Phát triển nghề nuôi ong lấy mật (Mật hoa cây dược liệu) tập trung tại các xã xã Liêm Phú, Khánh Hạ, Nậm Xây, Nậm Chày, Nậm Xé, Nậm Tha...
Phát triển chăn nuôi dê tập trung tại các xã Nậm Dạng, Chiềng Ken, Nậm Tha, Liêm Phú, Dần Thàng, Nậm Chày.
Phát triển chăn nuôi gia cầm tại các xã Vò Lao, Văn Sơn, Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Trung, khánh Yên Hạ, Liêm Phú.
Mở rộng diện tích nuôi cá nước ngọt tập trung tại các xã Vò Lao, Văn Sơn, Nậm Dạng, Tân Thượng, Khánh Yên Trung, Khánh Yên Hạ, Liêm Phú.
Về lâm nghiệp: Trọng tâm của sản xuất lâm nghiệp huyện là tập trung khôi phục và phát triển diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn tạo điều kiện cho việc hình thành các địa điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
* Phát triển không gian đô thị
Xu hướng phát triển kinh tế xã hội đang diễn ra thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hóa. Định hướng phát triển đô thị đến năm 2020 của huyện là tập trung phát triển các xã dọc trục quốc lộ 279 như: Thị trấn Khánh Yên, Làng Giàng, Hòa Mạc, Dương Quỳ, Minh Lương, Nậm Xé, Tân An, Tân Thượng. Các xã dọc trục đường tỉnh lộ 151 như: xã Vò Lao, Văn Sơn, Sơn Thủy nhằm hoàn thiện kết cấu hạ tầng, mở rộng giao thương trao đổi hàng hóa gắn với phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng-an ninh.
3.4.2. Nhóm giải pháp về đất đai
Trước hết là vấn đề: Nâng cao chất lượng công tác “quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn” thế nào là chất lượng công tác quy hoạch? Quy hoạch hiện có của chúng ta đang ở trình độ quy hoạch cây, con chứ chưa ở trình độ quy hoạch sản phẩm hàng hóa.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Nghèo Của Đồng Bào Thiểu Số Của 03 Xã Nghiên Cứu
- Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Chương Trình Giảm Nghèo
- Nghèo Do Thiếu Vốn Và Sử Dụng Vốn Không Hiệu Quả
- Giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 11
- Giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 12
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Ví như: vùng trồng lạc, vùng trồng lúa, vùng trồng cây dược liệu... những sản phẩm hàng hóa cuối cùng để đưa ra thị trường là gì thì quy hoạch chưa trả lời. Do đó, rất nhiều yếu tố tiếp theo chưa có trong quy hoạch, ví dụ: quy hoạch dịch vụ, quy hoạch chế biến (cả qui mô - công nghệ), quy hoạch cơ sở hạ tầng... Tiếp theo quy hoạch là thực hiện quy hoạch mà ta thường nói là từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết sau đó là kế hoạch. Bởi quan niệm quy hoạch đang ở quy hoạch cây, con nên quy hoạch chi tiết cũng mới đơn giản là chia quy hoạch to thành quy
hoạch nhỏ chứ không là chi tiết các khâu, các yếu tố cần và đủ để đi đến sản phẩm hàng hóa cuối cùng. Nói tóm lại phải trên nền tảng tư duy kinh tế hàng hóa - thị trường mà làm lại quy hoạch kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
3.4.3. Nhóm giải pháp về vốn
Giải pháp về vốn cần tập trung vào các nội dung sau:
- Nhà nước cần tập trung vốn cho vùng cao thông qua các chương trình, dự án cụ thể, ưu tiên tập trung cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển nông thôn. Tăng cường khuyến nông, khuyến lâm phát triển kinh tế trang trại và khai thác các tài nguyên khác của vùng một cách hợp lý.
- Cần có một cơ chế cho các nông hộ vay vốn phù hợp với điều kiện thực tế của vùng, cụ thể phải là:
+ Cho vay đúng đối tượng: Đó là những đối tượng phải có nhu cầu thực sự để phát triển sản xuất, kiểm soát việc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, đặc biệt ưu tiên cho các hộ nghèo, cận nghèo.
+ Áp dụng những hình thức thế chấp và lãi suất phù hợp: đối với những hộ giàu và trung bình cần có tài sản thế chấp hoặc vật tư đảm bảo một cách phù hợp, đối với nhóm hộ nghèo cần thực hiện chế độ tín dụng tài trợ, sử dụng hình thức cho vay thông qua các đoàn thể đại diện như hội Phụ nữ, hội Nông dân, hội cựu chiến binh... và cần có sự ưu đãi về lãi suất cho các hộ nông dân trong nhóm hộ này.
+ Tăng nguồn vốn cho vay: Phát triển mạnh mẽ hơn nữa quy mô cho vay đối với các hộ nông dân của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội; củng cố và phát triển các hợp tác xã tín dụng, tăng cường vốn vay dài hạn và trung hạn thông qua các chương trình phát triển kinh tế, trong đó trọng tâm cho vay để mở rộng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm có thế mạnh của địa phương như: Cho vay chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, ngựa, lợn bản địa, dê), nuôi ong lấy mật, trồng cây dược liệu, cây ăn quả... Cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ các nông hộ sử dụng vốn vay có hiệu quả, với một mức vốn vay cụ thể đối với từng loại hộ nhằm phát huy tối đa nguồn vốn vay.
3.4.4. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Tiềm năng con người có ý nghĩa quyết định đến mọi hoạt động, có con người, có tri thức là có tất cả. Vì vậy trong giải pháp này cần giải quyết những vấn đề sau:
- Phát triển giáo dục, nâng cao dân trí; nâng cao thể chất lực lượng lao động; đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm, hỗ trợ sinh kế cho người nghèo. Thực tiễn cho thấy, nguyên nhân nghèo đói không chỉ do môi trường, điều kiện địa lý mà còn do hoàn cảnh và đặc điểm cá nhân, từng hộ gia đình, trong đó mấu chốt là vấn đề tri thức. Do vậy, cần xây dựng chương trình “xóa nghèo tri thức đối với người nghèo dân tộc thiểu số”. Thực hiện xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Có chính sách hỗ trợ cho học sinh nghèo như: được phát sách giáo khoa, được phụ cấp gạo mỗi tháng, miễn phí toàn bộ học phí. Sẽ hiệu quả hơn rất nhiều khi trình độ học vấn, tư duy nhận thức của trẻ em được nâng lên, các em sẽ cùng với cộng đồng tác động làm thay đổi tư duy những người trưởng thành là ông, bà, cha mẹ.
- Chăm sóc sức khỏe cho người nghèo và đồng bào DTTS: Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, không để các trạm y tế quá xa khu dân sinh sống, người dân đến cấp cứu, thăm khám được kịp thời, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, điều trị nội trú của nhân dân cũng như của người nghèo. Đa dạng hóa các hình thức khám chữa bệnh miễn phí, giảm phí, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cho người nghèo, đặc biệt quan tâm đến phụ nữ, trẻ em như xây dựng chương trình dinh dưỡng đối với trẻ em, chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ… Tiếp tục thực hiện kéo dài thời hạn điều động luân chuyển cán bộ y tế các tuyến trên về công tác có thời hạn ở cơ sở. Có chính sách thỏa đáng để khuyến khích các bác sĩ đến công tác tại vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc.
3.4.5. Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật
Trong điều kiện sản xuất phát triển theo hướng hàng hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng có vai trò quan trọng và là động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Khoa học kỹ thuật là chìa khóa phát triển nông nghiệp hiện đại.
Ngày nay ứng dụng khoa học kỹ thuật được thừa nhận là một trong những biện pháp kinh tế nhất trong sản xuất nông nghiệp. Người nông dân tiến hành sản xuất kinh doanh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thì mới tăng nhanh được năng suất, nâng cao được chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường và đảm bảo có lợi.
Thay đổi chế độ canh tác lạc hậu, đưa những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, đặc biệt là những giống cây con đặc sản (chẳng hạn như: lúa Chăm Pép, ngô năng suất cao, lợn hướng nạc, cải tạo đàn bò, đàn ngựa địa phương..).
Thay đổi giống đi đôi với cải tiến hệ thống canh tác, công nghệ sau thu hoạch...
Để phát triển kinh tế hộ nông dân trong thời kỳ hiện nay phải coi trọng các biện pháp sau:
- Tổ chức tốt các hoạt động khuyến nông, truyền bá tri thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp. Cần chuyển giao quy trình tới từng hộ nông dân bằng nhiều hình thức khác nhau, đồng thời giúp cho nông dân nắm được các thông tin về thị trường, giá cả nông sản phẩm để nông dân quyết định cơ cấu sản xuất của mình. Xây dựng mô hình trình diễn và làm điểm cho từng vùng, từng thôn, để tiếp nhận chuyển giao khoa học kỹ thuật từ các viện nghiên cứu, trại thực nghiệm, các tổ chức khuyến nông cấp trên đến các hộ nông dân.
- Tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn kiến thức tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh cho các chủ hộ sản xuất hàng hóa, đặc biệt là chủ trang trại, các HTX và các nhóm sở thích... Các cơ quan quản lý nhà nước cần tổ chức biên soạn các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sản xuất trồng trọt, chăn nuôi phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương như: tập quán canh tác, trình độ nhận thức... của người dân.
- Mở rộng hệ thống dịch vụ nhất là dịch vụ khoa học kỹ thuật để cung cấp vật tư và hướng dẫn đồng bào sản xuất, qua đó thu mua, trao đổi sản phẩm cho đồng bào, như hướng dẫn đồng bào dùng phân bón, cải tạo đất, bảo vệ thực vật, trồng lúa nước và chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn...
- Tổ chức đào tạo cán bộ, những nông hộ có năng lực, trình độ làm công tác khuyến nông tại chỗ. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể vận động nông dân thực hiện các biện pháp “gom vốn” để đầu tư trang thiết bị hỗ trợ sản xuất cũng như làm cầu nối trung gian với thị trường.
3.4.6. Nhóm giải pháp xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
Cơ sở hạ tầng là tiền đề để các nông hộ phát triển sản xuất hàng hóa, cơ sở của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Bao gồm điện, đường, trường, trạm, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Do vậy nhóm giải pháp này cần tập trung vào:
- Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững với quan điểm Nhà nước và nhân dân cùng làm, giao
thông nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng tư việc mở rộng thị trường và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nhanh chóng hoàn thiện mạng lưới điện quốc gia đến các cụm dân cư để thúc đẩy phát triển sản xuất cũng như nâng cao nhu cầu hưởng thụ tinh thần của người dân cũng như nâng cao khả năng tiếp cận thông tin (Vì khi có điện thì người dân sẽ tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng).
- Mở rộng các hệ thống thông tin liên lạc: kinh tế càng phát triển, yêu cầu lượng thông tin càng nhiều, cần sớm trang bị thông tin điện thoại, đặc biệt là các xã ở vùng đặc biệt khó khăn.
3.4.7. Nhóm giải pháp về chính sách
- Thực hiện các biện pháp phát triển rừng, nghề rừng, nông - lâm kết hợp và các hoạt động kinh tế khác để thực hiện định canh, định cư, ngăn chặn nạn đốt phá rừng.
- Thực hiện hỗ trợ người nghèo đồng bào DTTS biết cách tự thoát nghèo và tránh tái nghèo khi gặp rủi ro, như: hỗ trợ vật chất trực tiếp cho người nghèo trong những rủi ro đột xuất do thiên tai, dịch bệnh…, hỗ trợ một phần giúp người nghèo tham gia các hoạt động kinh tế: giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu… cùng với những hỗ trợ về vật chất cho người nghèo trên cơ sở hướng dẫn người nghèo sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế tùy theo điều kiện gia đình.
- Xây dựng một số chính sách đặc thù riêng cho từng địa phương trên cơ sở chính sách của Chính phủ. Các chính sách hỗ trợ người nghèo vùng DTTS cần chuyển dần từ việc hỗ trợ trực tiếp thành việc hỗ trợ sinh kế là chủ yếu. Gắn trách nhiệm của người được hưởng lợi vào hiệu quả của các chương trình hỗ trợ. Việc xây dựng các chính sách, các chương trình mới cần quan tâm hơn đến vấn đề phối hợp ngay từ khâu thiết kế chính sách để tạo cơ sở phối kết hợp, lồng ghép trong tổ chức thực hiện, nhưng không làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện cũng như khả năng kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài của mỗi chương trình.
- Bố trí cán bộ khuyến nông cơ sở để giúp người dân áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và lựa chọn được giống cây, con và mô hình sản xuất thích hợp. Từng bước hướng dẫn người nghèo sản xuất được hàng hóa tập trung và tiếp cận thị trường để có những sản phẩm có giá trị cao.
- Có chính sách trợ giá đối với các sản phẩm do nông hộ sản xuất ra như: Đảm bảo tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định và đảm bảo có lợi cho họ, miễn thuế những năm đầu cho các HTX cung ứng các dịch vụ thương nghiệp nhằm tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do nhân dân địa phương làm ra.
- Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn cao nguyên nhân cơ bản là do:
+ Thiếu vốn sản xuất, thiếu ruộng đất canh tác, đầu tư manh mún, hiệu quả kinh tế thấp, một số lao động không có việc làm.
+ Trình độ dân trí thấp, thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật.
+ Do đông nhân khẩu vì sinh đẻ nhiều, sinh đẻ không có kế hoạch, năng suất lao động thấp.
+ Một số hộ do lười lao động, chi tiêu không có kế hoạch, phong tục tập quán lạc hậu.
Do đó, về mặt chính sách cần có một giải pháp chính cho hộ nghèo như:
+ Tiếp tục triển khai chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý theo từng vùng chuyên canh nhằm phát huy thế mạnh về thổ nhưỡng, khí hậu và nguồn nhân lục của địa phương, mở rộng mạng lưới dịch vụ hàng hóa.
+ Tiếp tục củng cố các tổ tương trợ hợp tác, hình thành các nhóm hộ giúp nhau, trao đổi học tập lẫn nhau trong sản xuất để tự vươn lên thoát nghèo.
+ Triển khai cuộc vận động xóa đói giảm nghèo gắn với thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, xoá mù chữ và các chính sách xã hội khác...
- Để thực hiện tốt các cơ chế, chính sách cần:
+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện những sai sót, bất cập để có sự điều chỉnh kịp thời hoặc có các biện pháp xử lý, chỉnh đốn thực hiện nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả của các chính sách để phù hợp với thực tế; có cơ chế khuyến khích các tổ chức đoàn thể, hộ nghèo là người đồng bào dân tộc tham gia vào quá trình giám sát thực hiện chính sách.
+ Thường xuyên đánh giá chính sách để tìm ra những mô hình tốt nhất. Từ đó đưa ra các chính sách linh hoạt, phát huy được tính chủ động, sáng tạo và nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương ở các địa bàn khó khăn, vùng
đồng bào dân tộc với những đặc điểm, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, tập quán và dân trí rất khác nhau.
3.4.8. Nhóm giải pháp nâng vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương
- Chú trọng công tác cán bộ. Cốt lòi cho mọi kế hoạch giảm nghèo là đội ngũ cán bộ trực tiếp tổ chức thực hiện. Thực tế ở cơ sở cho thấy, năng lực của cán bộ còn yếu, sự nhiệt tình, quan tâm tới đời sống của người dân chưa cao; không nhiều cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo thông thạo tiếng dân tộc là rào cản lớn trong công tác tuyên truyền, vận động. Do vậy, cần có kế hoạch cụ thể về công tác cán bộ. Một trong những giải pháp quan trọng là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc để thuyết phục, hướng dẫn đồng bào thoát nghèo.
- Đổi mới cơ chế quản lý và thực hiện XĐGN. Phối hợp lồng ghép các chính sách hỗ trợ người nghèo trong chương trình phát triển KT-XH của địa phương để hỗ trợ tốt nhất khả năng tự vươn lên thoát nghèo, làm giàu cho các hộ dân trong mỗi cụm dân dư. Huy động sự tham gia của người dân vào hoạt động XĐGN bằng cách: Nhà nước đầu tư, hỗ trợ xây dựng, người dân tham gia đóng góp bằng lao động và các vật liệu sẵn có tại địa phương. Thực hiện phân cấp quản lý linh hoạt phù hợp với trình độ và khả năng của mỗi cấp, mỗi ngành, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan. Xây dựng các chính sách hỗ trợ nhóm hộ cận nghèo, nhóm hộ mới thoát nghèo để họ cũng được tiếp tục hưởng chính sách trợ giúp về tín dụng, về khuyến nông - lâm, học nghề... trong một thời gian nhất định để có đủ tiềm lực và vững vàng hơn khi tự vươn lên thoát nghèo, bỏ xa ngưỡng nghèo, tránh tình trạng bị rơi xuống dưới ngưỡng nghèo hoặc tái nghèo khi gặp rủi ro (thiên tai, đau ốm, tai nạn,….).
- Đẩy mạnh tuyên truyền để người nghèo chủ động vượt khó, có ý thức thoát nghèo. Nội dung tuyên truyền phải thiết thực, cụ thể để người dân hiểu được vì sao phải xóa đói giảm nghèo và trách nhiệm mỗi người. Nâng cao ý thức, ý chí phấn đấu thoát nghèo. Việc này không chỉ thực hiện bằng các biện pháp tuyên truyền, thuyết phục thông thường. Thực tế, một bộ phận người dân khi còn được hưởng nhiều lợi ích của hộ nghèo vẫn muốn được ở diện hộ nghèo để tiếp tục thụ hưởng các hỗ trợ của Nhà nước. Ngoài ra, có tình trạng hộ nghèo muốn tách hộ để trở thành nhiều hộ nghèo và được hưởng lợi nhiều hơn từ các chương trình giảm nghèo. Để người dân thực sự muốn thoát nghèo, đặc biệt đối với những hộ mới thoát nghèo, Nhà nước cần
duy trì một số chính sách để họ được hưởng các lợi ích có được của hộ nghèo trong một thời gian nhất định để họ có điều kiện phát triển kinh tế giúp thoát nghèo bền vững. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, vận động, nhân rộng các mô hình, tấm gương thoát nghèo để các hộ nghèo khác phấn đấu và thấy được việc thoát nghèo là đáng tự hào. Nếu thực hiện tốt vấn đề này sẽ góp phần nâng cao ý thức của người dân và tạo động lực cả về vật chất và tinh thần để họ phấn đấu đi lên.
- Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và truyền thông bằng tiếng DTTS. Nâng cao năng lực cho đài phát thanh - phát lại truyền hình huyện và đài truyền thanh của các xã: Tìm hiểu nhu cầu thông tin của người DTTS, cải thiện các chương trình phát thành, làm hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu thông tin của người dân. Tập huấn thực hiện các chương trình phát thanh DTTS hiện đại; Tập huấn, tham quan học tập việc thực hiện các chương trình phát thanh tương tác.
3.4.9. Giải pháp về thị trường
Từ nhiều năm nay, tình trạng hàng hóa nông sản “được mùa mất giá, được giá mất mùa” lặp đi lặp lại như một điệp khúc quen thuộc khiến nông dân chưa bao giờ hết lao đao. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, mà một trong số đó là do thiếu thông tin thị trường. Để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo ở miền núi nói chung, trong đó có huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai thì vấn đề lựa chọn chủ thể kinh doanh và thông tin thị trường giữ vai trò đặc biệt quan trọng.
* Doanh nghiệp phải là hạt nhân
Trên con đường phát triển nông - lâm nghiệp miền núi chúng ta luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề “được mùa, mất giá”, “nay trồng, mai chặt”, “tiền bán sản phẩm không đủ trả công thu hoạch”… Hiện tượng này là sự tích hợp của nhiều nguyên nhân, nhưng có lẽ dễ thấy nhất là thiếu thông tin định hướng của thị trường cho sản xuất - kinh doanh. Thông tin là hàng hóa, là yếu tố quyết định sự thành bại trong cạnh tranh, là định hướng cho quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ. Ngày nay, thông tin thị trường không đơn giản chỉ là thông tin về giá cả hay chất lượng hàng hóa mà nó tích hợp nhiều tầng thông tin về cung, cầu, giá cả, cạnh tranh, chủ thể kinh doanh, sự ảnh hưởng của các nhân tố chính trị, xã hội, ngoại giao, thời tiết… Hơn thế nữa, thông tin thị trường chỉ thực sự hữu ích khi nó trở thành tri thức của người kinh doanh. Với những đòi hỏi như vậy rò ràng phải ở tầm doanh nghiệp