Các loại nấm | ||||||||||||
Môn rừng | ||||||||||||
Động vật rừng | ||||||||||||
Mật ong | ||||||||||||
Rễ hoằng đắng | ||||||||||||
Thiên niên kiện | ||||||||||||
Cam thảo | ||||||||||||
Sâm đại hành | ||||||||||||
Chân chim | ||||||||||||
Lá khôi tía | ||||||||||||
Riểng rừng | ||||||||||||
Củi | ||||||||||||
Cây cảnh |
Có thể bạn quan tâm!
- Hiểu Biết Về Đặc Điểm Của Một Số Lsng Của Người Đan Lai
- Một Số Loại Cây Dùng Làm Cây Cảnh Và Cây Bóng Mát
- Tri Thức Bản Địa Của Người Đan Lai Trong Chăn Nuôi
- Đề Xuất Các Giải Pháp Kỹ Thuật Góp Phần Bảo Tồn Đdsh, Phát Triển Và Sử Dụng Hợp Lý Lsng Đồng Thời Nâng Cao Đời Sống Cộng Đồng Dựa Vào Kết
- Danh Sách Cán Bộ Ubnd Xã Châu Khê Tham Gia Thảo Luận Nhóm
- Tri thức bản địa trong quản lý tài nguyên rừng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại cộng đồng dân tộc thiểu số vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An - 13
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
“Nguồn: [Điều tra phóng vấn năm 2014]”
3.5. Tri thức bản địa đang ngày bị mai một
3.5.1. Nguyên nhân
Tương tự vấn đề ĐDSH, TTBĐ ở địa bàn khảo sát nói riêng và ở các nơi khác nói chung hiện nay đang rơi vào tình trạng có nguy cơ cao về sự xói mòn. Nguyên nhân của sự xói mòn TTBĐ tại địa bàn khảo sát có thể được đúc kết qua một số điểm quan trọng dưới đây:
Thứ nhất là sự tác động của nền kinh tế thị trường làm cho một số nhóm người chỉ trồng chuyên canh một hoặc vài loại cây dẫn đến sự mất mát đối với các kỹ thuật trồng nhiều loài cây bản xứ. Chẳng hạn việc trồng chuyên canh cây giống cây cao sản tất yếu dẫn tới việc người dân không còn quan quan tới các kỹ thuật trồng các loại cây khác, người dân chỉ quan tâm đến năng suất mà đó chuyển hoàn
toàn sang các giống lúa, ngô lai, các loại sắn cao sản đó và đang làm giảm hoặc mất đi nguồn gen quan trọng của các loại giống truyền thống.
Vấn đề thứ hai liên quan đến thái độ đối với TTBĐ. Trên thực tế hiện nay ở rất nhiều nơi, các kiến thức hiện đại được đề cao quá mức, từ các nhà khoa học đến các nhà quản lý và nhân dân đều sung bái những kiến thức hiện đại dẫn đến tình trạng coi thường hoặc miệt thị các tri thức truyền thống của địa phương. Khi vị trí của TTBĐ bị suy giảm tới một mức nào đó thì số người tin dùng nó tất yếu sẽ giảm và điều này cũng làm cản trở quá trình truyền thụ TTBĐ cho các thế hệ kế tiếp. Hơn nữa, thái độ coi thường TTBĐ đang đưa người dân vào tình thế phụ thuộc hoàn toàn về mặt kỹ thuật vào những thế lực bên ngoài cộng đồng. Biểu hiện tiêu biểu có thể nhận thấy tại hầu hết các bản hiện nay là vai trò quả người già bản không còn được như trước. Bởi lẽ trước đây, khi quá trình tấn công của các trào lưu kỹ thuật mới chưa đủ mạnh thì người già là nhân vật đúc rút và học hỏi được nhiều kỹ thuật canh tác và các phương thức ứng phó với môi trường nhất nhưng cho đến nay, những tri thức và kinh nghiệm đó của thế hệ già không còn được con cháu coi trọng nên dù có muốn họ cũng chẳng biết truyền cho ai.
3.5.2. Một số tri thức bản địa bị mai một
Qua quá trình điều tra và phỏng vấn tại địa bàn nghiên cứu nhận thấy cùng với quá trình phát triển của xã hội, quá trình hội nhập giao lưu văn hoá giữa miền xuôi và miền núi, một số TTBĐ của người Đan Lai đã bị láng quên hoặc ít người biết đến, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay. Dưới đây là một số kiến thức bản địa mà người Đan Lai bị mai một:
Quy ước bảo vệ rừng đầu nguồn: Ngày xưa, người Đan Lai có quy ước với nhau bảo vệ rừng đầu nguồn để bảo vệ nguồn nước cho bản nhưng hiện nay quy ước này ngày càng bị mai một do một bộ phận người dân vì nguồn lợi trước mắt đã khai thác cây rừng để làm nhà hoặc bán hay trao đổi các nhu cầu thiết yếu trong đời sống hàng ngày như gạo, nước mắm... Trong tương lai, để quản lý bảo vệ rừng tốt
hơn, bên cạnh những quy định chung của nhà nước thì việc khơi lại những quy ước của cộng đồng trong việc quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng cũng là một việc làm hết sức cần thiết.
Làm nhà truyền thống của người Đan Lai: Ngày nay, những căn nhà sàn của người Đan Lai đã có nhiều thay đổi so với nhà truyền thống của họ. Thay đổi trước hết là vật liệu làm nhà từ chỗ là tre, nứa, gỗ thì nay đã có thêm chất liệu như bê tông để làm cột, mái được lợp bằng ngói, prô-xi-măng …Thay đổi tiếp theo là trong cấu trúc không gian, ngôi nhà có thể không có buồng hoặc buồng được đặt ở những vị trí khác nhau, nhà có thể có hơn một buồng… Một bộ phận giới trẻ không biết làm nhà truyền thống nữa. Có chăng, chỉ một số ít người cao tuổi còn nhớ cách làm nhà truyền thống. Việc duy trì các ngôi nhà cổ tại khu vực Khe Bu là cần thiết để thanh niên và các thế hệ kế tiếp có thể hiểu về giá trị văn hoá truyền thống. Đồng thời, các ngôi nhà cổ có thể trở thành một điểm thu hút sự chú ý của du khách.
Kinh nghiệm khai thác và chế biến một số loại LSNG như Mây, Song... để làm các vật dụng, công cụ trong gia đình ngày càng mai một đặc biệt các thế hệ hiện nay bởi họ mua ở chợ đẹp, rẻ và tiện lợi. Ngoài ra, việc đan lát cũng khá vất vả và mất thời gian nên phụ nữ ở đây chọn giải pháp ra chợ mua.
Kinh nghiệm nhận biết và khai thác, sử dụng một số loại cây thuốc trong rừng ngày càng ít người biết. Theo điều tra thì ở khu vực khe Bu hiện này có khoảng 3-4 thầy thuốc biết cách chế biến thông thạo, số ít người lớn tuổi biết một vài bài thuốc đơn giản cũng ngày càng ít dần.
Kiến thức về săn bắt thú rừng: Kinh nghiệm và kiến thức về săn bắn cũng bị mai một vì các hoạt động này đã bị cấm và hơn nữa thú rừng ở khu vực cũng đã cạn kiệt. Hiện tại, người dân chỉ tiến hành săn bắt các con vật nhỏ như: chuột, chồn và cầy bằng ná, các loại bẫy đơn giản. Vì thế mà các công cụ cũng như kỹ thuật săn bắt ngày càng mai một.
Trong chăn nuôi: Ngày nay người Đan Lai đã và đang được sự quan tâm và hỗ trợ đặc biệt từ chính quyền địa phương tới các bộ vì vậy nhiều loại giống mới được ứng dụng vào chăn nuôi như bò lai sin, vịt siêu trứng, gà lai.. ngày càng nhiều làm mai một đi những giống gà cỏ, vịt cỏ, bò... truyền thống vốn thích nghi với môi trường ở địa phương và có giá trị cao về thương hiệu gà rừng...
Tục ngủ ngồi: Ngày xưa, người Đan Lai ở bản Bu và bản Nà có tục ngủ ngồi với quan niệm để canh chừng thú dữ tấn công qua điều tra thực phóng vấn vào tháng 6 năm 2014 tục ngủ ngồi của người Đan Lai chỉ còn xuất hiện ở một số ít hộ, do nhiều thay đổi đặc biệt do có sự giao thoa giữa người Đan Lai với người Thái, người Kinh ngày càng nhiều mặt khác do thú rừng cũng không còn nhiều như trước đây nữa.
Như vậy, các kết quả nghiên cứu ban đầu đó cho thấy kiến thức của người Đan Lai ở Châu Khê liên quan đến quản lý TNR nói riêng và ĐDSH khá phong phú và ở một vài lĩnh vực đó đạt đến những trình độ tinh xảo. Tuy nhiên, qua thời gian với cách truyền thụ kiến thức bằng miệng cộng thêm với việc bị mất dần cơ hội thực hành khiến cho nhiều loại kiến thức bị mai một.
3.6. Những cơ hội và thách thức của việc áp dụng tri thức bản địa của cộng đồng người Đan Lai trong quản lý TNR ở địa phương
Bằng công cụ phân tích SWOT thông qua kết quả thu được trong quá trình điều tra, phóng vấn thực địa và đánh giá, phân tích các tài liệu liên quan có thể thấy rằng, việc áp dụng kiến thức của họ vào quản lý TNR và bảo tồn ĐDSH của địa phương có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
Việc sử dụng giá trị TTBĐ của cộng đồng người Đan Lai trong quản lý TNR có những ưu điểm như: phù hợp với phong tục tập quán, phù hợp với điều kiện địa phương, đã được thử nghiệm qua thời gian, có tính đa dạng cao (TTBĐ được hình thành trong những điều kiện tự nhiên khác nhau và được mọi thành viên trong cộng đồng sáng tạo ra), dễ sử dụng và là cơ sở để giải quyết các vấn đề chiến lược cho
cộng đồng địa phương, đặc biệt là người nghèo (TTBĐ đều phù hợp về mặt xã hội, có tính bền vững và ít rủi ro với người dân).
Các tri thức bản địa trong quản lý TNR của người Đan Lai chính là những kinh nghiệm được đúc rút và trải qua nhiều thế hệ thông qua thực tiễn sản xuất. Kinh nghiệm ấy được đúc kết qua con đường truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, trong từng gia đình. Đó là những kinh nghiệm và kỹ thuật/công nghệ khai thác, sử dụng, chế biến và phát triển, các loại công cụ, tín ngưỡng, nguồn nhân lực.
Liên quan đến vấn đề khai thác và sử dụng TNR, TTBĐ của người dân thực sự phát huy hiệu quả, như các kiến thức về nhận biết các loại cây rừng, động vật rừng, kiến thức về khai thác và sử dụng các sản phẩm từ rừng. Đây là một nhân tố thuận lợi cho sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương.
Bên cạnh đó, qua phóng vấn người dân trong cộng đồng đều cho rằng cơ chế quản lý rừng của cộng đồng hiện có là rất hiệu quả và họ đều mong muốn được tham gia quản lý bảo vệ rừng, được trả tiền cho công tác bảo vệ và với điều kiện các khu rừng phải ở kề cận bản. Nếu cơ chế quản lý dựa vào cộng đồng này có cơ hội được phát huy thì nó góp phần không nhỏ đối với công tác bảo tồn và quản lý rừng. Ngoài ra có sự ủng hộ của Ban Quản lý VQG Pù Mát và sự công nhận về vai trò quan trọng của người dân địa phương trong công tác bảo tồn và phát triển rừng, nhất là những chính sách gần đây của Nhà nước cũng là những thuận lợi giúp cho các kiến thức của người dân có cơ hội được vận dụng và phát huy.
Những khó khăn là do nguồn tài nguyên LSNG ngày càng khan hiếm, người dân thiếu môi trường thực hành các TTBĐ có giá trị và cũng mất cơ hội truyền đạt lại cho thế hệ con cháu nên có nguy cơ các kiến thức này dần bị mai một. Mặt khác, do điều kiện đời sống khó khăn và thiếu sự hỗ trợ của bên ngoài nên việc phát triển LSNG với việc áp dụng TTBĐ của người dân địa phương cũng gặp nhiều trở ngại. Một khó khăn nữa đó là chính nhận thức của giới trẻ Đan Lai ngày nay cũng đã thay
đổi, họ tìm kiếm những cơ hội mưu sinh khác chứ không còn quan tâm học hỏi kinh nghiệm từ ông bà cha mẹ trong việc khai thác và sử dụng TNR. Ngoài ra cơ hội và khả năng tiếp cận thị trường của người dân cho những sản phẩm truyền thống từ LSNG bị hạn chế đã khiến cho giá trị của các KTBĐ (làm nên bản sắc văn hóa của người Đan Lai: Sản phẩm mây, tre đan...) không còn được người dân đề cao, vì vậy không được phát huy sử dụng để nâng cao đời sống cho chính họ.
Trong thời gian gần đây, nhiều tổ chức, nhà nghiên cứu, nhà quản lý quan tâm đến TTBĐ của các DTTS và vấn đề quản lý TNR rừng. Đã có những dự án đưa những kinh nghiệm, kiến thức mới tới người dân với mục đích nhằm thay đổi điều kiện sống và nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng. Tuy nhiên, do những tham vọng quá lớn, do những kiến thức mới xa lạ không phù hợp với điều kiện địa phương nên đã có những thất bại và ở nhiều nơi không được người dân hưởng ứng. Một nguyên nhân khác nữa là do thiếu sự nghiên cứu và vận dụng các kinh nghiệm, tập quán, các giá trị TTBĐ của người dân để thực hiện các mục tiêu phát triển.
3.7. Đề xuất một số giải pháp
3.7.1. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị tri thức bản địa trong quản lý TNR
a) Giải pháp lôi cuốn người dân vào hoạt động quản lý bảo vệ rừng
Sau đây là các nhóm giải pháp để phát huy vai trò của người Đan Lai trong việc tham gia quản lý bảo vệ TNR rừng:
Nhóm giải pháp kinh tế
- Hỗ trợ vốn để phát triển các cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao như: trồng chè, keo nguyên liệu, nuôi ong. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến việc chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông lâm nghiệp như: cách chế biến măng, mây, đót và một số cây dược liệu.
- Tiếp tục đầu tư và hoàn thiện hệ thống đường giao thông đến các bản trong xã. Giao thông là một trong những giải pháp quan trọng nâng cao dân trí, tăng
cường trao đổi kinh tế, văn hóa, nhờ đó nâng cao được năng lực quản lý các nguồn tài nguyên, trong đó có quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Ngoài ra, việc phát triển hệ thống đường giao thông đến các bản góp phần thu hút các thương nhân cũng như làm tăng giá trị hàng hóa của các sản phẩm mà người dân làm ra.
- Cần có biện pháp quản lý bảo vệ và phát triển tốt khu rừng đầu nguồn nhằm đảm bảo nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất cho người dân. Trước hết cần có quy định và bảo vệ một cách nghiêm ngặt các khu rừng đầu nguồn cùng với việc trồng bổ sung một số loài cây bản địa.
- Đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch của địa phương như: du lịch sinh thái, du lịch cảnh quan, du lịch mạo hiểm, du lịch nghiên cứu, du lịch văn hóa. Để thực hiện điều này, cần có sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương, của ngành du lịch và VQG để phát triển tiềm năng này.
Nhóm giải pháp xã hội
- Tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về giá trị kinh tế, sinh thái và xã hội của rừng, khích lệ người dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển TNR rừng.
- Thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp đến cấp bản. Quy hoạch sử dụng đất ổn định kết hợp với hoạt động khoán quản lý bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng sẽ làm cho mọi diện tích đất lâm nghiệp đều có chủ thực sự. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho cộng đồng tham gia vào việc bảo vệ và phát triển rừng.
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với chính quyền địa phương để thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ chung như vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng và ngăn chặn các hành vi xâm hại TNR.
Nhóm giải pháp khoa học công nghệ
- Nghiên cứu, xây dựng những mô hình nông lâm kết hợp phù hợp với điều kiện của địa phương để phát triển kinh tế hộ gia đình. Cần nghiên cứu những biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi trong hệ canh tác nông nghiệp và coi đó như một nhân tố làm giảm sức ép của cộng đồng vào TNR. Những biện pháp kỹ thuật đó có thể phải hướng vào cải tiến kỹ thuật canh tác, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng.
- Tăng cường hoạt động khuyến nông, khuyến lâm. Đời sống kinh tế thấp một phần do trình độ kỹ thuật canh tác thâm canh và kỹ thuật chăn nuôi thấp của người Đan Lai. Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm sẽ hỗ trợ người dân kỹ thuật, định hướng phát triển sản xuất cho phù hợp với điều kiện địa phương.
- Hỗ trợ kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên, cần chú ý tới nguồn nước phục vụ sản xuất tại địa phương.
b) Giải pháp gìn giữ và phát triển tri thức bản địa của cộng đồng người Đan Lai vùng đệm VQG Pù Mát
Các giá trị TTBĐ của người Đan Lai liên quan đến quản lý TNR cần phải được gìn giữ và phổ biến sâu rộng những giá trị tích cực trong cộng đồng. Cần có các dự án độc lập hoặc lồng ghép với các dự án phát triển khác để bảo tồn giá trị TTBĐ của người Đan Lai về một số lĩnh vực:
- Tiếp tục bảo tồn và phát huy các tín ngưỡng liên quan đến quản lý, bảo vệ TNR rừng như tín ngưỡng bảo vệ rừng đầu nguồn và rừng ma, bằng cách tuyên truyền và khơi lại các tín ngưỡng này cho các thế hệ trẻ Đan Lai.
- Tiếp tục trồng mới và bảo vệ một cách hợp lý Mây song (Calamus sp) và Mây dang (Calamus tonkinensis) có thể phát triển thành một vùng nguyên liệu tốt cho nghề thủ công mỹ nghệ.