Sơ Đồ Vị Trí Ô Tiêu Chuẩn (Otc) Thực Vật Ngoại Lai Trên Địa Bàn Huyện Na Hang, Tỉnh Tuyên Quang


Hình 2 1 Sơ đồ vị trí ô tiêu chuẩn OTC thực vật ngoại lai trên địa bàn 1

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí ô tiêu chuẩn (OTC) thực vật ngoại lai trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang


Hình 2 2 Sơ đồ vị trí ô tiêu chuẩn OTC động vật ngoại lai trên địa bàn 2

Hình 2.2. Sơ đồ vị trí ô tiêu chuẩn (OTC) động vật ngoại lai trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang


2.3.2.4. Phương pháp lập bản đồ phân bố sinh vật ngoại lai.


Căn cứ vào các điểm đã phát hiện được các loài sinh vật ngoại lai xâm hại trong quá trình điều tra thực địa (định vị bằng GPS), đánh dấu trên bản đồ, sử dụng phần mềm Mapinfo, xây dựng bản đồ hiện trạng phân bố động vật, thực vật ngoại lai theo các hệ sinh thái ở khu vực nghiên cứu (trên địa bàn huyện Na Hang).

2.3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu và tổng hợp.


Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý số liệu thu được trong quá trình thực hiện đề tài để xác định được mức độ xâm lấn của thực vật ngoại lai và mật độ phân bố của một số động vật ngoại lai.


CHƯƠNG III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu


3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Na Hang.


Na Hang là huyện miền núi, nằm về phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm thành phố Tuyên Quang khoảng 110km về phía Đông Nam, có giới hạn địa lý từ 22029’ đến 22040’ Vĩ độ Bắc và 104050’ đến 105036’ Kinh độ Đông. Địa giới hành chính của huyện được xác định:

- Phía Bắc giáp các tỉnh Hà Giang và tỉnh Cao Bằng;


- Phía Nam giáp huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang;


- Phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn;


- Phía Tây giáp huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang và giáp tỉnh Hà Giang.


Hình 3 1 Vị trí địa lý huyện Na Hang Tổng diện tích tự nhiên của huyện Na 3

Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Na Hang


Tổng diện tích tự nhiên của huyện Na Hang là 86.353,7 ha, bao gồm 12 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 11 xã). Trên địa bàn huyện có tuyến Quốc lộ 279 chạy qua, công trình Thủy điện Tuyên Quang và một số điểm du lịch danh thắng.


- Huyện Na Hang có địa hình bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông, suối, núi, đồi trùng điệp và những thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau. Nhìn chung địa hình của huyện có 3 dạng chính: Địa hình núi cao hiểm trở; địa hình núi thấp và đồi thoải lượn sóng xen kẽ với các thung lũng và các cánh đồng phù sa nhỏ hẹp ven sông. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ cao phổ biến từ 200 - 600 mét; độ dốc trung bình khoảng 20 - 250.

- Khí hậu của huyện Na Hang có đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu Bắc Á và được chia thành 2 mùa rò rệt: Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; mùa đông lạnh, khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 22 - 240C, nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông là 160C và các tháng mùa hè là 28oC. Tổng tích ôn năm khoảng 8.2000C - 8.4000C. Lượng mưa trung bình năm từ 1.500 - 1.800 mm, số ngày mưa trung bình 150 ngày/năm. Mùa mưa trùng với thời gian mùa hè, trong các tháng 7 và 8 có lượng mưa lớn nhất, đạt trên 320 mm/tháng. Tháng 1 và tháng 12 có lượng mưa trung bình thấp nhất, khoảng 16 - 25 mm/tháng. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 1.500 giờ/năm. Trong năm từ tháng 5 đến tháng 9 là thời gian có cường độ nắng lớn nhất là 170-190 giờ/tháng; từ tháng 1 đến tháng 3 nắng ít, trung bình chỉ khoảng 50-70giờ/tháng. Độ ẩm không khí không có sự khác biệt rò rệt theo mùa, trong năm độ ẩm thường dao động trong khoảng 85 - 87%.

- Chế độ thuỷ văn của huyện Na Hang trước khi xây dựng Thủy điện Tuyên Quang phụ thuộc vào lưu vực 2 sông lớn là sông Năng bắt nguồn từ hồ Ba Bể – Bắc Kạn chảy qua địa bàn huyện dài 25 km hợp với sông Gâm ở giữa huyện (tại chân núi Pắc Tạ), hướng sông chảy từ Đông Bắc sang Tây Nam và sông Gâm bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc chảy qua địa bàn huyện dài 53 km, hướng sông chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Sau khi xây dựng Thủy điện Tuyên Quang chế độ thủy văn phụ thuộc nhiều vào sự điều tiết và vận hành của nhà máy.

- Theo số liệu thống kê đất đai năm 2018 huyện Na Hang, tổng diện tích đất tự nhiên (DTTN) của toàn huyện là 86.353,7 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 81.277,80 ha, chiếm 94,12% DTTN; đất phi nông nghiệp 4.346,65 ha, chiếm 5,04 % DTTN, đất chưa sử dụng 729,27 ha, chiếm 0,84 % DTTN. Mật độ dân số là 51,8 người/người km2, thấp hơn mật độ dân số của tỉnh (131,8 người/km2).


- Tài nguyên nước mặt của huyện khá phong phú, được cung cấp bởi các sông suối, ao hồ, đặc biệt là hồ thuỷ điện Tuyên Quang), chứa khối lượng nước hàng tỷ m3/năm. Nguồn nước ngầm của huyện khá phong phú, có ở khắp địa bàn. Tất cả các loại nước ngầm đều có chất lượng đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt.

- Theo số liệu thống kê đất đai năm 2018, diện tích đất lâm nghiệp của huyện hiện nay là 75.139,83 ha, chiếm 78,01% trong tổng số 81.277,80 ha đất nông nghiệp. Trong đó đất rừng sản xuất là 31.460,23 ha, đất rừng phòng hộ là 22.095,76 ha, đất rừng đặc dụng là 21.583,84 ha. Theo Quy hoạch đa dạng sinh học tỉnh Tuyên Quang (2012) đã xác định được huyện Na Hang có 7 hệ sinh thái khác nhau:

(1) Hệ sinh thái rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh lâu năm (gồm hệ sinh thái rừng tự nhiên trên núi đất và hệ sinh thái rừng tự nhiên trên núi đá vôi): Đây là hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao. Hầu hết các loài động, thực vật, của tỉnh đều có mặt trong hệ sinh thái này.

(2) Hệ sinh thái rừng thứ sinh nghèo: Đây cũng là hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao của tỉnh với nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm.

(3) Hệ sinh thái rừng trồng: Trong hệ sinh thái này tính đa dạng sinh học không cao, ở dạng trung bình.

(4) Hệ sinh thái rừng tre nứa: Đây là hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học thấp. Hầu như không có một loài thực vật nào thuộc sách đỏ Việt Nam.

(5) Hệ sinh thái nông nghiệp: Hệ sinh thái nông nghiệp đan xen các hệ sinh thái và môi trường gắn liền với sản xuất đời sống, tập tục canh tác cây trồng, vật nuôi.

(6) Hệ sinh thái thủy vực: Đây là hệ sinh thái quan trọng lưu giữ các khu hệ sinh vật dưới nước.

(7) Hệ sinh thái dân cư: Hệ sinh thái dân cư bao gồm những mô hình, cụm dân cư thường được gọi là các làng thôn (ấp, xóm, bản, buôn, sóc) là hệ sinh thái nhân tạo. Hệ sinh thái dân cư là những khu vườn truyền thống tại nơi ở. Vườn gia đình là nơi tập hợp các loại cây, cây ăn quả, cây bụi, cây leo, các loại cỏ... , có rất ít các bụi cây thấp tự nhiên.


3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Na Hang.


Na Hang là huyện miền núi cao, kinh tế huyện trọng tâm vẫn là phát triển nông, lâm nghiệp, từng bước hình thành nền tảng cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề thủ công truyền thống. Tuy nhiên, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu, địa hình đồi núi cao, nên mức độ giao lưu chưa cao.

- Ngành chăn nuôi của huyện những năm gần đây được quan tâm phát triển cả về số lượng và chất lượng. Sản xuất ngành thủy sản trên địa bàn huyện đang từng bước phát triển vượt bậc. Năm 2018 sản lượng thủy sản đạt 655 tấn, tăng 18 tấn so với năm 2017. Trong thời gian qua, công tác phát triển khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất luôn được quân tâm, nhờ vậy mà diện tích rừng không ngừng tăng lên. Ngoài ra, huyện có tiềm năng rất lớn để phát triển ngành du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. Hiện nay trên địa bàn huyện đang tiếp tục đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái Na Hang, du lịch lòng hồ thủy điện Tuyên Quang để thu hút khách du lịch.

- Tổng dân số toàn huyện theo số liệu niên giám năm 2018 là 45.108 người. Phân bố dân cư trên địa bàn huyện Na Hang có sự chênh lệch rất lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn. Mật độ dân số tại Thị trấn cao gấp nhiều lần so với các xã. Dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực Thị trấn và các xã của huyện như Năng Khả, Đà Vị, Yên Hoa, Thanh Tương. Hiện trên địa bàn huyện có nhiều cộng đồng các dân tộc sinh sống là Tày, Dao, Kinh, H’Mông và một số dân tộc khác. Những năm gần đây, chất lượng lao động ở Na Hang ngày càng được cải thiện, trình độ văn hóa của lực lượng lao động ngày được nâng cao. Tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp phổ thông đã giảm dần. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng nhanh trong các ngành kinh tế, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - thương mại. Đời sống nhân dân dần được cải thiện. Tuy nhiên, so với mức thu nhập bình quân của toàn tỉnh, thu nhập bình quân trên địa bàn huyện thấp, do là huyện thuần nông, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông - lâm nghiệp; việc phát triển các ngành nghề khác còn gặp rất nhiều khó khăn.


3.2. Hiện trạng SVNL xâm hại trên địa bàn huyện Na Hang.


3.2.1. Thành phần SVNL xác định được trên địa bàn huyện Na Hang


Qua kết quả khảo sát, phỏng vấn người dân tại 270 phiếu điều tra ở 11 xã trên địa bàn huyện Na Hang và căn cứ danh mục loài ngoại lai xâm hại ban hành theo Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và danh mục các loài ngoại lai đã được thống kê trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, xác định được 08 loài ngoại lai xâm hại và 02 loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại. Kết quả được trình bày cụ thể ở Bảng 3.1 và Bảng 3.2.

Bảng 3.1. Danh mục loài ngoại lai xâm hại xác định được trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang


STT

Tên tiếng việt

Tên khoa học


Động vật không xương sống


1

Ốc bươu vàng

Pomacea canaliculata

2

Ốc sên Châu Phi

Achatina fulica



3

Cá tỳ bà lớn (cá dọn bể lớn)

Pterygoplichthys pardalis


Thực vật


4

Bèo tây (bèo lục bình, bèo Nhật Bản)

Eichhornia crassipes

5

Cây ngũ sắc (bông ổi)

Lantana camara

6

Cỏ Lào

Chromolaena odorata

7

Trinh nữ móc

Mimosa diplotricha

8

Trinh nữ thân gỗ (Mai dương)

Mimosa pigra

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Bảng 3.2. Danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại xác định được trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang


STT

Tên tiếng việt

Tên khoa học



1

Cá rô phi đen

Oreochromis mossambicus


Thực vật


2

Cây cứt lợn (cỏ cứt heo)

Ageratum conyzoides

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí