Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Ngành Dệt May Tại Việt Nam


94


+ Phân tích nhân tố khẳng định (CFA): để khẳng định lại các thang đo đủ độ tin cậy trước khi thực hiện kiểm định các mối quan hệ trong mô hình.

+ Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM): SEM kết hợp các mô hình đo lường (biến quan sát) và mô hình cấu trúc nhằm để kiểm tra mối quan hệ giữa cấu trúc tiềm ẩn (biến không quan sát được). SEM được dùng để đánh giá sự phù hợp của mô hình thông qua đánh giá giá trị của nó dựa trên giá trị thang đo, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, tính đơn hướng.


95


TÓM TẮT CHƯƠNG 3


Trong chương này, tác giả đã đi sâu phân tích phương pháp nghiên cứu và cơ sở lựa chọn phương pháp nghiên cứu. Trong nghiên cứu này đã áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng. Các bước thực hiện và phương pháp được áp dụng trong việc thu thập và xử lý dữ liệu cũng được trình bày trong chương này, trong đó phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực KSNB và may mặc. Kết quả khám phá các nhân tố thuộc thành phần của KSNB tác động đến các nhân tố của hiệu quả tài chính. Đối với nghiên cứu định lượng, quá trình thực hiện xử lý dữ liệu qua phần mềm xử lý dữ liệu SPSS. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng trong nghiên cứu này để rút trích các nhân tố sau đó tiến hành phân tích nhân tố khẳng định để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình sau đó tiến hành kiểm định mô hình cấu trúc và phân tích cấu trúc đa nhóm.

Phương pháp nghiên cứu đã được lựa chọn và trình tự nghiên cứu được thiết kế cũng như phương pháp xử lý dữ liệu được lựa chọn trong chương này sẽ là cơ sở quan trọng để thực hiện các bước nghiên cứu thực tế nhằm đạt được kết quả nghiên cứu sẽ trình bày trong chương 4, chương 5 và chương 6.


96


CHƯƠNG 4.

THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ,

HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC VIỆT NAM

4.1. Tổng quan về các doanh nghiệp may Việt Nam

4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành Dệt May tại Việt Nam

Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã có lịch sử hình thành rất lâu đời từ thế kỷ XII đã hình thành các làng nghề truyền thống ở Hưng Yên, Hà Tây, Nam Định, Thái Bình. Điểm mốc quan trọng đánh dấu sự hình thành chính thức của Ngành Dệt May Việt Nam chính là từ năm 1897 với việc thành lập nhà máy liên hợp dệt may ở Nam Định. Như vậy ngành dệt may Việt Nam đã phát triển hơn một bậc từ các làng nghề thủ công trở thành các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp dệt may lớn hơn.

Nếu như trước kia ngành dệt may Việt Nam chỉ tập trung ở khu vực Nam Định và một số tỉnh có làng nghề truyền thống dệt may thì từ 1987 đến năm 1990, Ngành Dệt May Việt Nam đã vươn ra khắp các tỉnh thành cả nước từ Bắc vào Nam đều hình thành các xưởng dệt may với máy móc công nghệ hiện đại từ Châu Âu, Liên Xô và Trung Quốc. Quy mô các nhà máy, xí nghiệp càng lớn hơn khi đất nước hoàn toàn giải phòng. Tuy nhiên trong thời kỳ này sản phẩm dệt may không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước mà một số ít đã phục vụ xuất khẩu vào thị trường Liên Xô và Đông Âu với các sản phẩm đơn giản như: quần áo bảo hộ, vỏ chăn gối,...

Nếu như năm 1990 -1992 là giai đoạn khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam khi kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam bị ảnh hưởng đáng kể do sự sụp đổ của khối Đông Âu thì đến năm 1995 lại có bước bứt phá mạnh mẽ trong xuất khẩu khi kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt con số ấn tượng là 765,5 triệu USD. Để có được động lực phát triển mạnh mẽ như vậy là do sự thành lập của Tổng công ty Dệt May Việt Nam và sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã tạo cho ngành phát triển cả chiều rộng và chiều sâu.

Ngày 11/01/2007 đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng của Ngành Dệt May Việt Nam khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức WTO. Chính từ đây hạn ngạch đã được xóa bỏ tạo điều kiện cho ngành phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới. Ngành Dệt May Việt Nam mới phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây nhưng là một trong những ngành xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam đã giải


97


quyết công ăn việc làm cho rất nhiều lao động và là ngành thu ngoại tệ lớn cho Việt Nam. Giai đoạn 2007 - 2009 Việt Nam được coi là một trong 10 nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới về hàng dệt may.

Tính đến năm 2013 ngành Dệt May Việt Nam có khoản 6000 doanh nghiệp với số lượng lao động khoảng 2,5 triệu người chiếm 25% lao động trong khu kinh tế công nghiệp. Trong đó đa phần là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân chiếm khoảng 84% và tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ khoảng 60% và đồng bằng sông Hồng khoảng 30%. Trong tổng số các doanh nghiệp của ngành thì có đến 70% là các doanh nghiệp may mặc với phương thức may CMT là chủ yếu chiếm 85%. Sản phẩm dệt may của Việt Nam đã vươn đến 180 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu đạt 17,9 tỷ USD. Giai đoạn năm 2008 - 2013 là giai đoạn thành công của xuất khẩu dệt may Việt Nam khi Việt Nam được coi là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, mặc dù kim ngạch xuất khẩu rất lớn nhưng giá trị gia tăng của ngành mang lại không nhiều.


45%

40%

35%

30%

25%

20%

15%

10%


32.081%


22.674%

17.951%


41.235%


23.447%


23.



32


93

9%


17.068%


9.4 %


35,000


30,000


25,000


20,000


15,000


10,000

10.795%

7.4

%

5,000

5% 4.078%

0% -

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

KNXK hàng dệt may Tốc độ tăng trưởng KNXK dệt may


Hình 4.1. Biểu KNXK hàng dệt may từ 2005 đến 2017


98

Nguồn: Báo cáo tổng kết Hiệp hội dệt may Việt Nam các năm

Giai đoạn từ 2005 đến 2019, ngành dệt may Việt Nam đạt mức tăng trưởng KNXK bình quân 17,48%/năm. Mặc dù chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước trong khu vực và những biến động giảm của thị trường dệt may thế giới nhưng năm 2017 vẫn được coi là năm thành công của ngành Dệt May Việt Nam khi kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt mức hơn 31 tỷ USD (trong đó chủ yếu là kim ngạch xuất khẩu



98


may trang phục là 26,038 tỷ USD), đã tăng 10,23% so với năm 2016. Không dừng lại ở đó năm 2018 kim ngạch xuất khẩu của ngành tiếp tục tăng và đạt mức trên 36 tỷ USD đã tăng 16,01% so với năm 2017. Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu của may mặc Việt Nam năm sau đều tăng so với năm trước và chiếm tỷ trọng tương đối so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (Bảng 4.1). Theo các chuyên gia cho rằng khi các ưu đãi của các hiệp định thương mại tự do chính thức có hiệu lực sẽ là cơ hội mở ra cho ngành phát triển và mở rộng thị trường.

Bảng 4.1: Kim ngạch xuất khẩu của may mặc Việt Nam trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước từ năm 2014 đến 2019

Đơn vị tính: triệu USD

Chỉ tiêu

2014

2015

2016

2017

2018

2019

KNXK cả nước

150,1

162,4

176,63

214

243,7

264,2

KNXK may trang phục

20,101

22,808

23,824

26,038

30,5

32,9

Tỷ trọng

13,39%

14,04%

13,48%

12,16%

12,52%

12,45%

Nguồn: Tổng cục thống kê, Hiệp hội Dệt May Việt Nam qua các năm

Các thị trường xuất khẩu chính của sản phẩm Dệt May Việt Nam là Mỹ, Châu Âu và Nhật. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Dệt May Việt Nam chủ yếu được đóng góp bởi thị trường Mỹ, sau đó đến EU và Nhật Bản.

Bảng 4.2. Xuất khẩu dệt may từ Việt Nam sang các thị trường năm 2015 - 2019

Đơm vị tính: nghìn USD


Thị trường

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019


So sánh 2018/2017


So sánh 2019/2018


Tỷ trọng 2019

Mỹ

11.200

11.659

12.490

13.958

15.200

11.75

8.90

38.97

Châu Âu

3.408

3.596

3.885

4.304

4.400

10.79

2.23

11.28

Nhật Bản

2.918

3.036

3.286

4.008

4.200

21.97

4.79

10.77

Hàn Quốc

2.430

2.662

3.075

3.830

4.000

24.55

4.44

10.26

ASEAN

1.119

1.305

1.506

1.949

2.100

29.42

7.75

5.38

Trung Quốc

2.224

2.669

3.361

3.970

4.250

18.12

7.05

10.90

Khác

3.722

3.196

3.556

4.245

4.850

19.38

14.25

12.44

Tổng

27.021

28.123

31.159

36.264

39.000

16.38

7.54

100.00

Nguồn: Hải quan Việt Nam qua các năm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 331 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam - 14



99


4.1.2. Đặc điểm hoạt động của ngành may mặc Việt Nam ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ

- Mối liên kết giữa ngành may mặc với ngành dệt và các ngành phụ trợ còn chưa chặt chẽ do sản phẩm dệt chất lượng còn chưa tốt, mẫu mã thì nghèo nàn, màu sắc và kích cỡ không đồng đều, chưa theo kịp với thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước và giá cả thì cao nên khó cạnh tranh với hàng dệt của Trung Quốc, Hàn Quốc,... Chính vì vậy tỷ lệ nội địa của sản phẩm may mặc Việt Nam vẫn còn thấp. Cán cân thương mại về dệt may của Việt Nam vẫn chưa cân bằng do một số năm lượng dệt may nhập khẩu còn lớn hơn cả lượng dệt may xuất khẩu. Chính điều này đã làm cho các yếu tố đầu vào của ngành may mặc phụ thuộc phần lớn vào ngành công nghiệp phụ trợ may mặc của các nước phát triển hơn như Hàn Quốc, Trung Quốc,.. tác động đến nhận thức của nhà quản lý các doanh nghiệp may mặc Việt Nam trong việc thiết kế và vận hành các thủ tục kiểm soát nhằm kiểm soát tốt nguồn cung.

- Phương thức sản xuất của các doanh nghiệp may chủ yếu là may gia công đơn thuần. Cho nên các doanh nghiệp may mặc bị chi phối mạnh mẽ cả đầu vào và đầu ra từ các nhà cung cấp và tiêu thụ nước ngoài. Vậy doanh nghiệp chỉ còn cách duy nhất là chủ động kiểm soát và quản lý tốt khâu sản xuất. Muốn vậy đòi hỏi nhà quản lý phải có kế hoạch sản xuất rò rằng và kiểm soát tốt các chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm trong đó chủ yếu là chi phí nhân công trực tiếp và tập trung kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm và trách nhiệm xã hội để đáp ứng yêu cầu của khách hàng ở các thị trường lớn như Mỹ, EU,... và cạnh tranh được với các đối thủ lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ,... Bên cạnh đó, do năng lực tài chính còn hạn chế nên nhiều doanh nghiệp may mặc Việt Nam chưa thể tiếp cận trực tiếp với các nhà bán lẻ lớn mà chủ yếu các doanh nghiệp vẫn thực hiện may gia công thông qua các trung gian nên doanh nghiệp vừa phải đối mặt với rủi ro kinh doanh và rủi ro trong thanh toán. Chính điều này đã buộc doanh nghiệp phải quan tâm đến việc xây dựng các chính sách và thủ tục nhằm đánh giá khách hàng và phương thức thanh toán để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.

- Đặc điểm về lao động:

Bảng 4.3. Lao động và cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam

Năm

Tổng số lao động

Trong đó lao động nữ

Số lượng

Tỷ lệ (%)

2015

1.426.250

1.147.377

80,45

2016

1.424.292

1.138.173

79,91

2017

1.466.062

1.165.631

79,51

2018

1.560.302

1.236.849

79,27

2019

1.582.445

1.254.141

79,25

Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả


100


Hàng năm các doanh nghiệp may mặc đã tạo công ăn việc làm cho hơn 1,4 triệu người. Chứng tỏ nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp may mặc tương đối cao chủ yếu là lao động nữ chiếm tỷ lệ gần 80% trong tổng lao động. Do đặc thu của ngành may mặc đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ nên đa số lao động trong doanh nghiệp là nữ giới có trình độ chuyên môn không cao dẫn tới thu nhập bình quân thấp. Trong khi đó người lao động làm việc trong môi trường áp lực công việc và tăng ca thường xuyên nên dẫn tới tâm lý người lao động coi đây là nghề tạm thời. Chính vì vậy ngành may mặc phải đối mặt với sự biến động lao động và tình trạng đình công xảy ra thường xuyên. Bên cạnh những khó khăn nội tại trong doanh nghiệp về nhân sự thì doanh nghiệp còn phải đối mặt với khó khăn từ bên ngoài đó là yêu cầu từ phía khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải có trách nhiệm xã hội đối với người lao động như điều kiện làm việc, thời gian làm viêc, môi trường làm việc, chế độ lương và các khoản phúc lợi,... Vậy để giải quyết được cả khó khăn từ bên trong và từ bên ngoài thì đòi hỏi nhà quản lý phải có kế hoạch xây dựng và thực hiện các chính sách về nhân sự tuân thủ luật pháp và phù hợp với tiêu chuẩn của khách hàng.

- Hiệu quả kinh doanh chưa cao: Mặc dù kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong những năm gần đây ngày càng tăng nhưng do các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam chủ yếu tham gia vào khâu may gia công giản đơn nên giá trị gia tăng mang lại cho Việt Nam là không đáng kể dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao nên hệ quả của vấn đề này là thu nhập bình quân đầu người của người lao động có xu hướng tăng từ hơn 5 triệu đồng vào năm 2015 lên đến hơn 7 triệu đồng vào năm 2018, 2019 nhưng cũng không cao và các khoản đóng góp vào ngân sách cũng không nhiều do tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu rất thấp. Để giải quyết được vấn đề này đòi hỏi các doanh nghiệp may phải có kế hoạch truyền thông và phân tích thị trường để phát triển doanh nghiệp theo hướng đi sâu hơn vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu bằng cách thực hiện các công đoạn khó hơn nữa để tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn.

Bảng 4.4. Hiệu quả kinh doanh của ngành may mặc từ năm 2015 - 2019

ĐVT:Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

thu nhập bình quân

đầu người


5,47


6,14


6,70


7,23


7,44

Đóng góp vào ngân

sách (Thuế, phí và các khoản phải nộp)


6.137.400.000


5.825.223.700


6.481.928.100


9.073.903.000


2.229.722.870

Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả


101


- Đặc điểm về quy mô doanh nghiệp:

Bảng 4.5. Phân loại doanh nghiệp may mặc Việt Nam theo quy mô lao động



Năm


Tổng số DN

Chia theo quy mô lao động

Dưới 300 người trở xuống

Từ 300 đến

dưới 500 người

Từ 500 đến dưới 1000 người

Từ 1000 người trở lên


Số lượng


Tỷ lệ

Số lượng


Tỷ lệ

Số lượng


Tỷ lệ

Số lượng


Tỷ lệ

2015

5.998

4.768

79,49

287

4,78

356

5,94

587

9,79

2016

6.461

5.170

80,02

299

4,63

395

6,11

597

9,24

2017

6.871

5.580

81,21

292

4,25

398

5,79

601

8,75

2018

7.693

6.711

87,24

296

3,85

336

4,37

350

4,55

2019

8.775

7.797

88,85

296

3,37

329

3,75

353

4,02

Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả

Quy mô các doanh doanh nghiệp may mặc ngày càng tăng chứng tỏ ngành may mặc đang trên đà phát triển. Tính đến hết năm 2019, số lượng các doanh nghiệp may mặc Việt Nam là 8.775 doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ chiếm 88,85%. Trong khi đó, số lượng các doanh nghiệp quy mô lớn chỉ chiếm 11,15%. Bảng số liệu 4.5 cho thấy trong bốn năm qua số lượng các doanh nghiệp may mặc liên tục tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng về số lượng các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ nhiều hơn tốc độ tăng về số lượng các doanh nghiệp có quy mô lớn. Chính điều này đã tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trong chính các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam. Hầu hết các doanh nghiệp may mặc thành lập đều có quy mô vừa và nhỏ hạn chế về năng lực tài chính nên khó tiếp cận với hệ thống quản lý và kiểm soát hiện đại trên thế giới. Nên không đủ điều kiện để thực hiện các công đoạn phức tạp trong chuỗi mà chỉ thực hiện được công đoạn gia công giản đơn. Chính vì vậy nhiều nhà quản lý cũng chưa coi trong việc xây dựng và thiết kế kiểm soát nội bộ với đầy đủ các thành phần theo COSO.

Xem tất cả 331 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí