Kết Quả Thảo Luận Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thành Phần Và Tính Hữu Hiệu Của Kiểm Soát Nội Bộ



(Changchit và cộng sự, 2001; COSO, 1992; COSO, 2013). COSO (1992, 2013) cũng đã nhấn mạnh trách nhiệm của ban quản lý đối với KSNB và đề nghị nhà quản lý báo cáo về trách nhiệm của họ trong báo cáo hàng năm. Nghiên cứu này quan tâm mối quan hệ giữa thành phần KSNB và đánh giá của nhà quản lý về tính hữu hiệu của KSNB, liệu các đặc tính tổ chức có ảnh hưởng đến mối quan hệ này hay không. Mối quan hệ lý thuyết giữa thành phần KSNB và tính hữu hiệu KSNB được tìm thấy trong COSO (1992, 2013). COSO (1992, 2013) quy định rằng 5 thành phần KSNB hoạt động đúng cách sẽ dẫn đến KSNB hữu hiệu. COSO (1992, 2013) cho biết thêm rằng có sự khác biệt về tính hữu hiệu KSNB ở các DN khác nhau, nhưng không đưa ra bất kỳ giải thích chính xác nào về lý do tồn tại những khác biệt này. Do đó, lý thuyết ngẫu nhiên trong các tổ chức cung cấp một cách tiếp cận nghiên cứu về KSNB bằng cách nêu rõ rằng việc điều chỉnh thành công KSNB phù hợp với đặc điểm của tổ chức sẽ dẫn đến tính hữu hiệu kiểm soát tốt hơn (Fisher, 1998). Simons (1987) nhận thấy rằng có sự khác biệt trong các thuộc tính của KSNB tồn tại giữa các tổ chức và những thuộc tính này có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của DN tùy thuộc vào loại chiến lược. Trong nghiên cứu này, tác giả tiếp cận dựa trên lý thuyết ngẫu nhiên trong các tổ chức về KSNB. COSO (1992, 2013) cho rằng KSNB có thể được đánh giá là có tính hữu hiệu khi nhà quản lý có sự đảm bảo hợp lý rằng họ hiểu được mức độ đạt được các mục tiêu hoạt động của đơn vị hay KSNB được xác định dựa trên nhận thức của nhà quản lý về mức độ đạt được các mục tiêu KSNB. Các nghiên cứu định lượng đã khẳng định cho mối quan hệ này: Thành phần KSNB có tác động thuận chiều đến tính hữu hiệu KSNB (Jokipii, 2006); Hoạt động đúng đắn của các thành phần của KSNB được xác định là biến độc lập thì sẽ đảm bảo tính hữu hiệu KSNB (Amudo và Inanga, 2009); Môi trường và hoạt động kiểm soát tác động mạnh đến tính hữu hiệu của KSNB (Karagiorgos và cộng sự, 2011); tất cả các thành phần của KSNB hoạt động tốt điều này sẽ đảm bảo thực hiện hợp lý các mục tiêu kiểm soát, và vì thế đảm bảo tính hữu hiệu KSNB (Sultana và Haque, 2011). Từ những lập luận ở trên và mục tiêu nghiên cứu, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu:

H8: Thành phần KSNB có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của KSNB

(ix) Biến kiểm soát:

* Quy mô doanh nghiệp: Trên thế giới, rất nhiều khái niệm và tiêu thức về quy mô DN đã được đưa ra bởi các tổ chức, các hiệp hội hay các nhà lập pháp ở các quốc gia, khu vực. Doyle và cộng sự (2007), khi nghiên cứu các DN yếu kém về KSNB ảnh hưởng đến báo báo tài chính. Các tác giả đã đưa biến quy mô DN và được đo lường bằng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu (bằng giá cổ phiếu nhân với số cổ phiếu đang lưu hành). Thêm vào đó, biến quy mô DN cũng được đưa vào trong một nghiên cứu



thực nghiệm về các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của KSNB của Wang (2015). Bên cạnh đó, biến kiểm soát là quy mô DN được thừa nhận trong nghiên cứu tác động đặc điểm của HĐQT đến hiệu quả hoạt động của Al-Matar và cộng sự (2012). Ở Việt Nam, theo quy định về xác định DN vừa và nhỏ như sau: các tiêu chí xác định DN vừa và nhỏ theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa thay thế NĐ 56/2009/NĐ-CP và căn cứ vào NĐ 73/2016/NĐ-CP về kinh doanh BH phi nhân thọ. Vậy, tác giả đưa ra giả thuyết:

H9.1: Có sự khác biệt về tính hữu hiệu KSNB giữa các nhóm DN có vốn điều lệ khác nhau.

* Thời gian hoạt động: Biến thời gian hoạt động của DN này được đo lường theo số năm hoạt động của DN và được thừa nhận trong các nghiên cứu của (Doyle và cộng sự, 2007; Low và cộng sự, 2007). Các nghiên cứu này đều thừa nhận biến thời gian có ý nghĩa với mô hình nghiên cứu. Đây là cơ sở để tác giả đưa biến này vào mô hình nghiên cứu, tuy nhiên tác giả cũng có sự điều chỉnh nhất định cho phù hợp với nghiên cứu như đo lường biến này theo số năm hoạt động của DN từ lúc bắt đầu hoạt động đến thời điểm hiện tại. Vậy, tác giả đưa ra giả thuyết:

H9.2: Có sự khác biệt về tính hữu hiệu KSNB giữa các nhóm DN có thời gian hoạt động.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong Chương 2, tác giả trình bày tổng quan, cơ sở lý thuyết. Chương này trình bày các nghiên cứu trong và ngoài nước các nhân tố ảnh hưởng thành phần KSNB, tính hữu hiệu KSNB, các khái niệm cơ bản về KSNB, cơ sở lý thuyết nền tảng đến KSNB như: lý thuyết đại diện, lý thuyết ngẫu nhiên trong các tổ chức. Thông qua đó, tác giả xác định khoảng trống nghiên cứu, định hướng nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu KSNB với nội dung: các nhân tố ảnh hưởng đến thành phần KSNB, tính hữu hiệu của KSNB trong các DNBHPNT tại Việt Nam gồm 12 nhân tố: có 7 nhân tố liên quan ảnh hưởng đến thành phần KSNB và 5 nhân tố liên quan đến thành phần KSNB. Theo đó, tác giả đưa 8 giả thuyết, trong đó 7 giả thuyết liên quan các nhân tố ảnh hưởng đến thành phần và 1 giả thuyết liên quan đến thành phần KSNB và tính hữu hiệu KSNB. Ngoài ra, tác giả đưa thêm giả thuyết về sự khác biệt tính hữu hiệu của KSNB theo quy mô, thời gian hoạt động của DN.

Việt Nam là nền kinh tế chuyển đổi, kết quả của các nghiên cứu cả về lý thuyết và thực nghiệm sẽ là quan trọng đối với các DN Việt Nam nói chung và các DNBHPNT nói riêng.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Thiết kế nghiên cứu

Creswell và cộng sự (2003) thì có 3 phương pháp nghiên cứu gồm nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng và hỗn hợp. Mặt khác, Creswell và Clark (2007), việc kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng giúp làm rõ hơn về vấn đề nghiên cứu so với sử dụng định tính hay định lượng riêng lẻ. Tác giả sử dụng tiếp cận kết hợp, theo đó, bước tiếp cận đầu tiên là định tính (trước khi nghiên cứu định lượng) nhằm khám phá các nhân tố, làm cơ sở cho việc tiếp cận nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng với mục tiêu kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Đây là phương pháp phù hợp nhất vì nó không những giúp giải thích hiện tượng khi nhà nghiên cứu không hiểu biết đầy đủ các biến số quan trọng và chủ đề này còn mới (Morse, 1991; trích Creswell và cộng sự, 2003). Thêm vào đó, nó có thể cung cấp ý nghĩa, giá trị và sự hiểu biết về các vấn đề xã hội mà các nghiên cứu trước đây còn mơ hồ hoặc khi sử dụng lý thuyết nền mới.

