Đối Tượng Tham Gia Phỏng Vấn Chuyên Gia


78


Căn cứ vào các tiêu chí trên, tác giả lựa chọn các đối tượng để tham gia phỏng vấn chuyên gia gồm: giảng viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán, giảng viên chuyên ngành may; Giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng phòng nhân sự trong doanh nghiệp may. Cụ thể trong bảng như sau:

Bảng 3.1: Đối tượng tham gia phỏng vấn chuyên gia


Đơn vị công tác

Số

lượng

Vị trí công việc

Cách thức

phỏng vấn

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

2

- 1 Giảng viên chuyên ngành kế toán (PGS. TS)

- 1 Giảng viên chuyên ngành

công nghệ may (TS)

Phỏng vấn trực tiếp và bằng văn bản

Công ty TNHH kiểm

toán và tư vấn UHY

1

- Trưởng phòng kiểm toán

Phỏng vấn trực tiếp

và bằng văn bản

Đại học Kinh tế quốc

dân Hà Nội

2

- 2 Giảng viên chuyên ngành

kiểm toán (PGS. TS)

Phỏng vấn trực tiếp

và bằng văn bản

Công ty May 10

2

- Trưởng phòng tổ chức hành chính

- Trưởng phòng thiết kế thời trang

Phỏng vấn trực tiếp và bằng văn bản

Hiệp hội dệt may VN

1

- Ban thông tin và truyền thông

Phỏng vấn trực tiếp

và bằng văn bản

Công ty TNHH

Hanesbrands Việt Nam

1

- Phó giám đốc sản xuất

Phỏng vấn trực tiếp

và bằng văn bản

Tổng công ty may

Hưng Yên - công ty CP

1

- Ban kiểm soát

Phỏng vấn trực tiếp

và bằng văn bản

Tổng cộng

10



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 331 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam - 12


3.2.3. Kết quả nghiên cứu định tính

Tác giả tiến hành tổng hợp lại các ý kiến của các chuyên gia sau khi phỏng vấn sâu, thảo luận về giả thuyết, mô hình, thang đo liên quan đến nghiên cứu này.

3.2.3.1. Kết quả thảo luận phần 1

Trong phần này tác giả thảo luận với các chuyên gia về tính phù hợp của 5 nhân tố của KSNB mà mô hình đề xuất và phỏng vấn sâu mức độ tác động của các nhân tố theo 5 mức độ: 1- Không ảnh hưởng, 2 - Ít ảnh hưởng; 3 - Ảnh hưởng; 4 - Ảnh hưởng mạnh và 5 - Ảnh hưởng rất mạnh.



79


Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các nhân tố của KSNB theo các chuyên gia được tổng hợp trong bảng dưới đây:

Bảng 3.2: Tổng hợp đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố KSNB

đến hiệu quả tài chính



Nhân tố KSNB

Không ảnh

hưởng

Ít ảnh hưởng

Ảnh hưởng

Ảnh hưởng

mạnh

Ảnh hưởng

rất mạnh

Tổng số chuyên gia

Số

phiếu

Tỷ lệ

Số

phiếu

Tỷ lệ

Số

phiếu

Tỷ lệ

Số

phiếu

Tỷ lệ

Số

phiếu

Tỷ lệ

Môi

trường kiểm soát


0


0%


0


0%


2


20%


3


30%


5


50%


10

Đánh giá rủi ro

0

0%

0

0%

2

20%

4

40%

4

40%

10

Hoạt động

kiểm soát

0

0%

0

0%

3

30%

5

50%

2

20%

10

Thông tin và truyền

thông


0


0%


0


0%


4


40%


3


30%


3


30%


10

Hoạt động

giám sát

0

0%

1

10%

5

50%

2

20%

2

20%

10


Bảng tổng hợp trên cho thấy các nhân tố của KSNB trong mô hình đề xuất đều được các chuyên gia đánh giá là đều có ảnh hưởng từ mức ảnh hưởng đến ảnh hưởng rất mạnh. Chỉ có 1 ý kiến chiếm 10% cho rằng nhân tố hoạt động giám sát ít ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính.

3.2.3.2. Kết quả thảo luận phần 2

Sau khi thảo luận với chuyên gia để luận giải sự phù hợp của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả tiếp tục trao đổi với chuyên gia về các giả thuyết nghiên cứu của mô hình

- Giả thuyết, nhân tố môi trường kiểm soát: Các chuyên gia thống nhất với giả thuyết “Môi trường kiểm soát có tác động cùng chiều đến hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp may mặc tại VN”. Các chuyên gia cho rằng môi trường kiểm soát thực sự quan trọng đối với mọi tổ chức, mọi quy mô và ngành nghề kinh doanh. Một môi trường kiểm soát tốt có thể phát huy tính dân chủ, sáng tạo mang đến cảm giác tự hào và thúc đẩy được tính thần làm việc của các thành viên, làm cho họ gắn bó lâu dài mới doanh nghiệp. Đồng thời môi trường kiểm soát tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm bớt được rủi ro, đạt được các mục tiêu trong đó có mục tiêu hiệu quả tài chính. Ý kiến này phù hợp


80


với kết quả của các nghiên cứu trước đây của các tác giả như: Mawanda (2011), Vò Thu Phụng (2016).

- Giả thuyết, nhân tố hoạt động đánh giá rủi ro: các chuyên gia thống nhất với giả thuyết “Đánh giá rủi ro có tác động cùng chiều đến hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp may mặc tại DN”. Các chuyên gia cho rằng trong thực tế các doanh nghiệp không có bất kỳ cách nào có thể loại trừ toàn bộ rủi ro. Tất cả các doanh nghiệp đều phải đối mặt với các rủi ro từ bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp dù quy mô lớn hay nhỏ và các doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá các rủi ro này. Đánh giá rủi ro chính là việc xác định và phân tích các rủi ro liên quan đến việc đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra. Việc đánh giá rủi ro của DN có thể làm giảm thiểu được những tổn thất không mong muốn xảy ra từ đó làm tăng hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp.

- Giả thuyết, nhân tố của hoạt động kiểm soát: Các chuyên gia thống nhất với giả thuyết “Hoạt động kiểm soát tác động cùng chiều đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc tại VN”.

- Giả thuyết, nhân tố của thông tin và truyền thông: các chuyên gia thống nhất với giả thuyết “Thông tin và truyền thông có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc ở VN”.

- Giả thuyết, nhân tố giám sát: Các chuyên gia thống nhất với giả thuyết “Giám sát có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc ở VN” Các thành viên đều thống nhất sự cần thiết của việc giám sát kiểm soát nội bộ, theo đó giám sát kiểm soát nội bộ là quy trình đánh giá chất lượng của KSNB qua thời gian. Thông qua hoạt động giám sát sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện kịp thời những khiếm khuyết của KSNB để giảm thiểu những sai phạm, rủi ro không mong muốn xảy ra giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu của DN.

3.2.3.3. Kết quả thảo luận phần 3

Trên kết quả của các cuộc phỏng vấn chuyên gia, một số từ ngữ, một số phát biểu của các thang đo được tác giả bổ sung và hiệu chỉnh lại cho phù hợp theo sự góp ý và sự đồng thuận của các chuyên gia. Cụ thể như sau:

- Nhân tố “ Môi trường kiểm soát

Thang đo môi trường kiểm soát tác giả dựa trên cơ sở lý thuyết của COSO và kế thừa từ nghiên cứu của Muraleetharan (2010), Mawanda (2011), Kamau (2014), Ejoh & Ejom (2014), Kinyua (2016),... bao gồm 6 biến quan sát. Các


81


chuyên gia hoàn toàn đồng ý với các biến quan sát đồng thời có sự góp ý chỉnh sửa về mặt ngôn từ rò ràng và cụ thể hơn để phù hợp hơn với bối cảnh doanh nghiệp và giúp cho việc nắm bắt câu trả lời dễ dàng hơn đối với các nhà quản lý các doanh nghiệp may mặc khi họ đọc bảng khảo sát. Chẳng hạn như biến quan sát “Có sự tách bạch rò ràng giữa việc kiểm soát và quản lý” các chuyên gia góp ý sửa thành “Có sự tách bạch rò ràng giữa việc kiểm soát và quản lý thông qua tính độc lập của Hội đồng quản trị - Ban kiểm soát - Ban điều hành”

- Nhân tố “ Đánh giá rủi ro”

Về thang đo đánh giá rủi ro tác giả kế thừa từ COSO 2013 và các nghiên cứu của các tác giả trước như: Millichamp (2002), Amudo & Inanga (2009), Sultana & Haque (2011), Vò thu phụng (2016) bao gồm 8 biến quan sát. Các chuyên gia hoàn toàn đồng ý với các biến quan sát đồng thời có sự góp ý chỉnh sửa về mặt ngôn từ rò ràng và cụ thể hơn để phù hợp hơn với bối cảnh doanh nghiệp và giúp cho việc nắm bắt câu trả lời dễ dàng hơn đối với các nhà quản lý các doanh nghiệp may mặc khi họ đọc bảng khảo sát. Chẳng hạn như biến quan sát “Nhận diện các rủi ro trong doanh nghiệp” thì các chuyên gia góp ý sửa thành “Nhận diện các rủi ro trong DN (Rủi ro về lao động bỏ việc và thiếu nguồn cung lao động, rủi ro sự ổn định của thị trường đầu ra, rủi ro về tài chính, rủi ro sự ổn định của thị trường nguyên phụ liệu đầu vào)”

Tuy nhiên, các chuyên gia góp ý bổ sung thêm các biến quan sát liên quan đến các rủi ro.

“Tôi hoàn toàn đồng ý với các thang đo mà bạn đã kế thừa các nghiên cứu trước đã đưa ra. Tuy nhiên bạn nên xem xét mối quan hệ giữa HT KSNB với đánh giá rủi ro đã được đề cập trong báo cao COSO 2004” (Giảng viên chuyên ngành kế toán - kiểm toán, trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội)

“Đối với doanh nghiệp tôi, việc đánh giá rủi ro là rất quan trọng việc này được đảm nhận bởi bộ phận quản trị rủi ro thuộc phòng kinh doanh của công ty. Chúng tôi thấy rằng hệ thống KSNB nội bộ tốt cũng là một trong những cơ sở có thể giảm thiểu rủi ro xảy ra trong nội bộ doanh nghiệp” (Phó giám đốc sản xuất - Công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam).

Thông qua sự góp ý của các chuyên gia, tác giả bổ sung thêm biến quan sát cho nhân tố đánh giá rủi ro đó là:


82


“Công ty giảm thiểu rủi ro bằng cách tăng cường việc sử dụng hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm làm giảm khả năng xuất hiện hoặc sự tác động của rủi ro xuống mức có thể chấp nhận được”

- Nhân tố “ Hoạt động kiểm soát”

Thang đo hoạt động kiểm soát tác giả kế thừa nghiên cứu của các nghiên cứu trước và dựa trên COSO 2013 bao gồm 5 biến quan sát (thang đo gốc đã trình bày trong chương 2). Các chuyên gia hoàn toàn đồng ý với các biến quan sát đồng thời có sự góp ý chỉnh sửa về mặt ngôn từ rò ràng và cụ thể hơn để phù hợp hơn với bối cảnh doanh nghiệp và giúp cho việc nắm bắt câu trả lời dễ dàng hơn đối với các nhà quản lý các doanh nghiệp may mặc khi họ đọc bảng khảo sát. Tuy nhiên, các chuyên gia góp ý bổ sung thêm các biến quan sát liên quan đến các hoạt động kiểm soát cơ bản trong doanh nghiệp may mặc.

“Tôi nghĩ rằng bạn lựa chọn kế thừa thang đo của COSO 2013 và các nghiên cứu trước là hợp lý để đo lượng hoạt động kiểm soát. Tuy nhiên bạn nên bổ sung thêm 1 số biến quan sát mang đặc điểm của ngành may mặc như: kiểm soát về quá trình mua hàng, quá trình sản xuất, quá trình thanh toán với khách hàng” (Giảng viên chuyên ngành kế toán - kiểm toán, trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội).

“Tôi nghĩ rằng với ngành may mặc thì việc xây dựng định mức chi phí NVL là không thể thiếu” (Giảng viên chuyên ngành công nghệ may & thiết kế thời trang, trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên).

“Đối với doanh nghiệp tôi, rất chú trọng hoạt động kiểm soát. Vì vậy hoạt động kiểm soát được thực hiện ở tất cả các khâu của DN từ khâu mua NVL, sản xuất đến khâu tiêu thụ” (Trưởng phòng tổ chức hành chính - Công ty cổ phần May 10).

“Đối với doanh nghiệp tôi, khi tiếp nhận một đơn hàng mới bao giờ cũng qua phòng thiết kế mẫu để tiến hành sản xuất mẫu gửi cho khách hàng duyệt và trên cơ sở đó xác định được định mức chi phí cho sản phẩm để thực hiện ký kết đơn hàng” ( Trưởng phòng thiết kế thời trang - Công ty cổ phần May 10).

Thông qua sự góp ý của các chuyên gia, tác giả bổ sung thêm biến các hoạt động kiểm soát cơ bản bao gồm 6 biến quan sát chi tiết cho nhân tố hoạt động kiểm soát:

+ DN có biện pháp kiểm soát các hoạt động liên quan đến khách hàng (như tài sản, thanh toán, thời gian thực hiện đơn hàng)

+ DN có biện pháp kiểm soát quá trình mua hàng


83


+ DN có biện pháp kiểm soát chi phí sản xuất

+ Có các định mức chi phí

+ DN có biện pháp xây dựng hệ thống tiêu chí đo lường và đánh giá các hoạt

động cụ thể (về trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường và hệ thống tự vệ thương mại)

+ DN có biện pháp kiểm soát thiệt hại do sản phẩm không phù hợp

- Nhân tố “Thông tin và truyền thông”

Thang đo về thông tin và truyền thông được tác giả kế thừa từ các nghiên cứu trước và COSO 2013 bao gồm 8 biến quan sát (thang đo gốc đã trình bày trong chương 2). Các chuyên gia hoàn toàn đồng ý với một số biến quan sát đồng thời có sự góp ý chỉnh sửa về mặt ngôn từ rò ràng và cụ thể hơn để phù hợp hơn với bối cảnh doanh nghiệp và giúp cho việc nắm bắt câu trả lời dễ dàng hơn đối với các nhà quản lý các doanh nghiệp may mặc khi họ đọc bảng khảo sát. Tuy nhiên, các chuyên gia góp ý bổ sung thay thế một số biến quan sát liên quan đến các thông tin và truyền thông trong doanh nghiệp may mặc.

“Đối với doanh nghiệp tôi, thông tin rất quan trọng đã giúp doanh nghiệp nhận diện đối phó rủi ro và tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh” (Phó giám đốc sản xuất

- Công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam).


Thông qua sự góp ý của các chuyên gia, tác giả bổ sung một biến quan sát cho nhân tố thông tin và truyền thông như sau:

“Hệ thống thông tin trong đơn vị giúp cho nhà quản lý nhận diện và đối phó với những rủi ro và tận dụng được tối đa các cơ hội trong kinh doanh”

- Nhân tố “ Hoạt động giám sát”

Thang đo giám sát tác giả kế thừa từ nghiên cứu trước và COSO 2013 bao gồm 5 biến quan sát. Đối với các biến quan sát này các chuyên gia hoàn toàn đồng ý và chỉ có sửa góp chỉnh sửa về mặt ngôn từ để rò nghĩa và cụ thể hơn cho phù hợp với bối cảnh doanh nghiệp may mặc tại VN. Chẳng hạn biến quan sát “Giám sát đã giúp đánh giá chất lượng của tổ chức theo thời gian” các chuyên gia góp ý sửa thành “Giám sát đã giúp đánh giá chất lượng và hiệu suất của tổ chức theo thời gian”

- Nhân tố, thang đo của biến kiểm soát: Thang đo của biến kiểm soát tác giả kế thừa của các nghiên cứu trước như: Khaled Abed Hutaibat (2005), Pervan và Visic (2012), Mohd và Fadzil (2013), Liagovas và Skandalis (2010); Varipin Monkolsamai


84


& Phapruke Ussahawanitchakit, (2012) bao gồm 2 biến quan sát (thang đo gốc ở chương 2). Các chuyên gia hoàn toàn đống ý với biến quan sát đó. Tuy nhiên, các chuyên gia góp ý bổ sung thêm các biến quan sát liên quan đến đặc điểm của ngành may mặc.

“Tôi nghĩ rằng các biến kiểm soát kế thừa từ nghiên cứu trước là hợp lý. Tuy nhiên bạn nên bổ sung thêm 1 số biến kiểm soát mang những đặc trưng của ngành may mặc như phương thức sản xuất. Phương thức sản xuất của doanh nghiệp thay đổi theo hướng đi sâu hơn vào chuỗi giá trị dệt may sẽ càng mang lại nhiều thăng dự lợi nhuận cho doanh nghiệp may” (Giảng viên chuyên ngành kế toán, trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên).

“Hiện nay May 10 ngoài thực hiện phương thức CMT, FOB còn thực hiện cả phương thức ODM, OBM. Tôi thấy nếu càng thực hiện được phương thức ODM, OBM chủ yếu các sản phẩm Veston, sơ mi. Việc làm này đòi hỏi DN phải đầu tư công nghệ hiện đại tuy nhiên giá trị thặng dư mang lại sẽ nhiều hơn cho DN. (trưởng phòng thiết kế thời trang - Công ty May 10).

“Tôi nghĩ rằng, bạn lựa chọn kế thừa các thang đo của biến kiểm soát từ nghiên cứu trước là hợp lý. Tuy nhiên các loại hình sở hữu khác nhau cũng làm cho tác động của KSNB đến hiệu quả tài chính ở mức khác nhau. Ví dụ như DNNN thì ngoài hoạt động theo điều kiện thị trường còn chịu sự kiểm soát của nhà nước nên hoạt động kiểm soát cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các chính sách và thủ tục của nhà nước, DN nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng bởi hoạt động kiểm soát của các công ty mẹ ở nước ngoài nên các chính sách và thủ tục kiểm soát sẽ xây dựng theo quy định của công ty mẹ ở nước ngoài,…” (Giảng viên chuyên ngành kế toán, Trường Đai học Kinh tế quốc dân Hà Nội).

Thông qua sự góp ý của chuyên gia tác giả bổ sung thêm 2 biến quan sát của biến kiểm soát đó là:

+ Phương thức sản xuất: CMT, FOB, ODM, OBM

+ Loại hình doanh nghiệp: DNNN, Liên doanh, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, DN khác

Thang đo của biến kiểm soát:

Số năm hoạt động được tính bằng số năm thực tế hoạt động kể từ khi thành lập

đến khi thu thập dữ liệu


85


Quy mô DN thể hiện thông qua chỉ tiêu tổng tài sản được tính bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản hoặc tổng số lao động được tính bằng logarit tự nhiên của tổng số lao động

Phương thức sản xuất được thể hiện bằng thang đo định danh như sau: CMT (1), FOB (2), ODM (3), OBM (4)

Loại hình doanh nghiệp được thể hiện bằng thang đo định danh như sau: DNNN (1), Liên doanh (2), Công ty TNHH (3), công ty cổ phần (4), DN khác (5)

- Nhân tố, thang đo của biến phụ thuộc: thang đo của biến phụ thuộc tác giả kế thừa của các nghiên cứu trước Hult và Izumida, (2008), Jenkins và cộng sự (2011), Almajali và cộng sự (2012) bao gồm 3 biến quan sát (thang đo gốc ở chương 2). Các chuyên gia hoàn toàn đồng ý với biến quan sát đó. Tuy nhiên, các chuyên gia góp ý bổ sung thêm các biến quan sát liên quan đến đặc điểm của ngành may mặc.

“Tôi nghĩ rằng, bạn lựa chọn kế thừa các thang đo của biến phụ thuộc từ nghiên cứu trước là hợp lý. Tuy nhiên với đặc thù của các doanh nghiệp may mặc tại Việt Nam hiện nay sử dụng rất nhiều lao động nên bạn nên xem xét hiệu quả tài chính ở khía cạnh hiệu quả sử dụng lao động tức là lợi nhuận thuần trên 1 lao động là bao nhiêu,…” (Giảng viên chuyên ngành kế toán, Trường Đai học Kinh tế quốc dân Hà Nội).

Thông qua sự góp ý của chuyên gia tác giả bổ sung thêm 1 biến quan sát của biến phụ thuộc đó là:

Hiệu quả sử dụng lao động = lợi nhuận thuần / số lao động


3.3. Nghiên cứu định lượng

3.3.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện sau khi có bảng hỏi khảo sát đã được điều chỉnh lại sau khi phỏng vấn các chuyên gia. Việc thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ để đảm bảo những người được hỏi đều hiểu được các thuật ngữ và các câu hỏi trong bảng hỏi khảo sát, cũng như không hiểu sai ý nghĩa của các câu hỏi đó. Đồng thời thông qua đó tác giả một lần nữa chuẩn hóa lại các từ ngữ và hiện thiện bảng hỏi để phục vụ cho việc khảo sát chính thức.

Việc chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện về vị trí địa lý, khảo sát với một số lượng mẫu nhỏ trên địa bàn TP Hà Nội và Hưng Yên. Tác giả đến trực tiếp 20 DN may mặc trên địa bàn 2

Xem tất cả 331 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí