Nhóm bệnh cụ thể | Nùng | Tày | Dao | ||||
Số loài | Tỉ lệ % | Số loài | Tỉ lệ % | Số loài | Tỉ lệ % | ||
5 | Nhóm bệnh ngoài da (ghẻ lở, hắc lào lang beng, dị ứng, da khô, lở ngữa, bỏng...) | 7 | 11,29 | 5 | 15,63 | 3 | 10,00 |
6 | Nhóm bệnh về thần kinh (rối loạn tiền đình, thần kinh tọa, tê bì chân tay…) | 5 | 8,06 | 2 | 6,25 | 0 | 0,00 |
7 | Nhóm bệnh do động vật cắn(rắn cắn, rết cắn) | 5 | 8,06 | 2 | 6,25 | 1 | 3,33 |
8 | Nhóm bệnh về tim mạch (huyết áp cao, huyết áp thấp) | 4 | 6,45 | 3 | 9,38 | 1 | 3,33 |
9 | Nhóm bệnh đường hô hấp (ho gió, ho đờm, viêm họng, hen suyễn,..) | 3 | 4,84 | 7 | 21,88 | 2 | 6,67 |
10 | Nhóm bệnh phụ nữ, sinh sản, sinh dục, sinh lý (vô sinh, điều kinh, viêm phụ khoa...) | 2 | 3,23 | 2 | 6,25 | 2 | 6,67 |
11 | Nhóm bệnh trẻ em (hen trẻ em, tắm cho trẻ bị ngứa dị ứng...) | 2 | 3,23 | 0 | 0,00 | 0 | 0,00 |
12 | Nhóm bệnh về gan (giải độc gan, xơ gan cổ trướng, viêm gan.) | 2 | 3,23 | 2 | 6,25 | 0 | 0,00 |
13 | Nhóm bệnh về ung bướu (ung thư gan, bệnh máu trắng) | 2 | 3,23 | 0 | 0,00 | 0 | 0,00 |
14 | Cầm máu | 2 | 3,23 | 1 | 3,13 | 1 | 3,33 |
15 | Nhóm bệnh về răng miệng (nhiệt miệng, đau răng) | 1 | 1,61 | 0 | 0,00 | 2 | 6,67 |
16 | Nhóm bệnh về ngộ độc (giải độc, giải độc rượu.) | 0 | 0,00 | 2 | 6,25 | 1 | 3,33 |
Tổng | 86 | 138,71 | 42 | 131,25 | 30 | 100 | |
Tổng số loài phát hiện theo mỗi dt | 62 | 32 | 30 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đối Tượng, Phạm Vi Thời Gian Và Địa Điểm Nghiên Cứu
- Số Lượng Họ, Chi, Loài Thuộc 2 Lớp Trong Ngành Ngọc Lan
- Sự Phân Bố Nguồn Cây Thuốc Theo Môi Trường Sống Ở Kvnc
- Tỷ Lệ Về Độ Tuổi Của Các Thầy Thuốc Ở Kvnc
- Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng - 9
- Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng - 10
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Chú thích: Tỉ lệ % ở bảng lớn hơn 100 do một số loài có thể sử dụng chữa nhiều nhóm bệnh khác nhau
Nhóm bệnh về ngộ độc Nhóm bệnh về răng miệng Nhóm bệnh về gan
Nhóm bệnh phụ nữ, sinh sản,…
Cầm máu Nhóm bệnh về ung bướu Nhóm bệnh trẻ em
Nhóm bệnh đường hô hấp Nhóm bệnh về tim mạch Nhóm bệnh do động vật cắn Nhóm bệnh về thần kinh Nhóm bệnh ngoài da
Nhóm bệnh đường tiêu hóa Nhóm bệnh đường tiết niệu
Nhóm bệnh xương khớp, hệ vận…
Nhóm thuốc bổ
0
3,33
0
0
0
6,25
6,67
1,61
3,23
6,25
3,23
66,67
,25
3,13
3,33
00
00
3,23
3,23
3,23
6,67
4,84
6,45
6,25 8,06
6,25 8,06
21,88
3,33
3,33
9,38
Dao Tày
Nùng
0
10
11,29
15,63
10
6,25
6,67
12,50 14,52
14,52
15,63
15,63
20
20
20,97
32,26
5
10
15
20
25
30
35
Tỷ lệ %
Nhóm bệnh chữa trị
Hình 4.2. Tỷ lệ nhóm bệnh chữa trị từ nguồn cây thuốc theo kinh nghiệm sử dụng trong cộng đồng dân tộc Tày, Nùng, Dao tại xã Lê Lai
Từ kết quả Bảng 4.10 cho thấy có 16 nhóm bệnh khác nhau được cộng đồng 3 dân tộc Nùng, Tày và Dao sử dụng các loài cây thuốc để điều trị, trong đó người Nùng biết sử dụng thuốc để điều trị 15 nhóm bệnh, người Tày biết sử dụng cây thuốc để điều trị 13 nhóm bệnh và người Dao biết điều trị 12 nhóm bệnh. Trong đó có nhũng căn bệnh nan y như: ung thư gan, tim mạch, thận, gan… Cụ thể:
Với cộng đồng dân tộc Nùng: Số lượng cây thuốc được sử dụng để chữa trị tập trung lớn vào 5 nhóm bệnh là nhóm làm thuốc bổ với 20/62 loài cây (chiếm 32,26% so với tổng số loài điều tra được từ Nùng); nhóm bệnh xương khớp, hệ vận động với 13/62 loài cây (chiếm 20,97%), nhóm bệnh về tiêu hóa và nhóm bệnh tiết niệu đều có 9/62 loài (chiếm 14,52%); tiếp là nhóm bệnh ngoài da với 7/62 loài (chiếm 11,29%)
Tiếp theo, với dân tộc Tày: Số lượng cây thuốc được sử dụng để chữa trị tập trung vào 4 nhóm bệnh là nhóm bệnh đường hô hấp với 7/32 loài (chiếm 21,88% so với tổng số loài điều tra được từ dân tộc Tày); tiếp là nhóm làm thuốc bổ, xương khớp hệ vận động, nhóm bệnh ngoài da đều có 5/32 loài (chiếm 15,63%).
Với cộng đồng dân tộc Dao: Những nhóm bệnh được cộng đồng dân tộc Dao sử dụng các loài cây thuốc điều trị tập trung vào 2 nhóm bệnh chính đó là nhóm bệnh xương khớp, hệ vận động và nhóm bệnh về đường tiết niệu với 6/30 loài cây (chiếm 20% so với tổng số loài điều tra được từ dân tộc Dao).
Nhìn chung, kinh nghiệm sử dụng nguồn tài nguyên cây cỏ làm thuốc các dân tộc thiểu số Nùng, Tày và Dao ở xã Lê Lai rất đa dạng và phong phú. Trong đó, dân tộc Nùng thể hiện tính nổi bật hơn về kinh nghiệm sử dụng cây thuốc thông qua số lượng loài cây thuốc biết cách sử dụng và số lượng nhóm bệnh chữa trị cho người dân. Sở dĩ dân tộc Nùng chiếm số lượng loài cây thuốc nổi bật hơn là bởi vì dân tộc Nùng là cộng đồn dân tộc chiếm tỷ đông nhất so dân tộc Tày, Dao, Kinh tại KVNC.
4.3.3. Ảnh hưởng của sự giao thoa giữa các dân tộc đến vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc
Trải qua quá trình sinh sống lâu dài, mỗi cộng đồng dân tộc đều thể hiện sự sáng tạo của riêng mình trong việc đấu tranh chóng chọi lại với bệnh tật, chính sự đấu tranh đó đã giúp cho họ tìm ra được những phương pháp trong việc điều trị các bệnh tật cũng như chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng mình từ việc sử dụng các loại cây cỏ có sẵn trong tự nhiên. Cho đến ngày nay những kinh nghiệm đó đã được người dân ở xã Lê Lai huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng đúc kết và học hỏi qua nhiều thế hệ, đã trở thành những kinh nghiệm quý báu. Chính sự học hỏi qua lại giữa các dân tộc đã tạo nên sự giao thoa giữa các dân tộc với nhau trong việc sử dụng các loài cây cỏ trong điều trị và phòng chống
bệnh. Trong quá trình điều tra, nghiên cứu tôi nhận thấy giữa các dân tộc ở xã Lê Lai có sự giao thoa trong việc sử dụng cùng một cây thuốc để điều trị các bệnh, kết quả được thể hiện ở Bảng 4.11 sau:
Bảng 4.11. Danh sách cây thuốc được cả 3 dân tộc ở KVNC sử dụng
Tên khoa học | Tên phổ thông | Tên dân tộc | Công dụng | |
1 | Drynaria bonii Christ | Tắc kè đá | 1,3. Cáy pùng 2. Mờ lình | 1,2. Nhức xương khớp ở đầu gối chân và lưng. 3. Chấn thương |
2 | Paris chinensis Franch | Bảy lá một hoa | 1,2,3. Cản lượng | 1. Gãy xương, rắn cắn 2. Chấn thương, rắn cắn, gẫy xương. 3. Chấn thương, gẫy xương. |
3 | Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino | Giảo cổ lam | 1. Dần tòong 2. Booc đạ 3. Diềng tòng | 1,3. Huyết áp 2. Mát gan thận |
4 | Oroxylum indicum (L.) Kurz | Núc nác | 1,2,3. Ka liệng | 1. Lở ngữa, kháng sinh 2. Lở ngữa, dạ dày. 3.Mát gan |
5 | Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt. & Hill | Xoan nhừ | 1,2,3. Mác nhừ | 1,2. Chữa bỏng, dạ dày 3. Dạ dày |
Chú thích: Tên dân tộc: 1. Nùng, 2. Tày, 3. Dao
Qua những dẫn liệu trên cũng như từ quá trình điều tra nghiên cứu tại KVNC tôi đã thống kê được 5 loài cây thuốc được cả 3 cộng đồng dân tộc Nùng, Tày và Dao cùng sử dụng chung để phòng và điều trị bệnh. Trong đó có những cây đươc cả 3 dân tộc cùng sử dụng để điều trị một nhóm bệnh đó là
loài: Xoan nhừ - Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt. & Hill, theo kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng Nùng, Tày và Dao ở xã Lê Lai, huyện Thạch An thì cây Xoan nhừ có tác dụng điều trị dạ dày, ngoài ra cộng đồng dân tộc Nùng và Tày còn sử dụng loại cây này để điều trị bỏng ngoài da. Ngoài ra loài Bảy lá một hoa - Paris chinensis Franch cũng được cả 3 cộng đồng dân tộc cùng sử dụng điều trị bệnh xương khớp, đây là một nhóm bệnh hay gặp đối với người dân nông nghiệp, điều kiện đi lại khó khăn, ngoài bệnh xương khớp ra các cộng đồng dân tộc Nùng và Dao còn sử dụng loài cây này vào việc điều trị các bệnh do rắn cắn. Tuy nhiên do loài cây này có giá trị lớn nên hiện nay đang đứng trước nguy cơ biến mất khỏi tự nhiên, do hành động buôn bán sang Trung Quốc và các nguyên nhân khác như chặt phá rừng, cháy rừng, biến đổi khí hậu...Do đó chúng ta cần có biện pháp bảo tồn và phát triển loài cây này.
Từ dẫn liệu trên cũng cho thấy nguồn tri thức sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc Nùng, Tày và Dao ở KVNC tương đối phong phú, tuy nhiên những kiến thức đó chỉ được truyền trong một phạm vi cộng đồng cùng với đặc trưng truyền miệng từ đời này sang đời khá do đó có nguy cơ mai một đi, do đó chúng ta cần có những biện pháp tiếp thu những nguồn tri thức quý đó để tránh mai một đi.
So sánh với nghiên cứu của tác giả Hoàng Văn Sinh (2020), nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Đức Thông, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng cho thấy cộng đồng dân tộc Nùng, Tày và Dao ở xã Đức thông, huyện Thạch An có sự giao thoa về kinh nghiệm sử dụng cây thuốc đa dạng hơn so với cộng đồng dân tộc Nùng, Tày và Dao ở xã Lê Lai, cụ thể ở xã Đức Thông có 8 loài được cả 3 dân tộc cùng sử dụng, còn ở xã Lê Lai chỉ có 5 loài được 3 cộng đồng cùng sử dụng.
Mặc dù, ngôn ngữ của các dân tộc thuộc nhiều nhóm khác nhau: Dân tộc Nùng, Tày thuộc nhóm Tày – Thái; dân tộc Dao thuộc nhóm Mông – Dao, tuy
nhiên do các dân tộc sống xen kẽ nhau trong một cộng đồng nên có sự ảnh hưởng giao thoa nhất định về mặt ngôn ngữ cũng như tri thức bản địa trong việc sử dụng cây cỏ để chữa bệnh. Do vậy mà đa số các loài cây đều cùng có chung một tên gọi.
Bên cạnh ngoài việc giao thoa trong cách gọi tên của các cây thuốc giữa các dân tộc còn có sự giao thoa trong cách sử dụng cây cỏ để chữa bệnh. Trong quá trình điều tra nghiên cứu, nhận thấy có nhiều loài cây được cả 3 cộng đồng dân tộc Nùng, Tày và Dao sử dụng để chữa một nhóm bệnh. Đặc biệt, hiện nay nhóm bệnh về xương khớp đang là một trong những nhóm bệnh mà tỉ lệ người mắc phải rất cao, đặc biệt là những già hoặc trung niên, thận chí là những người làm việc trong văn phòng. Mặc dù, bệnh về xương khớp tỷ lệ tử vong không cao, nhưng lại gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Bảng 4.12. Danh sách cây thuốc các dân tộc cùng sử dụng chữa bệnh về xương khớp
Tên khoa học | Tên phổ thông | Tên dân tộc | Công dụng | |
1 | Paris chinensis Franch | Bảy lá một hoa | 1.Cản lượng 2.Cản lượng 3.Cản lượng | 1. Gẫy xương, rắn cắn 2. Chấn thương, rắn cắn, gẫy xương. 3. Chấn thương, gẫy xương. |
2 | Ficus benjamina L | Si | 1. Mạy hlai chèn | 1. Ngâm rượu uống, xoa bóp chấm thương làm thuốc bổ, bệnh khớp. 3. Khớp, đau lưng. |
3 | Drynaria bonii christ | Tắc kè đá | 1,3. Cáy pùng 2. Mờ lình | 1-2. Nhức xương khớp ở đầu gối chân và lưng. 3. Chấn thương |
Từ Bảng 4.12 cho thấy số lượng cây thuốc được cả 3 cộng đồng dân tộc Nùng, Tày và Dao sử dụng để điều trị nhóm bệnh về xương khớp còn ít, chỉ có
3 loài chỉ chiếm 2,80% so với tổng số loài điều tra được tại KVNC, trong khi nghiên cứu của tác giả Hoàng Văn Sinh (2020) [30] tại xã Đức Thông, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng đã thống kê được 5/112 loài được 3 cộng đồng dân tộc Nùng, Tày và Dao sử dụng chiếm 4,46%.
Đồng thời có thể thấy rằng giữa ba loài cây trên thì có 2 loài đã được được đưa vào danh sách những loài cần bảo tồn tại Nghị định 06/2019/NĐ – CP, sách đỏ Việt Nam 2007 và Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam 2006 đó là 2 loài Bảy lá một hoa - Paris chinensis Franch và loài Tắc kè đá - Drynaria bonii christ. Do đó, mỗi chúng ta cần có ý thức trách nhiệm bảo tồn và gây trồng các loài cây dược liệu quý hiếm này tại KVNC.
