giảm. Trong giai đoạn 2009-2013, điều này có tác động xấu, làm cho một số NHTM có tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh và để lại những hậu quả nặng nề cho tới ngày nay.
iv). Vấn đề nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại Việt Nam: Do tác động tiêu cực từ khủng hoảng 2008, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp khó khăn. Vì vậy, nợ xấu của các tổ chức tín dụng nói chung và của các NHTM có hướng gia tăng, đặc biệt là năm 2012. Báo cáo của NHNN (2012) cho thấy, năm 2012, tỉ lệ nợ xấu lên tới 8,8% [24].
Nợ xấu là sự tồn tại tất yếu trong hoạt động cấp tín dụng của hệ thống NHTM. Nợ xấu chỉ thực sự ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của NHTM khi nó không thể kiểm soát được. Trong quá khứ, năm 2012 là năm có tỉ lệ nợ xấu cao nhất, đáng báo động nhưng đã có những xử lý quyết liệt nên giảm ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế nói chung và hệ thống NHTM nói riêng.
Nếu xem xét tỉ lệ nợ xấu của các NHTM thì nợ xấu của các NHTM như Agribank, Vietinbank, BIDV, Vietcombank vẫn chiếm tỉ trọng cao, tới hơn 46%. Trong đó, nợ xấu của Agribank vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất. Theo Báo cáo của NHNN (2015) thì Agribank nợ xấu chiếm tới gần 8%, Vietinban khoảng gần 2.5%, Vietcombank khoảng 2.7%, BIDV gần 2% [24]. Nếu đánh giá theo ngành nghề, lĩnh vực cho vay thì những ngành nghề có tỉ lệ nợ quá hạn chiếm tỉ trọng cao là vận tải, bất động sản và dịch vụ gắn với khách hàng là doanh nghiệp nhà nước và thường tập trung ở khối NHTM nhà nước.
Để quản lý nợ, việc phân loại nợ được các NHTM phân loại theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 quy định việc Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng xử lý rủi ro tín dụng; Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014. Theo đó, nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào Nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn), Nhóm 4 (nghi ngờ khả năng thanh toán), Nhóm 5 (mất khả năng thanh toán) ([21], [27], [29]). Ngoài ra, các NHTM phân loại và ghi nhận theo IAS 39. Theo Báo cáo của NHNN (2015) thì những ngân hàng như Agribank, Vietinbank, Vietcombank, Techcombank, MB, ACB, Sacombank, Vpbank, Eximbank chiếm tỉ trọng trên 83% tổng nợ xấu của toàn hệ thống, đặc biệt Ngân hàng Habubank và Navibank có tỉ lệ này rất cao dẫn
tới những vấn đề lớn trong hoạt động kinh doanh sau này [24].
Việc xử lý nợ xấu là thường xuyên, liên tục. Chính phủ đã thực thi nhiều biện pháp để giải quyết nợ xấu nhưng hiệu quả cho tới nay vẫn là một câu hỏi lớn. Bởi vậy, việc thực thi những biện pháp quản trị một cách chủ động, mang tính phòng ngừa luôn là lựa chọn hàng đầu của các nhà quản trị NHTM Việt Nam.
2.1.3. Những qui định trong lĩnh vực ngân hàng tài chính ảnh hưởng tới kiểm soát nội bộ
KSNB từ lâu đã dành được sự quan tâm đặc biệt của nhà quản trị nói chung và những bên có lợi ích nói riêng trong bất cứ một tổ chức hoặc một doanh nghiệp. Trong lĩnh vực ngân hàng tài chính, với tính chất hoạt động mang tính đặc thù riêng. Điều này thể hiện ở tính chất chuẩn mực trong những hoạt động của các ngân hàng cho phép thiết lập những qui định, thủ tục tác động vào hoạt động theo mục tiêu xác định. Đây chính là sự khác biệt so với những lĩnh vực hoạt động khác và tác động vào việc hình thành những khung kiểm soát mang tính chất đặc thù riêng.
Do tính chất hoạt động và những ảnh hưởng quan trọng của hệ thống các ngân hàng nói chung và các NHTM Việt Nam nói riêng, nhà nước thông qua những công cụ quản lý trao quyền cơ quan quản lý nhà nước thực hiện ban hành những chính sách, qui định nhằm quản lý hiệu lực, hiệu quả các ngân hàng. Những chính sách, qui định có thể tác động một cách trực tiếp vào hoạt động kiểm soát hoặc có thể tác động gián tiếp vào những yếu tố khác nhau cấu thành KSNB trong các NHTM Việt Nam. Thực hiện những qui định, chính sách của nhà nước các NHTM sẽ tiếp tục ban hành những qui định, hướng dẫn thực hiện hoạt động,…từ đó tác động vào hiệu lực và hiệu quả hoạt động để đạt được mục tiêu.
Đứng dưới góc độ đánh giá KSNB hay đánh giá các yếu tố cấu thành KSNB, những qui định, thủ tục, chính sách,…của nhà nước có thể được sử dụng để đánh giá sự tuân thủ, có thể được sử dụng làm cơ sở cho phân tích những qui định kiểm soát thực tế đang được đơn vị áp dụng,…có thể làm cơ sở cho tác giả đề xuất những kiến nghị để giải quyết một thực trạng được phát hiện từ kết quả khảo sát. Bảng 2.1 dưới đây tóm lược một số mốc phát triển quan trọng cùng với những qui định liên quan ảnh hưởng tới KSNB trong các NHTM Việt Nam.
Bảng 2.1: Những mốc phát triển quan trọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn từ 1990 tới nay
Tóm tắt thay đổi | |
Từ | Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) được phép đi vào hoạt động |
1991 | và các ngân hàng nước ngoài được phép tham gia vào thị trường Việt |
Nam thông qua việc mở các chi nhánh hoặc liên doanh với các ngân | |
hàng trong nước. | |
1993 | Việt Nam bình thường hóa quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng |
quốc tế (Quỹ tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển | |
châu Á). | |
1995 | Nghị quyết về việc dỡ bỏ thuế doanh thu đối với hoạt động ngân hàng |
được Quốc hội thông qua. Ngân hàng cho người nghèo được thành lập. | |
1997 | Luật về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật về các tổ chức tín dụng |
đã được Quốc hội khóa 10 thông qua vào ngày 02/12/1997 và có hiệu | |
lực từ ngày 01/10/1998; Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu | |
Long được thành lập theo quyết định 769/TTg ban hành ngày | |
18/09/1997. | |
1999 | Tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thành lập vào ngày |
09/11/1999. | |
2000 | Công ty quản lý tài sản của từng ngân hàng thương mại được thành lập. |
2001 | Hiệp định thương mại song phương với Mỹ được ký kết. Theo hiệp định |
này, thị trường tài chính và các ngân hàng của Việt Nam sẽ dần dần mở | |
cửa đối với Mỹ, và vào năm 2010 các tổ chức tài chính của Mỹ được đối | |
xử ngang bằng với các tổ chức tài chính của Việt Nam. Đây là nền tảng | |
tốt cho sự phát triển thị trường tài chính của Vệt Nam, nhưng cũng là | |
một thách thức lớn cho các tổ chức tài chính trong nước, đặc biệt là các | |
ngân hàng thương mại. | |
2002 | Lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng được tự |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Vấn Đề Cơ Bản Trong Đánh Giá Kiểm Soát Nội Bộ Của Các Ngân Hàng Thương Mại
- Yếu Tố Đánh Giá Rủi Ro Trong Kiểm Soát Nội Bộ
- Đặc Điểm Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Ảnh Hưởng Tới Kiểm Soát Nội Bộ
- Đánh Giá Thực Trạng Yếu Tố Đánh Giá Rủi Ro Trong Kiểm Soát Nội Bộ Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Đánh Giá Thực Trạng Yếu Tố Giám Sát Trong Kiểm Soát Nội Bộ Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Kiểm Soát Nội Bộ Trong Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.
do hóa – đây là bước cuối cùng để hoàn toàn tự do hóa lãi suất của thị | |
trường tín dụng. | |
2003 | Tái cơ cấu toàn diện hoạt động các ngân hàng thương mại theo chuẩn |
quốc tế; Ngân hàng Chính sách Xã hội được thành lập, thay thế cho | |
Ngân hàng dành cho người nghèo nhằm tách bạch tín dụng chính sách | |
khỏi tín dụng thương mại theo cơ chế thị trường; Luật về Ngân hàng Nhà | |
nước được sửa đổi. | |
2005 | Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 quy định các tỷ lệ đảm |
bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng | |
Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 quy định về Phân loại | |
nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng | |
2006 | Quyết định 36/2006/QĐ-NHNN: Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ; |
Quyết định 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006: Quy chế kiểm toán | |
nội bộ | |
2007 | Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/04/2007, NHNN mới chính thức |
mở cửa hệ thống ngân hàng cho phép nhà đầu tư nước ngoài được nắm | |
giữ tới 30% cổ phần của các ngân hàng với hạn mức tối đa cho mỗi nhà | |
đầu tư là 15%. | |
2010 | Quốc hội Khóa 12 Thông qua Luật mới về Ngân hàng Nhà Nước Việt |
Nam và Luật về các tổ chức Tín dụng vào ngày 16/06/2010. Hai bộ luật | |
bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. | |
Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ban hành 20/5/2010 quy định về tỷ lệ | |
đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, thay thế cho | |
Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN | |
Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ban hành 27/9/2010 sửa đổi Thông tư | |
số 13/2010/TT-NHNN | |
2011 | Thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 quy định về KSNB và |
KTNB của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để |
thay thế cho Quyết định 36/2006/QĐ- NHNN và Quyết định | |
37/2006/QĐ-NHNN | |
2012 | Quyết định 254/QĐ-TTg vào ngày 1/3/2012: Thủ tướng chính phủ đã |
phê duyệt đề án "Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- | |
2015” | |
2013 | Thông tư 02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 21/1/2013 qui định về |
Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng | |
2014 | Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ban hành ngày 18/3/2014 quy định |
về Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín | |
dụng | |
Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ban hành ngày 20/11/2014 quy | |
định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ | |
chức tín dụng, Quy định về việc phân loại nợ theo nhóm nợ cao | |
nhất do CIC cung cấp có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 |
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
2.2. Đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam
2.2.1. Đánh giá thực trạng yếu tố môi trường kiểm soát trong kiểm soát nội bộ của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Trong phần dưới đây, tác giả đánh giá về yếu tố môi trường trong 5 yếu tố cấu thành của KSNB trong các NHTM Việt Nam. Bảng 2.2 trình bày dưới đây cung cấp thông tin về kết quả các phản hồi theo những chỉ tiêu được đánh giá là quan trọng trong khi thực hiện đánh giá yếu tố môi trường kiểm soát tại các NHTM. Đánh giá yếu tố Môi trường được thực hiện theo 7 nhóm yếu tố cụ thể khác nhau. Trong mỗi nhóm yếu tố, tác giá lại đánh giá theo những tiêu chỉ cụ thể. Có tất cả 58 chỉ tiêu cụ thể thực hiện đánh giá trong quan hệ với yếu tố Môi trường kiểm soát trong KSNB tại các NHTM Việt Nam. Những phản hồi chi tiết được ghi lại trong Bảng 2.2.
Bảng 2.2: Tổng hợp tỉ lệ (%) phản hồi về những chỉ tiêu đánh giá môi trường
kiểm soát nội bộ cơ bản
Nội dung hỏi | Tỉ lệ | % của các mức | Tổng cộng | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||
1.1.4 | Ngân hàng có những chính sách khác | 3% | 19% | 29% | 39% | 10% | 100% |
xác định những chuẩn mực mong | |||||||
muốn về đạo đức và hành vi tiêu chuẩn | |||||||
1.1.5 | Nhà quản trị bị ngăn cản việc lạm dụng | 19% | 19% | 26% | 29% | 6% | 100% |
hoặc cản trở những hoạt động kiểm | |||||||
soát được thiết lập trước | |||||||
1.1.10 | Ban quản trị thể hiện những cam kết | 6% | 29% | 26% | 35% | 3% | 100% |
của mình về việc thực hiện những qui | |||||||
định thông qua hành động | |||||||
1.2.1 | Mức độ năng lực và hiểu biết theo yêu | 0% | 19% | 32% | 39% | 10% | 100% |
cầu cũng như những kỹ năng được xác | |||||||
định cho mỗi công việc trong bộ phận | |||||||
kế toán | |||||||
1.2.2 | Mức độ năng lực và hiểu biết theo yêu cầu | 6% | 16% | 23% | 52% | 3% | 100% |
cũng như các kỹ năng được xác định theo | |||||||
các công việc trong bộ phận KTNB | |||||||
1.2.3 | Nhà quản trị thực hiện những nỗ lực để | 6% | 19% | 29% | 42% | 3% | 100% |
xác định khả năng kế toán và bộ phận | |||||||
kiểm toán có hiểu biết và kỹ năng thích | |||||||
hợp để thực hiện các công việc | |||||||
1.3.1 | Trách nhiệm của BKS được xác định | 3% | 10% | 32% | 52% | 3% | 100% |
trong Qui chế | |||||||
1.3.4 | BKS phê chuẩn kế hoạch kiểm toán | 6% | 6% | 29% | 45% | 13% | 100% |
hàng năm của kiểm toán nội bộ | |||||||
1.3.5 | Thành viên BKS độc lập với ban quản trị | 6% | 10% | 26% | 45% | 13% | 100% |
1.3.6 | Thành viên của BKS có khả năng | 10% | 6% | 32% | 42% | 10% | 100% |
chuyên môn cần thiết để phục vụ một | |||||||
cách hiệu quả chức năng của mình | |||||||
1.3.11 | BKS nhận thông tin chính từ quản trị | 6% | 16% | 35% | 39% | 3% | 100% |
trong thời gian thích hợp để chuẩn bị | |||||||
thảo luận tại các cuộc họp |
(Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ kết quả khảo sát)
Theo nghiên cứu trước của IoD (2009); Jackson and Stent (2010) đưa ra đề xuất các ban giám đốc của các đơn vị thiết lập một chuẩn mực khuôn mẫu cho việc thực thi công việc ([123], [125]). Điều này phù hợp với những phát hiện trong nghiên cứu ở các NHTM Việt Nam, thể hiện ở chỉ tiêu số 1.1.4. Chỉ tiêu này thể hiện quan điểm, tầm quan trọng của các chính sách xác định những hành vi chuẩn mực được kỳ vọng liên quan tới đạo đức và hành vi đạo đức. Với số lượng trả lời nhận được đánh giá về nhân tố này (hoàn toàn hiệu lực) lên tới 39% của các NHTM, hay lên tới 54% của các NHTM nhóm 2. Trong khi đó, tỉ lệ này lại thấp nhất ở nhóm 1. Nghiên cứu của Jackson et al. (2010) phát hiện trong Báo cáo về quan trị tổ chức (King III) cũng đề xuất các Ủy ban kiểm toán ở các doanh nghiệp nên được trang bị kỹ năng và có kinh nghiệp để thực hiện những trách nhiệm của mình [125]. Ở các NHTM Việt Nam, vai trò này thuộc về BKS và những thành viên của Ban này. Những kết quả khảo sát có liên quan cho thấy phát hiện từ khảo sát liên quan tới nội dung đánh giá này là 42% (liên hệ với Chỉ tiêu 1.3.6). Chỉ tiêu này cho thấy, các NHTM Việt Nam nói chung có những kinh nghiệm cần thiết để phục vụ vai trò của mình với mức độ hoàn toàn hiệu lực. Nghiên cứu của Jackson et al. (2010) cho rằng ủy ban kiểm toán nên độc lập [125]. Những phát hiện từ khảo sát tại các NHTM cũng cho thấy, có tới 45% phản hồi cho rằng BKS Hoàn toàn hiệu lực (Chỉ tiêu 1.3.5). Theo IIA (2009); Jackson et al. (2010) phát hiện Kinh III cũng đề xuất Ủy ban kiểm toán nên phê chuẩn kế hoạch kiểm toán hàng năm ([124], [125]). Theo chỉ tiêu 1.3.4 đã được khảo sát cho thấy có tới 45% phản hồi của chỉ tiêu này nói rằng “Hoàn toàn hiệu lực”. Điều này có nghĩa là BKS phê chuẩn kế hoạch kiểm toán hàng năm của kiểm toán nội bộ. Với phản hồi như vậy cho thấy, BKS của các NHTM đang có đóng góp tích cực vào KSNB hiệu lực.
Nghiên cứu của McKenna (2010) nói rằng một trong những mục tiêu khó khăn của Ủy ban kiểm toán để xác định nhà quản trị mở rộng khả năng vô hiệu hóa hoạt động kiểm soát [138]. Những phản hồi theo chỉ tiêu 1.1.5 giúp tác giả đánh giá điều này. Tuy nhiên, có 29% phản hồi nói rằng việc ngăn cản nhà quản trị lạm dụng kiểm soát là “Hoàn toàn hiệu lực”. Điều này có nghĩa là các NHTM đang cố gắng ngăn cản nhà quản trị có thể lạm dụng KSNB, đặc biệt là trong một lĩnh vực hoạt
động nhạy cảm, lạm dụng KSNB có những tác động vô cùng to lớn và trách nhiệm ngăn cản tập trung vào BKS. Một quy định hiệu lực việc thực hiện bao gồm một cam kết từ Ban giám đốc, hơn thế Tổng giám đốc cần thực hiện phê chuẩn đối với qui định này và cung cấp các báo cáo về hiệu lực. Những vấn đề này được khẳng định trong nghiên cứu của Kramer, Peterson và Johnson (2010) [129]. Điều này cũng được tìm thấy trên cơ sở Chỉ tiêu khảo sát số 1.1.10 tại các NHTMV Việt Nam. Chỉ tiêu này với giá trị 35% là “Hoàn toàn hiệu lực” cho thấy việc ngăn chặn hành vi lạm dụng kiểm soát đóng góp vào hiệu lực của KSNB trong các NHTM Việt Nam (Chi tiết trong Phụ lục 2.3).
Một số yếu tố khác cho thấy Môi trường kiểm soát đang và đã có những vấn đề đặt ra. Kết quả thống kê cho thấy một số chỉ tiêu đánh giá có liên quan với tỷ lệ trả lời “Không hiệu lực” hoặc không thể hiện trong tất cả những phản hồi một cách tích cực. Cụ thể:
i). Khi nhà quản trị lạm dụng kiểm soát, BKS phải tập trung vào vấn đề này: Có 32% phản hồi nhận được cho rằng điều này không đóng góp vào hiệu lực của KSNB trong NHTM;
ii). Nhân viên nhận thức được tiêu chí hoạt động cần thiết cho việc khuyến khích và tăng lương: Phản hồi tương ứng là 32% và 29% không đóng góp vào KSNB hiệu lực trong điều kiện thực thi của KSNB hiện tại trong các NHTM;
iii). Sử dụng đường dây nóng: 32% phản hồi không thực hiện hoạt động kiểm soát này trong các NHTM;
iv). Hiểu biết của nhân viên về những gì họ đọc, hiểu và thực thi những quy định về việc thực hiện công việc: 35% phản hồi nói rằng không có yếu tố kiểm soát này đang tồn tại.
Liên quan tới đánh giá thực trạng Môi trường kiểm soát, tác giả nhận thấy có sự khác biệt trong môi trường kiểm soát ở các nhóm NHTM khác nhau. Trong liên hệ với hoạt động tín dụng, khi đánh giá yếu tố cơ cấu tổ chức tác động tới quản trị rủi ro như sau:
Nhóm 1: Các chi nhánh của NHTM Nhóm 1 tổ chức phòng quản lý rủi ro. Phòng quản lý rủi ro chịu sự giám sát, chỉ đạo trực tiếp từ Ban giám đốc, đồng thời