Tình Hình Xây Dựng Nông Thôn Mới Tỉnh Hà Giang, Huyện Quang Bình Và Xã Bằng Lang


Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất (từ tiêu chí 10 đến tiêu chí

13) trong bộ tiêu chí Quốc gia Xây dựng nông thôn mới.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi về không gian:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Cụ thể là tập trung vào 03 thôn trong xã.

* Phạm vi về thời gian

Giải pháp nâng cao chất lượng nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất trong xây dựng Nông thôn mới tại xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang - 4

Thu thập số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu trong 3 năm, từ năm 2015 đến năm 2017.

Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Bằng Lang huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang.

- Tìm hiểu thực trạng nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản trong bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã Bằng Lang huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang.

- Phân tích thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất ở địa bàn nghiên cứu.

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm duy trì và nâng cao chất lượng nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất tại xã Bằng Lang huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang để thực hiện trong thời gian tới.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng, xác định tiềm năng thế mạnh của địa bàn nghiên cứu, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất:


- Tiêu chí 10 - Thu nhập: Làm rò các nguồn thu nhập của hộ, nguồn nào ổn định, nguồn nào tiềm năng.

- Tiêu chí 11 - Hộ nghèo: Nguyên nhân nghèo, khả năng tái nghèo.

- Tiêu chí 12 - Lao động có việc làm: Cơ cấu lao động, công việc chủ yếu của người lao động tại địa phương, người trong độ tuổi lao động đi làm việc trong và ngoài tỉnh.

- Tiêu chí 13 – Tổ chức sản xuất: Khả năng hoạt động của các HTX có hiệu quả, hướng dẫn thành lập các HTX mới phục vụ cho sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, hình thành các tổ, nhóm sở thích tại địa bàn nghiên cứu.

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

* Nguồn số liệu:

- Văn bản, số liệu của Chính phủ,các bộ, ngành có liên quan.

- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang.

- Niên giám thống kê của huyện Quang Bình, báo cáo của UBND huyện Quang Bình, của UBND xã Bằng Lang.

- Một số tài liệu có liên quan đến Chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới.

* Phương pháp thu thập: Ghi chép, thống kê các dữ liệu cần thiết cho

đề tài với các chỉ tiêu được chuẩn bị sẵn.

* Chọn điểm nghiên cứu: Xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang làm điểm nghiên cứu, điều tra.

2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp:

- Các phương pháp thu nhập:

(1) Điều tra thực tế bằng phỏng vấn trực tiếp:

Số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp các đối tượng hộ nông dân, cán bộ thôn, xã. Phiếu điều tra và bảng hỏi được chuẩn bị sẵn với


các câu hỏi cấu trúc và bán cấu trúc để thu thập ý kiến của người được hỏi về các thông tin và ý kiến của họ về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

Chọn 3 thôn đại diện cho 3 nhóm được đánh giá thực hiện đạt 100% nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất. Cụ thể: Điều tra tại các thôn Hạ, Hạ Thành, Thôn Trung. Mỗi thôn chọn 40 hộ nông dân trong đó bao gồm các Trưởng thôn, bí thư chi bộ, cán bộ phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân, các chủ nhiệm HTX, tổ hợp tác trên địa bàn các thôn...Tổng số phiếu điều tra 120 phiếu/3 thôn.

(2) Hội thảo PRA (PP đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia)

Mỗi thôn tổ chức một cuộc hội thảo PRA, thành phần gồm đại diện các trưởng thôn, các hộ nông dân. Nội dung tập trung thảo luận về các nhận định đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất, các thuận lợi khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện các tiêu chí này, nguyện vọng kiến nghị của địa phương về vấn đề thực hiện các tiêu chí này.

(3) Phương pháp chuyên gia chuyên khảo:

Tiến hành thu thập thông tin từ phỏng vấn và trao đổi trực tiếp chọn lọc ý kiến của các cán bộ cấp xã và lãnh đạo các ngành của huyện chuyên theo dòi lĩnh vực xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

2.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

- Phương pháp xử lý và phân tích thông tin: Sau khi thu thập được các thông tin, tiến hành xử lý và phân tích thông tin tại phần mềm Excel.

- Phương pháp phân tổ thống kê: Những thông tin sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí. Phương pháp phân tổ sẽ giúp ta nhìn nhận rò ràng các sự kiện để có được những đánh giá chính xác nhất đối với tình hình phát triển hạ tầng kinh tế -xã hội, kinh tế - tổ chức sản xuất của xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.


- Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. Thông qua phương pháp này giúp rút ra được các kết luận về hiệu quả công tác phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, kinh tế và tổ chức sản xuất của xã Bằng Lang, huyện Quang, Bình tỉnh Hà Giang.

- Phương pháp thống kê mô tả: Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội. Mô tả quá trình thực hiện công tác phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, kinh tế và tổ chức sản xuất của xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.

- Phương pháp SWOT: Phân tích các điểm mạnh, yếu, thời cơ và thách thức của vấn đề thực hiện nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất trong xây dựng NTM của xã và thôn trong giai đoạn từ 2015- 2017, nêu ra các biện pháp kết hợp phát huy các điểm mạnh và thời cơ, khắc phục và loại trừ các điểm yếu và thách thức trong thực hiện các tiêu chí đó.


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Giang, huyện Quang Bình và xã Bằng Lang

3.1.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Giang

Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM); Các văn bản hướng dẫn của ban chỉ đạo Trung ương về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM. Ngày 20 tháng 12 năm 2010, UBND ban hành quyết định số 4063/QĐ-UBND, về việc thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Giang do Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban; 03 Phó ban gồm: Đồng chí phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách khối Nông lâm nghiệp làm phó ban thường trực; đồng chí Giám đốc sở Nông nghiệp; đồng chí Trưởng Ban quản lý chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh làm phó ban chuyên trách; thành viên Ban Chỉ đạo là Thủ trưởng các sở, ban ngành liên quan.

Trong quá trình triển khai thực hiện để phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, Bộ máy thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới từ cấp tỉnh đến cơ sở tiếp tục được củng cố, kiện toàn. Ngày 03 tháng 4 năm 2013, Tỉnh ủy Hà Giang đã ban hành Quyết định số 667-QĐ/TU về việc Kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng Ban Chỉ đạo; 05 Phó Ban gồm: Đồng chí phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách khối Nông lâm nghiệp làm Phó Ban Thường trực; đồng chí Trưởng Ban quản lý Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh làm Phó Ban chuyên trách (nay là Chánh Văn phòng điều phối); các đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh là Phó Ban và các thành viên Ban Chỉ đạo là Thủ trưởng các Sở, Ban ngành liên quan.


Cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh Hà Giang luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền vận động thực hiện xây dựng NTM và đã xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, liên tục và được triển khai bằng nhiều hình thức cụ thể như: Xây dựng và phát sóng các phóng sự, tin thời sự, chuyên mục, chuyên trang, tin bài về Chương trình xây dựng nông thôn mới; phổ biến văn bản hướng dẫn, biên tập và phát hành tài liệu hỏi đáp về xây dựng NTM…

Thực hiện Quyết định số 1620/QĐ-TTg, ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về hưởng ứng tích cực phong trào thi đua cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị quán triệt các văn bản của Trung ương về công tác thi đua khen thưởng tới các cấp các ngành, tỉnh đã cụ thể hóa nhiệm vụ bằng Chương trình số 115/CT–UBND, ngày 11 tháng 10 năm 2011 về triển khai phong trào thi đua “chung sức xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Giang”; Chương trình số 09/CTr-UBND phát động phong trào thi đua “Quyết tâm phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM giai đoạn I trong năm 2014 - 2015 tỉnh Hà Giang”.

Ngày 17 tháng 01 năm 2014, tỉnh Hà Giang đã tổ chức phát động phong trào và ký kết giao ước thi đua trên địa bàn tỉnh “Quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM giai đoạn I trong năm 2014 - 2015”; Cấp huyện: 100% huyện, Thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức phát động phong trào thi đua đã thực hiện ký kết giao ước thi đua với 176 xã; 100% các xã trên địa bàn đều tổ chức ký kết giao ước thi đua với thôn bản và hộ gia đình.

Qua quá trình tuyên truyền vận động đã tác động rất lớn đến phong trào thi đua trong triển khai, thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo đã xuất hiện. Đó là xây dựng nông thôn mới với phương châm “Việc dễ làm trước, việc khó làm sau”, “Việc tốn ít tiền làm trước, việc tốn nhiều tiền làm sau”, “Nhà nước và nhân dân cùng làm”…


Tỉnh đã ban hành trên 200 văn bản các loại (bao gồm Nghị quyết, Quyết định, Thông báo, Kế hoạch, Hướng dẫn, Chương trình...) để lãnh đạo chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới,.

Năm 2011, tỉnh Hà Giang chọn xã Việt Lâm huyện Vị Xuyên làm điểm chỉ đạo, đồng thời chỉ đạo các huyện lựa chọn đăng ký các xã điểm của huyện với tỉnh. Trong năm 2012 có 11/11 huyện, thành phố đã đăng ký với tỉnh với 41 xã làm điểm NTM. 176/176 xã đã lập và phê duyệt xong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, đề án xây dựng xây dựng NTM. Công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân được tỉnh thường xuyên quan tâm đã chỉ đạo các huyện, thành phố và xã xây dựng nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả góp phần tạo thu nhập cho người dân. Có nhiều cơ chế chính sách để hỗ trợ các tổ chức và cá nhân phát triển sản xuất, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống, như: Hỗ trợ sản xuất vụ đông, xây dựng cánh đồng mẫu lúa chất lượng cao, dự án sản xuất giống lúa thuần chất lượng cao, xây dựng quỹ phát triển thôn... Trong những năm qua toàn tỉnh đã triển khai thực hiện được trên 600 mô hình phát triển kinh tế, nhiều xã đã xây dựng phương án liên kết giữa các hộ và doanh nghiệp để phát triển sản xuất với quy mô vừa và nhỏ như trồng cây chanh leo, cây cải Xa Lát tại các xã (Đạo Đức, Ngọc Linh, Trung Thành, Bạch Ngọc, Việt Lâm của huyện Vị Xuyên), Mở rộng chăn nuôi ếch, sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, chăn nuôi lợn hàng hóa, nuôi gà, vịt tại các xã (Ngọc đường, Phương Độ, Phương Thiện - thành phố Hà Giang); mô hình trồng ngô hàng hoá của huyện Xín Mần, mô hình sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Bắc Quang, mô hình trồng củ cải tại huyện Hoàng Su Phì… Đã mở được 813 lớp dạy nghề ngắn hạn, 54 lớp đào tạo, tập huấn chuyển giao công nghệ…giúp cho người dân tham gia nâng cao nhận thức về khuyến nông, trồng trọt, chăn nuôi…

Tính đến hết năm 2017, toàn tỉnh đã có 23 xã đạt chuẩn Nông thôn mới (xã Việt Lâm là xã đầu tiên đạt chuẩn NTM toàn tỉnh, được UBND tỉnh tổ chức lễ công bố vào năm 2014).


3.1.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở huyện Quang Bình

Quang Bình là huyện vùng thấp của tỉnh Hà Giang với tổng diện tích đất tự nhiên 79.118,04 ha. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp 16.061,8 ha, chiếm 20,3% tổng diện tích. Toàn huyện có 135 thôn bản; dân số trên 62 nghìn người, gồm có 12 dân tộc cùng sinh sống. Số lao động chính trên 26 nghìn người. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2017 trên 40 nghìn tấn, bình quân lương thực đầu người 650 kg/người/năm.

Căn cứ các văn bản của Trung ương, của tỉnh, Huyện Quang Bình đã thành lập, kiện toàn BCĐ Chương trình MTQG xây dựng NTM huyện, đồng chí Bí thư Huyện ủy làm Trưởng ban, các Phó trưởng ban và các thành viên là các cơ quan chuyên môn, ban, ngành của huyện.

Thực hiện Quyết định số 1996/QĐ-TTg, ngày 04 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và biên chế của Văn phòng điều phối cấp huyện. UBND huyện đã thành lập Văn phòng điều phối NTM huyện (gọi tắt là Văn phòng NTM huyện) để tham mưu giúp việc cho Ban chỉ đạo huyện.

Trong những năm quan Ban chỉ đạo huyện đã tổ chức tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, người dân bằng nhiều hình thức; cổ động trực quan (48 pa nô, 255 nghìn tờ rơi, 639 băng rôn); truyền thanh (945 tin thời sự, 531 bài phóng sự, 81 chuyên mục NTM); truyền hình (581 tin thời sự, phóng sự và 128 chuyên mục NTM); tổ chức diễn văn nghệ, tuyên truyền miệng, chiếu phim lưu động được 3.231 buổi với trên 2.245.445 lượt người tham gia;

Hưởng ứng các phong trào thi đua như “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; của Uỷ ban nhân dân tỉnh về phát động phong trào thi đua "Quyết tâm phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn I trong năm 2014 - 2015". Ban chỉ đạo huyện đã huy động cả hệ thống chính trị và nhân dân tham gia phong trào chung sức xây dựng NTM, huyện đã phát động phong trào “Ngày thứ Bảy vì nông thôn mới” với các nội dung cụ thể là: Ngày thứ Bảy làm

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí