Nguyện Vọng Của Các Lão Làng, Chức Sắc Tôn Giáo Và Trí Thức Trên Địa Bàn Cư Trú Về Việc Tổ Chức Dạy Chữ Chăm Cho Người Chăm

* Về nhu cầu sách giáo khoa

Về nhu cầu sách giáo khoa và dụng cụ học tập chữ Chăm, tốt nhất Nhà nước cần cấp phát miễn phí sách giáo khoa và dụng cụ học chữ Chăm cho người Chăm để họ theo học chữ Chăm. Việc làm này cũng bình thường như việc cấp phát miễn phí sách giáo khoa xoá mù chữ tiếng phổ thông (Tiếng Việt) cho mọi người, để giảm bớt một phần chi phí cho người học và khuyến khích mọi người tham gia học tập, thể hiện sự bình đẳng và có phần ưu tiên cho ngưòi dân tộc thiểu số trong việc thực hiện chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước. 

2.2.5. Nguyện vọng của các lão làng, chức sắc tôn giáo và trí thức trên địa bàn cư trú về việc tổ chức dạy chữ Chăm cho người Chăm

BẢNG 2.10: THỐNG KÊ NHU CẦU HỌC CHỮ CHĂM THEO THÀNH PHẦN XÃ HỘI 

Địa bàn cư trúThành phần xã hộiRất cầnCầnCó cũng được, không cũng đượcCộng
SL%SL%SL%SL
Ma LâmLớn tuổi990.0110.00010
Công chức810000008
Chức sắc Tôn giáo410000004
Cộng2195.514.50022
Hàm PhúLớn tuổi110000001
Công chức410000004
Chức sắc Tôn giáo583.3116.7006
Cộng1090.919.10011
Hàm TríLớn tuổi571.4114.3114.37
Công chức250.0125.0125.04
Chức sắc Tôn giáo466.6116.7116.76
Cộng1164.7317.6317.617
Ba xãLớn tuổi1583.3211.115.618
Công chức1487.516.216.216
Chức sắc Tôn giáo1381.3212.516.216
Tổng cộng4284.0510.036.050

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

(Nguồn: xử lý số liệu phỏng vấn)

BIỂU ĐỒ 2.9: NHU CẦU HỌC CHỮ CHĂM THEO THÀNH PHẦN XÃ HỘI

Theo bảng 2 10 cho thấy Trong 18 người lớn tuổi lão làng có 15 ý kiến chiếm 1

Theo bảng 2.10 cho thấy:

Trong 18 người lớn tuổi (lão làng) có 15 ý kiến chiếm 83,3% cho rằng “rất cần” và 2 ý kiến chiếm 11,1% nêu “cần” phải tổ chức dạy chữ Chăm cho người Chăm; có 1 ý kiến chiếm 5,6% cho là “có cũng được không cũng được”; không có ý kiến “không cần” tổ chức dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi.

Có 16 công chức được phỏng vấn, trong đó có 14 ý kiến chiếm 87,5% cho rằng “rất cần” và 1 ý kiến chiếm 6,2% nêu “cần” phải tổ chức dạy chữ Chăm cho người Chăm; có 1 ý kiến chiếm 6,2% quan điểm rằng “ có cũng 

được không cũng được”; tuy nhiên, không có ý kiến “không cần” tổ chức dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi.

Tham gia phỏng vấn có 16 người đang giữ các chức sắc tôn giáo của hai đạo Bà la môn và Hồi giáo, trong đó có 13 ý kiến chiếm 81,3% số người cho rằng “rất cần” và 2 ý kiến chiếm 12,5% nêu “cần” phải tổ chức dạy chữ Chăm cho người Chăm; cũng có 1 ý kiến chiếm 6,2% cho là “ có cũng được không cũng được”; không có ý kiến “không cần” tổ chức dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi.

Qua phân tích trên cho thấy, cả ba thành phần được phỏng vấn vốn có uy tín về nhiều mặt trong cộng đồng người Chăm đã cùng nhất trí khá cao trong nhận định “cần” và “rất cần” phải dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi; không có một ý kiến nào cho là “không cần” phải dạy chữ Chăm. Điều đó, một lần nữa khẳng định tính cần thiết phải tổ chức lớp học xoá mù chữ Chăm trong cộng đồng người Chăm. 

2.3. Thực trạng về đội ngũ giáo viên dạy chữ Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận

BẢNG 2.11: KHẢ NĂNG DẠY CHỮ CHĂM THEO NGHỀ NGHIỆP 

 Dạy đượcKhông dạy
được
Cộng
SL%SL%SL%
Địa bàn cư trúMa LâmNghề nghiệpNông1739.57933.19634.0
Công chức12.310.420.7
Khác37.0125.0155.3
Cộng2148.89238.511340.1
Hàm PhúNghề nghiệpNông37.04117.24415.6
Công chức0041.741.4
Khác0020.820.7
Cộng374719.75017.7
Hàm TríNghề nghiệpNông920.99238.510135.8
Công chức920.972.9165.7
Khác12.310.420.7
Cộng1944.210041.811942.2
Ba xãNghề nghiệpNông2967.421288.724185.5
Công chức1023.3125.0227.8
Khác49.3156.3196.7
Tổng cộng43100239100282100

(Nguồn: xử lí phiếu điều tra)

BIỂU ĐỒ 2.10: KHẢ NĂNG DẠY CHỮ CHĂM THEO NGHỀ NGHIỆP

Bảng 2 11 cho thấy Trong 257 người làm nghề nông có 241 người trả lời về 2

Bảng 2.11 cho thấy:

Trong 257 người làm nghề nông có 241 người trả lời về việc có khả năng tham gia dạy chữ Chăm hay không. Trong đó 29/241, chiếm 12% số ý kiến cho rằng “dạy được” chữ Chăm.

Trong số 29 người “dạy được” chữ Chăm trên vẫn còn nhiều người có trình độ chữ Chăm thấp, tuy vậy lòng nhiệt tình của họ sẽ là nguồn lực động viên cho việc học chữ Chăm trong người lớn tuổi.

Số còn lại là 212/241 chiếm 88% cho là “không dạy được” chữ Chăm.

Có 22 người trong số 24 công chức nêu khả năng tham gia dạy chữ Chăm, trong đó có 10/22 người chiếm 45,5% số ý kiến cho rằng “dạy được” chữ Chăm.

Có 12/22 công chức còn lại chiếm 54,5% số ý kiến cho là “không dạy được” chữ Chăm. Do đặc điểm nghề nghiệp, thành phần công chức là lực 

lượng có điều kiện và có nhiều khả năng dạy chữ Chăm hơn so với nông dân và những người làm nghề khác trong cộng đồng. Nếu được động viên và bồi dưỡng tốt họ sẽ sớm trở thành những người tham gia giảng dạy chữ Chăm cho cộng đồng.

BẢNG 2.12: KHẢ NĂNG DẠY CHỮ CHĂM THEO TRÌNH ĐỘ  CHỮ CHĂM 

 Khả năng dạy chữ ChămCộng
Dạy đượcKhôngdạy đượcSL%
SL%SL%
  TrìnhMC1739.57129.78831.2
  L1-L312.320.831.1
 Mađộ
 chữL4-L50031.331.1
 LâmChăm
 TMC37.0166.7196.7
  Cộng2148.89238.511340.1
  Trình
độ
MC37.03715.54014.2
 HàmL1-L30062.562.1
 chữL4-L5000000
 Phú
 Chăm
ĐịaTMC0041.741.4
Bàn  
 Cộng37.04719.75017.7
 
  MC716.38736.49433.3
trú  
 HàmđộL1-L3716.310.482.8
 chữL4-L524.741.762.1
 Trí
 Chăm
 TMC37.083.3113.9
  Cộng1942.210041.811942.2
 Ba xã MC2762.819581.622278.7
 độL1-L3818.693.8176.0
 chữL4-L524.772.993.2
 Chăm
 TMC613.92811.73412.1
Tổng cộng43100239100282100

(Nguồn: Xử lí phiếu điều tra)

BIỂU ĐỒ 2.11: KHẢ NĂNG DẠY CHỮ CHĂM THEO TRÌNH ĐỘ CHỮ CHĂM

Bảng 2 12 cho thấy Tuy có đến 43 người nhiệt tình hăng hái cho rằng mình có 3

Bảng 2.12 cho thấy:

Tuy có đến 43 người nhiệt tình hăng hái cho rằng mình có thể tham gia giảng dạy chữ Chăm, nhưng trong số đó có đến 27/43 người chiếm tỉ lệ 62,7% số người vẫn còn mù chữ Chăm và 6/43 người chiếm tỉ lệ 13,9% số người bị tái mù chữ Chăm. Cả hai diện này là 33/43 người chiếm 76,7% số người cho rằng mình có thể dạy được chữ Chăm. Trước mắt, số người này khó có thể đảm đương việc giảng dạy chữ Chăm. Việc chọn lựa giáo viên dạy chữ Chăm từ số người còn mù chữ là việc lâu dài.

Số biết chữ Chăm từ lớp 1 đến lớp 5 là 26 người, trong đó có 16/26 chiếm 61,5% cho rằng “không dạy được” chữ Chăm. Còn 10/26 chiếm 38,5% ngưòi biết chữ Chăm cho là “dạy được” chữ Chăm, trong đó chỉ có 2 người có trình độ lớp 4, lớp 5. Tuy trình độ chữ Chăm chỉ dừng lại ở cấp tiểu học,  song là người Chăm bản địa nên họ đã có vốn tiếng Chăm khá tốt. Ta có thể tạo nguồn dạy chữ Chăm cho cộng đồng từ lực lượng này.

 Qua phân tích trên, có thể nói lên rằng nguồn đào tạo đội ngũ giáo viên dạy chữ Chăm trên địa bàn huyện còn ít, trước mắt khó có thể đáp ứng được yêu cầu giảng dạy theo đúng quy định của ngành giáo dục. Do vậy, việc giảng dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi đòi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư chỉ đạo của ngành giáo dục trong lĩnh vực đào tạo đội ngũ giáo viên dạy chữ Chăm.

Qua kết quả điều tra, những người tham gia điều tra đã tín nhiệm giới thiệu được 8 người có thể tham gia giảng dạy chữ Chăm. Những người này có đủ tiêu chuẩn về đạo đức và khả năng giảng dạy, 6 trong số 8 người này hiện đang là giáo viên đang tham gia giảng dạy tiếng Chăm chính khoá cho các em học sinh trong các trường Tiểu học thuộc vùng có đông đồng bào Chăm.

2.4. Thực trạng quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi ở huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận

Tại huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận, việc giảng dạy tiếng Chăm cho các em học sinh trong trường tiểu học nơi có đông đồng bào Chăm sinh sống đã được tiến hành từ năm 1981. Song, việc giảng dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi chưa được các cấp có thẩm quyền chính thức đề ra.

Năm 2001, do nhu cầu cần phải bổ sung giáo viên dạy tiếng Chăm cho các trường tiểu học đang thiếu giáo viên bộ môn này; theo đề nghị của Phòng Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo huyện Hàm Thuận Bắc, Sở Giáo dục và đào tạo Bình Thuận đồng ý, cho phép mở lớp dạy tiếng Chăm cho giáo viên, cán bộ và thanh niên người Chăm nhằm mục đích bồi dưỡng, từng bước đào tạo đội ngũ có trình độ tiếng Chăm, bổ sung lực lượng giáo viên dạy tiếng Chăm trong trường tiểu học. Qua lớp dạy tiếng Chăm này, đông đảo bà con người Chăm, đặc biệt là thanh niên Chăm rất mong muốn học cái chữ của dân tộc  mình. Từ nguyện vọng đó và trên cơ sở tờ trình của các trưởng thôn có đông đồng bào Chăm sinh sống, Phòng Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo Hàm Thuận Bắc đã trình lên Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận xin phép được mở lớp dạy tiếng Chăm cho cán bộ và thanh niên người dân tộc Chăm. Tại văn bản số 462/SGD ĐT-KHTC ngày 11/10/2006, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận đã cho phép Phòng Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo Hàm Thuận Bắc mở lớp giảng dạy tiếng Chăm cho cán bộ và thanh niên người dân tộc Chăm. Hiện nay, tại huyện Hàm Thuận Bắc đã mở thêm 3 lớp tiếng Chăm cho cán bộ và thanh niên với 116 học viên theo học (tính đến tháng 11/2006)[20].

Việc quản lý các lớp học chữ Chăm cho người lớn được thực hiện như sau:

2.4.1. Quản lý việc lập kế hoạch phát triển lớp học chữ Chăm

- Phòng Giáo dục và Đào tạo giao trách nhiệm cho Hiệu trưởng trường Tiểu học đang giảng dạy tiếng Chăm cho học sinh tiến hành lập kế hoạch mở lớp học chữ Chăm cho người lớn và trình cho Phòng Giáo dục và Đào tạo biết.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo duyệt kế hoạch mở lớp học chữ Chăm cho người lớn của nhà trường; xem xét, bố trí giáo viên dạy tiếng Chăm trong trường tiểu học kết hợp với việc dạy lớp chữ Chăm cho ngưòi lớn; thông báo cho chính quyền địa phương biết kế hoạch mở lớp học chữ Chăm cho người lớn.

 - Phòng Giáo dục và Đào tạo trình Uỷ ban nhân dân huyện Hàm Thuận Bắc và Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận biết để theo dõi, chỉ đạo và đề nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí. 

2.4.2. Quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy

- Chương trình giảng dạy và sách giáo khoa được Phòng Giáo dục và Đào tạo phân bổ, cấp phát đến từng trường học có lớp học tiếng Chăm như việc cấp phát chương trình và sách giảng dạy các bộ môn khác trong trường học.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo giao cho Hiệu trưởng các trường tiểu học quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch dạy chữ Chăm cho người Chăm lớn tuổi như việc quản lý chương trình học xoá mù chữ trên địa bàn mình phụ trách.

 - Phòng Giáo dục và Đào tạo lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra việc thực hiện chương trình học chữ Chăm cho ngưòi lớn, qua đó đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng trường tiểu học có lớp học chữ Chăm.

2.4.3. Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ dạy của giáo viên

- Sau khi bàn bạc với các giáo viên dạy tiếng Chăm, Phòng Giáo dục và Đào tạo quy định, hướng dẫn việc soạn giáo án của một tiết dạy chữ Chăm cho người lớn.

 - Phòng Giáo dục và Đào tạo quy định trách nhiệm của Hiệu trưởng trường tiểu học, Tổ trưởng tổ Tiếng Chăm trong việc hướng dẫn soạn bài, kiểm tra và góp ý việc soạn bài của giáo viên dạy chữ Chăm cho người lớn.

Giáo viên dạy chữ Chăm cho người lớn chịu sự kiểm tra về bài soạn của Tổ trưởng Tiếng Chăm và Hiệu trưởng trường tiểu học nơi tổ chức lớp học.

2.4.4. Quản lý giờ lên lớp của giáo viên

- Phòng Giáo dục và Đào tạo nhắc nhở các Hiệu trưởng quan tâm đến việc dự giờ, thăm lớp học chữ Chăm để nhằm động viên tinh thần học tập của học viên và nhận xét, góp ý tiết dạy của giáo viên.

 - Trong khi chưa có tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy của giáo viên lớp học chữ Chăm cho người lớn tuổi, Phòng Giáo dục và Đào tạo giao cho các Hiệu 

trưởng dựa trên tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy của giáo viên tiếng Chăm trong trường tiểu học và tiêu chuẩn đánh giá một tiết dạy lớp xoá mù chữ để đánh giá giờ dạy của giáo viên dạy chữ Chăm cho người lớn tuổi.

Quản lý giờ lên lớp của giáo viên ở lớp học chữ Chăm cho người lớn là việc làm rất khó khăn, chủ yếu lấy việc động viên tinh thần trách nhiệm của người giáo viên là chính.

2.4.5. Quản lý việc sinh hoạt tổ (chuyên môn) tiếng Chăm, dự giờ và quá trình giáo dục của giáo viên dạy chữ Chăm.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo quy định Tổ trưởng tiếng Chăm trong trường tiểu học chịu trách nhiệm quản lý hoạt động giảng dạy chữ Chăm cho người lớn; Hiệu trưởng trường Tiểu học có tổ tiếng Chăm chịu trách nhiệm quản lý nội dung hoạt động của hoạt động của tổ này; các tiết dự giờ, thao giảng của giáo viên lớp chữ Chăm cho người lớn cũng được tính như số tiết dạy trong trường Tiểu học khi kiểm tra tay nghề của giáo viên.

 - Phòng Giáo dục và Đào tạo xem kết quả hoạt động của tổ tiếng Chăm và việc dạy chữ Chăm cho người lớn là cơ sở để đánh giá công tác quản lý trường học của Hiệu trưởng.

 - Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thanh tra việc quản lý trường học của Hiệu trưởng, trong đó có thanh tra nội dung công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng về hoạt động dạy chữ Chăm cho người lớn.

2.4.6. Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên

Phòng Giáo dục và Đào tạo quy định:

- Hồ sơ chuyên môn của giáo viên dạy lớp chữ Chăm cho người lớn như hồ sơ của giáo viên dạy xoá mù chữ phổ thông (tiếng Việt), bao gồm:

 + Giáo án  + Sổ điểm  80  + Sổ dự giờ (chung cho các lớp khác, tính trên mỗi giáo viên)  + Sổ chủ nhiệm  - Các loại hồ sơ chuyên môn của giáo viên dạy lớp chữ Chăm cho người lớn phải thể hiện bằng tiếng Việt ở một số nội dung.

2.4.7. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học

 - Phòng Giáo dục và Đào tạo qui định tạm thời việc thực hiện chế độ kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở lớp học chữ Chăm cho người lớn như chế độ kiểm tra đánh giá một lớp học xoá mù chữ phổ thông (tiếng Việt) hiện hành, bao gồm:

 + Điểm kiểm tra miệng    

+ Điểm kiểm tra 15 phút    

+ Điểm tra 1 tiết    

+ Điểm kiểm tra 3 giai đoạn theo chương trình học    

+ Điểm kiểm tra cuối khóa học 

- Phòng Giáo dục và Đào tạo giao cho Hiệu trưởng trường tiểu học chịu trách nhiệm tổ chức việc đánh giá kết quả học tập của lớp học, báo cáo kết quả học tập cho Phòng Giáo dục và Đào tạo vào cuối mỗi giai đoạn theo tiến độ thực hiện chương trình của lớp học chữ Chăm cho người lớn.

2.4.8. Quản lý việc phân công giáo viên giảng dạy lớp học chữ Chăm

 - Hiệu trưởng phân công giáo viên đảm nhận giảng dạy lớp học chữ Chăm cho người lớn, trên cơ sở đề nghị của Tổ trưởng tổ tiếng Chăm trong trường, chủ yếu là các giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy chữ Chăm.

 - Hiệu trưởng thường xuyên theo dõi quá trình dạy của giáo viên, khi cần thiết quyết định điều chỉnh việc phân công.

2.4.9. Quản lý quá trình đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy chữ Chăm

 - Phòng Giáo dục và Đào tạo lập kế hoạch đề nghị Sở Giáo dục và đào tạo đào tạo đội ngũ giáo viên tiếng Chăm chung cho huyện. Năm 2001, Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận đã cho phép Phòng Giáo dục và Đào tạo Hàm Thuận Bắc mở lớp dạy chữ Chăm nhằm tạo nguồn giáo viên tiếng Chăm[23].

 - Năm 2001, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tạo điều kiện cho tất cả số giáo viên người Chăm đi học chữ Chăm để dạy tiếng Chăm khi cần thiết.

 - Phòng Giáo dục và Đào tạo cử giáo viên tiếng Chăm dự các lớp bồi dưỡng dạy tiếng Chăm do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

 - Hiệu trưởng trường Tiểu học thường xuyên tổ chức các chuyên đề về giảng dạy tiếng Chăm, góp ý giờ dạy tiếng Chăm, duy trì các buổi sinh hoạt tổ tiếng Chăm; chú ý cách giảng dạy chữ Chăm cho người lớn tuổi.

 - Quá trình đào tạo, bồi dưỡng đã đạt được kết quả đáng khích lệ.

BẢNG 2.13: THỐNG KÊ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN NGƯỜI CHĂM   

S TT

Đơn vị

Số GV

Giới

Trình độ

chuyên môn

Có khả năng dạy chữ Chăm

GV hơn 60 tuổi đang dạy hợp đồng

Công tác

nữ

1

Ma Lâm

2

0

THSP

2

2

2

Hàm Phú

3

1

THSP

1

1

3

Hàm Trí

7

3

THSP

4

1

4

Xã khác

7

3

THSP

0

0

Cộng

19

6

 

7

4

( Nguồn Phòng Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo huyện Hàm Thuận Bắc)[19]

Tính đến ngày 01/01/2007, đội ngũ giáo viên dạy tiếng Chăm trong huyện Hàm Thuận Bắc có 7 người, trong đó có 4 giáo viên đã về hưu đang hợp đồng giảng dạy lại và 1 người đang giữ chức vụ Hiệu trưởng. Số giáo  viên này đang đảm nhận giảng dạy cho 20 lớp học tiếng Chăm trong các trường tiểu học và 3 lớp học chữ Chăm cho người lớn tuổi. Tổng số giáo viên người Chăm là 19 người trong tổng số 4486 người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc, chỉ chiếm 4% so với dân số Chăm, trong khi đó tỉ lệ này ở ngưòi Kinh là 13,3% (nguồn Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hàm Thuận Bắc). Trong 19 giáo viên tiểu học người Chăm thì chỉ có 7 người chiếm 38,8% có khả năng giảng dạy được chữ Chăm, hiện họ đang đảm nhận việc giảng dạy môn tiếng Chăm trong các trường tiểu học. Song, trong số đó cũng có đến 4 người đã ngoài 60 tuổi. Như vậy, thực tế chỉ con 3 giáo viên chính thức là có khả năng giảng dạy tiếng Chăm, nếu không kịp thời đào tạo cho đội ngũ giáo viên người Chăm có trình độ chữ Chăm để họ có thể dạy tiếng Chăm thì khó có thể duy trì được việc giảng dạy tiếng Chăm trong các trường tiểu học như hiện nay và cũng không tiến hành được việc dạy chữ Chăm cho người lớn tuổi.

2.4.10. Quản lý các phương tiện và điều kiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy

- Phòng Giáo dục và Đào tạo giao cho Hiệu trưởng trường Tiểu học chịu trách nhiệm bố trí cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học chữ Chăm.

Thông thường các Hiệu trưởng chọn một Phòng học có bàn ghế thích hợp với người lớn để bố trí cho lớp học. 

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 14/11/2021
Trang chủ Tài liệu miễn phí