110
4.2.2. Thực trạng hoạt động đánh giá rủi ro
Do hoạt động may mặc của Việt Nam chủ yếu là hoạt động gia công xuất khẩu nên liên quan nhiều đến kinh doanh quốc tế. Chính vì vậy những rủi ro mà các doanh nghiệp may thường gặp phải là rất nhiều và các hoạt động đều liên quan đến tài chính và để lại hậu quả về mặt tài chính nếu xảy ra, do đó luận án đề cập đến các loại rủi ro sau:
Rủi ro về kinh tế tài chính: Trong đó phải kể đến rủi ro về tỷ giá hối đoái thay đổi. Với phương thức may gia công xuất khẩu vào thị trường chính là: Mỹ, Nhật Bản, EU,...nên các doanh nghiệp may thường sử dụng các đồng tiền ngoại tệ mạnh như: USD, EUR, JPY,... Trong khi các đồng tiền này có tỷ giá thả nổi và luôn dao động. Mặc dù các doanh nghiệp may lớn đã có chính sách dự trữ ngoại tệ để giảm rủi ro về biến động tỷ giá hối đoái nhưng do năng lực tài chính có hạn nên những bất ổn trong tỷ giá vẫn khiến các doanh nghiệp may bị động. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp may mặc lớn của Việt Nam gặp sức ép về cạnh tranh về giá cả với các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc của Trung Quốc, Ấn Độ,... trong khi nguyên phụ liệu thường xuyên thay đổi giá cả do các doanh nghiệp may Việt Nam phải nhập khẩu từ Malaysia nên sự thay đổi giá cả đầu vào và đầu ra gây rủi ro cho doanh nghiệp.
Rủi ro về pháp lý: rào cản thương mại và sự thay đổi chính sách thương mại của các quốc gia nhập khẩu như: Mỹ, EU, Nhật Bản,...làm cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam đứng trước rất nhiều nguy cơ và rủi ro
Rủi ro ở khâu bán hàng và mua hàng: với đặc thù ngành may mặc đòi hỏi vốn đầu tư thấp nên hàng năm có rất nhiều doanh nghiệp mới ra nhập ngành chính điều này đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng lớn của chính các doanh nghiệp may mặc Việt Nam đồng thời còn cạnh tranh với các đối thủ may mặc ở các nước như: Trung Quốc, Ấn Độ,... cho nên làm cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam gặp rủi ro về cạnh tranh trong nước và quốc tế về giá, chất lượng và năng lực sản xuất. Bên cạnh đó, Các doanh nghiệp may mặc Việt Nam còn gặp phải rủi ro vận chuyển, rủi ro thanh toán do phần lớn các doanh nghiệp may mặc lớn chủ yếu xuất khẩu bằng đường biển nên phụ thuộc vào tàu biển và thủ tục hải quan. Trong khi đó, phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu bằng phương thức chuyển tiền bằng điện và chuyển tiền bằng thư làm cho các doanh nghiệp bị động trong vấn đề thu tiền nhiều khi hàng đã lên tàu nhưng tiền chưa được chuyển đến. Bên cạnh những lợi thế mà hiệp định CPTPP mang lại cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam thì kèm theo đó các doanh nghiệp may mặc Việt Nam lại phải đối mặt với một loại rủi ro khác đó là rủi ro đến từ nguồn nguyên liệu đầu vào. Do ngành dệt may Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên vật liệu (chiếm 38%
111
giá trị XNK dệt may). Trong khi đó, hiệp định CPTPP yêu cầu khắt khe về quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”. Vì vậy đây chính là rào cản thương mại ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của may mặc VN. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam còn chịu rủi ro về rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu vào Mỹ, Châu Âu đòi hỏi các doanh nghiệp may mặc phải đạt được một số tiêu chuẩn nhất định như: tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm ISO 9001; tiêu chuẩn về chống cháy; tiêu chuẩn về môi trường (đòi hỏi các sản phẩm may mặc phải đáp ứng được tiêu chuẩn sinh thái, an toàn sức khỏe và không gây ô nhiễm môi trường); Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000 và tiêu chuẩn WRAP - trách nhiệm sản xuất hàng dệt may toàn cầu.
Rủi ro ở khâu sản xuất: Do nguyên phụ liệu không đồng bộ hoặc trục trặc trong khâu kỹ thuật dẫn đến gián đoạn trong sản xuất gây ảnh hưởng đến việc làm cho công nhân, các đơn hàng phía sau bị chậm trễ dẫn đến phải xuất bằng đường hàng không làm gia tăng áp lực chi phí hoặc bên mua họ từ chối nhận hàng. Bên cạnh đó, việc thay đổi chu kỳ sản xuất hay qui trình công nghệ cũng ảnh hưởng đến hiệu quả vận hành, nếu đơn hàng lớn và mặt hàng quen thuộc thì năng suất sẽ được cải thiện vì công nhân quen việc, nhưng đơn hàng nhỏ có chu kỳ sản xuất ngắn, mặt hàng thay đổi thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả vận hành. Với đặc thù sản xuất ngành may thường theo mùa nên dẫn đến lúc cao điểm có thể năng lực sản xuất không đủ để thực hiện các đơn hàng, lúc thấp điểm thì dư thừa công suất. Do đó việc linh hoạt về công suất là một thử thách cho các doanh nghiệp may. Bên cạnh đó, năng suất phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của công nhân và khả năng điều hành sản xuất. Vì vậy việc đầu tư thiết bị tự động vào một khâu sẽ góp phần rất lớn trong việc nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng. Tuy nhiên tiềm lực tài chính tại các công ty may của Việt Nam còn hạn chế nên năng suất chưa thực sự được cải thiện. Nhiều doanh nghiệp may lớn vẫn còn thiếu các nguồn lực như: vốn, thiết bị máy móc, nhân lực và hệ thống phân phối gây ra cho doanh nghiệp bị động trong quá trình sản xuất kinh doanh làm cho doanh nghiệp bị rủi ro thiếu năng lực cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước. Ngoài ra tay nghề của công nhân không đồng đều ảnh hưởng rất lớn đến mức độ đồng nhất trong chất lượng làm ra. Thêm vào đó, mỗi khách hàng lại có quy định riêng về chất lượng hàng hóa khác nhau nên cũng gây khó khăn trở ngại cho bộ phận sản xuất trong vấn đề kiểm soát chất lượng sản phẩm. Mặt khác, sự biến động tỷ giá trong các giao dịch thanh toán nhập khẩu nguyên phụ liệu dẫn đến dẫn đến các chi phí đầu vào tăng làm tăng giá thành sản phẩm. Do may mặc của Việt Nam chủ yếu là gia công xuất khẩu nên hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng rất nặng lề do thiên tai dịch bệnh trên thế giới đặc biệt là dịch Covid 2019 đã ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.
112
Rủi ro về nhân sự: bên cạnh những rủi ro từ bên ngoài các doanh nghiệp may mặc Việt Nam còn bị rủi ro xảy ra từ chính trong nội bộ doanh nghiệp như: rủi ro về nhân sự, rủi ro về thông tin, rủi ro về quản trị,... với đặc thù ngành may mặc sử dụng nhiều lao động nên tình trạng biến động lao động và tình trạng đình công, bãi công và thiếu lao động đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thêm vào đó, hầu hết các công ty may đều thiếu công nhân có trình độ và đội ngũ kỹ thuật nòng cốt. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp may mặc chưa quan tâm đúng mức đối với hoạt động quản trị nên hoạt động quản trị chưa hiệu quả và năng lực của nhà quản trị chưa phù hợp. Lương tối thiểu tăng cộng với chính sách về bảo hiểm thay đổi đã tạo áp lực chi phí lên các DN may mặc làm cho các DN này phải đối mặt với một số rủi ro hiện hữu về chi phí nhân công.
Rủi ro về nghiên cứu và phát triển công nghệ vào sản xuất: với đa phần các công ty quy mô vừa và nhỏ hoạt động bằng vốn của chủ sở hữu nên việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ hiện đại là rất thấp, vấn đề này chủ yếu được các doanh nghiệp quy mô lớn quan tâm. Do máy móc và công nghệ cũ kỹ, lạc hậu nên dẫn đến thường xuyên bị hỏng trong quá trình sản xuất hoặc tạo ra những sản phẩm không đạt yêu cầu kỹ thuật.
Rủi ro về thông tin: Thiếu thông tin trong nội bộ và giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng dẫn đến các doanh nghiệp không xử lý kịp thời những tình huống phát sinh làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ sản xuất, xuất hàng gây trở ngại cho các hoạt động tại doanh nghiệp. Việc các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam chưa thể tiếp cận trực tiếp với các đơn hàng của các khách hàng lớn có thể do cơ sở hạ tầng thông tin của các doanh nghiệp chưa đáp ứng để kết nối hệ thống với các khách hàng lớn. Vấn đề bảo mật thông tin cũng bị ảnh hưởng do hệ thống thông tin tại các doanh nghiệp chưa thực sự đảm bảo an ninh hoặc việc chia sẻ thông tin giữa các đối tác trong chuỗi thường bằng email nên không kịp thời bằng qua hệ thống quản lý ERP.
Trước hàng loại những rủi ro mà các doanh nghiệp may mặc Việt Nam đang gặp phải thì hoạt động đánh giá rủi ro của các doanh nghiệp may đã được thực hiện như kết quả điều tra ở bảng sau:
113
Bảng 4.8: Kết quả điều tra về đánh giá rủi ro
Nội dung | Trả lời | |||||
Có | Không | Không áp dụng | ||||
Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | |||
1 | Nhà quản lý có áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro thích hợp và thỏa đáng không? | 224 | 64 | 126 | 36 | 0 |
2 | Theo ông/bà, Rủi ro nào là rủi ro lớn nhất tại công ty? | 0 | ||||
- Rủi ro về lao động bỏ việc | 350 | 100 | 0 | 0 | 0 | |
- Rủi ro về giao hàng không đúng kế hoạch | 350 | 100 | 0 | 0 | 0 | |
- Rủi ro về tỷ giá | 350 | 100 | 0 | 0 | 0 | |
- Rủi ro về mẫu mã thị hiếu | 45 | 12,86 | 305 | 87,14 | 0 | |
3 | Công ty có xây dựng tiêu chí đo lường rủi ro rò ràng không? | 35 | 10 | 315 | 90 | 0 |
4 | Công ty có bố trí một bộ phận chuyên trách thực hiện quản trị rủi ro không? | 85 | 24,29 | 265 | 75,71 | 0 |
5 | Công ty có thiết lập cơ chế đánh giá rủi ro phù hợp với các cấp quản lý có liên quan hay không? | 76 | 21,71 | 274 | 78,29 | 0 |
6 | Công ty có phân tích và xác định rủi ro dựa vào ước tính các rủi ro tiềm tàng không? | 83 | 23,71 | 267 | 76,29 | 0 |
7 | Hoạt động đánh giá rủi ro của công ty có quy trình cụ thể không? | 23 | 6,57 | 327 | 93,43 | 0 |
8 | Hoạt động phân tích và đánh giá rủi ro có được thực hiện thường xuyên và hiệu quả trong DN không? | 92 | 26,28 | 258 | 73,71 | 0 |
9 | Công ty có thực hiện chuyển giao rủi ro cho các tổ chức khác như: mua bảo hiểm? | 256 | 73,14 | 94 | 26,86 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Nghiên Cứu, Nhân Tố Và Thang Đo Chính Thức
- Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Ngành Dệt May Tại Việt Nam
- Thực Trạng Kiểm Soát Nội Bộ Trong Các Doanh Nghiệp May Mặc Việt Nam
- Thực Trạng Hệ Thống Thông Tin Và Truyền Thông
- Đánh Giá Thực Trạng Kiểm Soát Nội Bộ Của Các Doanh Nghiệp May Mặc Việt Nam
- Phân Loại Các Doanh Nghiệp May Mặc Việt Nam Theo Roe Trung Bình Ngành
Xem toàn bộ 331 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Nhận diện và phân tích rủi ro
Để đánh giá rủi ro trước hết doanh nghiệp nhận diện rủi ro gắn liền với việc đạt được mục tiêu chiến lược, hoạt động và tuân thủ. Rủi ro cần phải được nhận diện ở tất cả các tầng, bộ phận, chức năng hoạt động kinh doanh.
114
Đối với mục tiêu chiến lược của đơn vị: rủi ro chiến lược đặc thù của ngành may mặc bao gồm rủi ro chính sách, rủi ro cạnh tranh, rủi ro tiến độ giao hàng, rủi ro biến động giá, rủi ro chi phí nhân công, rủi ro biến động lao động, rủi ro thiếu hụt lao động có tay nghề, năng lực phù hợp. Như vậy để có thể đưa ra các quyết định chiến lược đòi hỏi HĐQT và lãnh đạo cao cấp phải nắm bắt thông tin về các rủi ro chiến lược trong DN. Tuy nhiên theo kết quả khảo sát có tới 36% nhà quản lý chưa áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro thích hợp và thỏa đáng. Chứng tỏ việc xác định rủi ro tại các doanh nghiệp chưa được quan tâm toàn diện. Với tâm lý chủ quan của nhà quản lý trong việc kiểm soát và ngăn chặn rủi ro vì cho rằng may gia công nên rủi ro phần lớn đã được chia sẻ cho khách hàng cho nên tại nhiều doanh nghiệp HĐQT thực hiện chức năng giám sát đối với việc quản lý rủi ro nhưng không thực sự chú ý đến việc phát triển và tích hợp quản lý rủi ro với quy trình hoạch định chiến lược và quản trị hiệu quả hoạt động DN. Cho nên các loại rủi ro được nhận dạng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của nhà quản lý và nhân viên phụ trách rất ít các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ pháp lý và tư vấn của các công ty luật.
Đối với mục tiêu hoạt động của đơn vị: Rủi ro hoạt động mang tính đặc thù của ngành may mặc bao gồm: rủi ro số lượng và chất lượng nguyên phụ liệu không đáp ứng yêu cầu sản xuất, rủi ro kiểm soát chất lượng gia công, rủi ro chất lượng thành phẩm không đạt yêu cầu kỹ thuật, rủi ro do khiếu nại từ khách hàng, rủi ro về an toàn bảo mật thông tin,…Với rất nhiều rủi ro về hoạt động mà doanh nghiệp may mặc gặp phải đòi hỏi các nhà quản lý ngoài việc bố trí đánh giá các rủi ro cụ thể của bộ phận mình phụ trách: phòng tài chính đánh rủi ro về tài chính, phòng sản xuất đánh giá rủi ro ở khâu sản xuất,…thì DN cần xây dựng một bộ phận quản lý rủi ro đóng vai trò trung tâm, là trái tim của hệ thống này. Thực tế cho thấy 75,71% các doanh nghiệp được hỏi chưa bố trí bộ phận chuyên trách thực hiện quản trị rủi ro và có đến 78,29% doanh nghiệp chưa thiết lập cơ chế đánh giá rủi ro phù hợp với các cấp quản lý có liên quan. Như vậy, việc bố trí bộ phân quản trị rủi ro hay nhận diện phân tích rủi ro ở các phòng ban phụ trách chỉ được quan tâm thực hiện ở các tổng công ty lớn còn các công ty vừa và nhỏ gần như không có.
Đối với mục tiêu tuân thủ: Với đặc thù ngành may mặc Việt Nam chủ yếu may gia công xuất khẩu vào thì trường lớn như Mỹ, Châu Âu,… vì vậy các doanh nghiệp may mặc phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như: rủi ro khách hàng không tuân thủ hợp đồng, rủi ro về rào cản thương mại, rủi ro rào cản kỹ thuật, rủi ro chưa tuân thủ quy định về hoạt động xuất nhập khẩu, rủi ro về chưa đảm bảo tuân thủ các quy tắc ứng xử,…Đứng trước những rủi ro trên thì hầu hết các doanh nghiệp may mặc đều xác định rò ràng các rủi ro và có các biện pháp ứng xử phù hợp.
115
Đánh giá rủi ro
Rủi ro được đánh giá theo tác động và xác suất. Tác động của rủi ro được đo lường thông qua ảnh hưởng của rủi ro tới các mục tiêu. Xác suất rủi ro có thể được đo lường bằng đánh giá của chuyên gia, định lượng và tần suất rủi ro. Tuy nhiên hoạt động đánh giá rủi ro ở một số doanh nghiệp lớn chưa được quan tâm đúng mức như: chưa có bộ phận phụ trách đánh giá rủi ro, nếu có đánh giá rủi ro chỉ tập trung vào mảng tài chính và nhân sự mà chưa quan tâm nhiều đến mảng xuất nhập khẩu, chưa thiết lập cơ chế đánh giá rủi ro với các cấp quản lý có liên quan, hoạt động đánh giá rủi ro chưa có quy trình cụ thể, việc đo lường rủi ro chưa có tiêu chí rò ràng chủ yếu dựa vào chủ quan của nhà quản lý. Theo kết quả khảo sát cho thấy có đến 73,71% các doanh nghiệp cho rằng hoạt động đánh giá rủi ro chưa được tiến hành thường xuyên và hiệu quả. Trong quá trình đánh giá rủi ro, ban lãnh đạo cần lưu ý tới rủi ro tiềm tàng, rủi ro còn lại hiện hữu,.. tuy nhiên có tới 76,29% công ty chưa phân tích và xác định rủi ro dựa vào ước tính các rủi ro tiềm tàng.
Các biện pháp đối phó với rủi ro
Trước khi đưa ra các phương án xử lý rủi ro và phân bổ nguồn lực một cách hợp lý thì doanh nghiệp cần xếp hạng rủi ro có thể dựa vào các tiêu thức như: khả năng thích ứng đối với rủi ro, tính phức tạp của rủi ro, tốc độ ảnh hưởng của rủi ro. Trên cơ sở cân nhắc lợi ích – chi phí, xếp hạng rủi ro, điều kiện hoạt động của DN để có biện pháp ứng phó với rủi ro phù hợp. Với đặc thù may gia công nên các doanh nghiệp còn chủ quan trong việc kiểm soát và ngăn chặn rủi ro. Vì vậy biện pháp chủ yếu là biện pháp né tránh rủi ro. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp chuyển giao rủi ro bằng cách tham gia các hợp đồng bảo hiểm nhưng chỉ được thực hiện với một số rủi ro nhất định mang tính bắt buộc như rủi ro cháy nổ, bảo hiểm lao động, bảo hiểm xuất khẩu hàng hóa.
4.2.3. Thực trạng hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát bao gồm các chính sách và thủ tục nhằm hướng đến việc soát xét thực hiện, xử lý thông tin, phân tách nhiệm vụ và kiểm soát vật chất. Do phương thức sản xuất của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam chủ yếu là may gia công nên các yếu tố đầu vào và đầu ra vẫn chịu sự chi phối của các nhà cung ứng ở các nước phát triển. Chính vì vậy đã ảnh hưởng đến nhận thức của nhà quản lý trong việc kiểm soát nguồn cung ứng và họ thấy rằng doanh nghiệp chỉ còn cách duy nhất là kiểm soát tốt giai đoạn sản xuất mà quan trọng nhất là thực hiện đúng kế hoạch sản xuất và kiểm soát tốt chi phí tạo lên giá thành sản phẩm.
116
Bảng 4.9: Kết quả điều tra về hoạt động kiểm soát
Nội dung | Trả lời | |||||
Có | Không | Không áp dụng | ||||
Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | |||
1 | Hiện nay công ty đã xây dựng và áp dụng quy chế quản lý tài chính chưa? | 350 | 100 | 0 | 0 | 0 |
2 | Hiện nay các chức năng bảo vệ tài sản, ghi sổ, thực hiện nghiệp vụ, phê chuẩn nghiệp vụ,.. trong DN có độc lập không? | 269 | 76,86 | 81 | 23,14 | 0 |
3 | DN có thực hiện việc giữ gìn và bảo quản sản phẩm trong suốt quá trình nhận hàng, sản xuất và giao hàng đến nơi mà khách hàng yêu cầu không? | 350 | 100 | 0 | 0 | 0 |
4 | DN có thiết kế các chính sách và thủ tục bằng văn bản về quy trình mua hàng hay không? | 149 | 42,57 | 201 | 57,43 | 0 |
5 | DN có xây dựng định mức chi phí cho sản xuất sản phẩm hay không? | 350 | 100 | 0 | 0 | 0 |
6 | Trong doanh nghiệp có bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm độc lập hay không? | 350 | 100 | 0 | 0 | 0 |
7 | Hiện nay công ty có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào quá trình sản xuất không? | 350 | 100 | 0 | 0 | 0 |
8 | Công ty có cán bộ kế toán chuyên trách thực hiện việc theo dòi, kiểm tra đối chiếu công nợ với từng khách hàng không? | 262 | 74,86 | 88 | 25,14 | 0 |
9 | Công ty có xây dựng và áp dụng chính sách khen thưởng công bằng, kỷ luật nghiêm minh với người lao động không? | 283 | 80,86 | 67 | 19,14 | 0 |
10 | Nhà quản lý của doanh nghiệp có nắm vững và sâu sát với tâm tư và nguyện vọng của người lao động không? | 301 | 86 | 49 | 14 | 0 |
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Qua kết quả điều tra (bảng 4.9) cho thấy thực tế thủ tục kiểm soát được thiết kế và vận hành ở các khâu cung ứng, sản xuất và tiêu thụ của các doanh nghiệp may đang diễn ra như sau:
117
Kiểm soát khâu mua hàng: khâu mua hàng là khâu khởi đầu của quá trình kinh doanh và quyết định đến kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy kiểm soát tốt khâu này cũng là mục tiêu mà nhà quản lý hướng đến. Với đặc thù may mặc Việt Nam chủ yếu sản xuất đơn hàng FOB từng phần nên khâu mua hàng phụ thuộc vào quyết định của khách hàng. Nguyên phụ liệu có thể do khách hàng chuyển đến hoặc khách hàng chỉ định nhà cung cấp hoặc nhà cung cấp do doanh nghiệp lựa chọn nhưng phải đáp ứng được yêu cầu cung ứng phục vụ sản xuất theo yêu cầu của khách hàng nên các doanh nghiệp may hiện nay rất bị động trong khâu triển khai sản xuất do chưa chủ động kiểm soát được thời gian giao nguyên phụ liệu và lựa chọn nhà cung cấp. Trong đó, vấn đề chậm chễ trong tiến độ cung cấp và chất lượng nguyên phụ liệu thường không đồng đều là hai vấn đề thường xảy ra nhất tại các doanh nghiệp may hiện nay. Do nhà cung cấp chỉ tiến hành các hoạt động sản xuất khi có đơn hàng, thời gian vận chuyển và làm thủ tục nhập khẩu nguyên phụ liệu cũng chiếm một khoảng thời gian đáng kể. Quá trình kiểm tra và chấp nhận không rò ràng dẫn đến sự không thống nhất trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến chất lượng nguyên phụ liệu. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp may bị nhà cung cấp từ chối cung cấp do đơn hàng nhỏ lẻ có số lượng ít.
Đứng trước những vấn đề đặt ra như vậy nhiều doanh nghiệp may lớn đã chủ động tổ chức triển khai hoạt động kiểm soát phù hợp với từng phương thức. Đối với trường hợp khách hàng chỉ định nhà cung ứng thì giá mua và các chi phí thu mua và nghĩa vụ thanh toán được thỏa thuận giữa khách hàng và nhà cung cấp vì vậy doanh nghiệp may tập trung vào hoạt động kiểm soát hàng và làm thủ tục nhận hàng đúng quy cách, đầy đủ về số lượng và đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Đối với trường hợp doanh nghiệp được chọn nhà cung cấp thì đã chủ động thực hiện kiểm soát ở tất cả các khâu của quá trình mua hàng từ khâu xác định nhu cầu, lập kế hoạch và phê duyệt thu mua đều được quy định rò ràng đảm bảo nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn. Nhiều công ty đã bố trí bộ phận thu mua hàng riêng và bộ phận tiếp nhận hàng riêng đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm nhằm giảm thiểu gian lận và nhầm lẫn. Bên cạnh đó, Các doanh nghiệp lớn còn thực hiện mở sổ theo dòi chi tiết từng nhà cung ứng theo từng hợp đồng, thời hạn nợ và thời hạn thanh toán và định kỳ có sự đối chiếu công nợ với nhà cung cấp nhằm xác nhận số dự nợ. Như vậy những doanh nghiệp may lớn đã xây dựng hệ thống quản lý chính thức và ban hành đầy đủ các chính sách liên quan đến khâu thu mua và thường xuyên được giám sát và đánh giá bởi bộ phận quản trị chất lượng và bộ phận kế toán. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp may quy mô vừa và nhỏ (57,43%) chưa có thiết kế các chính sách và thủ tục bằng văn bản về quy trình mua hàng,