86
tỉnh để khảo sát trực tiếp bảng câu hỏi. Kết quả là về cơ bản, phiếu khảo sát đều được các nhà quản lý hiểu và chấp nhận, chỉ phải chỉnh sửa một số lỗi nhỏ về mặt từ ngữ hoặc ngữ nghĩa để đảm bảo không có bất cứ sự khó hiểu hay hiểu sai nào cho người được hỏi.
Danh sách 20 doanh nghiệp được khảo sát sơ bộ (Phụ lục 03)
3.3.2. Mô hình nghiên cứu, nhân tố và thang đo chính thức
Môi trường kiểm soát
Hoạt động kiểm soát
H1 (+)
H2 (+)
Đánh giá rủi ro
H3 (+)
Thông tin và truyền thông
H4 (+)
H5 (+)
Giám sát
Quy mô
Năm Phương thức SX
Loại hình DN
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức
Tác giả đã dựa trên các lý thuyết nền tảng, các nghiên cứu trước trên thế giới và VN có liên quan và sau khi có ý kiến của các chuyên gia tác giả đã hiệu chỉnh, bổ sung các thang đo cho phù hợp với thực tế của các DN may mặc tại VN cụ thể như sau:
Biến phụ thuộc - Hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam
87 Bảng 3.3: Thang đo hiệu quả tài chính | ||||
Tên biến | Mã hóa | Biến quan sát | Nguồn | |
Hiệu quả tài chính | HQ1 | Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) | Hult và Izumida, (2008) Jenkins và cộng sự (2011) Almajali và cộng sự (2012) Chuyên gia | |
HQ2 | Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) | |||
HQ3 | Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) | |||
HQ4 | Hiệu quả sử dụng lao động (Lợi nhuận thuần/số lao động) | |||
Nguồn tác giả tổng hợp Các biến độc lập - KSNB của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam (1) Môi trường kiểm soát Bảng 3.4. Thang đo môi trường kiểm soát | ||||
Tên biến | Mã hóa | Biến quan sát | Nguồn | |
Môi trường kiểm soát | MT1 | Cam kết tính chính trực và tuân thủ các giá trị đạo đức | COSO 2013 Millichamp (2002), O'leary 2004, Amudo & Inanga (2009), Annukka Jokipii (2010), Ofori (2011), Dougles (2011), Sultana & Haque (2011) Gamage và cộng sự (2014) Chuyên gia | |
MT2 | Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý | |||
MT3 | Thiết lập cơ cấu quyền hạn và trách nhiệm phù hợp cho các cấp của tổ chức | |||
MT4 | Có sự tách bạch rò ràng giữa việc kiểm soát và quản lý thông qua tính độc lập của Hội đồng quản trị - Ban kiểm soát - Ban điều hành | |||
MT5 | Chính sách nhân sự phù hợp | |||
MT6 | Sử dụng nhân viên có năng lực và có chính sách phát triển nguồn nhân lực | |||
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Đánh Giá Rủi Ro Tới Hiệu Quả Tài Chính
- Đối Tượng Khảo Sát Trong Nghiên Cứu Định Tính
- Đối Tượng Tham Gia Phỏng Vấn Chuyên Gia
- Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Ngành Dệt May Tại Việt Nam
- Thực Trạng Kiểm Soát Nội Bộ Trong Các Doanh Nghiệp May Mặc Việt Nam
- Thực Trạng Hoạt Động Đánh Giá Rủi Ro
Xem toàn bộ 331 trang tài liệu này.
88
(2) Nhận diện và đánh giá rủi ro
Bảng 3.5. Thang đo nhận diện và đánh giá rủi ro
Mã hóa | Biến quan sát | Nguồn | |
RR1 | Nhà quản lý xác định được các mục tiêu phù hợp cho đơn vị. | COSO 2013 Millichamp | |
(2002), | |||
RR2 | Đánh giá các trở ngại có thể cản trở việc đạt được mục tiêu đặt ra. | ||
O'leary 2004, | |||
Amudo & Inanga | |||
RR3 | Nhận diện các rủi ro trong DN (Rủi ro về lao động bỏ việc và thiếu nguồn cung lao động, rủi ro sự ổn định của thị trường đầu ra, rủi ro về tài chính, rủi ro sự ổn định của thị trường nguyên phụ liệu đầu vào) | ||
(2009), | |||
Ofori (2011), | |||
Dougles (2011), | |||
Sultana & Haque | |||
(2011); | |||
Fazwi và Atala | |||
(2012); | |||
RR4 | Ước tính mức độ rủi ro | ||
Nhận diện và đánh | Johnstone et al., (2011) and Karagiorgos et | ||
RR5 | Phân tích, đánh giá các rủi ro trong doanh nghiệp (xác suất xảy ra x thiệt hại) | ||
giá rủi ro | al., (2011); | ||
RR6 | Biện pháp xử lý, đối phó với rủi ro trong doanh nghiệp | Gamage và cộng | |
sự (2014), | |||
Kinyua (2016), | |||
RR7 | Đánh giá các thay đổi từ môi trường kinh doanh quốc tế | ||
Chuyên gia | |||
RR8 | Đánh giá các thay đổi về phương thức sản xuất kinh doanh của DN. | ||
RR9 | Công ty giảm thiểu rủi ro bằng cách tăng cường việc sử dụng hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm làm giảm khả năng xuất hiện hoặc sự tác động của rủi ro xuống mức có thể chấp nhận được |
89
(3) Hoạt động kiểm soát
Bảng 3.6. Thang đo hoạt động kiểm soát
Mã hóa | Biến quan sát | Nguồn | ||
Hoạt động kiểm soát | HĐKS1 | Các chức năng kiểm soát trong quy trình của doanh nghiệp có thể dự báo bất cứ khi nào có những sự kiện không mong muốn xảy ra | COSO 2013, Annukka Jokipii (2010) | |
HĐKS2 | DN thiết lập trách nhiệm đối với nhà quản lý, thực hiện kịp thời, đưa ra hành động khắc phục, kiểm soát hoạt động nhân viên | |||
HĐKS3 | Xem xét việc phân công trách nhiệm theo nguyên tắc bất kiêm nhiệm | |||
HĐKS4 | DN thiết lập cơ sở hạ tầng công nghệ liên quan đến hoạt động kiểm soát | |||
HĐKS5 | DN thiết lập quản lý bảo mật thông tin trong hoạt động kiểm soát | |||
HĐKS6 | Doanh nghiệp có biện pháp kiểm soát các hoạt động cơ bản trong doanh nghiệp | Phỏng vấn chuyên gia | ||
HĐ6.1 | DN có biện pháp kiểm soát các hoạt động liên quan đến khách hàng (như tài sản, thanh toán, thời gian thực hiện đơn hàng) | |||
HĐ6.2 | DN có biện pháp kiểm soát quá trình mua hàng | |||
HĐ6.3 | DN có biện pháp kiểm soát chi phí sản xuất | |||
HĐ6.4 | Có các định mức chi phí | |||
HĐ6.5 | DN có biện pháp xây dựng hệ thống tiêu chí đo lường và đánh giá các hoạt động cụ thể (về trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường và hệ thống tự vệ thương mại) | |||
HĐ6.6 | DN có biện pháp kiểm soát thiệt hại do sản phẩm không phù hợp |
90
(4) Thông tin và truyền thông
Bảng 3.7. Thang đo thông tin và truyền thông
Mã hóa | Biến quan sát | Nguồn | |
Thành viên không gặp khó khăn khi thu | |||
TT1 | thập thông tin thích hợp phục vụ cho | ||
công việc của họ | |||
TT2 | Thông tin tài chính và thông tin phi tài chính được cung cấp đầy đủ rò ràng và kịp thời phục vụ cho quản lý | COSO 2013, | |
O'leary 2004, | |||
Annukka | |||
TT3 | Các kênh thông tin trong doanh nghiệp được xây dựng đầy đủ và thông suốt | ||
Jokipii | |||
(2010), | |||
TT4 | Thiết lập đường dây nóng, kênh thông tin đặc biệt hỗ trợ cho việc phản hồi của các bên có liên quan | ||
Thông tin | Chuyên gia | ||
và truyền | |||
thông | |||
TT5 | Thông tin được trao đổi giữa các bộ phận được thực hiện một cách nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ, liên tục và thuận lợi đảm bảo cho các hoạt động trong doanh nghiệp được diễn ra. | ||
TT6 | Hệ thống thông tin trong đơn vị giúp cho nhà quản lý nhận diện và đối phó với những rủi ro và tận dụng được tối đa các cơ hội trong kinh doanh |
(5) Giám sát
Bảng 3.8. Thang đo giám sát
Mã hóa | Biến quan sát | Nguồn | |
Có các quy trình kiểm tra và đánh giá | Coso 2013 | ||
GS1 | độc lập về các hoạt động kiểm soát trên | Millichamp (2002), | |
cơ sở liên tục | O'leary 2004, | ||
GS2 | Hoạt động kiểm tra và đánh giá định kỳ | Amudo & Inanga | |
(2009), | |||
GS3 | Giám sát các biện pháp khắc phục các thiếu sót của KSNB | ||
Giám sát | Ofori (2011), | ||
Dougles (2011), | |||
GS4 | Tiến hành đánh giá KSNB của kiểm toán viên độc lập | ||
Sultana & Haque (2011) | |||
Gamage và cộng sự | |||
GS5 | Giám sát đã giúp đánh giá chất lượng và hiệu suất của tổ chức theo thời gian | (2014) | |
Chuyên gia |
91
Các biến kiểm soát:
Bảng 3.9. Thang đo của biến kiểm soát
Thành phần thang đo | Nguồn tham khảo | |
1 | Quy mô của công ty (số lao động) | Khaled Abed Hutaibat (2005), Pervan và Visic (2012), Mohd và Fadzil (2013) |
2 | Năm hoạt động của công ty | Liagovas và Skandalis (2010); Monkolsamai & Ussahawanitchakit, (2012) |
3 | Loại hình doanh nghiệp | Chuyên gia |
4 | Phương thức sản xuất | Chuyên gia |
3.3.3. Khảo sát định lượng chính thức
3.3.3.1. Nguồn dữ liệu của nghiên cứu định lượng
Nếu như trong nghiên cứu định tính tác giả sử dụng rất nhiều nguồn dữ liệu khác nhau như: phân tích BCTC, các văn bản quy đinh, phỏng vấn chuyên gia và nhà quản lý của các doanh nghiệp may mặc, các giảng viên giảng dạy kiểm toán thì trong nghiên cứu định lượng luận án chủ yếu sử dụng nguồn dữ liệu thu được trực tiếp, qua thư hoặc email từ các bảng khảo sát đã được làm sạch để loại bỏ những bảng trả lời khảo sát không đầy đủ hoặc không đáp ứng được yêu cầu của nghiên cứu. Nguồn dữ liệu này chủ yếu là nguồn dữ liệu sơ cấp.
3.3.3.2. Đối tượng khảo sát và mẫu khảo sát trong nghiên cứu định lượng
Đối tượng khảo sát
Trên cơ sở các nhân tố và biến số đã được khám phá trong giai đoạn nghiên cứu định tính thông qua bước phỏng vấn sâu chuyên gia kết hợp với các nhân tố của Báo cáo COSO 2013 sẽ được tổng kết thành các nhân tố và biến số thuộc KSNB ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Do mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nhằm đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố thuộc hệ thống KSNB đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam nên nghiên cứu định lượng sẽ được thực hiện để đo lường nhằm xác định nhân tố nào trong số các nhân tố phát hiện trong nghiên cứu định tính có ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.
92
KSNB là một khái niệm phức tạp, được rất nhiều đối tượng quan tâm và tìm hiểu bao gồm cả nhà quản lý doanh nghiệp, kiểm toán viên, cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực may mặc. Do đó đối tượng khảo sát được xác định trong nghiên cứu định lượng này sẽ là những đối tượng sau:
(i) Bộ phận quản lý của doanh nghiệp may mặc: Giám đốc tài chính, Giám đốc điều hành, giám đốc sản xuất
(ii) Các phòng ban của doanh nghiệp may mặc: Trưởng các phòng ban, kế toán trưởng
(iii) Ban kiểm soát của công ty may mặc
(iv) Những người có liên quan trực tiếp đến công tác quản lý của doanh nghiệp may mặc
Đối tượng khảo sát thuộc diện trên phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
- Về kinh nghiệm: đã làm việc trong ngành may mặc
- Về trình độ: đối tượng khảo sát phải tốt nghiệp từ đại học trở lên có liên quan
đến lĩnh vực may mặc.
Sau khi xác định được đối tượng khảo sát thì bảng khảo sát định lượng được triển khai đến các đối tượng dưới 3 hình thức: Trực tiếp; Gửi thư hoặc Gửi qua mail. Trong đó tập trung vào khu vực có nhiều doanh nghiệp may mặc Việt Nam là: Khu vực phía Bắc, Khu vực phía Nam.
Quy mô mẫu khảo sát
Tổng thể nghiên cứu của luận án là các doanh nghiệp may mặc tại Việt Nam nên cỡ mẫu của nghiên cứu được xác định tối thiểu để đạt được sự tin cậy cần thiết của nghiên cứu. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu theo các chiều hướng khác nhau về việc xác định kích cỡ mẫu như thế nào để đạt được sự tin cậy cần thiết. Theo Kline (1979) quy mô mẫu tối thiểu phải là 100, Guiford (1954) thì cho rằng quy mô mẫu phải là 200, Comrey và Lee (1992) đưa ra các cỡ mẫu với quan điểm tương ứng như sau: 100 là không tốt, 200 là khá, 300 là tốt, 500 là rất tốt, 1000 hoặc hơn là tuyệt vời. Tabacknick và Fidell (2007) cho rằng có thể sử dụng công thức sau để xác định cỡ mẫu tối thiểu là N>= 50+8* P, trong đó N là cỡ mẫu tối thiểu, P là nhân tố hoặc biến độc lập trong mô hình nghiên cứu. Số biến của nghiên cứu của tác giả là 37 biến độc lập nên theo công thức này kích thước mẫu tối thiểu mà NC của tác giả cần phải có là 50 +8x37 =346. Do đó tác giả chọn kích cỡ mẫu là 600 doanh nghiệp là phù hợp. Với
93
mỗi DN sẽ có một phiếu khảo sát. Để thực hiện khảo sát, tác giả đã gửi 600 phiếu khảo sát đến các đối tượng liên quan thuộc nhiều tỉnh và thành phố khác nhau.
Sau khi xác định được đối tượng khảo sát thì việc xác định quy mô mẫu khảo sát là vấn đề rất quan trọng. Theo kinh nghiệm từ việc quan sát các nghiên cứu trước trong lĩnh vực may mặc và các lĩnh vực khác thì phiếu khảo sát thu được dự kiến sẽ đạt 60%, tỷ lệ các phiếu khảo sát không đạt yêu cầu là 10%. Do đó, số lượng mẫu thu thập được từ nghiên cứu sẽ đạt khoảng 350 mẫu. Trong tổng thể nghiên cứu này tác giả tập trung vào các doanh nghiệp may mặc tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. Cơ cấu đối tượng khảo sát được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.10: Số lượng mẫu và cơ cấu đối tượng khảo sát
Vị trí công tác | Số phiếu khảo sát | ||
Số lượng | Tỷ lệ (%) | ||
1 | Nhà quản lý doanh nghiệp may mặc | 286 | 47,7 |
2 | Cán bộ phòng ban của DN | 314 | 52,3 |
Tổng cộng | 600 | 100 |
3.3.4. Phân tích dữ liệu định lượng
Sau khi nhận được các phiếu trả lời tác giả tiến hành rà soát nhằm loại bỏ những phiếu không đạt yêu cầu. Đối với những phiếu đạt yêu cầu tác giả tiến hành tập hợp và xử lý ban đầu bằng phần mềm Microsoft Excel. Sau đó tác giả tiến hành xử lý dữ liệu bằng cách kiểm tra tính hợp lý của dữ liệu, kiểm tra dữ liệu trống. Dữ liệu sau khi được làm sạch sẽ được đưa vào phân tích bằng phần mềm SPSS, AMOS
+ Thống kê mô tả: để mô tả mẫu và các biến trong mô hình
+ Kiểm định chất lượng thang đo: bằng cách sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha để loại bỏ các câu không phù hợp, không hướng đề chỉ tiêu đo lường HQTC và các yếu tố cấu thành KSNB.
+ Phân tích nhân tố khám phá (EFA): nhằm rút trích thành các nhân tố phục vụ cho việc phân tích tiếp theo. Để mô hình EFA đảm bảo độ tin cậy tác giả thực hiện các kiểm định chính sau: kiểm định tính thích hợp của EFA thông qua sử dụng thước đo của kiểm định KMO; kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện thông qua sử dụng kiểm định Bartlett test; Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố thông qua sử dụng phương sai trích.