb. ex Horn (1. Mảy lùng đen) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để điều trị khớp và thần kinh tọa...

Đứng thứ hai là các loài cây thuốc được sống ở xung quanh nhà, trong vườn, làng xóm có 44/107 loài và chiếm tỷ lệ 41,12% so với tổng số loài điều tra được. Điều này cũng được minh chứng qua nghiên cứu của tác giả Quàng Văn Kiêm (2019) khi điều tra về tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Kim Đồng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng [22] cũng cho thấy môi trường sống ở vườn chiếm số lượng nhiều nhất với 59 loài chiếm 57,84% so với tổng số loài. Như vây, có thể thấy người dân ở KVNC đã từng bước có những biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc cho tương lai.


Đứng thứ ba là những loài cây thuốc phân bố những nơi ẩm ướt, ven suối với 14/107 loài, chiếm 12,96% so với tổng số loài, chủ yếu là những loài ưa ẩm như: Mã đề - Plantago major L. (1. Péac đản) được dân tộc Nùng dùng để chữa thận; Rau má - Centella asiatica (L.) Urb. in Mart (2. Péac chèn, 3. Péac chèn pi) được cộng đồng dân tộc Tày dùng để giải độc và giúp tiêu hóa tốt, ngoài ra cộng đồng dân tộc Dao còn dùng để chữa viêm họng; Rau bợ - Marsilea quadrifolia L. (1. Péac trắng) được cộng đồng dân tộc Nùng dùng để điều trị rắn cắn, …

Thấp nhất là những cây thuốc phân bố ở những khu vực đồi cây bụi, đồi trọc trảng cỏ chỉ có 9 loài, chiếm 8,41% so với tổng số loài đó là những loài: Chè - Camellia sinensis (L.) Kuntze; (2. Chè), được cộng đồng dân tộc Tày sử dụng điều trị huyết áp; Ổi - Psidium guajava L. (1. Mác ổi) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng điều trị tiêu chảy, đau bụng đi ngoài; Trầu cổ - Ficus pumila L. (1,3. Mác cúm thương) được cộng đồng dân tộc Nùng dùng để điều trị tiểu đường và vô sinh còn cộng đồng dân tộc Dao dùng để làm thuốc bồi bổ cơ thể…

Nhìn chung, đánh giá về nơi sống của từng loài cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của cộng đồng các dân tộc Nùng, Tày, Dao ở khu vực nghiên cứu là một việc rất quan trọng, điều này có ý nghĩa trong việc cung cấp cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh.

4.2. Những cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở Việt Nam đã ghi nhận được ở khu vực nghiên cứu.

Căn cứ vào các tài liệu bảo tồn như Sách đỏ Việt Nam - Phần II Thực vật (2007); Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam trong “Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam” của Nguyễn Tập (2007) và Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của


Chính phủ ngày 22 tháng 01 năm 2019, tôi tiến hành xác định các loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn và kết quả được thể hiện Bảng 4.8 như sau:

Bảng 4.8. Danh lục cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ghi nhận ở xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng


Stt


Tên khoa học


Thuộc họ

Cấp quy định

SĐVN 2007

06/NĐ

-CP

DLĐCT VN 2006


1

Lan kim tuyến -

Anoectochilus setaceus

Blume

Lan - Orchidaceae


EN


IA


2

Tắc kè đá - Drynaria bonii

Christ

Dương xỉ - Polypodiaceae

VU

IIA

VU

3

Cẩu tích - Cibotium barometz

Kim mao - Dicksoniaceae


IIA



4

Đảng sâm - Codonopsis javanica (Blume) Hook. f.

& Thoms

Hoa chuông - Campanulaceae


VU


IIA


EN

5

Bình vôi - Stephania

rotunda Lour

Tiết dê -

Menispermaceae


IIA



6

Na rừng - Kadsura

coccinea (Lem.) A. C. Smith

Ngũ gia bì - Schisandraceae



IIA



7

Hoàng tinh hoa trắng -

Disporopsis longifolia

Craib

Mạch môn đông

-Convallariaceae



IIA


8

Bảy lá một hoa - Paris chinensis Franch

Trọng lâu - Trilliaceae


IIA

EN

9

Khôi tía - Ardisia silvestris

Pitard

Đơn nem - Myrsinaceae

VU



10

Hà thủ ô đỏ - Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson

Rau răm - Polygonaceae

VU


EN


11

Giảo cổ lam - Gynostemma

pentaphyllum (Thunb.) Makino

Bầu bí - Cucurbitaceae


EN



Vu

Chú thích: SĐVN: Sách đỏ Việt Nam; NĐ 06/2019/NĐ-CP: Nghị định 06 của Chính phủ; DLĐCTVN: Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam 2006; VU: Sắp nguy cấp – Vulnerable; EN: Nguy cấp - Endangered; IA: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại; IIA: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại


Từ bảng kết quả trên, có thể thấy có 11 loài cây thuốc đang thuộc diện cần bảo tồn, chiếm 10,28% so với tổng số loài điều tra được, thuộc 12 họ và 12 chi được cộng đồng dân Nùng, Tày và Dao ở xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng sử dụng chữa bệnh. Cụ thể:

Số loài có tên trong Nghị định số 06/2019/NĐ-CP là 8 loài, trong đó có 1 loài ở mức IA - Nghiêm cấm khai thác sử dụng đó là loài Lan kim tuyến - Anoectochilus setaceus Blume được cộng đồng dân tộc Nùng ở KVNC sử dụng để chữa bệnh tim và bệnh máu trắng. Ở mức IIA - Hạn chế khai thác sử dụng có 7 loài như: Tắc kè đá - Drynaria bonii Christ; Cẩu tích - Cibotium barometz; Bình vôi - Stephania rotunda Lour; Na rừng - Kadsura coccinea (Lem) A. C. Smith; Hoàng tinh hoa trắng - Disporopsis longifolia Craib; Bảy lá một hoa - Paris chinensis Franch chiếm 58,33% tổng số loài thuộc diện cần bảo tồn đã phát hiện được ở KVNC.

Số loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) là 6 loài, trong đó có 2 loài ở mức độ đang nguy cấp (EN) chiếm 16,67% tổng số loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn đã phát hiện được ở KVNC đó là loài Lan kim tuyến - Anoectochilus setaceus Blume và Giảo cổ lam - Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makin; Có 4 loài ở mức độ sắp nguy cấp (VU) chiếm 33,33% tổng số loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn đã phát hiện được ở KVNC đó là các loài: Tắc kè đá - Drynaria bonii Christ; Đảng sâm - Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. & Thoms; Khôi tía - Ardisia silvestris Pitard và Hà thổ ô đỏ - Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson.

Theo Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2006) có 5 loài, trong đó có 3 loài ở mức độ nguy cấp (EN) chiếm 25,00% tổng số loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn và có 2 loài thuộc mức đang nguy cấp (VU) đó là Giảo cổ lam - Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino và Tắc kè đá - Drynaria bonii Christ.


Ngoài ra, trong số 11 loài cây thuốc này có 2 loài là: Tắc kè đá - Drynaria bonii Christ; Đảng sâm - Codonopsis javanica (Blume) Hook. f & Thoms được ghi nhận ở cả 3 nguồn tài liệu bảo tồn là Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ, Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2006). Vì vậy, cần có biện pháp sử dụng và khai thác hợp lý các loài cây thuốc này để phục vụ cho công tác chữa bệnh lâu dài của cộng đồng dân tộc thiểu số khu vực nghiên cứu nói riêng và của Việt Nam nói chung.

4.3. Vốn tri thức trong việc sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc thiểu số ở xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

4.3.1. Kinh nghiệm sử dụng bộ phận làm thuốc của cộng đồng dân tộc thiểu

số ở xã Lê Lai

Nghiên cứu về bộ phận sử dụng của các loài cây thuốc không chỉ cho thấy tính chất phong phú và đa dạng trong khả năng chữa bệnh của các bộ phận đó, mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với công tác bảo tồn. Đồng thời, việc nghiên cứu các bộ phận sử dụng làm thuốc của cây phần nào đánh giá được tính bền vững trong thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Kết quả thống kê về các bộ phận được sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm của dân tộc Nùng, Tày và Dao ở xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng được trình bày tại Bảng 4.9.

Kết quả thống kê ở Bảng 4.9 cho thấy việc sử dụng bộ phận loài cây làm thuốc của 3 cộng đồng dân tộc Nùng, Tày và Dao rất phong phú với 9 bộ phận được sử dụng. Trong đó bộ phận cả cây, lá, củ, rễ được sử dụng nhiều hơn so với các bộ phận khác. Cụ thể:

- Bộ phận sử dụng cả cây: Đây là bộ phận được cả 3 dân tộc sử dụng nhiều nhất trong đó dân tộc Nùng có số lượng nhiều nhất với 30/62 loài, chiếm 48,39% so với tổng số loài điều tra được từ dân tộc Nùng, bên cạnh đó dân tộc


Tày và Nùng đều biết sử dụng với số lượng và tỷ lệ lần lượt là 14/32 (43,75%) và 14/30 loài (46,67%) so với tổng số loài điều tra được từ cộng đồng dân tộc Tày và Dao. Trong đó phải kể đến những loài cây có giá trị như: cây Si- Ficus benjamina L. (1. Mạy hlai chèn, 3. Si) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để ngâm rượu xoa bóp chấm thương làm thuốc bổ, ngoài ra cộng đồng dân tộc Dao cũng dùng để điều trị bệnh xương khớp về đau lưng; Quế- Cinnamomum bejolghota (Buch. -Ham. ex Nees) Sweet (2. Quể) được cộng đồng dân tộc Tày sử dụng để điều trị lưu thông huyết mạch; Bòn bọt - Glochidion eriocarpum Champ (3. Ản mật khôn) được cộng đồng dân tộc Dao sử dụng điều trị lợi tiểu...

- Đối với bộ phận lá: Dân tộc Nùng biết sử dụng với số lượng nhiều nhất với 20/62 loài, chiếm 32,26% so với tổng số loài điều tra được từ dân tộc Nùng, còn dân tộc Tày và Dao có số lượng ít hơn với số lượng và tỷ lệ lần lượt là 11/32 loài (chiếm 34,38%) và 5/30 loài (chiếm 16,67%) so với tổng số loài điều tra được từ 2 cộng đồng Tày và Dao. Trong nhóm này có thể kể đến một số loài như sau: Cốt khí củ - Reynoutria japonica Houtt (1. Mèn kèm) được cộng đồng dân tộc Nùng sử điều hắc lào lang beng đồng thời dùng để ngâm rượu để điều trị xương khớp; Sữa - Alstonia scholaris (L.) R. Br (1. Tin pét đeng) cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng điều trị hắc lang beng, đau xương khớp; Cỏ lào - Chromolaena odorata (l.) r.m. king & h.rob (1. Cách mang) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để cầm máu; Đơn buốt - Bidens pilosa L. (1. Kim pu) được cộng đồng dân tộc Nùng dùng để điều trị đau răng…

- Đối với bộ phận củ: Cộng đồng dân tộc Nùng đã biết sử dụng 12/62 loài (chiếm 19,35%), còn cộng đồng Tày và Dao lần lượt biết sử dụng 4/32 loài và 3/30 loài dùng làm thuốc (chiếm 12,50% và 10%). Trong nhóm này có thể kể đến một số loài như: Thạch vĩ - Pyrrhosia lingua (Thunb.) Farwell (1. Thạch vĩ) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng làm thuốc bổ thận; Tắc kè đá - Drynaria bonii Christ (1,3. Cáy pùng, 2. Mờ lình) cây được cộng đồng dân tộc Nùng và Tày sử dụng để chữa nhức xương khớp ở đầu gối chân và lưng, ngoài


ra cộng đồng dân tộc Tày cũng sử dụng để điều trị chấn thương; Cốt cắn - Nephrolepis cordifolia (L.) Presl. (2,3. Cốt cắn) được cộng đồng dân tộc Tày sử dụng điều trị huyết áp, ngoài ra cộng đồng dân tộc Dao còn sử dụng để điều trị rắn, rết cắn…

- Đối với bộ phận rễ: Cộng đồng dân tộc Nùng đã biết sử dụng 11/62 loài (chiếm 17,74% so với tổng số loài điều tra được từ dân tộc Nùng), cộng đồng dân tộc Tày và Dao biết sử dụng lần lượt là 3/32 và 8/30 loài cây thuốc (chiếm 9,38% và 26,67%) và có thể kể đến một số loài như: Ngũ gia bì - Acanthopanax lasiogyne Harms (1. Mảy tảng) được cộng đồng dân tộc Nùng dùng làm thuốc bồi bổ cơ thể; Thôi ba - Alangium chinense (Lour.) Harms (3. Mạy đa) được cộng đồng dân tộc Dao sử dụng để điều trị đái rát; Màng tang - Litsea cubeba (Lour.) Pers (1. Khẩu khinh) được cộng đồng dân tộc Nùng sử dụng để điều trị bệnh đau thần kinh tọa và rắn căn…

Bảng 4.9. Bộ phận sử dụng của cây thuốc theo kinh nghiệm sử dụng trong cộng đồng dân tộc ở KVNC

Stt

Bộ phận sử dụng

Nùng

Tày

Dao

SL

Tỷ lệ %

SL

Tỷ lệ %

SL

Tỷ lệ %

1

Cả cây

30

48,39

14

43,75

14

46,67

2

20

32,26

11

34,38

5

16,67

3

Củ

12

19,35

4

12,50

3

10,00

4

Rễ

11

17,74

3

9,38

8

26,67

6

Thân

7

11,29

0

0,00

4

13,33

5

Quả

3

4,84

0

0,00

1

3,33

7

Vỏ

2

3,23

3

9,38

3

10,00

8

Hoa

1

1,61

0

0,00

0

0,00

9

Nhựa

0

0,00

1

3,13

1

3,33

Tổng

86

138,71

36

112,50

39

130,00

Tổng số loài phát hiện của mỗi dt

62


32


30


Chú thích: Tỷ lệ % trong bảng lớn hơn 100% do một số loài có thể sử dụng nhiều bộ phận khác nhau làm thuốc


Nhìn chung kết quả nghiên cứu đã chứng minh được rằng: các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc của cả 3 cộng đồng Tày, Nùng và Dao ở khu vực nghiên cứu rất đa dạng và phong phú, đặc biệt đối với kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc Nùng. Mặt khác kết quả cũng cho thấy việc sử dụng bộ phận cả cây hoặc thân hoặc rễ hoặc củ làm thuốc sẽ rất bất lợi trong việc bảo tồn nguồn gen của cây thuốc, vì vậy chúng ta cần phát triển và thực hiện các phương pháp trồng cây thuốc có bộ phận được sử dụng là cả cây hoặc thân hoặc rễ, để bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên cây dược liệu trong khu vực nghiên cứu nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

4.3.2. Kinh nghiệm về nhóm bệnh chữa trị của cộng đồng dân tộc thiểu số ở xã Lê Lai.

Thông qua quá trình điều tra thu thập những kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong điều trị bệnh, tôi nhận thấy rằng cộng đồng dân tộc Nùng, Tày và Dao đều có những kiến thức sử dụng cây thuốc rất đa dạng và phong phú và mang tính gia truyền trong điều trị các nhóm bệnh khác nhau. Kết quả đó được thể hiện ở Bảng 4.10 và Hình 4.1 dưới đây.

Bảng 4.10. Tỷ lệ số loài có công dụng chữa các nhóm bệnh cụ thể



Stt


Nhóm bệnh cụ thể

Nùng

Tày

Dao

Số loài

Tỉ lệ

%

Số loài

Tỉ lệ

%

Số loài

Tỉ lệ

%

1

Nhóm thuốc bổ (bổ gan, mát gan

tim và thận, bổ máu, bổ tim..)

20

32,26

5

15,63

2

6,67


2

Nhóm bệnh xương khớp, hệ vận

động (gẫy xương, đau xương khớp khủy tay, đau đầu gối, teo cơ…)


13


20,97


5


15,63


6


20,00


3

Nhóm bệnh đường tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy, táo bón, kiết lỵ,

đau bụng đi ngoài...)


9


14,5


4


12,50


3


10,00


4

Nhóm bệnh đường tiết niệu (lợi tiểu, sỏi thận, Sỏi thận bàng quang,

tiểu đường…)


9


14,52


2


6,25


6


20,00

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022