Khái Niệm Về Nội Lực, Nội Lực Của Cộng Đồng


2.1.4. Khái niệm cộng đồng

Theo Nguyễn Ngọc Luân và cs (2011) [8], có nhiều khái niệm về cộng đồng, trong đó nổi bật hai khái niệm: theo Marcia L.Conner “Cộng đồng là các nhóm dân cư có cùng sở thích, có chung lợi ích và mối quan tâm”. Khái niệm này đã phản ảnh được, đặc trưng mang tính chất của cộng đồng. T.Schouten và P.Moriarty lại cho rằng: “Cộng đồng sinh ra và tồn tại do một nhóm những người đồng sở thích, nhưng cộng đồng không chỉ có nghĩa chỉ là một nhóm gồm những cá nhân đó mà còn bao hàm cả mối quan hệ, hành vi, ứng xử và sự tương tác giữa các thành viên”. Trên thực tế, không có một cộng đồng thuần chất. Trong một cộng đồng có thể bao gồm cả những người giàu, người nghèo từ các giai tầng xã hội khác nhau, có trình độ kiến thức và nhu cầu cụ thể khác nhau, nhưng có cùng mối quan tâm và lợi ích chung. Mặt khác, một cá nhân có thể đồng thời thuộc về vài cộng đồng tại cùng một thời điểm do bản thân họ có nhiều mối quan tâm, nhiều sở thích và chia sẻ lợi ích với nhiều nhóm người khác nhau; trong một cộng đồng số thành viên thường có xu hướng biến đổi. Cộng đồng nông thôn gắn kết với nhau trên cơ sở tình làng nghĩa xóm truyền thống và quan hệ nội bộ dòng tộc.

Ở Việt Nam, có nhiều tài liệu đưa ra khái niệm “cộng đồng”. Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, 1992 giải thích: “cộng đồng là toàn thể những sống thành một xã hội, nói chung có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối”. Đại từ tiếng Việt, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 1999 giải thích: “cộng đồng là tập hợp những người có những điểm giống nhau làm thành một khối như một xã hội”. Như vậy có thể hiểu cộng đồng là một nhóm người có cùng những đặc điểm chung, ví dụ: đặc quyền, đặc lợi, sống với nhau, cùng chia sẻ lợi ích chung... Nói cách khác, cộng đồng là một nhóm người cùng sống với nhau trong một khu vực nhất định, có


chung đặc điểm về tâm lý, tác động qua lại và sử dụng tài nguyên vốn có để đạt được mục đích chung (Nguyễn Ngọc Luân và cs, 2011) [8].

Cộng đồng nông thôn truyền thống ở Việt Nam là làng xã xuất hiện từ khi tổ tiên biết làm nông nghiệp, đặc biệt là từ khi biết trồng lúa nước. Cộng đồng dân cư làng xã, những nhóm người dân tự quản gắn bó với nhau trên cơ sở tự nguyện vì những mối quan tâm chung. Các mối quan tâm này khá phong phú đa dạng. Để có thể thực hiện mục tiêu chung, cộng đồng đã tự lập ra những hình thức tổ chức tự quản hết sức phong phú của mình (Nguyễn Ngọc Luân và cs, 2011) [8].

2.1.4.1. Khái niệm về nội lực, nội lực của cộng đồng

Không có nhiều các khái niệm về “nội lực từ người dân” được tìm thấy. Trong cuốn “sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới cấp xã” của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009) [2]. Có giải thích “nội lực của cộng đồng” bao gồm: Công sức, tiền của do người dân và cộng đồng tự bỏ ra để chỉnh trang nơi ở của gia đình mình như: xây dựng, nâng cấp nhà ở; xây dựng đủ 3 công trình vệ sinh; cải tạo, bố trí lại các công trình phục vụ khu chăn nuôi hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn nông thôn mới; cải tạo lại vườn ao để có thu nhập và cảnh quan đẹp; sửa sang cổng ngò, tường rào đẹp đẽ, khang trang,... Đầu tư cho sản xuất ngoài đồng ruộng hoặc cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để có thu nhập cao. Đóng góp xây dựng các công trình công cộng của làng, xã như: đường giao thông thôn, xóm; kiên cố hóa kênh mương; vệ sinh công cộng,...Theo giải thích trong cuốn sổ tay này thì “nội lực của cộng đồng” chính là những đóng góp bằng tiền và công sức của người dân và cộng đồng. Cách hiểu này chưa thật đầy đủ vì ngoài đóng góp bằng tiền và công sức, người dân và cộng đồng còn có thể đóng góp cho xây dựng nông thôn bằng các nguồn nội lực khác như: đất đai và các tài sản khác (nguyên vật liệu của hộ và của cộng đồng: tre, luồng, cát,


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

sỏi ở địa phương); trí tuệ và năng lực của người dân; hoặc bằng các mối quan hệ xã hội, quyền được ra quyết định.

Nguồn lực cộng đồng: Theo Nguyễn Ngọc Luân và cs, 2011 [8]. Một cách khái quát nhất, nguồn lực từ cộng đồng là tất cả các nguồn lực thực tế trong cộng đồng giúp người dân tạo dựng cuộc sống cho chính họ (Gord Cunningham). Trong tài liệu tập huấn Kỹ năng phát triển cộng đồng (Đại học An Giang), nguồn lực cộng đồng được khái niệm một cách toàn vẹn bao gồm các thành phần sau:

Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn - 3

- Các nguồn tài sản vật chất: là các công trình được xây dựng phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho đời sống nhân dân tại cộng đồng (và các cộng đồng lân cận). Ví dụ: cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm).

- Các nguồn tài sản về con người: gồm các kỹ năng, kiến thức và năng lực của các thành viên trong cộng đồng.

- Các nguồn tài sản xã hội: mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng, ví dụ như niềm tin.

- Các nguồn tài sản tài chính: là các nguồn lực kinh tế tồn tại trong cộng đồng như hệ thống ngân hàng đang hoạt động trong vùng, khả năng kinh tế của các thành viên trong cộng đồng. Trong nghiên cứu này, các nguồn lực cộng đồng không nhìn ở phạm vi rộng

Như trên, nguồn lực cộng đồng ở đây được hiểu là những đóng góp của người dân (cá nhân, hộ gia đình, tổ nhóm...) cho các hoạt động xây dựng NTM. Các nguồn lực mà họ có thể đóng góp là: tiền, tài sản, vật chất, công lao động, tham gia ý kiến...

2.1.5. Vai trò của cộng đồng trong phát triển nông thôn

Trong cuốn cẩm nang “Phát triển nông thôn toàn diện” (2004), Giáo sư Michael Dower cho rằng cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông thôn, là cơ sở cho phát triển nông thôn bền vững vì:


- Họ biết rò nhất những khó khăn và nhu cầu của mình.

- Họ quản lý nguồn tài nguyên như đất đai, nhà xưởng, sản phẩm địa phương mà quá trình phát triển phải dựa vào đó.

- Kỹ năng, truyền thống, kiến thức và năng lực của họ là tiềm năng chính để phát triển.

- Sự cam kết của họ là sống còn (nếu như họ không ủng hộ một kế hoạch nào, kế hoạch đó sẽ không thực hiện được).

- Hơn thế nữa, một cộng đồng càng phát triển và năng động, thì càng có khả năng thu hút người dân ở lại, và giữ họ không di chuyển đi nơi khác. [8].

2.1.5.1. Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng

Theo các phân tích ở trên thì vai trò của cộng đồng trong phát triển nông thôn được xã định là rất quan trọng. Các nguồn lực cộng đồng có thể huy động cho phát triển nông thôn cũng rất đa dạng. Chính vì thế, những năm vừa qua, cách tiếp cận phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng được thực hiện phổ biến ở nhiều chương trình, dự án phát triển nông thôn ở trên thế giới.

Theo Nguyễn Ngọc Luân và cs (2011)[8]: Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng là phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng để phát triển các lĩnh vực khác nhau ở khu vực nông thôn. Phương pháp tiếp cận phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng được nhiều chương trình, dự án sử dụng phổ biến. Mỗi chương trình, dự án có mục tiêu riêng, có thể nhằm tăng cường vai trò của phụ nữ trong cộng đồng, phát triển hệ thống, dịch vụ chăm sóc sức khỏe người dân, quản lý nguồn tài nguyên rừng, cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng ở nông thôn...

Chính vì thế có rất nhiều quan niệm khác nhau về phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên, có một điểm chính vẫn còn đang có nhiều tranh luận, đó là cách hiểu thế nào là “dựa vào cộng đồng”


(communitybased). Có ý kiến cho rằng, ở các nước đang phát triển, vấn đề phát triển nông thôn là rất quan trọng do phần lớn dân cư sống ở khu vực nông thôn và hoạt động chính là sản xuất nông nghiệp, vì thế rất nhiều tổ chức khác nhau áp dụng các biện pháp phát triển cộng đồng khác nhau đã được thực hiện tại các quốc gia này. Hầu hết những nỗ lực hỗ trợ phát triển này được tạo ra từ phía bên ngoài cộng đồng (nhà nước, tổ chức phi chính phủ, cơ quan nghiên cứu - phát triển) chứ bản thân cộng đồng không tự tổ chức phát triển. Điều này tạo đặt ra vấn đề là “sự tham gia” hay “dựa vào cộng đồng” nằm ở đâu? Nhiều câu hỏi cũng được đặt ra về sự bền vững của những tác động phát triển này cũng như câu hỏi về việc cộng đồng có được tăng cường sức mạnh để tự ra quyết định của mình hay không?

Theo Nguyễn Ngọc Luân và cs (2011) [8]., cũng có nhiều câu trả lời cho những tranh luận trên, trong đó đáng chú ý là khái niệm phát triển nông thôn dựa vào nội lực cộng đồng do Jody Kretzmann và John McKnight (1993) đưa ra. Đây là một cách tiếp cận phát triển cộng đồng đề cao việc sử dụng những kỹ năng và sức mạnh đã và đang hiện hữu ngay trong cộng đồng nông thôn hơn là việc lôi kéo, trông chờ vào sự trợ giúp từ bên ngoài. Cụm từ “dựa vào cộng đồng” ở đây đề cập đến tính chủ động, tự phát triển, trong đó khuyến khích các thành viên trong cộng đồng tạo ra sự tiến triển cho chính bản thân họ, đối lập với cách tiếp cận truyền thống là dựa theo nhu cầu mà đã khiến cho cộng đồng phụ thuộc vào các hỗ trợ bên ngoài.

2.1.6. Lý luận về sự tham gia và các chỉ tiêu xác định sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới

2.1.6.1. Lý luận về sự tham gia

Sự tham gia của người dân vào việc xây dựng mô hình nông thôn mới được coi như nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của việc áp dụng phương pháp tiếp cận phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng làm


chủ trong các thí điểm mô hình. Các nội dưng trong vai trò của người dân vào việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới được hiểu là:

- Dân biết: là quyền lợi, nghĩa vụ và sự hiểu biết của người dân trong cộng đồng về những kiến thức bản địa có thể đóng góp vào quá trình quy hoạch nông thôn, quá trình khảo sát, thiết kế các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Mặt khác, người dân có điều kiện tham gia hiệu quả hơn vào các giai đoạn sau của quá trình xây dựng công trình; người dân nắm được thông tin đầy đủ về công trình mà họ tham gia như mục đích xây dựng công trình, các yêu cầu đóng góp từ cộng đồng, trách nhiệm và quyền lợi từ cộng đồng người dân được hưởng lợi.

- Dân bàn: bao gồm sự tham gia ý kiến của người dân liên quan đến kế 13 hoạch phát triển sản xuất, liên quan đến các giải pháp, mọi hoạt động, của nông dân trên địa bàn như bàn luận mở ra một hướng sản xuất mới, đầu tư xây dựng công trình phúc lợi công cộng, giải pháp thiết kế, phương thức khai thác công trình, tổ chức quản lý công trình, các mức đóng góp và các định mức chi tiêu từ các nguồn thu, phương thức quản lý tài chính... Trong cộng đồng dân cư hưởng lợi.

- Dân đóng góp: là một yếu tố không chỉ ở phạm trù vật chất, tiền bạc mà còn cả phạm trù nhận thức về quyền sở hữu và tính trách nhiệm, tăng tính tự giác của từng người dân trong cộng đồng. Hình thức đóng góp có thể bằng tiền, sức lao động, vật tư tại chỗ hoặc đóng góp bằng trí tuệ.

- Dân làm: Chính là sự tham gia lao động trực tiếp từ người dân vào các hoạt động phát triển nông thôn như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt động của các nhóm khuyến nông, khuyến lâm, nhóm tín dụng tiết kiệm và những công việc liên quan đến tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng công trình. Người dân trực tiếp tham gia vào quá trình cụ thể trong việc lập kế hoạch có sự tham gia cho từng hoạt động thi công, quản lý và


duy tu bảo dưỡng, từ những việc tham gia đó đã tạo cơ hội cho người dân có việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

- Dân kiểm tra: Có nghĩa là thông qua các chương trình, hoạt động có sự giám sát và đánh giá của người dân, để thực hiện các quy chế dân chủ cơ sở của Đảng và Nhà nước nói chung và nâng cao sự hiệu quả chất lượng công trình. Ở những công trình có nhiều bên tham gia, sự kiểm tra, giám sát của cộng đồng hưởng lợi có tác động tích cực trực tiếp đến chất lượng công trình và tính minh bạch trong việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và của người dân vào xây dựng, quản lý và vận hành công trình. Việc kiểm tra có thể được tiến hành ở tất cả các công đoạn của quả trình đầu tư trên các khái cạnh kỹ thuật cũng như tài chính.

- Dân quản lý: Đó là các thành quả của các hoạt động mà người dân đã tham gia, các công trình sau khi xây dựng xong cần được quản lý trực tiếp của một tổ chức do nông dân hưởng lợi lập ra để tránh tình trạng không rò ràng về chủ sở hữu công trình. Việc tổ chức của người dân tham gia bảo dưỡng, duy tu công trình nhằm nâng cao tuổi thọ và phát huy tối đa hiệu quả trong việc sử dụng công trình.

- Dân hưởng lợi: Chính là lợi ích mà các hoạt động mang lại, tuy nhiên cần chia ra các nhóm hưởng lợi ích trực tiếp và nhóm hưởng lợi ích gián tiếp [3].

2.1.6.2. Vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong PTNT

Theo Vũ Trọng Bình [1]: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân địa phương trong các hoạt động phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

Điều kiện hộ gia đình: trong khuôn khổ nghiên cứu về sự tham gia Cohen và Uphoff (1979) đã liệt kê các đặc trưng hộ gia đình ảnh hưởng tới


sự tham gia. Đó là: độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, điều kiện kinh tế, quan hệ xã hội, và vv... Trong nghiên cứu khác, W. Alters và các cộng sự (1999) thấy rằng lịch sử di dân và định cư của hộ gia đình cũng ảnh hưởng tới sự tham gia.

Điều kiện môi trường cộng đồng: điều kiện môi trường cộng đồng cũng ảnh hưởng tới mức độ tham gia của người dân. Các yếu tố môi trường khác nhau có ảnh Số hóa bởi hưởng tới việc tham gia vào dự án. (Cohen và Uphoff, 1980; Finterbusch, 1989). Xu thế và sự kiện lịch sử có những hệ quả quan trọng đối với sự tham gia của người dân. Các sự kiện như: lịch sử di dân và định cư; dòng giống gia đình và nhóm, lịch sử của các tổ chức chính trị xã hội và các xung đột vv... (Walter và cộng sự, 1999). Các hoạt động phát triển trong cộng đồng được tổ chức thông qua hoạt động tập thể, người dân địa phương tụ họp cùng nhau để làm việc.

Tính cộng đồng: Ý thức cộng đồng có thể tự thể hiện bằng việc tự nguyện tham gia vào các hoạt động tập thể của cộng đồng. Trong nghiên cứu về phong trào làng mới (Saemual Undong) ở Hàn Quốc, Park (2001) nhận thấy, tính đồng nhất của những nông dân trong khuôn khổ kinh tế - xã hội là yếu tố quan trọng dẫn tới sự hợp tác chặt chẽ giữa người dân trong thôn khi thực hiện phong trào làng mới. Park (2001) cũng nhận thấy người dân nông thôn Hàn Quốc có truyền thống lâu đời góp công lao động trong vụ nông nhàn để bảo dưỡng giao thông công cộng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng của thôn.

Tổ chức cộng đồng: các đặc điểm chính trị và tổ chức của cộng đồng ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân địa phương trong các hoạt động phát triển (Rao, 2004; Jorgensen, 2001; Walters, 1999; Finsterbusch,1987; Cohen, 1980). Nhìn chung, người lãnh đạo của cộng đồng do dân bầu. Đó là người có vai trò quan trọng trong quản lý cộng đồng và trong huy động

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí