Mục tiêu tính tin cậy của Báo cáo quyết toán tại các Đài PT-TH cấp tỉnh cũng là một trong các tiêu chí hướng đến của hệ thống KSNB. Trong luận án này, mục tiêu tính tin cậy BCQT được cấu trúc bởi 3 chỉ mục. Đó là: ‘BCQT 1 - BCQT giúp lãnh đạo đơn vị kiểm tra, kiểm soát điều hành hoạt động của Đài, ‘BCQT 2 - BCQT ít có lỗi phát hiện qua kết quả kiểm toán nhà nước’, ‘BCQT 3 – BCQT được cung cấp kịp thời cho cấp trên đúng qui định’. Kết quả thống kê mô tả cho thấy giá trị trung bình của cả ba chỉ mục nói trên đều ở mức tương đối cao, trong đó chỉ mục (BCQT 3) ‘BCQT được cung cấp kịp thời cho cấp trên đúng qui định’ có giá trị cao nhất trong các chỉ mục là 4.08; trong khi chỉ mục có giá trị trung bình thấp nhất là
3.93 (BCQT 2 – BCQT ít có lỗi phát hiện qua kết quả kiểm toán nhà nước). Điều này có nghĩa những đáp viên tham gia điều tra trong mẫu đã thừa nhận tính tin cậy của BCQT trong công tác quản lý của đơn vị. Ý kiến về chỉ mục BCQT 2 thấp nhất thể hiện một phần khách quan vì thông thường, công tác kế toán ở các đơn vị luôn có hiện tượng sai sót do những nhận thức chưa đầy đủ trong quá trình quản lý điều hành đơn vị. Kết quả này cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải hoàn thiện trong quản lý tài chính ở đơn vị. Kết quả kiểm định giá trị trung bình cũng cho thấy cả ba chỉ mục trên đều thực sự lớn hơn 3.4 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này cũng đã chứng minh rằng: mục tiêu báo cáo trong hệ thống KSNB ở các Đài PT-TH cấp tỉnh đều đã đạt được.
Tóm lại, qua đánh giá ban đầu về mục tiêu kiểm soát tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt nam có thể kết luận sau: Mục tiêu kiểm soát của các Đài đều đạt được, trong đó mục tiêu chính trị được đánh giá đạt được cao nhất, trong khi mục tiêu hiệu quả tài chính tuy đạt được nhưng còn ở mức khiêm tốt. Kết quả này là cơ sở để đánh giá từng bước tính hữu hiệu của công tác KSNB tại các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam, đồng thời chỉ ra những nỗ lực mà Ban giám đốc các Đài để nâng cao hơn nữa mục tiêu của mình.
4.2. Mô hình đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Đài
4.2.1. Phân tích ma trận tương quan
Phân tích tương quan là một bước nhằm nghiên cứu mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập, cũng như xem xét có quan hệ tương quan giữa các biến độc lập với nhau hay không. Kết quả nghiên cứu ở bảng
4.9 cho thấy một số kết quả sau:
Biến ‘Mục tiêu chính trị của các Đài’ có tương quan dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% với biến số ‘Truyền thông và giám sát’. Hệ số tương quan dương (+ 0.301) có nghĩa nếu các Đài thực hiện các yêu cầu về KSNB liên quan đến thành phần ‘Truyền thông và giám sát’ càng cao thì ‘Mục tiêu chính trị của Đài’ hàng ngày càng đạt được tính hữu hiệu. Tuy nhiên, xem xét quan hệ tương quan với các biến số khác, tuy biến ‘Mục tiêu chính trị của các đài’ có mối tương quan cùng chiều dương nhưng đều không có ý nghĩa thống kê. Đặc điểm này dự báo sẽ ảnh hưởng đến kết quả khi phân tích hồi qui các nhân tố ảnh hưởng đến mục tiêu chính trị của các Đài.
Biến ‘Mục tiêu về hiệu quả tài chính các Đài’ có mối tương quan cùng chiều và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% với các biến ‘Hoạt động kiểm soát’, ‘Môi trường kiểm soát’ và ‘Đánh giá rủi ro’. Trong đó, nhân tố ‘Hoạt động kiểm soát’ có hệ số tương quan lớn nhất đến mục tiêu về tài chính. Tuy nhiên, biến ‘Truyền thông và giám sát’ tuy có mối tương quan thuận chiều với ‘Mục tiêu về hiệu quả tài chính’ các Đài PT-TH cấp tỉnh nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Biến phụ thuộc ‘Mục tiêu Tính tin cậy BCQT’ có quan hệ tương quan tuyến tính thuận chiều với từng biến độc lập và đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này có nghĩa giả định về quan hệ tuyến tính được thỏa mãn để có thể tiếp tục thực hiện phân tích hồi qui. Ngoài ra, kết quả dương của hệ số tương quan cũng cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa từng thành phần của hệ thống KSNB với mục tiêu tăng tính tin cậy BCQT. Trong các nhân tố nghiên cứu, biến ‘Hoạt động kiểm soát’ có hệ số tương quan lớn nhất là 0.239; còn hệ số tương quan thấp nhất là biến ‘Truyền thông và giám sát’. Đây là những bằng chứng ban đầu để có thể chứng minh giả thuyết nghiên cứu và xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát của các Đài PT-TH.
120
Bảng 4.9. Phân tích ma trận tương quan
Muc tieu chinh tri | Hieu qua tai chinh | Tin cay BCQT | Truyen thong va giam sat | Hoat dong ksoat | Moi truong kiem soat | Danh gia rui ro | ||
Muc tieu chinh tri | Pearson Correlation | 1 | .000 | .000 | .301** | .062 | .060 | .022 |
Sig. (2-tailed) | 1.000 | 1.000 | .000 | .253 | .267 | .687 | ||
Hieu qua tai chinh | Pearson Correlation | .000 | 1 | .000 | .045 | .378** | .177** | .165** |
Sig. (2-tailed) | 1.000 | 1.000 | .404 | .000 | .001 | .002 | ||
Tin cay BCQT | Pearson Correlation | .000 | .000 | 1 | .115* | .239** | .182** | .135* |
Sig. (2-tailed) | 1.000 | 1.000 | .034 | .000 | .001 | .013 | ||
Truyen thong va giam sat | Pearson Correlation | .301** | .045 | .115* | 1 | .000 | .000 | .000 |
Sig. (2-tailed) | .000 | .404 | .034 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | ||
Hoat dong ksoat | Pearson Correlation | .062 | .378** | .239** | .000 | 1 | .000 | .000 |
Sig. (2-tailed) | .253 | .000 | .000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | ||
Moi truong kiem soat | Pearson Correlation | .060 | .177** | .182** | .000 | .000 | 1 | .000 |
Sig. (2-tailed) | .267 | .001 | .001 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | ||
Danh gia rui ro | Pearson Correlation | .022 | .165** | .135* | .000 | .000 | .000 | 1 |
Sig. (2-tailed) | .687 | .002 | .013 | 1.000 | 1.000 | 1.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Phân Tích Độ Tin Cậy Thang Đo Về Thành Phần Thông Tin Và Truyền Thông
- Thống Kê Mô Tả Các Đặc Trưng Của Hệ Thống Ksnb Tại Các Đài Phát Thanh –
- Thống Kê Mô Tả Các Chỉ Mục Thành Phần Truyền Thông Và Giám Sát
- Kết Quả Phân Tích Hồi Qui Theo Tính Tinh Cậy Báo Cáo Quyết Toán
- Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Các Đài Phát Thanh Truyền Hình Cấp Tỉnh
- Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh tại Việt Nam - 20
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
**. Tương qua có ý nghĩa thông kê ở mức 0.01 (kiểm định 2 phía).
*. Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 0.05 (kiểm định 2 phía).
Về mối tương quan giữa các biến độc lập, kết quả từ Bảng 4.9 cũng cho thấy không có mối tương quan giữa các biến độc lập. Nguyên nhân của hệ số tương quan đều bằng 0 vì luận án đã thực hiện phân tích nhân tố nên mỗi chỉ mục đo lường nếu có tương quan với nhau thì đã tải (loading) trên cùng một nhân tố (factor). Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho phân tích hồi qui sau này. Kết quả ở bảng trên không cho thấy sự tương quan giữa các biến độc lập cũng đã thỏa mãn giả định của phân tích hồi qui.
Về mối tương quan giữa các biến phụ thuộc, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các biến ‘Mục tiêu chính trị của Đài’, ‘Hiệu quả tài chính của Đài’ và ‘Tính tin cậy của BCQT’ cũng không có quan hệ tương quan. Vì vậy, khi thực hiện mô hình hồi qui theo từng biến phụ thuộc với các biến độc lập sẽ đánh giá ảnh hưởng của từng thành phần của hệ thống KSNB đối với mục tiêu kiểm soát và làm rò hơn các giả thuyết nghiên cứu đã được xây dựng.
4.2.2.Kết quả phân tích mối quan hệ giữa các thành phần kiểm soát nội bộ đến mục tiêu kiểm soát
Phân tích tương quan chỉ mới cho thấy mối quan hệ từng cặp giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập. Tuy kết quả phân tích ở trên cho thấy mối quan hệ từng cặp biến, nhưng chưa chỉ ra tác động đồng thời của nhiều biến độc lập đến đến biến phụ thuộc. Do vậy, để đánh giá mục tiêu của KSNB tại các Đài chịu tác động của các thành phần KSNB như thế nào thì cần thiết phải phân tích hồi qui. Toàn bộ kết quả được tổng hợp ở Bảng 4.10 đến Bảng 4.12.
Kết quả phân tích mô hình thứ 1
Đối với mô hình thứ nhất với biến phụ thuộc “Mục tiêu chính trị của các đài’, kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này có nghĩa tồn tại nhân tố giải thích sự thay đổi về mục tiêu chính trị ở các Đài PT- TH. Tuy nhiên, hệ số R2 điều chỉnh chỉ là 0.106 cho thấy: khả năng giải thích của
các nhân tố trong mô hình này đối với nhận định của đáp viên về ‘Mục tiêu chính trị của các đài’ còn khá thấp, ở mức 10.6%. Đây là một đặc thù của nghiên cứu này so với các nghiên cứu khác ở các lĩnh vực khác, khi các Đài PT-TH còn phải thực hiện
các nhiệm vụ chính trị. Hệ số này thấp cũng đồng nghĩa còn có những nhân tố khác ảnh hưởng đến việc thực hiện ‘Mục tiêu chính trị của các đài’ mà nghiên cứu này chưa được đề cập đến.
Bảng 4.10. Kết quả phân tích hồi qui theo Mục tiêu chính trị của Đài
Hệ số hồi qui | Hệ số hồi qui chuẩn hóa | Sig. | |
Điểm chặn | -.028 | .887 | |
Truyền thông và giám sát | .301 | .301 | .000 |
Hoạt động kiểm soát | .075 | .075 | .148 |
Môi trường kiểm soát | .037 | .037 | .484 |
Đánh giá rủi ro | .010 | .010 | .853 |
Vị trí | .260 | .130 | .022 |
Giới tính | .180 | .071 | .186 |
Khu vực 1 | -.219 | -.107 | .088 |
Khu vực 2 | -.172 | -.081 | .199 |
Thời gian làm việc | -.005 | -.035 | .520 |
Hệ số R điều chỉnh: .106 | |||
Giá trị thống kê F: 5.489 – Giá trị Sig: 000 | |||
Hệ số Dubin-Watson: 2.156 |
Liên quan đến kiểm định giá trị ước lượng các hệ số hồi qui của mô hình, kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số hồi qui của biến “Truyền thông và giám sát’ có giá trị dương (0.301) và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Điều này có nghĩa nếu các Đài có thông tin đầy đủ và truyền thông kịp thời trong công tác quản lý và thực hiện tốt công tác giám sát thì ‘Mục tiêu chính trị của các đài’ càng thực hiện tốt hơn. Khi trao đổi với các chuyên gia trong ngành PT-TH về kết quả này, các chuyên gia đều cho rằng do công tác phát thanh truyền hình có nhiệm vụ chính trị rất đặc
biệt, nên nội dung bản tin trên sóng phát thành và truyền hình đều phải qua nhiều khâu kiểm duyệt về nội dung.
Đối với các biến độc lập còn lại, hệ số hồi qui của các nhân tố ‘Môi trường kiểm soát’, ‘Đánh giá rủi ro’ và ‘Hoạt động kiểm soát’ đều không có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa các nhân tố truyền thống theo khung lý thuyết của INTOSAI không ủng hộ các giả thuyết đã đưa ra; và không ảnh hưởng đến việc thực hiện ‘Mục tiêu chính trị tại các đài’. Đây cũng là một đặc thù cần quan tâm nếu chỉ xem xét đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Các biến kiểm soát trong mô hình đầu tiên cũng không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Tuy nhiên, biến kiểm soát ‘Vị trí công việc’ có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; và biến giả ‘Khu vực 1’ có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Ở một góc độ nào đó, kết quả này cho thấy những người tham gia đánh giá mục tiêu thực hiện nhiệm vụ ở các Đài là Lãnh đạo đơn vị (Giám đốc, Phó giám đốc) có cách nhìn nhận về tầm quan trọng và việc thực thi nhiệm vụ chính trị so với lãnh đạo các phòng ban ở các Đài PT-TH cấp tỉnh. Luận án cũng xem xét việc thực hiện mục tiêu chính trị ở các Đài ở các khu vực khác nhau. Biến giả Khu vực 1 có ý nghĩa ở mức 10% cho thấy người đánh giá ở khu vực phía Bắc nhìn nhận về việc thực hiện mục tiêu chính trị hơn ở các Đài hai khu vực còn lại.
Về kiểm định có sự tự tương quan hay không giữa các phần dư của phân tích hồi qui, kết quả cho thấy hệ số Durbin Watson có giá trị 2.13 gần bằng 2. Điều này cho thấy giả định về sự tương tương quan giữa các phần dư bị loại bỏ.
Tương tự như vậy, hệ số phóng đại phương sai (VIF) trong mô hình 1 có giá trị rất thấp (nhỏ hơn 2). Điều này chứng tỏ không có hiện tượng đa cộng tuyến trong giả định của phân tích hồi qui ở mô hình thứ nhất.
Kết quả phân tích mô hình thứ 2
Ở mô hình thứ hai với biến phụ thuộc ‘Mục tiêu về hiệu quả tài chính của các đài’, kết quả từ Bảng 4.11 cho thấy mô hình hồi qui bội có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Với hệ số R2 điều chỉnh là 0.190, giá trị này cho thấy các nhân tố trong mô hình thứ 2 có thể giải thích 19% sự thay đổi của biến ‘Mục tiêu về hiệu quả tài
chính của các đài’. Trong nghiên cứu này, mục tiêu về hiệu quả tài chính của các Đài được đo lường qua sự tăng trưởng các quỹ của Đài và thu nhập của người lao động; nhưng trong bối cảnh các đơn vị sự nghiệp đang được trao quyền tự chủ thì đây là những kết quả có ý nghĩa lớn về tính hữu hiệu và hiệu quả của các Đài PT- TH cấp tỉnh tại Việt Nam.
Bảng 4.11. Kết quả hồi qui theo Mục tiêu ‘Hiệu quả tài chính của Đài’
Hệ số hồi qui | Hệ số hồi qui chuẩn hóa | Sig. | |
Điểm chặn | -.060 | .751 | |
Truyền thông và giám sát | .049 | .049 | .319 |
Hoạt động kiểm soát | .376 | .376 | .000 |
Môi trường kiểm soát | .178 | .178 | .000 |
Đánh giá rủi ro | .163 | .163 | .001 |
Vị trí | .051 | .026 | .631 |
Giới tính | -.154 | -.061 | .234 |
Khu vực 1 | -.030 | -.015 | .804 |
Khu vực 2 | -.009 | -.004 | .945 |
Thời gian làm việc | .008 | .060 | .251 |
Hệ số R điều chỉnh: .190 | |||
Giá trị thống kê F: 9.811 – Giá trị Sig: 000 | |||
Hệ số Dubin-Watson: 2.003 |
Liên quan đến kiểm định giá trị ước lượng các hệ số hồi qui của mô hình, kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số hồi qui của biến ‘Hoạt động kiểm soát’, ‘Môi trường kiểm soát và ‘Đánh giá rủi ro’ có giá trị lần lược là +0.376, +0.178, +0.163 và đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Điều này có nghĩa việc thiết lập và thực hiện tốt các thủ tục kiểm soát sẽ giúp các Đài quản lý tốt tài sản và các hoạt động
thu – chi, qua đó góp phần làm tăng chênh lệch thu chi để tăng trích lập các quĩ và thu nhập cho người lao động. Ngoài hoạt động kiểm soát, môi trường kiểm soát một khi đã được thiết lập rò ràng thông qua các qui chế hoạt động, các nguyên tắc khen thưởng minh bạch sẽ góp phần làm các Đài thực hiện đúng các qui trình trong quản lý để nâng cao kết quả tài chỉnh của các Đài. Công tác đánh giá rủi ro thông qua việc rà soát, đánh giá những thay đổi về môi trường hoạt động, nhất là khi công nghệ truyền thông thay đổi nhanh chóng và trong bối cảnh tự chủ hoạt động sẽ giúp các Đài có những giải pháp phù hợp, góp phân nâng cao hiệu quả tài chính của các Đài.
Nhân tố ‘Truyền thông và giám sát’ trong mô hình thứ hai dù có quan hệ cùng chiều với Mục tiệu tài chính, nhưng hệ số ước lượng này lại không có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Nói cách khác, nhân tố ‘Truyền thông và giám sát’ không ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu về hiệu quả tài chính ở các Đài PT-TH cấp tỉnh.
Cũng như ở mô hình 1, các biến kiểm soát trong mô hình này cũng không có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cho thấy các biến số giới tính, vị trí việc làm, tính vùng miền và thâm niên công tác của những người đánh giá không tác động đến việc thực hiện mục tiêu tài chính. Kết quả này thể hiện sự nhất quán trong quản lý với mục tiêu nâng cao hiệu quả tài chính ở các Đài.
Về kiểm định có sự tự tương quan hay không giữa các phần dư của phân tích hồi qui, kết quả cho thấy hệ số Durbin Watson có giá trị 2.003, tức gần bằng 2. Điều đó cho thấy giả định về sự tương tương quan giữa các phần dư bị loại bỏ.
Tương tự như vậy, hệ số phóng đại phương sai (VIF) trong mô hình 2 có giá trị rất thấp (nhỏ hơn 2). Điều này chứng tỏ không có hiện tượng đa cộng tuyến trong giả định của phân tích hồi qui ở mô hình thứ hai.
Đối với mô hình thứ 3 với biến phụ thuộc là ‘Mục tiêu tính tin cậy của BCQT’, kết quả phân tích ở Bảng 4.12 cho thấy mô hình này có giá trị thống kê F là 5.724 và ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số R2 điều chỉnh của mô hình này là
0.111 có nghĩa các nhân tố trong mô hình có khả năng giải tích 11.1% sự thay đổi về mục tiêu tin cậy của Báo cáo quyết toán ở các Đài.