Quy trình nghiên cứu gồm 3 bước, kết hợp cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng:

- Bước 1: Xây dựng mô hình và thang đo nháp: Từ cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu xác định mục tiêu, khoảng trống nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Thang đo được xây dựng trên cơ sở lý thuyết và tổng quan về các khái niệm thành phần KSNB, tính hữu hiệu KSNB; và các nhân tố ảnh hưởng đến thành phần KSNB, và tính hữu hiệu. Từ các thang đo có kế thừa của các công trình nghiên cứu trước, tác giả xây dựng thang đo nháp để đo lường các khái niệm nghiên cứu.

- Bước 2: Phỏng vấn chuyên gia và xây dựng phiếu khảo sát: Tác giả thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu 20 chuyên gia nhằm làm rõ hơn và kiểm tra sự phù hợp các biến, mối quan hệ các biến trong mô hình để khám phá điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát để đo lường các thang đo. Hơn nữa, nghiên cứu KSNB theo hướng tiếp cận lý thuyết ngẫu nhiên của tổ chức còn có nhiều tranh luận, nhạy cảm, khó đo lường nên cần phải khảo sát. Dựa vào những kết luận này, luận án sẽ chọn lọc, và đề xuất khung nghiên cứu, xây dựng một số các biến, thang đo và giả thuyết cần kiểm định. Từ đó, hoàn thiện phiếu khảo sát để tiến hành nghiên cứu định lượng với quy mô lớn.

- Bước 3: Nghiên cứu định lượng chính thức: Được thực hiện thông qua cuộc điều tra chọn mẫu quy mô lớn với 860 phiếu cho các DNBHPNT tại Việt Nam (Bắc, Miền Trung, Nam). Trên cơ sở các dữ liệu thu thập được sẽ tiến hành phân tích độ tin



cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Từ đó, đưa ra các khuyến nghị với nhà quản trị và cơ quan quản lý nhà nước. Với việc kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng sẽ làm cho tác giả hiểu được sâu sắc vấn đề nghiên cứu và kết quả nghiên cứu đem lại độ tin cậy cao hơn.


Tổng quan ngiên cứu và cơ sở lý thuyết

Khoảng trống NC Mục tiêu NC

Mô hình NC đề xuất Thang đo nháp


Mô hình NC chính thức Thang đo chính

Phỏng vấn chuyên gia N= 20



NC định lượng

chính thức

(N= 550)

Đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach alpha


Phân tích nhân tố khám phá EFA


Phân tích nhân tố khẳng định CFA


Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM


Phân tích SEM và ANOVA

Tương quan biến tổng Hệ số Cronbach alpha


Trọng số nhân tố Phương sai trích


Độ phù hợp của mô hình Độ tin cậy tổng hợp Phương sai trích

Tính đơn hướng

Giá trị hội tụ và phân biệt


Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu


Kiểm định sự khác biệt về quy mô, thời gian hoạt động và hình thức sở hữu


Kết quả nghiên cứu, thảo luận và khuyến nghị


Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

3.2. Nghiên cứu định tính

3.2.1. Mục đích nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính sử dụng trong nghiên cứu này là kỹ thuật phỏng vấn sâu. Mục đích của phỏng vấn sâu là nhằm khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến thành phần KSNB, và tính hữu hiệu của KSNB trong các DNBHPNT tại Việt Nam. Để thực hiện mục đích này, tác giả đã thiết kế một bảng hỏi phỏng vấn bao gồm các câu hỏi đóng, câu hỏi mở cho nội dung nghiên cứu (Phụ lục số 15) như sau:


Phần 1: Thảo luận các nhân tố ảnh hưởng đến thành phần KSNB, tính hữu hiệu của KSNB trong các DNBHPNT tại Việt Nam

Xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến thành phần KSNB và thang đo thành phần KSNB gồm 5 yếu tố cấu thành có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu KSNB. Qua phỏng vấn sâu, tác giả muốn kiểm tra sàng lọc, bổ sung các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đã đề xuất và tác giả khẳng định những nhân tố phù hợp với bối cảnh các DNBHPNT tại Việt Nam. Mức độ ảnh hướng của các nhân tố đó đến thành phần KSNB và tính hữu hiệu của KSNB có rõ ràng hay không với 5 mức độ như sau: 1- Không ảnh hưởng; 2- ít ảnh hưởng; 3- Ảnh hưởng; 4- Ảnh hưởng mạnh; 5- Ảnh hưởng rất mạnh. Ngoài ra tác giả đưa thêm các câu hỏi mở để khai thác thêm thông tin các nhà quản lý, các chuyên gia nhằm mục đích đánh giá thực trạng KSNB các DNBHPNT tại Việt Nam.

Phần 2: Thảo luận các thang đo, các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình

Mục đích phỏng vấn sâu là kiểm tra sự phù hợp của thang đo. Trong bối cảnh là các DNBHPNT, những thang đo này được xem xét để điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp. Bên cạnh đó, tác giả lấy ý kiến của các đối tượng phỏng vấn về từ ngữ, nội dung và cấu trúc trong phiếu điều tra. Kỹ thuật phỏng vấn sâu là quan sát và thảo luận trực tiếp. Mỗi cuộc phỏng vấn trung bình dài 60 phút cho tất cả các câu hỏi trong bảng hỏi. Nội dung các cuộc phỏng vấn được ghi âm và mã hóa trong máy tính và sau đó được gỡ băng ra word trong một ngày sau khi phỏng vấn diễn ra.

Vì vậy, với phỏng vấn sâu lấy kiến chuyên gia sẽ giúp tác giả lựa chọn các nhân tố trong mô hình nghiên cứu một cách chính xác, khách quan. Đồng thời đây cũng là căn cứ quan trọng cho nghiên cứu chính thức, khảo sát đại trà với cỡ mẫu lớn.

3.2.2. Đối tượng nghiên cứu định tính

Tác giả lựa chọn tiêu chí những chuyên gia tham gia phỏng vấn sâu:

- Nhóm chuyên gia am hiểu sâu và có kinh nghiệm về chiến lược, văn hóa và tổ chức của DN như: Lãnh đạo, trưởng bộ phận kinh doanh, tổ chức. Họ có kiến thức quản trị DN nói chung và có phần kiến thức KSNB ở lĩnh vực họ quản lý.

- Nhóm chuyên gia am hiểu sâu và có kinh nghiệm về KSNB: Trưởng bộ phận KTNB, KSNB, kế toán, tài chính ở các bộ phận. Họ có đánh giá chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ KTNB, KSNB.

- Nhóm chuyên gia bên ngoài DN có kiến thức nghiên cứu hàn lâm và thực tiễn: Giảng viên BH, các chuyên gia Bigfour, các cán bộ Cục giám sát BH. Họ có đánh giá độc lập, khách quan mang tính học thuật và kinh nghiệm làm thực tế ở các DN.



Các chuyên gia được lựa chọn còn có ít nhất 3 năm làm việc ở lĩnh vực này trở lên. Họ giúp cho NCS hoàn thiện mô hình nghiên cứu, thang đo và các giả thuyết.

Bảng 3.1: Đối tượng phỏng vấn sâu



Nơi công tác

Năm công

tác

Số

lượng


Nghề nghiệp/Chức vụ

Phương thức, kỹ thuật phỏng vấn


Trường ĐH Kinh tế quốc dân


12


01

Trưởng Bộ môn kinh tế bảo hiểm, kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và

Tư vấn bảo hiểm (TS)

- Gửi hướng dẫn bảng hỏi

- Thảo luận trực tiếp và quan sát

Trường ĐH Lao động-Xã hội


12


01


Trưởng khoa Bảo hiểm (TS)

- Gửi hướng dẫn bảng hỏi

- Thảo luận trực tiếp và quan sát

Cục giám sát bảo hiểm


11


01


Chánh văn phòng cục (Ths)

- Gửi hướng dẫn bảng hỏi

- Thảo luận trực tiếp và quan sát

Cục giám sát bảo hiểm


12


01

Trưởng phòng quản lý giám sát bảo hiểm phi nhân thọ

(Ths)

- Gửi hướng dẫn bảng hỏi

- Thảo luận trực tiếp và quan sát


Tổng công ty Bảo Việt


11


05

- Trưởng bộ phận KSNB

- Trưởng bộ phận KTNB

- Trưởng bộ phận tài chính kế toán

- Trưởng bộ phận kinh doanh

- Giám đốc khối nhân sự


- Gửi hướng dẫn bảng hỏi

- Thảo luận trực tiếp và quan sát


Tổng công ty bảo hiểm PVI


12


04

- Trưởng bộ phận KSNB

- Trưởng bộ phận KTNB

- Trưởng bộ phận tài chính kế toán

- Trưởng bộ phận kinh

doanh


- Gửi hướng dẫn bảng hỏi

- Thảo luận trực tiếp và quan sát


Tổng công ty cổ phần Bảo Minh


11


03

- Trưởng bộ phận KSNB

- Trưởng bộ phận KTNB

- Trưởng bộ phận tài chính kế toán

- Gửi hướng dẫn bảng hỏi

- Thảo luận trực tiếp và quan sát

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Nghiên cứu kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam - 10



Nơi công tác

Năm công

tác

Số

lượng


Nghề nghiệp/Chức vụ

Phương thức, kỹ thuật phỏng vấn

Công Ty TNHH Ernst & Young

Việt Nam


8


02


Senior Manager

- Gửi hướng dẫn bảng hỏi

- Thảo luận trực tiếp và quan sát

Công ty TNHH PwC Việt Nam


9


02


Senior Manager

- Gửi hướng dẫn bảng hỏi

- Thảo luận trực tiếp và quan sát

Tổng cộng


20



Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

3.2.3. Kết quả nghiên cứu định tính


3.2.3.1. Kết quả thảo luận về các nhân tố ảnh hưởng đến thành phần và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ

* Thảo luận về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thành phần KSNB, và tính hữu hiệu KSNB

Kết quả thảo luận các nhân tố tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến thành phần KSNB, tính hữu hiệu của các nhân tố theo 5 mức độ: 1- Không ảnh hưởng; 2- ít ảnh hưởng; 3- Ảnh hưởng; 4- Ảnh hưởng mạnh; 5- Ảnh hưởng rất mạnh. Theo kết quả thống kê của các cuộc phỏng vấn về đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như sau:

Bảng 3.2: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến thành phần KSNB



Các nhân tố

Không ảnh

hưởng

Ít ảnh

hưởng

Ảnh hưởng

Ảnh hưởng

mạnh

Ảnh hưởng

rất mạnh

Số đối tượng trả lời

Số ý

kiến

%

Số ý

kiến

%

Số ý

kiến

%

Số ý

kiến

%

Số ý

kiến

%

Ban/bộ phận

KTNB


2


10%


4


20%


6


30%


4


20%


4


20%


20

Kiêm nhiệm HĐQT và

Giám đốc


0


0%


3


15%


3


15%


8


40%


6


30%


20

Chiến

lược kinh doanh


0


0%


0


0%


0


0%


7


35%


13


65%


20



Các nhân tố

Không ảnh

hưởng

Ít ảnh

hưởng

Ảnh hưởng

Ảnh hưởng

mạnh

Ảnh hưởng

rất mạnh

Số đối tượng trả lời

Số ý

kiến

%

Số ý

kiến

%

Số ý

kiến

%

Số ý

kiến

%

Số ý

kiến

%

Cấu trúc

tổ chức

0

0%

0

0%

1

5%

7

35%

12

60%

20

Nhận thức về sự không chắc chắn về

môi

trường


0


0%


0


0%


1


5%


9


45%


10


50%


20

Văn hóa tổ

chức

0

0%

0

0%

1

5%

9

45%

10

50%

20

CNTT

0

0%


0%

2

10%

6

30%

12

60%

20

Kết quả tổng hợp các thành phần của KSNB ảnh hưởng đến tính hữu hiệu KSNB:

Bảng 3.3: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tính hữu hiệu KSNB



Các nhân tố

Không ảnh hưởng

Ít ảnh hưởng


Ảnh hưởng

Ảnh hưởng mạnh

Ảnh hưởng rất mạnh


Số đối tượng trả lời

Số ý kiến


%

Số ý kiến


%

Số ý kiến


%

Số ý kiến


%

Số ý kiến


%

Môi trường kiểm soát


0


0%


0


0%


0


0%


9


45%


11


55%


20

Đánh giá rủi ro


0


0%


0


0%


1


5%


7


35%


12


60%


20

Hoạt động kiểm soát


0


0%


0


0%


0


0%


7


35%


13


65%


20

Xem tất cả 245 trang.

Ngày đăng: 15/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí