Nâng Cao Đời Sống Nông Thôn, Tăng Thu Nhập Cho Lao Động Nông Nghiệp Trong Quá Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Hà Nội


đó đầu tư trực tiếp cho các chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp từ 6-8% (không kể vốn đầu tư xử lý khẩn cấp cho thủy lợi, đê điều và phòng chống lụt bão). Trọng tâm là đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu về kinh tế - xã hội nông thôn như: đường giao thông, hệ thống thủy lợi, các công trình y tế, giáo dục, văn hóa, nước sạch nông thôn, xử lý môi trường các làng nghề chế biến nông, lâm sản bị ô nhiễm nặng; xây dựng các cơ sở thu gom, xử lý rác thải; hạ tầng các vùng sản xuất nông sản hàng hóa, thực hiện các chương trình phát triển nông nghiệp, đào tạo nghề cho nông dân. Tăng cường phân cấp để tạo nguồn thu và khuyến khích các huyện, thị xã tập trung ngân sách và dành nguồn thu từ đất đầu tư trở lại cho nông nghiệp, nông thôn.

Vận động, hướng dẫn các hộ nông dân huy động nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, chỉnh trang nhà cửa, xây dựng đường thôn, xóm và các công trình văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh và giữ gìn cảnh quan môi trường sạch đẹp. Đa dạng hóa các hình thức đóng góp bằng tiền, bằng ngày công lao động, bằng vật tư, tài sản của nhân dân. Tích cực vận động nhân dân hiến đất để mở rộng đường giao thông, chỉnh trang các cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục...

d. Nâng cao vai trò, trách nhiệm hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội

Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, trách nhiệm quản lý, điều hành của chính quyền, chất lượng hoạt động và năng lực vận động quần chúng của MTTQ, đoàn thể các cấp để triển khai thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giúp đỡ cơ sở xã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Các đơn vị quân đội, công an Thành phố tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng để nâng cao trình độ, năng lực và sức chiến đấu của lực lượng vũ trang Thành phố, tham mưu chính quyền các cấp xử lý, giải quyết kịp thời các vụ việc phức tạp phát sinh, giữ vững an ninh chính trị ở nông thôn. Thực hiện tốt các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh để đảm bảo giữ vững ổn định an


ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của Thành phố.

e.Cụ thể hóa hơn nữa nội dung và tiêu chí phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới cho phù hợp với từng huyện

Cần phải cụ thể hóa hơn nội dung phát triển kinh tế, với các ngành, các lĩnh vực cụ thể (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) trong xây dựng nông thôn mới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Quán triệt tốt nguyên tắc là các nội dung, tiêu chí phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới được cụ thể hóa. Bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống, điểm độc đáo và khác biệt trong mỗi làng, mỗi huyện ở Hà Nội.

4.2.1.3. Nâng cao đời sống nông thôn, tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội

Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội - 17

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Phát huy thế mạnh của Thủ đô, tranh thủ sự giúp đỡ, hợp tác của các cơ quan nghiên cứu khoa học đầu ngành quốc gia, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nhất là ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, nhằm tăng nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả đầu tư. UBND Thành phố tăng cường mức hỗ trợ để khuyến khích nông dân tham gia các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật sản xuất chuyên canh và ứng dụng công nghệ cao. Bố trí tăng vốn cho Quỹ Khuyến nông Thành phố để cho nông dân vay phát triển trang trại, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

4.2.1.4. Phát triển cụm công nghiệp và làng nghề để giải quyết việc làm

cho nông dân, thúc đẩy chuyển dịch lao động nông nghiệp chất lượng cao

Thành phố tiếp tục quan tâm phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề để giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Đến năm 2015, hoàn thành xây dựng mới 21 cụm công nghiệp với diện tích 726 ha. Phát triển làng nghề đạt 1.500 làng, trong đó có 525 làng nghề truyền thống được


công nhận để thu hút tối thiểu 50% lao động trong nông thôn vào làm việc. Việc phát triển các làng nghề, cụm công nghiệp phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường và khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề.

Quan tâm đầu tư, nâng cấp chợ nông thôn, hỗ trợ xây dựng các trung tâm thương mại cấp huyện, cấp xã, để thu hút nguồn hàng phục vụ nhu cầu nhân dân nông thôn. Các cơ quan chuyên môn hướng dẫn, vận động, tuyên truyền và hỗ trợ thành lập, phát triển các hợp tác xã dịch vụ vận tải, xây dựng, tín dụng... để vừa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân nông thôn vừa tăng dần tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế và thu hút chuyển dịch lực lượng lao động. Tạo điều kiện và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng và các cơ sở dịch vụ về thông tin, văn hóa, y tế, giáo dục; tăng trưởng dịch vụ khu vực nông thôn hàng năm đạt 10% trở lên.

4.2.1.5. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội đối với lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới

Thường xuyên chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của lao động nông nghiệp, nhất là các hộ nghèo, các hộ cận nghèo và các gia đình chính sách. Tăng đầu tư cho công tác dạy nghề cho nông dân gắn với phát triển sản xuất hàng hóa để tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực nông thôn bình quân từ 7-8%/năm. Ngành Y tế triển khai mở rộng mô hình bảo hiểm y tế tự nguyện cho nông dân đạt 70-80% trở lên; ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với cơ quan bảo hiểm thực hiện tốt việc thí điểm bảo hiểm sản xuất nông nghiệp để hạn chế thiệt hại và rủi ro cho nông dân.

Đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình văn hóa, thể thao, hạ tầng thông tin, giải trí, thư viện để nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần cho nông dân. Đặc biệt chú ý đầu tư các công trình vui chơi lành mạnh cho trẻ em, các khu tập luyện, thể dục thể thao cho nông dân, nhất là người cao tuổi. Đẩy mạnh


và nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng làng, khu phố, cơ quan văn hóa. Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, các di sản vật thể và phi vật thể.

4.2.2 Nhóm giải pháp cụ thể, trực tiếp đến giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới của thủ đô Hà Nội.

4.2.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp chính quyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và đến từng người dân về chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của pháp luật trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thủ đô Hà Nội

+ Tổ chức học tập quán triệt các chủ trương, chính sách, các nghị quyết của Đảng, quyết định của nhà nước, của thành ủy, UBND Thành phố về việc làm, giải quyết việc làm và ý nghĩa của nó cho đội ngũ cán bộ, Đảng viên nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chi bộ cơ sở thôn, xóm phải luôn quan tâm tới việc làm và giải quyết việc làm cho mỗi gia đình trong đó có các hộ gia đình nông nghiệp, quan tâm tới các hộ gia đình bị mất đất giải phóng mặt bằng dùng cho các công trình phúc lợi công cộng, phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt nâng cao nhận thức cho mỗi thành viên trong gia đình đến tuổi lao động có ý thức lao động, tự tìm kiếm việc làm, cùng với gia đình, tổ chức doanh nghiệp tạo việc làm và nâng cao thu nhập, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức lối sống, nâng cao tay nghề và kỹ năng làm việc, yêu lao động, làm chủ bản thân, làm chủ thể của quá trình xây dựng nông thôn mới ở thủ đô Hà Nội.

+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả công tác quản lý

nhà nước của các cấp chính quyền trong công tác quy hoạch kinh tế xã hội, quy


hoạch sử dụng đất, và kế hoạch đầu tư phát triển luôn gắn với tạo việc làm cho lao động nông thôn trong đó có giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp có trình độ hạn chế không thể làm việc ở các doanh nghiệp bằng việc tạo ra các hoạt động dịch vụ như chợ truyền thống, ki ốt bán hàng tại các trục đường quy hoạch… để số lao động này tiếp tục được phát huy khi họ bị thu hồi hết diện tích sản xuất nông nghiệp.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và việc tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án trọng điểm đang triển khai trên địa bàn thành phố có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xây dựng nông thôn mới và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ở thủ đô.

- Chương trình số 02-CTr/TU ngày 31/10/2008 của thành ủy Hà Nội, Thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW Hội nghị Ban chấp hành Trung Ương Đảng lần thứ 7 (khóa X) về nông nghiệp nông dân, nông thôn [22]; Với mục tiêu đến năm 2020 hoàn thành xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn và hàng năm ngân sách thành phố sẽ dành khoảng 30% tổng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nông dân nông thôn.

- Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thành phố Hà Nội giai đoạn 2009- 2015, định hướng đến năm 2020; với mục tiêu đến năm 2020 nâng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản nên 24.000 ha; năng suất 5,5 tấn/ha. Sản lượng 132.000 tấn; tổng kinh phí dành cho chương trình là 851 tỷ đồng.

- Chương trình cung cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn Hà Nội giai đoạn 2009-2020 mục tiêu đến năm 2020 có 100% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có 80% sử dụng nước sạch. Tổng kinh phí dành cho chương trình khoảng 3.250 tỷ đồng.

- Chương trình phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020; tổng kinh phí 970 tỷ đồng.

- Chương trình phát triển lúa hàng hóa chất lượng cao thành phố Hà Nội

giai đoạn 2012- 2016 tổng kinh phí 132 tỷ đồng.


- Đề án xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2010- 2020,

định hướng đến năm 2030; tổng kinh phí đề án khoảng 32.000 tỷ đồng.

- Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015. Mục tiêu đến năm 2015 mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn nên 5.500 ha. Đáp ứng 35% nhu cầu người tiêu dùng thủ đô. Tổng vốn đầu tư cho đề án khoảng 9.000 tỷ đồng.

- Đề án phát triển một số loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao của thành phố Hà Nội, giai đoạn 2012- 2016; tổng kinh phí dành cho đề án khoảng 211 tỷ đồng.

- Đề án sản xuất hoa, cây cảnh thành phố Hà Nội, giai đoạn 2012 -2016; tổng kinh phí khoảng 281 tỷ đồng.

- Các dự án trọng điểm về thủy lợi:

+Dự án tiếp nước

+Dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía tây thành phố Hà Nội

+ Dự án xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc

+ Dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống trạm bơm tiêu Đông Mỹ, huyện Thanh

Trì…

Các chương trình, đề án, dự án của thành phố được thực hiện song hành

cùng với chương trình xây dựng nông thôn mới đòi hỏi một nguồn lực rất to lớn, song trong thực tế, 3 năm qua nguồn vốn để thực hiện ở mức rất khiêm tốn nếu không có giải pháp đột phá về việc huy động nguồn lực để thực hiện các nội dung của chương trình đề án trên thì hiệu quả kinh tế xã hội sẽ là rất thấp. Chính vì vậy Luận án kiến nghị với Thành ủy, Ủy ban thành phố và các sở, ban, ngành thành phố Hà Nội có sự đổi mới trong việc huy động các nguồn lực, phân bổ nguồn lực đặc biệt là việc đánh giá kết quả thực hiện của các chương trình, đề án, dự án từ đó tìm ra các nguyên nhân hạn chế để kịp thời khắc phục.

+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm ở cơ sở trong đó có hoạt động cho vay vốn ưu đãi của các Hội, Đoàn thể đảm bảo đúng mục đích, đối tượng, nâng cao


hiệu quả chính sách an sinh xã hội đối với chương trình xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thủ đô.

+ Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay ủy thác thông qua các đoàn thể chính trị xã hội ở cơ sở, theo lộ trình gắn việc tạo việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình thu hồi đất; trong việc thực hiện các dự án cho vay vốn để phát triển kinh tế cũng như các dự án đầu tư có sử dụng vốn ngân sách nhà nước

4.2.2.2. Đẩy mạnh phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp để tạo nhiều chỗ làm việc và giải quyết được việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thủ đô, tập trung một số nội dung sau:

Một là, thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có hiệu quả, thúc đẩy sản xuất kinh doanh dịch vụ phát triển, tăng thu nhập cho các hộ gia đình, tạo nhiều chỗ làm mới cũng như giữ ổn định việc làm đã có cho lao động nông nghiệp. Đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn thủ đô. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp làm thay đổi đối tượng trong ngành nông nghiệp, trong các ngành kinh tế của mỗi địa phương. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng là thay đổi các cây trồng vật nuôi, thay đổi tỷ trọng giữa trồng trọt và chăn nuôi. Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có rất nhiều biện pháp nhưng trước tiên phải thực hiện đó là công tác dồn điền đổi thửa. Bởi vì có dồn điền đổi thửa mới khắc phục được tình trạng ruộng đất manh mún, phân tán hiện nay. Từ đó mới có điều kiện thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, tạo thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa nhằm giảm chi phí sản xuất nâng cao thu nhập cho người nông dân góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu lao động trong doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư và lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở thủ đô. Mặt khác


nó cũng tạo nguồn nội lực thực hiện xây dựng nông thôn mới xây dựng các công trình phúc lợi của địa phương. Để có hiệu quả trong công tác dồn điền đổi thửa, đảm bảo các yêu cầu, nguyên tắc dồn điền đổi thửa, quy trình dồn điền đổi thửa, và áp dụng chính sách khuyến khích thực hiện dồn điền đổi thửa của thành phố Hà Nội.

Sau khi thực hiện xong công tác dồn điền đổi thửa, tiếp tục thực hiện và bổ sung các chính sách hỗ trợ của thành phố để thực hiện các bước tiếp theo của chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng công nghệ cao, đô thị, sinh thái, sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng hiệu quả, đảm bảo an toàn thực phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu, hài hòa và bên vững môi trường; góp phần đảm bảo an ninh lương thực, hướng tới xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho nông dân, tạo thêm nhiều việc làm và giải quyết được việc làm ổn định có thu nhập ngày càng cao của lao động nông nghiệp, nông thôn. Một số nội dung cần phải tập trung trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng là:

- Lựa chọn bố trí cơ cấu giống cây trồng và công thực luân canh cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Mở rộng các loại giống cây trồng có hiệu quả kinh tế cao đã được thực tế sản xuất khẳng định trên địa bàn thủ đô và các tỉnh bạn. Tiếp tục khảo nghiệm, thử nghiệm các giống cây trồng mới để lựa chọn các giống phù hợp với từng loại đất ở từng vùng và từng địa phương bổ sung cho phong phú chủng loại cây trồng trên địa bàn thủ đô.

- Thực hiện tốt thời vụ đối với từng loại cây trồng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, hệ thông canh tác tiên tiến trong sản xuất như SRI, IPM trên các loại cây trồng, thuốc bảo vệ sinh học thảo mộc.

- Làm tốt công tác thu hoạch, quy hoạch đồng ruộng, làm cơ sở cho việc xây dựng và tổ chức sản xuất, tăng cường đào tạo nâng cao nhận thức cán bộ, nhận thức của nông dân, của lao động nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ mới. Tiếp tục tuyên truyền tập huấn nâng cao kiến thức ứng dụng tiến bộ kỹ thuật,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2024