Trong quá trinh điều tra, nghiên cứu không chỉ thống kê được những loài được sử dụng chung để điều trị bệnh xương khớp mà những những nhóm bệnh liên quan đến gan, dạ dày cũng được các cộng đồng quan tâm.
Bảng 4.13. Danh sách cây thuốc các dân tộc cùng sử dụng chữa bệnh về gan, dạ dày
Tên khoa học | Tên Việt Nam | Tên dân tộc | Công dụng | |
I | Chữa bệnh gan | |||
1 | Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino | Giảo cổ lam | 1. Dần tòong 2. Booc đạ 3. Diềng tòng | 1,3. Huyết áp, mát gan. 2. Mát gan thận |
II | Chữa bệnh dạ dày | |||
2 | Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt. & Hill | Xoan nhừ | 1,2,3. Mác nhừ | 1,2. Chữa bỏng, dạ dày 3. Dạ dày |
Như vậy có thể thấy được rằng, những loài cây thuốc được cả 3 dân tộc cùng sử dụng để điều trị các nhóm bệnh về gan, dạ dày còn rất ít chỉ có 2 loài chỉ chiếm 1,87% so với tổng số loài điều tra được ở KVNC, trong đó cây được dùng để chữa gan là cây Giảo cổ lam - Gynostemma pentaphyllum (Thunb.)
Makino, chủ yếu là dùng làm thuốc bổ làm mát gan, bên cạnh đó dân tộc Tày còn dùng làm mát thận. Nhóm bệnh về dạ dày có cây Xoan nhừ - Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt. & Hill, được cả 3 cộng đồng đồng làm thuốc chữa dạ dày, bên cạnh làm thuốc chữa dạ dày Nùng và Tày còn dùng để chữa bỏng ngoài da.
Số lượng những loài cây được các cộng đồng sử dụng chung để chữa nhóm bệnh dạ dày và gan còn thấp, điều đó cũng cho thấy được rằng sự giao thoa về kinh nghiệm giữa các dân tộc về các nhóm bệnh này còn hạn chế. Do vậy, việc giữ gìn và phát huy những nguồn tri thức này hết sức cần thiết cho thế hệ mai sau.
4.3.4. Vấn đề truyền thụ kiến thức về cây thuốc trong cộng đồng các dân tộc ở xã Lê Lai
Để biết được những vấn đề truyền thụ kiến thức trong cộng đồng các dân tộc ở xã Lê Lai, huyện Thạch An, chúng tôi đã tiến hành điều tra phỏng vấn 8 thầy thuốc đã từng sử dụng các bài thuốc chữa bệnh trong các cộng đồng. Khi tiến hành phỏng vấn và thống kê số liệu liên quan đến việc truyền thụ kiến trong cộng đồng dân tộc Nùng, Tày và Dao tại KVNC thì tôi nhận thấy rằng có tới 6 người là nam giới chiếm 75,00% và 2 người là nữ giới chỉ chiếm 25,00%. Đều này có thể giải thích bởi theo phong tục phổ biến ở các dân tộc đó là nam giới thường là chủ gia đình mà bên cạnh đó có những dân tộc chỉ truyền nghề thuốc cho nam giới. Bên cạnh đó, việc đi rừng tìm kiếm thuốc thường gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm nên nam giới phù hợp hơn nữ giới. Kết quả điều tra được thể hiện trong Bảng 4.14 và Hình 4.2 như sau:
Bảng 4.14. Số lượng thầy thuốc được phỏng vấn theo từng dân tộc ở KVNC
Dân tộc | Số thầy thuốc phỏng vấn | Tỉ lệ % | |
1 | Nùng | 4 | 50 |
2 | Tày | 2 | 25 |
3 | Dao | 2 | 25 |
Tổng | 8 | 100 |