Thảo Luận Kết Quả Nghiên Cứu Định Lượng Về Tác Động Của Các Biến Kiểm Soát Đến Hiệu Quả Tài Chính


Chỉ 02/05 DN được phỏng vấn cho biết có lập kế hoạch tài chính, thu - chi cụ thể theo tuần và tháng, còn lại các DN khác chỉ lập kế hoạch tài chính theo quý và năm. Trong quá trình SXKD luôn có các biến động, và kế hoạch tài chính, thu - chi đã lập được đó có thể không còn phù hợp và cần được điều chỉnh. Do đó, kế hoạch tài chính theo tuần, theo tháng cần phải được lập để điều chỉnh lại theo những thay đổi của thị trường, của khách hàng và của bản thân DN.

- Thông tin về tình hình vay nợ và tiền lãi phải trả của một số DN hoặc là không được phản ánh khách quan và trung thực hoặc là các DN đó đang gặp khó khăn đến mức trong kỳ nghiên cứu đó, không thanh toán bất kỳ khoản lãi vay nào của các kỳ trước đó hoặc lãi vay của kỳ hiện tại.

4.8.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu định lượng về tác động của các biến kiểm soát đến hiệu quả tài chính

Chỉ tiêu QUYMO và chỉ tiêu GROWTH có tác động tích cực đến HQTC của các DNPTCNY trên TTCK VN trong phần lớn các mô hình. Nghĩa là quy mô và tốc độ tăng trưởng có tác động tích cực đến HQTC của DN. Nếu các DN tăng quy mô thì giúp DN cải thiện được HQTC. Các DN có quy mô càng lớn thì càng dễ dàng tiếp cận vốn vay, tiếp cận các tín dụng ưu đãi và các dự án lớn. Do đó thúc đẩy sự tăng trưởng của HQTC. Mặt khác, khi DN có mức độ tăng trưởng tốt, nghĩa là thị phần tăng, thì HQTC cũng tăng theo. Mọi nỗ lực trong hoạt động của DN đạt được thường thể hiện qua sự tăng trưởng doanh thu. Khi DN có doanh thu lớn chứng tỏ chính sách bán hàng của DN hiệu quả, hàng hóa được lưu thông trên thị trường dễ dàng, thanh khoản cao, hàng tồn kho thấp, từ đó tiết kiệm được phần lớn các chi phí liên quan như lưu kho, chi phí quản lý, quảng cáo,...từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DN. Kết quả này đồng nhất với nghiên cứu của Bibi and Amjad (2017), Eljelly (2004), Bolek and Wili’nski (2011), Carpentier (2006), Chowdhury and Chowdhury (2010), Ahmad và cộng sự (2012).

Yếu tố ngành được đưa vào mô hình đã cho thấy sự khác biệt về MĐTĐ của TTK đến HQTC của DN thuộc các nhóm ngành khác nhau. Kết quả thể hiện ở bảng 4.23, 4.24, 4.25, 4.26. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy giả thuyết H2 được ủng hộ hoàn toàn, nghĩa là giữa các ngành nghề khác nhau thì chiều tác động và MĐTĐ của TTK đến HQTC của các DNPTCNY trên TTCK là khác nhau.

Chỉ tiêu đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực đến HQTC của các DNPTCNY trên TTCK VN” trong phần lớn các mô hình. Đòn bẩy tài chính là một trong những quyết định quan trọng của nhà quản lý tài chính vì nó ảnh hưởng đến lợi ích, rủi ro của CSH cũng như giá trị thị trường của DN. Theo lý thuyết về sự đánh đổi khi sử dụng nợ ở


mức tối ưu hóa thì sẽ cân bằng được lợi ích và chi phí của việc sử dụng nợ. Nên việc DN sử dụng nợ ở một mức độ nhất định sẽ làm gia tăng hiệu quả tài chính. Mặc dù vậy, khi sử dụng nợ càng nhiều thì rủi ro tài chính càng gia tăng và những chi phí do áp lực tài chính tăng dẫn đến tác động ngược chiều tới HQTC. Kết quả này đồng nhất với nghiên cứu của Schutte (2018), Bae và cộng sự (2017), Berger and Bonaccorsi di Patti (2005).

4.8.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu định tính

Các đối tượng được phỏng vấn thể hiện sự tán thành cao với các quan điểm về TTK và tác động của TTK đến HQTC mà Luận án đề cấp đến. Tuy nhiên, các đối tượng được phỏng vấn thuộc các loại hình DN khác nhau, lĩnh vực hoạt động khác nhau nên cũng có các ý kiến khác nhau.

DN thuộc nhóm ngành XD quan tâm nhiều đến việc đo lường thanh khoản qua chỉ tiêu CCC bởi “HTK chính là các công trình, các dự án đang thi công hoặc đã thi công xong nhưng chưa bàn giao, hoặc chưa bán được và phần giá trị của lượng HTK này là rất lớn. Kỳ luân chuyển HTK dài. Chính vì vậy, hệ số CCC vô cùng lớn”. Mặc dù thời gian thi công thường trên 1 năm, nghĩa là sẽ có những công trình - tài sản dở dang trong thời gian dài, nhưng theo quy định của Chuẩn mực kế toán thì những tài sản dở dang đó vẫn phải xếp là tài sản dở dang trong ngắn hạn. Chính vì vậy, đến cuối năm tài chính, tổng giá trị TSNH của các DN thuộc nhóm ngành XD thường lớn hơn nhiều so với tổng TSNH của các DN thuộc nhóm ngành khác. “Việc kỳ luân chuyển HTK dài và hệ số CCC có giá trị lớn như vậy có tác động không tốt đến HQTC của DN do DN bị tồn đọng vốn quá lâu”.

DN thuộc nhóm ngành SX xi măng quan tâm nhiều đến việc đo lường thanh khoản qua chỉ tiêu CR bởi “DN SX, nên cả lượng HTK và các khoản phải thu đều được coi trọng như nhau. DN cân đối khả năng thanh khoản qua toàn bộ giá trị TSNH”. Phần lớn giá trị tài sản của DN đến từ các TSCĐ (chiếm 60 – 80% tổng tài sản) trong khi các khoản tiền và tương đương tiền, HTK và công nợ phải thu tương đối thấp. Hiện DN vẫn đang trong tình trạng thâm hụt nguồn vốn ngắn hạn (TSNH < NNH) nên có thể chịu rủi ro thanh khoản trong ngắn hạn và thường xuyên phải vay các khoản nợ mới để bù đắp cho nguồn vốn SXKD trong năm. Do vậy “Nếu như hệ số CR càng lớn, thì DN càng ít chịu rủi ro thanh khoản trong ngắn hạn và HQTC sẽ tốt hơn”.

DN thuộc nhóm ngành SX và kinh doanh con giống, gia súc, gia cầm lại quan tâm nhiều đến chỉ tiêu CFR bởi “HTK quay vòng theo chu kỳ, không phụ thuộc vào giá bán bởi khi con giống lớn thì bắt buộc phải xuất chuồng. Ví dụ như vòng quay của lợn giống là 2,35 vòng/năm; vòng quay của lợn thịt là 2 vòng/năm. DN cũng không có nợ


đọng các khoản nợ phải thu, bởi khách hàng buộc phải thanh toán trước khi lấy hàng mới được chuyển hàng đi. Và hầu như, ngày nào cũng có các chuồng con giống xuất đi, nên lượng tiền mặt đổ về DN hàng ngày tương đối nhiều”. Chính vì kinh doanh trong điều kiện như vậy, nên DN căn cứ vào kế hoạch tài chính đã lập để giữ mức tiền mặt tồn quỹ tối ưu, còn lại sẽ gửi tiết kiệm theo kỳ hạn từ 1-6 tháng tùy vào số tiền và tùy vào giai đoạn. “Nếu DN không quản lý tốt dòng tiền, DN sẽ hoặc là làm mất chi phí cơ hội của việc gửi tiền vào ngân hàng nếu giữ lại tiền mặt quá nhiều, hoặc là sẽ mất đi cơ hội đầu tư mới nếu dồn hết tiền gửi vào tiết kiệm, từ đó ảnh hưởng xấu đến HQTC”.

DN thuộc nhóm ngành thương mại, hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ dưới hình thức siêu thị cũng quan tâm đến việc đo lường thanh khoản qua chỉ tiêu CCC. “Với thị trường mà có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, nếu chậm chân so với đối thủ thì rất dễ mất khách hàng. Do đó, siêu thị luôn phải đa dạng mặt hàng, vừa phải đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời cho khách hàng, vừa đảm bảo hàng không bị ứ đọng hay hư hỏng, thất thoát. Vì thế mà lượng hàng tồn kho của Siêu thị tăng mạnh”. “DN không sử dụng nhiều hình thức tăng nguồn vay ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu VLĐ tăng lên mà tăng việc chiếm dụng nợ phải trả cho người bán”. Đây có thể xem là hình thức khá an toàn đối với DN. Có thể hiện tại DN không chịu quá nhiều áp lực lớn về thanh toán các khoản nợ nhưng trong thời gian dài thì DN dễ mất cân bằng về tài chính. Do vậy, nếu DN không cân đối tốt nguồn hàng dự trự tồn kho và kế hoạch thanh toán cho nhà cung cấp thì việc: “Hệ số CCC càng ngày càng lớn sẽ đem lại nhiều rủi ro cho siêu thị. Siêu thị cũng dễ rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán nếu cứ duy trì số nợ nhà cung cấp quá nhiều, ảnh hưởng đến uy tín và HQTC của siêu thị”.

Mặc dù, mức độ quan tâm đến các thước đo của HQTC là khác nhau, nhưng các đối tượng được phỏng vấn đều đồng tình với quan điểm cho rằng TTK có tác động tích cực đến HQTC của DN. Một DN có TTK tốt, tức là DN có sức khỏe tài chính tốt, sẽ luôn tận dụng được các cơ hội đầu tư, lại giảm được chi phí huy động vốn bên ngoài, dẫn đến HQTC đương nhiên sẽ tốt. Tuy nhiên, việc duy trì thanh khoản còn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh trong từng thời kỳ. Nếu DN đang phát triển mạnh mẽ, tiềm lực tài chính lớn thì TTK duy trì ở mức cao, nhưng nếu DN đang khó khăn, thì nếu vẫn cố giữ một mức thanh khoản lớn thì DN sẽ không có tiền để trang trải các hoạt động thường ngày, thanh toán hóa đơn, tiền lương, thuế, lãi vay,…sẽ ảnh hưởng đến uy tín của DN, từ đó ảnh hưởng đến HQTC. Các DN cũng cho biết, ngoài việc sử dụng các chỉ tiêu truyền thống để đo lường TTK như trước đây, các DN cũng rất quan tâm đến chỉ tiêu dòng tiền. “Một DN có thể có hệ số CR rất lớn, thể hiện được khả năng có thể thanh


toán được các khoản NNH, nhưng thực chất dòng tiền thuần trong DN lại rất thấp, thậm chí có thể “âm”, do đó không thể tiến hành thanh toán các khoản nợ khi cần thiết”.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Trong chương 4, tác giả đã khái quát về TTCK VN và khái quát về các DNPTCNY trên TTCK VN với các số liệu, chỉ tiêu tập trung vào giai đoạn 2015-2019, chính là giai đoạn nghiên cứu của luận án.

Thông qua các số liệu thu thập được ở chương 3, tác giả đã tính toán và phân tích thực trạng TTK của các DNPTCNY trên TTCK VN giai đoạn 2015-2019. Việc phân tích thực trạng được thể hiện qua các bảng biểu số liệu và qua các sơ đồ thể hiện xu hướng thay đổi TTK của nhóm ngành SX, XD, TM&DV.

Sau đó, tác giả thực hiện thống kê mô tả dữ liệu của các BĐL, BPT và BKS trong mô hình. Phân tích tương quan được thực hiện nhằm tìm ra mối liên hệ tuyến tính giữa các BĐL và BPT. Để kiểm tra hiện tượng các BĐL trong mô hình có phụ thuộc lẫn nhau hay không, tác giả đã tiến hành thực hiện kiểm định VIF để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến.

Cuối cùng, tác giả lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp với từng BPT ROA, ROE, ROS, Tobin’Q trong các mô hình REM, FEM và GLS. Mô hình GLS là mô hình khắc phục được các khuyết tật như hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan. Sau đó, tác giả phân tích kết quả thu được từ việc chạy các mô hình đã lựa chọn. Từ kết quả của phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu nhằm kiểm định lại kết quả nghiên cứu định lượng. Đa phần đối tượng được phỏng vấn đều đồng ý với quan điểm của luận án.


CHƯƠNG 5. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÍNH THANH KHOẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

5.1. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2025

Định hướng phát triển TTCK đến năm 2025, Việt Nam tiếp tục cơ cấu lại toàn diện để TTCK trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế; xây dựng cơ cấu hợp lý, cân bằng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, giữa thị trường cổ phiếu và trái phiếu, giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp; hỗ trợ tích cực quá trình cơ cấu lại DN; hỗ trợ tích cực quá trình cơ cấu lại DN nhà nước, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân; tăng cường mở cửa và hội nhập với thị trường khu vực và thế giới.

Một số chỉ tiêu được đề ra như sau:

Bảng 5.1. Định hướng phát triển TTCK đến năm 2025


Chỉ tiêu

Năm 2025

Quy mô thị trường cổ phiếu

120% GDP

Quy mô thị trường trái phiếu

55% GDP

Số lượng nhà đầu tư trên thị trường

5% dân số

Chất lượng quản trị công ty trong các DNPTCNY

ASEAN-6

Nâng hạng TTCK Việt Nam

Thị trường mới nổi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính của các Công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 17

Nguồn: Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 28/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ

Chính Phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước VN, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp theo một lộ trình đã được xây dựng nhằm cơ cấu lại TTCK, đưa VN từ một TTCK cận biên sẽ có tên trong danh sách xếp hạng TTCK mới nổi vào trước năm 2025. Các giải pháp cơ cấu lại TTCK phải đồng bộ, toàn diện với kế hoạch và lộ trình cụ thể, thận trọng, công khai, minh bạch; DN tự làm, tự chịu trách nhiệm theo nguyên tắc thị trường; không làm xáo trộn hoạt động của TTCK, cụ thể:

Thứ nhất là Hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến TTCK

Thứ hai là Cơ cấu lại cơ sở hàng hóa trên TTCK


Thứ ba là Cơ cấu lại cơ sở nhà đầu tư trên TTCK Thứ tư là Cơ cấu lại tổ chức kinh doanh chứng khoán Thứ năm là Cơ cấu lại tổ chức thị trường

Thứ sáu là Nâng cao năng lực, quản lý giám sát và cưỡng chế thực thi

Thứ bảy là Giải pháp nâng hạng thị trường

Thứ tám là Tăng cường vai trò của các hội nghề nghiệp

Việc cơ cấu lại TTCK được thực hiện theo hướng coi trọng phát triển cả về quy mô và chất lượng; phát triển và tăng khả năng cạnh tranh của các tổ chức tham gia thị trường, tạo sự liên thông giữa hoạt động của TTCK với thị trường tiền tệ - tín dụng để phát triển cân bằng giữa các cấu phần của thị trường tài chính theo hướng tiếp cận với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế, chú trọng đổi mới, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và tận dụng có hiệu quả cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4. Đồng thời nâng cao năng lực quản lý rủi ro; tăng cường công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trên TTCK; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, khách hàng và sự an toàn của cả hệ thống; tiết giảm chi phí xã hội; đảm bảo thị trường hoạt động an toàn, lành mạnh, bền vững.

5.2. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện việc quản lý tính thanh khoản nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

5.2.1. Yêu cầu hoàn thiện

Để hoàn thiện việc quản lý TTK trong các DNPTCNY trên TTCK VN thực sự hiệu quả thì cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Hoàn thiện việc quản lý TTK phải tính đến định hướng và sự phát triển của DN trong tương lai, phù hợp với đặc điểm SXKD của ngành, của thị trường và của nền kinh tế.

- Hoàn thiện việc quản lý TTK phải đồng bộ, bắt đầu từ khâu lập kế hoạch tài chính dài hạn 5 – 10 năm, sau đó là khâu lập kế hoạch chi tiết, cụ thể cho ngắn hạn, tiếp đến là phù hợp với thực tiễn của hoạt động SXKD. Quản lý TTK đảm bảo thông tin đầy đủ, kịp thời cho các nhà quản lý DN, góp phần làm tăng giá trị lợi ích cho các cổ đông.

- Hoàn thiện quản lý TTK phải được đặt trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, mạng Internet và máy tính để đảm bảo tốc độ, hiệu quả của quá trình thu thập, nhập liệu, xử lý và cung cấp thông tin, cũng như phù hợp với sự phát triển của thế giới.


Mặt khác, thông tin về tình trạng thanh khoản của DN là một bộ phận của hệ thống thông tin kế toán và là thành phần cấu thành nên hệ thống thông tin quản lý trong DN nên khi hoàn thiện phải định hướng cho hệ thống quản lý tích hợp bao gồm nhiều hệ thống có MQH chặt chẽ với nhau, có sự trao đổi và hỗ trợ nhau trong quá trình hình thành cơ sở dữ liệu ban đầu của thông tin cũng như quá trình cung cấp thông tin sau này.

5.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện

Trên cơ sở thực tế phát triển của TTCK nói chung và các DNPTCNY nói riêng, việc quản lý TTK trong các DNPTCNY trên TTCK VN cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc tuân thủ: Với nhiệm vụ cung cấp thông tin quản trị nội bộ cho các nhà quản lý DN, việc quản lý TTK phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước. Đồng thời, để đảm bảo thông tin thu thập được là chính xác nhằm giúp việc ra quyết định được đúng đắn thì việc quản lý TTK cần tuân thủ các chính sách và quy định của pháp luật về kinh tế, tài chính, kinh doanh nói chung và các quy định nội bộ của từng DN nói riêng.

- Nguyên tắc kế thừa: Hoàn thiện việc quản lý TTK tại các DNPTCNY trên TTCK VN không phải là xây dựng mới hoàn toàn mà cần phân tích, chọn lọc và kế thừa kinh nghiệm từ các mô hình và các nghiên cứu đã có trong và ngoài nước. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm quản lý TTK đồng thời với việc vận dụng sáng tạo và phù hợp với các DNPTCNY trên TTCK VN sẽ là cơ sở vững chắc cho sự thành công trong quản trị DN.

- Nguyên tắc phù hợp: Việc quản lý TTK phải xuất phát từ thực trạng DN, phù hợp với mục tiêu phát triển, kế hoạch tài chính, trình độ tổ chức quản lý, điều kiện về cơ sở vật chất, đặc điểm hoạt động SXKD và năng lực cán bộ quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong toàn DN.

- Nguyên tắc đổi mới và thích ứng: Thông tin về tình trạng thanh khoản của DN là thông tin do kế toán cung cấp. Mà kế toán là một trong những khu vực đứng đầu về ứng dụng công nghệ thông tin và chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc cách mạng công nghiệp

4.0. Bối cảnh đó đang đặt ra yêu cầu cần đổi mới quy trình kế toán trong thời đại công nghệ số. Cuộc cách mạng này sẽ làm thay đổi hoàn toàn quy trình thực hiện công tác tổ chức kế toán, từ đó tác động đến cách XD hệ thống thông tin quản lý của DN, bao gồm cả quản lý TTK. Những thiết bị tiên tiến hiện đại, những ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực kế toán sẽ ngày càng được sử dụng thường xuyên và mạnh mẽ hơn.

- Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: Việc đầu tư vào máy móc, phần mềm kế toán

đến các chi phí đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực sẽ tốn không ít chi phí của DN. Do

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023