Thực Trạng Hệ Thống Thông Tin Và Truyền Thông


118


các quy định về phê chuẩn nghiệp vụ mua hàng và thanh toán không được thiết lập đầy đủ bằng văn bản. Thêm vào đó, một số DN chưa xây dựng được tiêu chí rò ràng trong việc lựa chọn nhà cung ứng hoặc chỉ quan tâm đến tiêu chí về số lượng cung ứng và giá cả mà không coi trọng đến chất lượng cung ứng.

Kiểm soát chi phí sản xuất: trong doanh nghiệp sản xuất thì chi phí sản xuất thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp vì vậy việc kiểm soát chi phí sản xuất là vấn đề rất quan trọng trong doanh nghiệp. Với đặc thù may gia công theo đơn hàng nên để kiểm soát tốt chi phí sản xuất là cần phải kiểm soát tốt tất cả các khâu từ lập dự toán sản xuất đến khâu tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành đến khâu phân tích và đánh giá chênh lệch giữa số dự toán và số thực tế.

Thực tế cho thấy để có cơ sở tiếp nhận đơn hàng thì nhà quản lý đã phải ước tính được giá thành gia công sản phẩm từ trước đó. Chính vì vậy ở một số doanh nghiệp đã có sự phối hợp giữa bộ phận kế hoạch với bộ phận kỹ thuật để lập ước tính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, chi phí nhân công trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành gia công của các công ty may vì vậy việc ước tính chi phí nhân công trực tiếp là cơ sở để tiếp nhận đơn hàng. Một số công ty xây dựng ước tính đơn giá lương cho từng công đoạn của sản phẩm để làm cơ sở thúc đẩy năng suất lao động thông qua mức độ phức tạp của sản phẩm mẫu. Việc ước tính đơn giá lương gia công làm cơ sở để doanh nghiệp tính lương cho người lao động đồng thời là định mức để kiểm soát tốt chi phí nhân công trực tiếp theo từng sản phẩm. Nhìn chung việc ước tính chi phí sản xuất chung rất khó khăn thực hiện trong doanh nghiệp chỉ có một số khoản như chi phí giặt, thêu, in,... có thể ước tính được định mức đơn giá còn chi phí khấu hao, chi phí điện nước, .. thì khó xây dựng được ước tính đơn giá cho từng sản phẩm được. Do đó việc ước tính không bao hàm được tất cả các khoản chi phí cấu thành lên sản phẩm gây khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh theo từng đơn hàng.

Sau khi xây dựng được một số khoản mục chi phí thì việc theo dòi, tập hợp chi phí và tính giá thành cũng là khâu rất quan trọng cần được kiểm soát chặt chẽ. Đối với chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được theo dòi chi tiết theo từng đơn hàng. Còn chi phí sản xuất chung sẽ được tập hợp chung sau đó phân bổ cho từng đơn hàng theo chi phí nhân công trực tiếp. Căn cứ hạch toán chi phí NVL trực tiếp là bảng định mức NVL, phiếu xuất kho vật liệu phụ, báo cáo NVL tiêu hao thực tế,... còn căn cứ để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, bảng thanh toán lương và các khoản trích,... Tất cả các chứng từ đều được lập và luân chuyển theo đúng nguyên tắc phân công phân nhiệm rò ràng.


119


Bênh cạnh đó, bộ phận kế toán cũng phối hợp với các bộ phận khác trong doanh nghiệp tiến hành kiểm tra, đối chiếu. Ví dụ chi phí NVL trực tiếp được đối chiếu với định mức tiêu hao do phòng kế hoạch và kỹ thuật lập và số liệu báo cáo từ kho và xưởng sản xuất. Chi phí nhân công cần được đối chiếu với với đơn giá gia công từng công đoạn, bảng chấm công của bộ phận nhân sự, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành của bộ phận KCS. Sau khi các chi phí phát sinh định kiểm soát và đối chiếu thì sẽ được tập hợp làm căn cứ tính toán giá thành cuối cùng gửi lên lãnh đạo.

Để đánh giá được hiệu quả thực hiện từng đơn hàng thì doanh nghiệp cần có sự phân tích so sánh chênh lệch giữa chi phí, giá thành thực tế với chi phí, giá thành dự toán để thấy được những bất cập để có hướng điều chỉnh cho phù hợp. Tuy nhiên kế toán quản trị ở các doanh nghiệp may Việt Nam vẫn chưa được quan tâm xây dựng đúng mức nên chưa phát huy được tác dụng của nó trong việc phân tích đánh giá số liệu hiệu quả sản xuất. Một số doanh nghiệp may lớn nếu có thì mới chỉ dừng ở việc đánh giá được năng suất lao động theo từng đơn hàng. Mới chỉ thấy được lợi nhuận tổng từ hoạt động sản xuất kinh doanh chứ chưa phân tích được lợi nhuận chi tiết từng mã hàng mang lại.

Kiểm soát sản phẩm không phù hợp: chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn của doanh nghiệp may Việt Nam khi muốn đứng vững ở những thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Vì vậy việc kiểm soát sản phẩm không đạt yêu cầu được các doanh nghiệp rất chú trọng thông qua việc hình thành bộ phận KCS có trách nhiệm kiểm soát những sản phẩm lỗi không đạt yêu cầu và báo cho nhà quản lý. Đối với trường hợp sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được sẽ được đưa lại quá trình sản xuất để sửa chữa và tiếp tục kiểm soát còn đối với sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được sẽ được loại bỏ khỏi quy trình sản xuất. Tuy nhiên, nhân viên ở bộ phận này vẫn còn mỏng chưa đủ lực lượng để kiểm soát chi tiết hết các sản phẩm. Thực tế cho thấy sản phẩm hỏng hay không đạt yêu cầu đều là tổn thất chi phí không mong muốn của doanh nghiệp vì vậy doanh nghiệp cần tìm ra nguyên nhân của sai hỏng để có biện pháp ngăn ngừa và khắc phục sản phẩm không đạt yêu cầu.

Kiểm soát việc thanh toán với khách hàng: với đặc thù may gia công nên việc tiêu thụ hàng đã được khách hàng chủ động nên doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ khâu thu tiền tránh để thiệt hại cho doanh nghiệp. Thực tế cho thấy khách hàng của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam có thể là những nhà nhập khẩu trực tiếp hoặc các trung gian thương mại. Nhưng rất ít các doanh nghiệp may Việt Nam tiếp cận được với nhà nhập khẩu trực tiếp vì yêu cầu khắt khe mà các nhà nhập khẩu trực tiếp đặt ra như: diện tích nhà xưởng, số lượng lao động, máy móc hiện đại, trách nhiệm xã hội,..


120


chỉ những doanh nghiệp lớn mới đủ khả năng đáp ứng. Trong khi đó ở Việt Nam đa số các doanh nghiệp may có quy mô vừa và nhỏ nên khách hàng thường là trung gian thương mại hoặc bên ủy thác gia công. Phần lớn các trung gian thương mại chỉ có văn phòng đại diện ở Việt Nam mà không có đủ tư cách pháp nhân để ký hợp đồng nên mối quan hệ giữa doanh nghiệp may và văn phòng đại diện đều dựa trên uy tín làm việc từ trước mà không dựa vào các điều kiện pháp lý để đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp may. Tuy nhiên lãnh đạo các doanh nghiệp may vẫn chấp nhận vì họ cho rằng có được hợp đồng là tốt cho doanh nghiệp rồi. Bên cạnh đó, hình thức thanh toán thư tín dụng (L/C) an toàn và đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp may nhưng lại ít được áp dụng mà chủ yếu là hình thức thanh toán bằng điện và chuyển tiền bằng thư mặc dù đơn giản nhưng lại có nhiều rủi ro cho người bán vì sau khi xuất hàng ra khỏi cảng của bên bán thì bên mua mới thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình.

Kiểm soát vấn đề biến động lao động: Tình trạng biến động lao động trong các doanh nghiệp may mặc là do lao động ngành may chủ yếu là lao động nữ với trình độ thấp nên ý thức kỷ luật lao động kém, do may theo đơn hàng nên có nhiều thời điểm tăng ca quá nhiều, thu nhập trong ngành may thấp so với mặt bằng chung các ngành nghề khác,. Vì vậy, để đối phó với tình trạng biến động về lao động ngành may nhà quản lý cần phải kiên trì thực hiện những biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức kỷ luật của người lao động tốt hơn, đồng thời xây dựng và áp dụng các chính sách khen thưởng công bằng, kỷ luật nghiêm minh đối với người lao động trong doanh nghiệp. Việc xây dựng và duy trì hệ thống thông tin hiệu quả để có thể thu thập được nhanh chóng, chính xác, kịp thời những phản hồi từ phía người lao động là điều kiện tiên quyết để đảm bảo nhà quản lý có thể nắm vững và sâu sát hơn với tâm tư và nguyện vọng của người lao động. Bên cạnh đó, thay vì tăng ca quá nhiều nhà quản lý có thể dung biện pháp khen thưởng để người lao động tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Điều quan trọng nhất đó là nhà quản lý cần phải hài hoà và thống nhất lợi ích của doanh nghiệp với quyền lợi chính đáng của người lao động cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng thời kỳ khác nhau.

4.2.4. Thực trạng hệ thống thông tin và truyền thông

- Thông tin

Hệ thống thông tin được coi là một trong những thành phần quan trọng của KSNB. Hệ thống thông tin trong đơn vị bao gồm hệ thống thông tin kế toán và hệ thống thông tin phi kế toán.


121


Bảng 4.10: Kết quả điều tra về thông tin và truyền thông



Câu hỏi


Nội dung

Trả lời

Không

Không áp dụng

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)



1

Hiện nay công ty có sử dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán không?


350


100


0


0


0


2

Thông tin trong công ty có đảm bảo đầy đủ, chính xác và kịp thời để nhà quản lý ra quyết định không?


235


67,14


115


32,86


0


3

Thông tin được truyền đạt trong nội bộ công ty bằng phương thức nào?






- Văn bản

136

38,86

214

61,14

0

- Thư điện tử

197

56,29

153

43,71

0

- Bằng miệng

168

48

182

52

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 331 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam - 17

Nguồn: Tác giả tổng hợp

+ Hệ thống thông tin kế toán

Trong đó hệ thống thông tin kế toán bao gồm: hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ sách kế toán và hệ thống báo cáo kế toán.

Hiện nay các doanh nghiệp may mặc quy mô lớn đều áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT- BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 22/12/2014. Chính vì vậy, hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ sách và báo cáo tài chính cũng được vận dụng theo thông tư này.

Hệ thống tài khoản: Các tài khoản được sử dụng trong doanh nghiệp may mặc đã phù hợp và phản ánh được đặc điểm và yêu cầu sản xuất kinh doanh của từng đơn vị. Bên cạnh những tài khoản tổng hợp theo thông tư 200 thì các doanh nghiệp cũng tự xây dưng các tài khoản chi tiết nhằm phản ánh theo từng đối tượng chi tiết. Ví dụ các tài khoản 622, 627 được mở chi tiết cho từng đối tượng chi phí hoặc đối tượng tính giá thành theo từng đơn hàng. Do các doanh nghiệp may mặc quy mô vừa và nhỏ chủ yếu thực hiện hoạt động may gia công nên nguyên vật liệu chủ yếu do khách hàng chuyển


122


đến theo phương thức tạm nhập tái xuất nên thay vi phản ánh trên tài khoản 621 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì số lượng nguyên vật liệu này được theo dòi trên sổ riêng ở phần nguyên vật liệu nhận gia công giữ hộ. Còn những chi phí phát sinh liên quan đến việc vận chuyển NVL sẽ được phản ánh vào TK 621. Ngoài ra trong các tổng công ty lớn như: May Nhà Bè, May Việt Tiến, May 10, May Đức Giang,... còn có thêm tài khoản phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa công ty mẹ và công ty thành viên thông qua tài khoản 136 - phải thu nội bộ, 336 - phải trả nội bộ, 222 - liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, một số công ty quy mô vừa và nhỏ thì hệ thống tài khoản chưa thiết kế phù hợp gây khó khăn cho việc hạch toán và theo dòi chi tiết. Ví dụ nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến tập hợp chi phí và tính giá thành toàn doanh nghiệp chứ chưa thực hiện theo dòi tính giá thành theo từng sản phẩm từng đơn hàng dẫn đến không thấy được hiệu quả theo từng đơn hàng mang lại để có hướng kiểm soát chi phí cho phù hợp.

Hệ thống chứng từ kế toán: những doanh nghiệp quy mô lớn hệ thống chứng từ được áp dụng khá đầy đủ phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Do đặc thù của doanh nghiệp may mặc sử dụng nhiều lao động nữ nên các chứng từ phản ánh chế độ đối với người lao động cũng được thực hiện khá đầy đủ và chi tiết như: bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, bảng thanh toán lương, thưởng, giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH, danh sách lao động nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, bảng kê trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương. Ngoài ra các doanh nghiệp may mặc còn có các chứng từ phản ánh hoạt động thương mại quốc tế như: hóa đơn thương mại, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, tờ khai hải quan,....

Quy trình lập, luân chuyển, ký duyệt chứng từ được quy định rò ràng phù hợp với công việc và trách nhiệm của từng cá nhân và bộ phận liên quan. Tuy nhiên ở những doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn thì chưa vận dụng được đầy đủ hệ thống chứng từ theo thông tư 200 hoặc thông tư 133 như việc theo dòi hàng nhập kho chưa sử dụng chứng từ “biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hóa” hoặc việc kiểm soát hàng tồn chưa có chứng từ “Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa”. Quy trình lập, luân chuyển, ký duyệt và kiểm soát chứng từ ở những doanh nghiệp này vẫn còn chưa chặt chẽ đây là điểm yếu trong khâu kiểm soát nội bộ.

Hệ thống sổ sách kế toán: Do đặc thù một số doanh nghiệp may lớn trước kia là của nhà nước sau đó cổ phần hóa như: May 10, May Nhà Bè,... nên hệ thống sổ các doanh nghiệp thường áp dụng là hình thức nhật ký - chứng từ. Hình thức này khá phức


123


tạp đòi hỏi kế toán có trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên hình thức này có nhiều ưu điểm nổi bật như theo dòi nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian nhưng vẫn gắn kết được ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết nhằm theo dòi và kiểm soát chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Tuy nhiên, những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ lại chọn hình thức nhật ký chung bởi hình thức này đơn giản và ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian nhằm cung cấp kịp thời thông tin cho nhà quản lý. Bên cạnh việc lựa chọn hình thức ghi sổ thì nhiều doanh nghiệp may đã sử dụng phần mềm kế toán hoặc kết hợp giữa kế toán thủ công và kế toán máy. Nhiều công ty đã khai thác được lợi thế của phần mềm kế toán là thông tin được nhập liệu và xử lý nhanh cung cấp kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên thông tin chủ yếu là kế toán tài chính chứ chưa thể hiện được nhiều thông tin kế toán quản trị nhằm cung cấp cho nhà quản trị ra quyết định kinh doanh, đánh giá rủi ro và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Hệ thống báo cáo kế toán: báo cáo tài chính của các doanh nghiệp may được lập và nộp theo đúng quy định của nhà nước. Đối với những doanh nghiệp quy mô lớn áp dụng mẫu báo cáo theo thông tư 200 còn đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ áp dụng theo thông tư 133. Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp may mặc khác nhau thì việc lập và nộp báo cáo cũng khác nhau. Nếu như doanh nghiệp nhà nước lập và nộp báo cáo tài chính theo quý thì các doanh nghiệp ngoài nhà nước lại lập và nộp báo cáo tài chính theo năm hoặc các tập đoàn theo mô hình công ty mẹ con lại lập và nộp báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của chế độ kế toán hiện hành. Bên cạnh đó, việc lập báo cáo quản trị phục vụ cho nhà quản lý lại chưa được quan tâm đúng mức. Rất ít doanh nghiệp có theo dòi cả kế toán tài chính và kế toán quản trị như: May 10, May Việt Tiến,... nhờ vậy mà thông tin về tình hình sản xuất của từng bộ phận, từng đơn hàng được ghi chép và xử lý thường xuyên theo ngày hoặc định kỳ báo cáo về tổng công ty giúp nhà quản lý nắm bắt thông tin kịp thời để đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp. Ngược lại đa phần các doanh nghiệp chưa có thông tin quản trị đầy đủ và hoạt động sản xuất kinh doanh chi tiết theo từng đơn hàng từng bộ phận dẫn tới khó khăn cho nhà quản lý trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của từng đơn hàng, từng hoạt động cụ thể. Trong những doanh nghiệp này rất nhiều nhà quản lý không hài lòng về thông tin quản trị họ cho rằng thông tin chưa đảm bảo yêu cầu về tính chính xác và kịp thời để ra quyết định.

Hệ thống thông tin phi kế toán cũng được khá nhiều doanh nghiệp may mặc Việt Nam áp dụng trong đó phải kể đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào một


124


công đoạn hay cả quy trình sản xuất của doanh nghiệp như: hệ thống CAD (Computer Aided Design) là hệ thống thiết kế với tính năng thiết kế thời trang, giác sơ đồ tự động và thiết kế rập mẫu; hoặc hệ thống CAM (Computer Aided Manufactoring) là hệ thống sản xuất nhờ máy tính có tính năng trải và cắt vải tự động; hoặc hệ thống chuyền tự động Smart MRT với tính năng tự động rải chính xác bán thành phẩm và kiểm soát quá trình sản xuất của công nhân trên chuyền với hệ thống máy tính kết nối từng chuyền tới máy tính văn phòng nhằm phục vụ cung cấp thông tin về tình hình thực tế và giúp nhà quản lý kiểm soát quá trình sản xuất; hoặc phần mềm ERP (Enterprise Resource planning) với tính năng lập kế hoạch, mua hàng và kiểm soát nhà cung cấp, sản xuất, kiểm soát chất lượng, kiểm soát NVL, bán hàng và quản lý khách hàng, dự toán tài chính, tài chính - kế toán, quản lý nhân sự, nghiên cứu và phát triển thị trường,... nhờ ERP mà một số doanh nghiệp may hoạt động theo quy trình chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận, giúp doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.

- Truyền thông

Hoạt động Marketing và tiêu thụ sản phẩm đang là khâu yếu của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam do chúng ta chủ yếu thực hiện gia công theo đơn hàng ở mức CMT hoặc FOB cấp 1 nên các doanh nghiệp may Việt Nam ít có sản phẩm may mặc mang thương hiệu của riêng mình để có thể tiếp cận với các nhà bán lẻ trên thế giới. Chỉ có một số ít các doanh nghiệp may lớn như: May 10, Việt Tiến, Nhà Bè,... có thương hiệu ở cả thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên công tác nghiên cứu và phát triển thị trường, tìm kiếm khách hàng chưa hiệu quả còn xem nhẹ việc nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng trong nước. Hệ thống bán lẻ tại thị trường nội địa tuy được đẩy mạnh nhưng chưa phù hợp nên chưa có sức hút với người tiêu dùng trong nước.

4.2.5. Thực trạng hoạt động giám sát

Giám sát là quá trình đánh giá tính hiệu quả của việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ. Giám sát bao gồm giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ được thực hiện từ bên ngoài doanh nghiệp bao gồm các phản ánh của khách hàng về hoạt động của doanh nghiệp, kiểm toán độc lập, thanh tra thuế,... và từ bên trong doanh nghiệp bao gồm: bộ phận QA, bộ phận kiểm toán nội bộ, ban kiểm soát,....



125


Bảng 4.11: Bảng điều tra về hoạt động giám sát


Câu hỏi


Nội dung

Trả lời

Không

Không

áp dụng

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)


1

Công ty có ban kiểm soát không?

110

31,43

240

68,57

0


2

Công ty có bộ phận kiểm toán nội

bộ không?

11

3,14

339

96,86

0


3

Giám sát thường xuyên có được thực hiện trong mọi hoạt động

không?


106


30,29


244


69,71


0


4

Giám sát định kỳ có được thực hiện

không?

75

21,43

275

78,57

0


5

Thành viên trong bộ phận giám sát

có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và được đào tạo không?


192


54,86


157


45,14


0


Nguồn: Tác giả tổng hợp

Qua bảng trên cho thấy giám sát bên trong các doanh nghiệp may mới chỉ có bộ phân QA và ban kiểm soát mà rất ít doanh nghiệp có bộ phận kiểm toán nội bộ. Nhiều doanh nghiệp may lớn như May 10, May Việt Tiến, May Nhà Bè,... có nhiều đơn vị thành viên ở khắp cả nước nhưng nhà quản lý vẫn đánh đồng vai trò của kiểm toán nội bộ và ban kiểm soát mà chưa thấy được tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ trong hoạt động của doanh nghiệp như giám sát công tác quản lý rủi ro và giám sát tuân thủ theo yêu cầu của Hội đồng quản trị và lãnh đạo doanh nghiệp nhằm xác định những lỗ hổng trong công việc nhằm đưa ra giải pháp phân công phân nhiệm cho doanh nghiệp tránh trùng lặp. Như vậy có thể nói kiểm toán nội bộ tạm thời đảm nhận chức năng giám sát thuộc tuyến phòng thủ thứ 2 của doanh nghiệp. Vì vậy để đảm bảo công tác kiểm toán nội bộ theo Nghị định số 5/2019/NĐ – CP của Chính phủ đã ban hành thì nhiều doanh nghiệp đã chọn phương thức là đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ. Trong khi đó Ban kiểm soát của công ty nhằm giúp hội đồng quản trị công ty kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý kinh doanh, ghi chép sổ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022