tỉ lệ các hộ sử dụng liềm thay cho hép để cắt lúa ngày một tăng, theo thống kê vào giữa năm 2013 đối với một số hộ dân tại hai bản bản Khe Bu cho kết quả là 48% các hộ đã dùng liềm trong gắt lúa giống như người Kinh. Có nhiều cách và nhiều phương tiện khác nhau để mang lúa từ nương rẫy về nhà, người ta có thể vận chuyển bằng bè nứa hoặc gùi sau lưng bằng một vật dụng có tên là bể. Khi lúa được mang về nhà người Đan Lai thường để chúng nguyên cả bông và mang lên giàn bếp để sấy khô. Để tách hạt lúa ra khỏi bông, thì người Đan Lai thường dùng hai cách là đạp lúa và đập lúa; đạp lúa là cách mà người Đan Lai dùng chân giay, xoay vào các bó lúa đã được sấy khô để tách các hạt lúa ra khỏi bông, sau đó dùng sàng để làm sạch chúng; đập lúa thì người ta nắm từng bó lúa đập mạnh vào các thanh gỗ để tách hạt lúa ra khỏi bông. Cách bảo quản lúa của người Đan Lai cũng khác biệt so với nhiều dân tộc khác, đối với những phần lúa chưa dùng thì họ bảo quản bằng cách để nguyên cả bông lúa còn có hạt cất lên chạn, chỉ khi nào dùng đến thì người Đan Lai mới mang chúng xuống để tách lấy hạt.
Sau khi thu hoạch lúa mang về nhà, đồng bào còn tiến hành lựa chọn những bông lúa tốt nhất để bảo quản riêng làm giống cho những vụ mùa sau. Cách bảo quản lúa giống cũng tương đối đơn giản, trước hết họ mang những bông lúa đã chọn sấy khô trên giàn bếp hoặc làm khô bằng cách treo chúng ở các vách nhà, sau đó họ tách hạt và bỏ chúng vào ống nứa, treo ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm thấp để hạt giống không bị nảy mầm.
Tuy lúa là cây trồng chính của đại đa số người dân Đan Lai, nhưng năng suất của lúa rẫy mang lại cho người Đan Lai lại chưa thật tương xứng, năng suất lúa của người Đan Lai rất thấp so với trung bình năng suất chung của huyện. Năm 1990, năng suất lúa rẫy của người Đan Lai trung bình chỉ từ 0,5 - 0,8 tấn/ha/vụ. Cho đến hơn 10 năm sau tình trạng năng suất lúa có được cải thiện theo hướng tăng hơn trước nhưng theo một tốc độ rất chậm, với từ 0,8 - 1 tấn/ha/vụ (tăng hơn 22% so với năm 1990), năng suất lúa nước thì có cao hơn với hơn 1,2 tấn/ha/vụ. Tính đến năm 2013, bình quân một ha lúa rẫy cho năng suất khoảng từ 1,0 - 1,4 tấn/ha/vụ. Thu
hoạch lúa rẫy cùng lắm cũng chỉ đáp ứng lương thực của họ trong khoảng từ 5 - 7 tháng, số thời gian còn lại trong năm họ phải sống qua ngày bằng sắn, ngô, khủa hoặc trợ cấp (gạo, tiền mua gạo) của nhà nước và các LSNG khác được khai thác từ rừng. Ngoài lúa rẫy thì họ trồng lúa nước, lúa nước là loại cây trồng cho năng suất cao hơn hẳn so với lúa rẫy. Kể từ năm 1995 trở về sau đã có nhiều hộ Đan Lai thâm canh 2 vụ lúa một năm, đến cuối năm 2014 theo khảo sát của tôi tại bản bản Bu và bản Nà cho thấy gần 100% gia đình người Đan Lai có ruộng nước đều thâm canh hai vụ lúa/năm. Được sự hướng dẫn của chính quyền địa phương nhiều giống lúa mới đã được đồng bào ứng dụng vào sản xuất.
Mặc dù có những thay đổi mạnh mẽ về kỹ thuật và phương pháp canh nông nhưng nhìn chung năng suất cây lúa nước của người Đan Lai thu được vẫn chưa thật cao, chỉ từ 1,2 - 1,5 tấn/ha/vụ. Chẳng những sản lượng lúa của người Đan Lai làm được rất thấp mà chất lượng hạt lúa cũng kém hơn nhiều so với lúa của người Kinh, người Thái [21, tr. 47].
Trên các nương rẫy và đất màu ngoài trồng lúa người Đan Lai còn trồng các loại hoa màu khác như ngô, sắn, lạc, mía… Từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước, lạc, mía, vừng, đậu, kê… còn là những cây trồng xa lạ với người Đan Lai, phải từ giữa những năm 80 và các năm sau đó các giống cây trồng mới này từng bước được đưa vào trồng trên đất nông nghiệp của người Đan Lai. Khoảng 5 năm sau các giống cây trồng mới như lạc, mía, vừng, kê… đã dần trở thành những cây trồng quen thuộc và không thể thiếu trong các vụ mùa của người Đan Lai cho đến tận ngày nay. Hàng năm, nhờ việc thâm canh thêm nhiều loại cây trồng này nên đã góp phần đáng kể nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho đồng bào. Mặc dù có nhiều giống cây trồng được đưa vào thâm canh, nhưng ngô và sắn là hai loại cây lương thực chính chiếm một diện tích đất trồng rất lớn chỉ sau cây lúa. Ngô và sắn thường trồng vào mùa xuân từ tháng 1 - 3, thu hoạch vào khoảng tháng 8 -10. Sắn và ngô là hai loại cây trồng tương đối phổ biến sau lúa, đây là những cây dễ trồng,
dễ chăm bón, lại thích hợp với thổ nhưỡng ở những vùng này, do vậy, được người Đan Lai trồng nhiều trên các ha đất màu và đất rẫy.
Trên các rẫy của người Đan Lai, ngô rẫy là loại cây trồng phổ biến thứ hai sau lúa, cách trồng ngô rẫy cũng tương tự như cách trồng lúa rẫy, thông thường qua các bước sau: một người dùng cái le chọc vào đất để tạo thành những lỗ nhỏ (hoặc cũng có thể dùng một cây gậy cứng được vót nhọn một đầu), sau đó có một người khác đi sau tra hạt vào những lỗ đã được chọc sẵn. Khoảng cách giữa các lỗ với nhau từ 40 - 50cm, người ta thường trỉa 2 - 3 hạt ngô vào một lỗ. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau nên năng suất các loại hoa màu mà người Đan Lai trồng không cao, trung bình đạt từ 0,8 - 1 tấn/ha/vụ đối với ngô; 0,7 - 0,9 tấn/ha/vụ đối với lạc; 1,2 - 1,5 tấn/ha/vụ đối với sắn.
Bên cạnh các loại cây lương thực, trên các nương rẫy, đất màu và đất rừng người Đan Lai còn trồng nhiều loại cây công nghiệp khác như keo, nhãn, vải, xoài, chanh, mít,… Đây là những giống cây trồng mới chỉ mới được đưa vào trồng trong vài năm trở lại đây. Một trong những loại cây trồng đang thu hút được sự quan tâm rất lớn của người dân Đan Lai là cây keo lai. Năm 2000, để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế, cây keo lai đã được nhiều hộ gia đình người Đan Lai nhận giống triển khai trồng trên các héc ta đất nông nghiệp, đặc biệt là đất rừng. Cho đến nay thì diện tích đất trồng cây keo lai đã vươn lên đứng đầu trong các loại cây công nghiệp hiện có của người Đan Lai. Tính đến năm 2007, toàn bộ đồng bào Đan Lai trên địa bàn huyện Con Cuông đã trồng được 47,6ha keo lai, sau 5 - 7 năm trồng thì cây keo ước tính sẽ cho thu hoạch từ 100 - 140 triệu đồng/ha, thu nhập đó có được sau khi đã trừ chi phí về giống cây và phân bón. Hiện nay, nhiều hộ Đan Lai đã thấy được những lợi ích của việc trồng cây keo lai nên họ đã mạnh dạn nhận giống cây để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cũng như trồng trên các ha đất rừng, đất rẫy mà gia đình mình được giao nhận khoanh nuôi và bảo vệ.
3.2.5. Tri thức bản địa của người Đan Lai trong chăn nuôi
Theo điều tra phóng vấn 40 hộ vào tháng 6 năm 2014 tại bản Bu và bản Nà. Gần 75% (14 hộ/20 hộ) số hộ chăn nuôi theo hình thức truyền thống tại bản Bu và 60% số hộ (12 hộ/20 hộ) ở bản Nà thể hiện ở hình 3.5.
Bản Bu Bản Nà
Hình 3.5. Hình thức chăn nuôi ở bản Bu và bản Nà năm 2014 “Nguồn: [Điều tra phóng vấn năm 2014] ”
Trước đây, hình thức chăn nuôi chủ yếu của người dân là theo hình thức thả rông. Giống vật nuôi là các giống bản địa cùng với thức ăn có sẵn ở địa phương. Hiện nay, người dân đã biết sử dụng thêm thức ăn tăng trọng cho vật nuôi đồng thời, người dân cũng đó biết sử dụng một số kỹ thuật chăn nuôi và các biện pháp phòng chống dịch cho gia súc, gia cầm. Để đảm bảo tính ĐDSH của các giống vật nuôi hiện có cũng như góp phần nâng cao thu nhập cho người dân cần có các biện pháp để bảo tồn, duy trì và bảo vệ các giống vật nuôi của địa phương cũng như kết hợp với các kỹ thuật chăn nuôi mới.
Kinh nghiệm chăn nuôi gà truyền thống của cộng đồng người Đan Lai nơi đây là thường được thả vào ban ngày, ban đêm được nhốt trong các lồng nhỏ để dưới gầm sàn cho chó canh giữ để tránh chồn cáo. Đây là phương thức chăn nuôi có từ lâu đời, hiện nay vẫn đang tồn tại và phát triển. Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là: đầu tư vốn ban đầu ít, đàn gà được thả rông, chúng tự kiếm ăn là chính, chúng cũng tự ấp và nuôi con, chuồng trại đơn giản, vườn thả không có hàng rào
bao quanh, thời gian nuôi kéo dài, đối với gà thịt thường phải 5 - 7 tháng mới đủ khối lượng để thịt. Do chăn thả tự do, môi trường chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh nên đàn gà dễ mắc bệnh, dễ bị các loài thú khác ăn, dễ chết nóng, chết rét, tỷ lệ nuôi sống thấp, hiệu quả kinh té không cao. Tuy vậy, kiểu chăn nuôi này thớch hợp với những gia đình nghèo, với phương pháp chăn nuôi dễ áp dụng. Hiện nay, một số hộ dân đã sử dụng cảm tăng trọng cho quá trình chăn nuôi làm rút ngắn thời gian nuôi xuống còn khoảng 4 - 5 tháng. Với phương thức chăn nuôi mới này, đàn gà tuy mau lớn, thịt mềm hơn nhưng chất lượng thịt không chắc đậm, mùi vị không thơm ngon bằng gà thả vườn.
Kinh nghiệm chăn nuôi lợn truyền thống của cộng đồng người Đan Lai ở bản Bu và bản Nà là nuôi thả rông là chính hiện nay đã xuất hiện nuôi nhốt với chuồng khá đơn giản. Người dâ thường cho ăn các loại rau rừng, môn, rau khoai lang, bèo vớt ở ao,...nấu cùng với thân cây chuối, một ít cám gạo và bột ngô. Cách nuôi này là cách nuôi truyền thống từ xa xưa, lợn lớn chậm nhưng thịt thường rất thơm và ngon. Cách nuôi này hiện nay vẫn được người dân sử dụng. Tuy vậy, hiện nay đã có nhiều hộ dân làm chuồng kiến cố , có nhiều giống lợn tăng trưởng nhanh và sử dụng thức ăn công nghiệp cho lợn ăn đã xuất hiện ngày càng nhiều, có tác dụng làm cho lợn tăng trọng nhanh, nhưng chất lượng thịt không được thơm ngon như lợn được nuôi theo cách truyền thống.
Trâu bò được nuôi theo tập quán thả rông theo từng đàn trong rừng, cho chúng tự tìm cỏ làm thức ăn và cũng cho chúng tự do giao phối, chỉ đem về nhà trong những ngày mựa và ngày tết, có khi một năm mới kiếm kê một lần. Nhưng mục đích chính của việc chăn nuôi chỉ nhằm cung cấp sức kéo, vận chuyển và thực phẩm chi dùng vào các ngày lễ tết, tín ngưỡng.
Thời gian gần đây, một số dự án, chương trình phát triển nông thôn miền núi đã tập huấn cho người dân một số kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh gia súc gia cầm cho người dân ở các bản trong vùng. Trong đó các phòng chức năng của huyện Con
Cuông đã tổ chức một số khoá tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi cho người dân, đáng
chú ý là chương trình hỗ trợ nuôi bò cho một số hộ nghèo năm 2010. Qua đó, người dân đã áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong việc chăn nuôi và phòng trừ bệnh cho gia súc, gia cầm. Để đảm bảo tính đa dạng sinh học của các giống vật nuôi hiện có cũng như góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, cần có các biện pháp để bảo tồn, duy trì và bảo vệ các giống vật nuôi của địa phương cũng như kết hợp với các kỹ thuật chăn nuôi mới kết hợp với kiến thức bản địa của người Đan Lai.
Như vậy, bên cạnh việc săn bắn, hái lượm các sản phẩm từ rừng về làm thực phẩm phục vụ cuộc sống hàng ngày thì cộng đồng người Đan Lai nơi đây cũng đó biết chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm để lấy sức cày, kéo và cải thiện bữa ăn hàng ngày. Điều này giúp người dân nơi đây giảm sự lệ thuộc vào rừng đồng thời giúp tài giữ gìn tốt hơn TNR ở địa phương.
3.3. Vấn đề về giới trong khai thác và sử dụng TNR
Giới là thuật ngữ chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ. Nó được xác định thông qua 3 loại hình hoạt động, đó là: công việc sản xuất và tái sản xuất, công việc quản lý cộng đồng và công tác chính trị ở cộng đồng [7, tr. 68]. Trong khuôn khổ của luận văn chỉ đề cập đến khía cạnh khai thác và sử dụng TNR của nam giới và phụ nữ.
Kết quả điều tra sơ bộ về thành phần lao động tham gia khai thác một số loại lâm sản chú yếu đã ghi nhận được khoảng 16 tên sản phẩm (Phụ lục 9), có thể thấy rằng hầu hết các hoạt động khai thác lâm sản đều có sự phân hóa trong công việc. Danh sách này cũng thể hiện sự quan tâm khác nhau cũng như hiểu biết khác nhau của người dân đối với các LSNG nhìn từ góc độ giới. Thấy rò nét nhất là nam giới thường đảm nhiệm các công việc nặng nhọc, phải đi xa mang vác nặng, thường quan tâm và có hiểu biết nhiều hơn về các loài vật liệu xây dựng, có giá trị kinh tế như nhóm Song, Mây, Đót và cây thuốc (Bảng 3.10).
Bảng 3.10. Xếp loại ưu tiên các loài LSNG theo giới
Xếp loại ưu tiên theo giới nam | |||
Nấm mèo | 1 | Lá cọ | 1 |
Môn thục | 2 | Giang | 2 |
Măng | 2 | Đót | 2 |
Chuối rừng | 2 | Nứa | 3 |
Rau dớn | 3 | Song Mây | 4 |
Tiêu chí: Bán được, sử dụng được nhiều bộ phận, dễ lấy | Tiêu chí: phát triển nhanh, dễ khai thác, nhiều công dụng |
Có thể bạn quan tâm!
- Phong Tục, Tín Ngưỡng Liên Quan Đến Quản Lý Bảo Vệ Tài Nguyên Rừng
- Hiểu Biết Về Đặc Điểm Của Một Số Lsng Của Người Đan Lai
- Một Số Loại Cây Dùng Làm Cây Cảnh Và Cây Bóng Mát
- Những Cơ Hội Và Thách Thức Của Việc Áp Dụng Tri Thức Bản Địa Của Cộng Đồng Người Đan Lai Trong Quản Lý Tnr Ở Địa Phương
- Đề Xuất Các Giải Pháp Kỹ Thuật Góp Phần Bảo Tồn Đdsh, Phát Triển Và Sử Dụng Hợp Lý Lsng Đồng Thời Nâng Cao Đời Sống Cộng Đồng Dựa Vào Kết
- Danh Sách Cán Bộ Ubnd Xã Châu Khê Tham Gia Thảo Luận Nhóm
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
“Nguồn: [Điều tra phóng vấn năm 2014]”
Người phụ nữ Đan Lai, họ là lực lượng lao động chính, tham gia vào mọi hoạt động sản xuất của gia đình. Tuy nhiên, họ quan tâm đặc biệt đến các loài làm thực phẩm cho người và gia súc như nhóm Măng, Rau, Cá, Tôm, Cua, Ốc đặc biệt là những loại mang nhiều công dụng như cây Chuối rừng và nhóm cây thuốc liên quan đến các bệnh tiêu hóa và tăng cường sức khỏe cho phụ nữ, ngoài ra còn tham gia hỗ trợ vào một số việc nặng như khai thác các loại Mây, Tre, Nứa,.. cùng với nam giới.
Qua tìm hiểu bên cạnh phân công lao động trong khai thác lâm sản theo giới còn phân công theo độ tuổi với từng lĩnh vực cụ thể, phụ thuộc nhiều vào tính chất công việc và loại sản phẩm. Khai thác gỗ, săn bắt động vật hoang dã là công việc nặng nhọc chỉ dành cho nam giới tuổi trung niên, thanh niên và một số người già còn khỏe mạnh, có nhiều kinh nghiệm. Bắt tôm, cua, cá và thu hái rau, nấm dành cho phụ nữ và trẻ em. Trung niên là lực lượng lao động chính trong khai thác lâm sản, tiếp đến là thanh niên. Người già và trẻ em đóng góp một phần nhỏ. Điều này phản ánh năng suất lao động thấp, đời sống khó khăn của người dân vùng đệm. Đặc biệt, theo điều tra phóng vấn năm 2014 nhận thấy phần lớn các trẻ em (từ 9-10 tuổi) ở địa phương sau khi đến trường về nhà đều phụ giúp gia đình do hoàn cảnh gia
đình khó khăn, lực lượng này đa số tham gia vào hái rau, măng, đào củ, đánh bắt cá, ốc…ở suối hoặc tham gia vào các công việc nhẹ hơn như đi lấy nước bằng ống luồng (xem ảnh Phụ Lục 19 ) thời gian từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều.
3.4. Thời gian khai thác một số lâm sản của cộng đồng người Đan Lai
Qua điều tra tìm hiểu về thời gian thu hái các loại lâm sản tại bản Bu và bản Nà, thống kê lại khoảng thời gian khai thác ở bảng 3.11 nhận thấy rằng:
- Một số loại LSNG được người dân khai thác quanh năm để phục vụ cho đời sống hàng ngày, đây là những LSNG dễ tái tạo như các loại rau, bắp chuối, cây thuốc, tre nứa. Các LSNG có tính chất mùa vụ cao như: hoa đót, lá dong, măng rừng, nấm, mật ong được người dân Đan Lai khai thác vào một số tháng nhất định.
- Hoạt động khai thác thường vào các ngày nông nhàn, các tháng thiếu lương thực hoặc vào các tháng nắng ấm (từ tháng 3 đến tháng 9). Đây là lúc vào mùa khai thác măng rừng, mật ong, củ, quả rừng…
- Thời gian khai thác một số lâm sản kéo dài cả năm như mây, riềng rừng … tuy nhiên thời khai gian thác tập trung lại chỉ diễn ra một số tháng nhất định phụ thuộc vào sự tồn tại, đặc điểm sinh trưởng của lâm sản, nhu cầu sử dụng và thời gian nghỉ ngơi, lễ hội trong chu kỳ nông lịch của người Đan Lai.
Bảng 3.11. Lịch mùa vụ khai thác một số LSNG chú trọng của cộng đồng người Đan Lai vùng đệm VQG Pù Mát
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | |
Các loại mây | ||||||||||||
Tre, nứa, giang | ||||||||||||
Đót | ||||||||||||
Lá dong | ||||||||||||
Măng rừng | ||||||||||||
Các loại rau, củ |
.....