Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng - 2

4.4. Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở khu vực nghiên cứu 49

PHẦN 552 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 52

5.1. Kết luận 52

5.2. Kiến nghị 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

PHỤ LỤC 1


1.1 Đặt vấn đề‌


PHẦN 1 MỞ ĐẦU

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Việt Nam là một quốc gia có 3/4 diện tích đồi núi, là nơi có nguồn tài nguyên cây thuốc đa dạng và là nơi cư trú của 54 dân tộc mà phần lớn là dân tộc thiểu số với khoảng 24 triệu người, chiếm hơn 1/3 dân số quốc gia (Trần Thúy và cs., 2005)[35]. Chính sự đa dạng về dân tộc người cùng với sự khác biệt về điều kiện, thổ nhưỡng, khí hậu, phong tục tập quán, văn hóa từng cộng đồng dân tộc thiểu số đã tạo nên sự đa dạng và phong phú trong vốn tri thức dân gian về kinh nghiệm sử dụng cây cỏ xung quanh mình làm cây thuốc chữa bệnh.

Đối với mỗi dân tộc đều có những kinh nghiệm dân gian, những tri thức về thuốc được truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cùng với thời gian những bài thuốc ngày càng trở nên có tính độc đáo và thông dụng trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân và cộng đồng xung quanh.

Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng - 2

Trong tri thức chăm sóc sức khỏe dân gian, các tộc người phần lớn sử dụng các loại cây cỏ có trong địa bàn cư trú của mình, trở thành cây thuốc để chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Cây cỏ là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài dưới tác động của tự nhiên, còn tri thức là kết quả từ quá trình đấu tranh sinh tồn của con người được đúc kết bằng kinh nghiệm, tích lũy và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đặc biệt những tri thức bản địa về chăm sóc sức khỏe, là những tri thức luôn cần thiết cho sự sinh tồn không chỉ của một tộc người mà của cả nhân loại. Do đó, việc phục dựng và bảo tồn những tri thức bản địa về chăm sóc sức khỏe có cả giá trị trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa tộc người mà còn có giá trị thiết thực trong đời sống (Nguyễn Thị Thanh Vân, 2015) [42]


Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa… Hiện nay nhiều loài cây thuốc có giá trị quý đang có nguy cơ bị tàn phá đến tuyệt chủng, lạm dụng khai thác quá mức. Cùng với đó, những bài thuốc và những kinh nghiệm quý bấu của cộng đồng dân tộc cũng ngày càng bị mai một đi. Đặc biệt hơn, những thế hệ trẻ ít tiếp thu những kiến thức mang tính bản địa mà lại thích học theo những cái hiện đại, cái mới khiến cho những bài thuốc và cây thuốc quý bị lãng quên đi.

Huyện Thạch An có diện tích tự nhiên là 690,79km² là một trong những huyện có nguồn tài nguyên khá là phong phú và đa dạng, đặc biệt là nguồn tài nguyên rừng và đất rừng chiếm 90% diện tích đất canh tác của huyện. Huyện Thạch An có 16 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thị trấn và 15 xã. Đồng bào dân tộc ở nơi đây chủ yếu là Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Hoa. Mỗi dân tộc lại mang bản sắc và những kinh nghiệm chữa bệnh bằng thực vật làm thuốc khác nhau và đa dạng. Trong đó, xã Lê Lai là một trong 15 xã có nhiều cộng đồng dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh bằng thực vật làm thuốc. Đồng thời tại xã Lê Lai hiện chưa có một công trình nghiên cứu nào về tri thức bản địa sử dụng cây thuốc. Do vậy, để góp phần bảo tồn, phát triển và giữ gìn những kinh nghiệm quý của bà con nơi đây và tránh khai thác nguồn tài nguyên cây thuốc một cách bừa bãi, và đồng thời để cung cấp cơ sở khoa học góp phần bảo vệ nguồn gen cây thuốc và phát triển các bài thuốc của cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, tôi tiến hành lựa chọn đề tài “Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng”.

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài

- Đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng trong các cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.


- Xác định những cây thuốc thuộc diện quý hiếm ở Việt Nam, hiện có ở khu vực nghiên cứu.

- Xác định vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc của các cộng đồng dân tộc thiểu số ở khu vực nghiên cứu.

1.3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.1. Ý nghĩa về mặt khoa học

- Xác định tri thức bản địa sử dụng các loài cây thuốc của các cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả thu được sẽ là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen cây thuốc của các cộng đồng dân tộc tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.


PHẦN 2

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

Rất nhiều dân tộc trên thế giới, nhất là những nước nghèo, dựa vào những loại cây thu hái hoang dại để làm thức ăn, vật liệu xây dựng, chất đốt, thuốc chữa bệnh và cho nhiều mục đích khác. Đặc biệt hiện nay, tri thức bản địa về cách dùng thuốc đã và đang phát triển ở một số nước trên thế giới.

Tại Việt Nam, nguồn tài nguyên thực vật đang đứng trước nguy cơ bị mai một, do tác động của nhiều nguyên nhân như: tăng dân số, hậu quả của việc tranh nhau các hình thức sử dụng đất để canh tác, xây dựng, khai thác, tàn phá một cách vô ý thức. Bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân, kho tàng tri thức dân gian quý báu của các dân tộc thiểu số đang bị mai một dần, đặc biệt là tri thức y học bản địa (Nguyễn Thị Thanh Vân, 2005) [41]. Việt Nam là quốc gia có nhiều loại dược liệu quý, hiếm và vốn tri thức y học truyền thống dân tộc với nhiều bài thuốc có giá trị, thực sự là một kho tàng vô giá để tạo ra các sản phẩm thuốc, dược liệu để phát triển nền y dược cổ truyền (Hải Yến, 2019) [65].

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có đến 80% dân số ở các nước đang phát triển vẫn dựa vào thuốc thảo dược để chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Còn tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục Quản lý Dược-Bộ Y tế, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 50-60 nghìn tấn các loại dược liệu khác nhau, sử dụng vào việc chế biến vị thuốc y học cổ truyền, nguyên liệu ngành công nghiệp dược hoặc xuất khẩu (Phùng Tuấn Giang, 2016) [64]. Việc bảo tồn cây thuốc dân tộc khác với việc bảo tồn các loại cây khác, vì nó gắn liền với tri thức sử dụng của dân tộc thiểu số, nếu yếu tố tri thức mất đi thì cây thuốc trở thành cây hoang dại, phi tác dụng (Nguyễn Thị Thanh Vân, 2005) [41]. Vì vậy, nghiên cứu về các


loài cây thuốc là hết sức cần thiết cho việc bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc và bài thuốc cho thế hệ hôm nay và mai sau.

2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trong nước và trên Thế giới

2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới

Trong những năm gần đây, những nghiên cứu về sử dụng cây thuốc cho mục đích chữa bệnh của người dân bản địa ở các khu vực, các quốc gia được các nhà khoa học thực hiện trên khắp các châu lục trên Thế giới:

Ở Châu Á: Có thể nói đây là châu lục có nhiều dân tộc bản địa sinh sống, với vốn tri thức bản địa về việc sử dụng các loài thực vật làm thuốc phong phú và đa dạng, đã có những nghiên cứu cụ thể ở các cộng đồng người, các khu vực khác nhau như:

Manju Panghal và cs. (2010) công trình nghiên cứu kiến thức bản địa về cây thuốc được sử dụng ở cộng đồng Saperas của làng Khetawas, quận Jhajjar, Haryana, Ấn Độ đã tìm thấy 57 loài thực vật thuộc 51 chi và 35 họ được người dân sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau, theo nghiên cứu này cây thuốc được cộng đồng Saperas sử dụng nhiều nhất là các cây thuộc họ Fabaceae [54].

Arshad Abbasi và cs. (2013) khi thẩm định về thực vật học và các giá trị văn hóa của các loại rau ăn được hoang dã quan trọng trong y học của Lesser dãy Hymalaya đã ghi nhận 45 loại rau ăn được hoang dã thuộc 38 chi và 24 họ đã được người dân sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau và tiêu thụ [44].

Mi-Jang Song và cs. (2013) khảo sát cây thuốc ở đảo Jeju, Hàn Quốc đã tìm thấy 171 loài thực vật thuộc 141 chi và 68 họ, 777 cách sử dụng các loài cây thuốc của người dân bản địa được ghi lại [57].

Auemporn Junsongduang và cs. (2013) nghiên cứu về cây thuốc từ nương rẫy và rừng thiêng của dân tộc Karen và Lawa ở Thái Lan đã chỉ ra 365 loài thực vật thuộc 244 chi và 82 họ được sử dụng làm thuốc, trong đó các cây thuộc họ Euphorbiaceae và Lauraceae được người dân sử dụng nhiều nhất [45].


Mi-Jang Song và cs. (2014) khi điều tra và phân tích các kiến thức truyền thống về cây thuốc được sử dụng bởi các cư dân tại Vườn quốc gia (VQG) Gayasan, Hàn Quốc đã điều tra và thống kê 200 loài thực vật thuộc 168 chi và 87 họ được các cư dân sử dụng để điều trị các loại bệnh khác nhau như: rối loạn cơ xương, đau nhức, rối loạn hệ hô hấp, bệnh gan và các vết cắt vết thương [58].

Ở Châu Âu: Đây là một Châu lục có lịch sử y học dân gian lâu dài, những tri thức dân gian bản địa được truyền lại cho các thế hệ sau bằng việc ghi chép lại và thông qua truyền miệng qua nhiều thế kỉ (Cassandra L. Quave và cs., 2012) [48]. Những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về việc sử dụng các loài thực vật để điều trị các loại bệnh của người dân bản địa được thực hiện:

Maria Leporatti và cs. (2007) thực hiện nghiên cứu về một số công dụng của cây thuốc trong khu vực Alto Tirreno Cosentino, Calabria, miền Nam nước Ý đã chỉ ra 52 loài thực vật thuộc 35 họ được người dân sử dụng để điều trị các loại bệnh chủ yếu như: bệnh ngoài da, bệnh về đường hô hấp, đau răng, sâu răng và đau thấp khớp [55].

Montse Parada và cs. (2009) nghiên cứu thực vật dân tộc của khu vực Alt Empordaf, Catalonia, bán đảo Iberia đã tìm thấy trên 518 loài thực vật thuộc 335 chi và 80 họ được người dân sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau [59].

Behxhet Mustafa và cs. (2012) nghiên cứu về các loài thực vật được sử dụng làm thuốc của dãy núi Alps Albania ở Kosovo đã ghi nhận 98 loài thực vật thuộc 39 họ được người dân sử dụng để điều trị các loại bệnh khác nhau, trong đó các cây được sử dụng nhiều nhất chủ yếu thuộc các họ Rosaceae, Asteraceae và Lamiaceae [46].

Ở Châu Mĩ: Việc nghiên cứu về việc sử dụng cây thuốc của người dân bản địa cũng được thực hiện:


Rainer W Bussmann và Douglas Sharon (2006) kết quả nghiên cứu về sử dụng cây thuốc cổ truyền ở miền Bắc Peru đã ghi nhận 510 loài thực vật được người dân địa phương sử dụng để điều trị bệnh, các cây thuộc các họ được sử dụng nhiều nhất là: Asteraceae, Fabaceae, Lamiaceae, Solanaceae, Euphorbiaceae và Poaceae [60].

Cecilia Almeida và cs. (2006) nghiên cứu cây thuốc phổ biến được sử dụng trong các khu vực Xingo – một khu vực khô hạn ở Đông Bắc Brazil đã tìm thấy 187 loài thực vật thuộc 128 chi và 64 họ được người dân sử dụng để điều trị các bệnh: cảm lạnh thông thường, viêm phế quản, bệnh tim mạch, bệnh thận, viêm và an thần [49].

Gabriele Volpato và cs. (2009) kết quả nghiên cứu sử dụng cây thuốc của người nhập cư Haiti và con cháu của họ ở tỉnh Camaguey, Cuba đã chỉ ra 123 loài thực vật thuộc 112 chi và 63 họ được người nhập cư Haiti sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau [51].

Gaia Luziatelli và cs. (2010) khi nghiên cứu cây thuốc của cộng đồng Ashaninka, một nghiên cứu từ các cộng đồng bản địa của Bajo Quimiriki, Junin, Peru đã tìm thấy 402 loài thực vật được cộng đồng sử dụng để điều trị các loại bệnh, trong đó các cây được sử dụng nhiều nhất chủ yếu thuộc các họ: Asteraceae, Araceae, Rubiaceae, Euphorbiaceae, Solanaceae và Piperaceae [52].

Yadav Uprety và cs. (2012) nghiên cứu sử dụng cây thuốc trong rừng phương Bắc của Canada đã điều tra và thống kê 546 loài cây thuốc được sử dụng bởi những người thổ dân của rừng phương bắc Canada, các loại cây thuốc này được sử dụng để điều trị 28 bệnh và triệu chứng rối loạn khác nhau, trong đó các cây thuốc được sử dụng để chữa bệnh rối loạn dạ dày – ruột, rối loạn cơ xương là chủ yếu [63].

Theo nghiên cứu “Thực vật dân tộc của người dân Rayones, Nuevo León, Mexico” năm 2014, đã ghi nhận 252 loài thực vật thuộc 228 chi và 91 họ được

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí