Trường Hợp Dự Án Thuộc Địa Bàn Từ Hai (02) Xã Trở Lên, Chủ Dự Án Được Lựa Chọn Hình Thức Cuộc Họp Tvcđ Dân Cư Chịu Tác Động Trực Tiếp Bởi

không phải là chủ dự án có trách nhiệm tổ chức tham vấn ý kiến. UBND cấp xã là một cơ quan quản lý nhà nước, chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ cho các hoạt động dự án. Nếu quy hết trách nhiệm tổ chức tham vấn cho UBND cấp xã sẽ dẫn đến việc quá tải. Theo quy định chung được áp dụng phổ biến trên thế giới, chủ dự án phải chịu trách nhiệm về toàn bộ các vấn đề liên quan đến hoạt động TVCĐ, bao gồm cả kinh phí, nhân lực, phương tiện cần thiết, với mục đích đảm bảo chất lượng báo cáo ĐTM để báo cáo này có thể được thông qua. Nghị định18/2015/NĐ-CP đã có sự thay đổi hợp lý khi quy định mọi trách nhiệm cũng như các kinh phí để tiến hành cuộc họp đều do chủ dự án chịu trách nhiệm. Dựa trên sự thỏa thuận và yêu cầu giữa chủ dự án và UBND cấp xã, cơ quan này có trách nhiệm tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc để chủ dự án tiến hành cuộc họp tham vấn ý kiến. Đồng thời, trong phạm vi của mình, UBND cấp xã nghiên cứu bản báo cáo ĐTM và đóng góp ý kiến theo phạm vi và quyền hạn của mình.

Tại cuộc họp này, ý kiến của các đại biểu tham dự đối với nội dung của báo cáo ĐTM sẽ được thể hiện biên bản họp cộng đồng. Nếu như trước đây, người dân đóng góp ý kiến của mình thông qua các tổ chức đại diện thì từ khi Luật BVMT 2005 ra đời, việc thu thập ý kiến của người dân đã được tiến hành trực tiếp. Người dân được tham vấn trực tiếp thông qua họp cộng đồng dân cư do chủ đầu tư và UBND xã đồng chủ trì mà không thông qua bất cứ một cơ quan hoặc tổ chức đại diện nào. Việc quy định như vậy đảm bảo được sự chủ động, tích cực của người dân đối với các dự án liên quan đếnvấn đề môi trường xung quanh mình. Bằng cách tham gia trực tiếp, người dân có thể bày tỏ được tâm tư, nguyện vọng và hơn thế nữa, có thể đề xuất ra các giải pháp để đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các bên có liên quan.

Cũng theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP, quy trình tham vấn mới cũng bắt đầu xác lập cơ chế thông tin hai chiều khi buộc chủ đầu tư phải “nghiên cứu, tiếp thu những ý kiến khách quan, kiến nghị hợp lý của các đối tượng liên quan được tham vấn” (khoản 4 Điều 12). Quy định này nhằm ngăn chặn việc các chủ

dự án chỉ tiến hành tham vấn ý kiến cho có mà phớt lờ ý kiến đóng góp của người dân. Thực tế cho thấy, tại nhiều dự án, việc tham vấn ý kiến được coi là một thủ tục nhằm hợp thức hóa các điều kiện của một bản báo cáo ĐTM nên chủ dự án thường xem nhẹ các ý kiến đóng góp. Tuy nhiên, quy định này vẫn bộc lộ một điểm chưa rõ ràng đó là việc chưa có tiêu chí để xác định “ý kiến khách quan và kiến nghị hợp lý” mà chủ đầu tư cần phải tiếp thu. Môi trường là một vấn đề khá nhạy cảm và đôi khi sẽ xảy ra sự xung đột lợi ích giữa các nhóm đối tượng khác nhau. Vì thế, việc thiếu các tiêu chí đánh giá sự khách quan và hợp lý của các ý kiến đóng góp có thể ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình tham vấn.

Thêm nữa, chưa có cơ chế rõ ràng về trách nhiệm giải trình của chủ đầu tư trong trường hợp không tiếp thu các ý kiến và kiến nghị bằng văn bản hay tại cuộc họp cộng đồng. Như đã phân tích ở trên, chủ dự án có thể phớt lờ ý kiến đóng góp của các đối tượng tham vấn, vì vậy cần phải có quy định bắt buộc các chủ dự án phải giải thích lý do không tiếp thu ý kiến và đề xuất các kiến nghị thay thế. Ngoài ra, hình thức họp lấy ý kiến cộng đồng cũng cần quy định rõ hơn về quy trình thực hiện, bao gồm việc cung cấp thông tin và tài liệu trước tham vấn; số lần họp tối thiểu để chia sẻ thông tin và giải đáp thắc mắc liên quan đến dự án; bỏ phiếu hoặc lấy ý kiến theo đa số người dân được tham vấn; việc đánh giá kết quả họp cộng đồng trong văn bản trả lời tham vấn của UBND cấp xã đối với chủ đầu tư.

2.2.4. Thời gian và thời hạn tham vấn

Tham vấn là một công cụ thu thập thông tin trong trường hợp các nguồn dữ liệu liên quan đến dự án còn hạn chế, đồng thời góp phần kiểm chứng lại độ tin cậy của thông tin, giảm thiểu xung đột và tạo sự đồng thuận giữa các bên liên quan. Mục đích của tham vấn nhằm hoàn thiện báo cáo ĐTM, hạn chế thấp nhất các tác động xấu đến môi trường và con người, bảo đảm sự phát triển bền vững của dự án, điều này đã được khẳng định trong Luật BVMT 2014. Do đó, công tác tham vấn ý kiến các bên liên quan cần được hiểu là một quá trình lâu dài,

không chỉ thực hiện khi xây dựng báo cáo ĐTM mà cần duy trì ngay cả khi dự án đã đi vào vận hành.

Về thời hạn tham vấn, Nghị định 29/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật BVMT 2005 quy định 15 ngày làm việc. Khi áp dụng vào thực tế, quy định này đã bộc lộ nhiều điểm không khả thi và thiếu hợp lý. Thời hạn 15 ngày dành cho hoạt động TVCĐ về ĐTM là quá ngắn, không phù hợp với thực tế. TVCĐ là một quá trình đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng của các đối tượng liên quan đến dự án. Những đối tượng này phải có đủ thời gian nghiên cứu, cân nhắc các tác động tới môi trường. Việc tham vấn cũng mất nhiều thời gian bởi nó cần được tiến hành từng bước cụ thể với việc trình bày về tất cả những tác động mà dự án có thể mang lại cũng như trao đổi chi tiết về các phương hướng, kế hoạch khắc phục các tác động tiêu cực.

Thực tế công tác TVCĐ trong ĐTM ở Việt Nam những năm qua cho thấy, hoạt động tham vấn cần nhiều thời gian hơn rất nhiều con số 15 ngày. Trong đó, TVCĐ Báo cáo ĐTM Dự án Thủy điện Sơn La kéo dài trên 10 năm, tham vấn Báo cáo ĐTM Dự án Thủy điện Tuyên Quang và Dự án Đường Hồ Chí Minh cùng được thực hiện trong hơn 5 năm…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 48 trang tài liệu này.

Với một dự án có quy mô cấp trung bình, việc tham vấn ít nhất cũng cần nhiều tháng để thực hiện một cách nghiêm túc. Thêm điểm đáng lưu ý là với khoảng thời gian ít ỏi 15 ngày, ngay cả những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá báo cáo ĐTM cũng sẽ gặp không ít khó khăn, chưa kể tới các UBND cấp xã và đại diện cộng đồng dân cư vốn là những người khó có thể hiểu hết được các tác động tiềm ẩn của dự án.

Tuy nhiên, Thông tư 18/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật BVMT 2014 vẫn tiếp tục quy định thời gian tham vấn đối với UBND cấp xã và các tổ chức chịu tác động trực tiếp từ dự án chỉ là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của chủ dự án. Cụ thể, Điểm b, Khoản 5 Điều 12 Nghị định này quy định:

Pháp luật Việt Nam về tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường - 4

“UBND cấp xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án có văn bản phản hồi trong thời hạn tối đa mười lăm (15) ngày làm

việc, kể từ ngày nhận được văn bản của chủ dự án, hoặc không cần có văn bản phản hồi trong trường hợp chấp thuận việc thực hiện dự án.”

Thông tư 27/2015/TT-BTNTM cũng có quy định về thời hạn tham vấn tại khoản 6, 7 điều 7 “Tham vấn trong quá trình thực hiện ĐTM” như sau:

“6.Thời hạn trả lời bằng văn bản đối với cơ quan, tổ chức được tham vấn ý kiến tối đa là mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến tham vấn do chủ dự án gửi đến.

7. Trường hợp dự án thuộc địa bàn từ hai (02) xã trở lên, chủ dự án được lựa chọn hình thức cuộc họp TVCĐ dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án theo từng xã hoặc liên xã.”

Trường hợp quá thời hạn hoặc không có văn bản phản hồi thì coi như việc thực hiện dự án được địa phương chấp thuận. Như vậy, những quy định tiến bộ trong việc mở rộng đối tượng tham vấn và cải cách cơ chế và quy trình tham vấn sẽ khó có thể đạt được hiệu quả mong đợi do các đối tượng được tham vấn không đủ thời gian để phản hồi thông tin một cách đầy đủ và có trách nhiệm.

2.2.5. Xử lý vi phạm pháp luật về tham vấn cộng đồng

Các hành vi vi phạm

Theo Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT: “Vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực BVMT do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý thì không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.”

Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT (sau đây gọi chung là Nghị định 179/2013/NĐ-CP) liệt kê các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT như: Các hành vi vi phạm các quy định về cam kết BVMT, báo cáo ĐTM, đề án BVMT, các hành vi gây ô nhiễm môi trường, các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải…

Không có một khái niệm cụ thể nào về hành vi vi phạm pháp luật về TVCĐ nói chung, cũng như trong báo cáo ĐTM nói riêng. Tuy nhiên, nhìn nhận

từ định nghĩa cũng như đặc điểm của TVCĐ trong báo cáo ĐTM, ta có thể thấy những hành vi vi phạm pháp luật về TVCĐ trong ĐTM bao gồm:

- Hành vi của chủ dự án không thực hiện tham vấn ý kiến của UBND xã, phường, thị trấn nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án.

- Hành vi không nghiên cứu, tiếp thu những ý kiến khách quan, kiến nghị hợp lý của các đối tượng liên quan được tham vấn để hạn chế thấp nhất tác động bất lợi của dự án đến môi trường tự nhiên, đa dạng sinh học và sức khỏe cộng đồng.

- Hành vi thực hiện tham vấn không đúng, không đầy đủ các đối tượng cần tham vấn.

- Hành vi không gửi văn bản xin ý kiến tham vấn kèm theo báo cáo ĐTM được gửi đến các cơ quan, tổ chức được tham vấn.

- Hành vi đưa ra những nội dung thông tin sai lệch, lừa dối trong quá trình tham vấn.

- Hành vi báo cáo sai kết quả cuộc họp TVCĐ dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án hoặc thay đổi nội dung trong biên bản họp cộng đồng khi tiến hành TVCĐ dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án.

- Hành vi không gửi kế hoạch quản lý môi trường đến UBND cấp xã nơi đã tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện ĐTM để được niêm yết công khai trước khi khởi công xây dựng.

- Hành vi không báo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đến các tổ chức đã tiến hành tham vấn và cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM

Hình thức xử phạt và mức xử phạt

Trước đây, khi việc tham vấn ý kiến cộng đồng vẫn chỉ là một nội dung nhỏ trong yêu cầu cần có để xây dựng một báo cáo ĐTM và chưa được luật hóa thành một điều luật cụ thể, thì không có một chương hay điều luật nào quy định về hình thức xử phạt và mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm về TVCĐ. Do đó, ta dựa trên các hình thức và mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm lĩnh

vực môi trường nói chung cũng như vi phạm các quy định về thực hiện báo cáo ĐTM nói riêng.

Theo đó, hình thức xử phạt và mức xử phạt chung được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 179/2013/NĐ-CP như sau:

Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt: Cảnh cáo; Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng có thời hạn; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.

Tại Điều 9 của Nghị định này cũng quy định hình thức xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thực hiện báo cáo ĐTM. Theo đó, mức xử phạt hành chính sẽ từ 5.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cùng với các hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục tùy thuộc vào tính chất vi phạm cũng như mức độ thiệt hại mà hành vi gây ra. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, vì chưa được luật hóa nên các sai phạm về TVCĐ chưa được đưa ra mức xử lý cụ thể.

Luật BVMT năm 2014 đã xây dựng nội dung của tham vấn ý kiến cộng đồng và các bên liên quan thành một Điều luật cụ thể (Điều 21). Việc làm này đã tạo điều kiện để triển khai xây dựng các quy định chính thức về các biện pháp xử lý đối với các sai phạm về tham vấn ý kiến cộng đồng. Về cơ bản, sau khi luật BVMT 2014 ra đời, chưa có văn bản nào quy định về về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT để thay thế cho Nghị định 179/2013/NĐ-CP. Xét thấy, Nghị định 179/2013/NĐ-CP tuy đã quy định khá đầy đủ song một số quy định về hành vi vi phạm còn rộng, chưa có tính răn đe đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm có mức độ nghiêm trọng. Vì vậy, theo Bộ Tài nguyên và môi trường, việc xây dựng Nghị định mới để thay thế Nghị định số 179/2013/NĐ-CP là cần thiết. Quy trình ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định 179/2013/NĐ-CP vẫn đang được triển khai. Tuy nhiên, về cơ bản, bản dự thảo

của Nghị định mới đã có những quy định cụ thể hơn về việc xử lý các hành vi vi phạm về tham vấn ý kiến cộng đồng như sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không tiến hành tham vấn ý kiến của UBND xã, phường, thị trấn nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không nghiên cứu, tiếp thu những ý kiến khách quan, kiến nghị hợp lý của các đối tượng liên quan được tham vấn để hạn chế thấp nhất tác động bất lợi của dự án đến môi trường tự nhiên, đa dạng sinh học và sức khỏe cộng đồng

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo sai kết quả cuộc họp TVCĐ dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án hoặc thay đổi nội dung trong biên bản họp cộng đồng khi tiến hành TVCĐ dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án.

Mặc dù đã có bước tiến bộ đáng kể khi quy định cụ thể về cách xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về TVCĐ trong ĐTM, tuy nhiên, theo ý kiến của tác giả, mức xử phạt hành chính như thế này là quá nhẹ, chưa tương xứng với hành vi vi phạm và không đủ sức răn đe. Người dân, cụ thể là cộng đồng địa phương là những người chịu tác động trực tiếp do việc thực hiện dự án. Đối với những dự án có quy mô lớn có ảnh hưởng tới cuộc sống của một cộng đồng dân cư rộng lớn, việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy trình tham vấn ý kiến có thể gây ra mối nguy hại lớn cho cộng đồng. Dù dự thảo Nghị định mới đã đưa ra các quy định xử phạt hành chính, nhưng mức phạt trên vẫn còn quá nhẹ đối với những hành vi vi phạm với lỗi cố ý, xảy ra trong một thời gian dài và gây hậu quả nghiêm trọng. Với mức xử lý như vậy, sẽ có chủ dự án sẵn sàng chịu bị phạt khi bị phát hiện sai phạm thay vì phải tiến hành công tác tham vấn do những lo ngại về sự phản đối của cộng đồng trước khi bắt tay vào thực hiện dự án. Do vậy, Nhà nước cần nghiên cứu, sửa đổi bổ sung theo hướng tăng mức phạt để đủ sức răn đe đối với những chủ dự án cố tình vi phạm.

Theo tác giả, cùng với việc xử phạt hành chính, thì biện pháp bổ sung như bồi thường hoặc buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu cũng cần phải được quy định trong xử lý vi phạm. Trong thực tế có nhiều trường sau khi bị phát hiện vi phạm, chủ dự án bị xử phạt hành chính và có thể bị buộc dừng việc thực hiện dự án. Tuy nhiên, tác động tiêu cực vẫn còn đó và cộng đồng dân cư tại địa phương chính là những người phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Việc quy định về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và khôi phục lại tình trạng ban đầu sẽ giúp khắc phục được thiệt hại, giúp người dân địa phương ổn định cuộc sống.

2.3. Thực tiễn thi hành pháp luật về tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường

2.3.1. Kết quả đạt được

Công tác ĐTM đã thực sự trở thành công cụ quản lý nhà nước về môi trường có hiệu quả, đóng góp đáng kể trong việc phòng ngừa ô nhiễm, giảm thiểu các tác động xấu lên môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội. Trong 6 tháng đầu năm 2015, hơn 200 dự án đầu tư đã thực hiện báo cáo ĐTM, trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt 151 báo cáo23.

Trong thời gian qua, công tác TVCĐ trong quá trình lập, thẩm định báo cáo ĐTM đã được thực hiện theo các văn bản pháp lý hiện hành. Trong quá trình thực hiện cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Nhiều báo cáo ĐTM được tham vấn đầy đủ, công phu, thực hiện trong khoảng thời gian dài để cộng đồng có cơ hội nghiên cứu những ảnh hưởng lợi hại và đưa ra các phản biện có ích. Nhiều dự án tiến hành tham vấn với đối tượng tham vấn đa dạng, bao gồm các UBND các cấp, các cơ quan quản lý tài nguyên môi trường các cấp, các cộng đồng nhân dân sinh sống, hoạt động trên các địa bàn tác động của dự án, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các cơ quan truyền,báo chí hoạt động trên các địa bàn, trong các ngành khoa học về tài nguyên môi trường



23 Bộ Tài nguyên và môi trường (2015), Báo cáo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường sáu tháng đầu năm 2015, nhiệm vụ trọng tâm sáu tháng cuối năm 2015 và tình hình triển khai Luật bảo vệ môi trường năm 2014

liên quan đến dự án. Việc TVCĐ Báo cáo ĐTM Dự án Thủy điện Sơn La kéo dài trên 10 năm; tham vấn Báo cáo ĐTM Dự án Thủy điện Tuyên Quang và Dự án Đường Hồ Chí Minh cùng được thực hiện trong hơn 5 năm… Kết quả tham vấn đã được chủ dự án tiếp thu đầy đủ vào báo cáo ĐTM, được xem xét trong thẩm định báo cáo ĐTM và phê duyệt nội dung dự án cũng như trong quá trình hậu kiểm việc thực hiện báo cáo ĐTM của dự án.

2.3.2. Các hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh các thành tựu đã nêu trên, quy trình TVCĐ còn tồn tại một số bất cập làm ảnh hưởng đến chất lượng của việc TVCĐ như sau:

Thứ nhất, nhiều dự án không tiến hành TVCĐ.

Mặc dù quyền được tham vấn trong báo cáo ĐTM đã được pháp luật quy định cụ thể và có hướng dẫn khá chi tiết, nhưng một số chủ dự án vẫn cố tính không tham vấn ý kiến cộng đồng. Theo Luật BVMT, chủ dự án phải tham vấn cơ quan, tổ chức, cộng đồng chịu tác động trực tiếp bởi dự án. Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng thực hiện nghiêm ngặt việc TVCĐ.

Tại Phú Thọ, có một ví dụ về những khoảng trống trong công tác ĐTM và đặc biệt là việc TVCĐ. Đó là vụ việc của khu công nghiệp Thụy Vân, nơi mà quyền tham vấn của người dân và ĐTM đã trở nên vô nghĩa sau 14 năm hoạt động của khu công nghiệp này. Báo cáo của Chi cục quản lý môi trường tỉnh Phú Thọ cho thấy hiện trạng ô nhiễm môi trường do tác động của việc xả thải đã trở nên nghiêm trọng trong nhiều năm qua. Mặc dù Ban quản lý khu công nghiệp này vẫn khẳng định việc thực hiện đầy đủ các bước cơ bản trong việc thẩm định và ĐTM nhưng người dân ở đây thì lại cho biết kể từ khi khu công nghiệp có quyết định thành lập chưa có bất cứ ai hay cơ quan chức năng nào tham vấn ý kiến của họ về mức ô nhiễm của các dự án công nghiệp tới môi trường sống xung quanh. Và nguyên nhân của hệ lụy này phần lớn do công tác ĐTM được làm qua loa, thậm chí là không làm. Giờ đây, khi dự án đã được triển khai và khu công nghiệp đi vào hoạt động trong một thời gian dài, việc ô nhiễm môi

trường diễn ra vô cùng nghiêm trọng và chính những người dân phải chịu thiệt hại do sự thiếu trách nhiệm và lỗi cố ý của chủ dự án khi không tiến hành TVCĐ24.

Việc UBND thành phố Hà Nội cho phép chặt 6.700 cây xanh ở Hà Nội khi triển khai dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông cũng là một ví dụ tiêu biểu cho việc chủ dự án không thực hiện TVCĐ . Giáo sư, tiến sĩ khoa học Phạm Ngọc Đăng, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng là một thành viên của tổ chuyên gia thẩm định dự án. Ông cho biết “Trong Báo cáo ĐTM (ĐTM) đối với Dự án đường sắt trên cao giai đoạn 1 không hề có đánh giá, bàn luận gì về việc chặt phá toàn bộ các hàng cây lâu năm của các đường phố này.”25 Theo quy định của Luật BVMT, nếu muốn tiến hành chặt phá cây thì chủ dự án công trình đường sắt cao tốc cần phải thực hiện lập Báo cáo ĐTM bổ sung đối với phương án chặt phá cây xanh và phải được Hội đồng Thẩm định ĐTM của Nhà nước thông qua. Trong quy trình ĐTM cần phải tiến hành tham vấn các cơ quan, tổ chức xã hội và cộng đồng có liên quan. Chỉ khi nào phương án chặt toàn bộ cây xanh do Chủ công trình đề xuất được Hội đồng thẩm định thông qua và Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép thì mới được chặt cây. Mặc dù đề án thay thế 6.700 cây xanh là vấn đề lớn cả về yếu tố kinh tế lẫn xã hội nhưng chủ dự án chỉ tham vấn một bộ phận người dân thuận theo cơ quan quản lý. Đại đa số người dân biết đến đề án này khi việc chặt cây tiến hành hàng loạt. Chỉ đến khi vấp phải sự phản đối gay gắt của xã hội, UBND thành phố Hà Nội mới cho dừng việc chặt cây để tiến hành TVCĐ lại từ đầu.

Việc các dự án bỏ qua quá trình tham vấn về môi trường xuất phát từ sự vô trách nhiệm với môi trường, cộng đồng và từ tâm lý theo kịp tiến độ, thành

24 Tuyết Chinh – Mai Đan, Khu công nghiệp Thụy Vân (Phú Thọ): Vén "bức màn" ô nhiễm, http://baotainguyenmoitruong.vn/ban-doc/201508/khu-cong-nghiep-thuy-van-phu- tho-ven-buc-man-o-nhiem-605149/, truy cập 15:55 ngày 08/05/2016


25 Huyền Trang, Dự án đường sắt trên cao không yêu cầu chặt cây xanh, http://nongnghiep.vn/du-an-duong-sat-tren-cao-khong-yeu-cau-chat-cay-xanh- post140662.html, truy cập 16:02 ngay 08/05/2016

tích và tiết kiệm chi phí. Một số chủ dự án lo ngại việc TVCĐ sẽ làm chậm hoặc cản trở việc triển khai dự án nên quyết định bỏ qua giai đoạn này luôn. Không thể phủ nhận về tầm quan trọng của lợi nhuận kinh tế thu được khi triển khai dự án, nhưng việc BVMT, hạn chế thiệt hại thông qua quy trình TVCĐ cũng không thể xem nhẹ.

Thứ hai, nhiều dự án xác định thiếu đối tượng tham vấn.

Luật BVMT 2014 cùng các Nghị định hướng dẫn đã liệt kê các đối tượng cần được tiến hành tham vấn. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, việc pháp luật quy định mập mờ về đối tượng “chịu tác động trực tiếp từ dự án” đã dẫn đến nhiều bất cập trong thực tiễn thi hành. Hiện nay, đối tượng tham vấn thường là những người dân trực tiếp liên quan đến dự án, bị thu hồi đất, còn người dân sống quanh khu dự án bị tác động đến các vấn đề sinh kế, khói bụi, đường sá hư hỏng, khí thải, tiếng ồn… lại không được tham vấn. Việc xác định thiếu đối tượng cần tham vấn cũng sẽ làm hạn chế sự phản biện, làm ảnh hưởng đến lợi ích của một bộ phận dân cư

Trong dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai, việc tham vấn các bên liên quan và người dân địa phương một cách sơ sài chiếu lệ. Quy mô, tầm cỡ và tính chất của dự án được thực hiện trên lưu vực sông liên tỉnh, liên quan tới tài nguyên nước, môi trường, đô thị thì các bên liên quan phải được tính đến là các tổ chức liên quan như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Ủy ban Lưu vực sông, các cộng đồng dân cư có hoạt động sinh kế liên quan đến bờ sông, lòng sông, bãi sông… và các cộng đồng bị ảnh hưởng trực tiếp từ dự án ở các khu vực thuộc lưu vực sông. Tuy nhiên, bản báo cáo ĐTM này chỉ trình bày vắn tắt và sơ sài ý kiến tham vấn của UBND Phường Quyết Thắng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường và 20 hộ dân sống trong vùng thi công. Đối với một dự án có quy mô tầm cỡ và mức độ tác động đến đời sống môi trường xung quanh lớn như thế này thì việc tham vấn ý kiến một bộ phận nhỏ dân cư là bất hợp lý. Khi các nhà khoa

học vào cuộc tham vấn rộng rãi cho thấy dự án này rất xem nhẹ việc TVCĐ và trí thức bản địa26. Việc này sẽ rất dễ tạo tiền lệ các tỉnh khác đang hưởng lợi trên dòng sông này cũng đòi lấp để làm dự án khác trong tương lai.

Thứ ba, tham vấn chỉ mang tính hình thức.

Việc thực hiện TVCĐ phải theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Điều này có nghĩa là trong quá trình ĐTM, chủ dự án phải cung cấp thông tin để người dân biết và đưa ra ý kiến phải hồi. Chủ dự án tiếp thu các ý kiến và phản ánh lại thông qua bản báo cáo ĐTM. Người dân sẽ đóng vai trò kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện báo cáo ĐTM của dự án.

Tuy nhiên, trong nhiều dự án, người dân chưa có cơ hội được tiếp cận đầy đủ với những thông tin về ĐTM cũng như tham gia trực tiếp, hiệu quả vào quá trình ĐTM. Vì một số lý do (cả chủ quan và khách quan) mà chủ dự án không công bố thông tin một cách đầy đủ, khiến người dân không có được hiểu biết tổng quan nhất về dự án. Điều này dẫn đến việc ý kiến đóng góp không thực sự hiệu quả và thiết thực.

Việc tham vấn vẫn mang tính hình thức bởi lẽ nhiều chủ dự án đầu tư chỉ tổ chức tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư để hoàn tất thủ tục đầu tư chứ không vì mục đích BVMT. Họ coi việc TVCĐ là một bước để hợp thức hóa quá trình ĐTM. Người dân thì gần như phải chấp nhận các giải pháp của nhà đầu tư vì nhận thức rằng đây là chủ trương chính sách của Nhà nước. Trong thực tế khi tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư, cơ quan Nhà nước chưa giải thích rõ cho người dân biết về quyền này, chưa có hướng dẫn cụ thể để người dân phát huy quyền này một cách hiệu quả nhất, chính những điều đó dẫn đến các quyền lợi về môi trường của người dân tại nơi thực hiện dự án chưa được bảo đảm nghiêm túc. Dĩ nhiên, yếu tố dân trí cũng là một hạn chế khách quan. Trình độ dân trí khác nhau ở các khu vực cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tham vấn.


26 Mạnh Quân, Lấp sông Đồng Nai làm dự án: Tỉnh dựa trên báo cáo môi trường kém chất lượng, http://thanhnien.vn/kinh-doanh/lap-song-dong-nai-lam-du-an-tinh-dua-tren-bao- cao-moi-truong-kem-chat-luong-567766.html, truy cập 18:10, ngày 08/05/2016

Xem tất cả 48 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí