Chính Sách Hỗ Trợ Xây Dựng Kết Cấu Hạ Tầng Nông Thôn:


Khái niệm: Bảo hiểm xã hội theo luật BHXH năm 2006 (có hiệu lực ngày 01/1/2007) là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng góp vào quỹ BHXH.

Nội dung:

Theo Điều 2 của Điều lệ BHXH Việt Nam, chế độ BHXH bắt buộc bao gồm 5 vấn đề sau:

- Chế độ trợ cấp ốm đau.

- Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

- Chế độ trợ cấp thai sản.

- Chế độ trợ cấp hưu trí.

- Chế độ trợ cấp tử tuất.

Đối với người nông dân chuyển đổi nghề vào làm việc khu vực chính thức sẽ thực hiện chính sách BHXH bắt buộc, những người còn lại có thể tham gia BHXH tự nguyện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Người nông dân nói chung và người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng các KCN phần lớn làm việc ở khu vực phi chính thức, nên hầu hết họ chưa được tham gia vào hệ thống BHXH bắt buộc. Từ 01/1/2008 họ mới có điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và được hưởng 2 chế độ đó là: hưu trí và tử tuất.

Về trợ cấp hưu trí: trong điều kiện đất nước thu được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội, đời sống người nông dân đã được cải thiện không ngừng tuổi thọ trung bình tăng lên trong những năm gần đây (khoảng trên 73 tuổi). Tuy nhiên, phần lớn người cao tuổi của Việt Nam thường làm việc ở khu vực phi chính thức dẫn đến khi về già hết khả năng lao động họ không còn thu nhập nào khác phải sống dựa vào con cái cũng như trợ giúp

Chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp nghiên cứu tại Bắc Ninh - 5


của xã hội để tồn tại. Vì vậy việc tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng chế độ hưu trí khi về già là một nhu cầu khá lớn của người nông dân.

Về trợ cấp tử tuất: thu nhập của phần lớn người nông dân không cao. Khi trong gia đình có người tử vong, việc chi phí đã ảnh hưởng khá lớn, thậm trí gây tác động xấu đến đời sống của gia đình họ. Trợ cấp tử tuất sẽ giúp cho gia đình có thân nhân tử vong có được khoản tiền bù đắp hỗ trợ một phần thiếu hụt trong thu nhập để giúp cho họ vượt qua khó khăn ổn định cuộc sống.

1.3.3.4. Chính sách BHYT tự nguyện:

Khái niệm: BHYT là một loại hình bảo hiểm xã hội do nhà nước tổ chức thực hiện nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng, chia sẻ nguy cơ bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người khi ốm đau, bệnh tật, tạo nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động y tế thực hiện công bằng và nhân đạo trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho người dân.

Nội dung:

Cũng như BHXH, BHYT phát triển theo hai hình thức là BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện.

Luật BHYT được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14/11/2008 số 25/2008/QH12.

Bảo hiểm y tế tự nguyện là hình thức người tham gia tự chi trả kinh phí mà không có sự trợ giúp từ bên ngoài. Những người tham gia BHYT tự nguyện với mức đóng góp bình quân chỉ khoảng 1/3 của mức đóng BHYT bắt buộc nhưng họ vẫn được hưởng đầy đủ các quyền lợi như người tham gia BHYT bắt buộc đó là:

- Được khám chữa bệnh ngay tại trạm y tế, các bệnh viện gần nhất, họ được sử dụng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao trong khám chữa bệnh và một số nhóm đối tượng còn được hỗ trợ chi phí chuyển viện khi cần thiết.


- Chuyển đổi cơ chế cùng chi trả 20% một cách đồng loạt và khống chế trần trong điều trị nội trú, sang hình thức xác định mức thanh toán tối đa và cũng chi trả với một kỹ thuật có chi phí lớn.

- BHYT tự nguyện loại trừ thanh toán cho các trường hợp tự tử, chết do say rượu, dùng chất ma tuý… các bệnh xã hội mà Nhà nước đã chi ngân sách chữa như bệnh tâm thần, lao, AIDS…

Ngoài những quyền lợi hưởng như BHYT bắt buộc người tham gia BHYT tự nguyện còn hưởng thêm các dịch vụ y tế đặc biệt như tạo hình thẩm mỹ, phục hồi chức năng, làm chân tay giả…

Đối tượng: Đối tượng của BHYT tự nguyện là công dân ngoài hai đối tượng sau đây:

- Đối tượng áp dụng BHYT bắt buộc đồng thời cũng là đối tượng BHXH bắt buộc và những người hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp BHXH

- Đối tượng thuộc diện Nhà nước cấp thẻ BHYT là những đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi, người có công, đối tượng hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của Nhà nước trong từng thời kỳ.

1.3.3.5. Chính sách trợ giúp xã hội:

Khái niệm và nội dung: Cứu trợ theo từ điển bách khoa Việt Nam, Cứu trợ “Là sự giúp đỡ bằng tiền hoặc hiện vật có tính chất khẩn thiết; cấp cứu trợ ở mức độ cần thiết cho những người lâm vào cảnh bần cùng không có khả năng tự lo liệu cuộc sống hàng ngày của bản thân và gia đình”.

Như vậy có thể hiểu rằng: Cứu trợ là sự đảm bảo và giúp đỡ của Nhà nước. Sự hỗ trợ của nhân dân và cộng đồng về thu nhập và các điều kiện sinh sống bằng các hình thức, biện pháp khác nhau đối với các đối tượng lâm vào cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói… hoặc những thiếu hụt trong cuộc sống khi họ không đủ khả năng tự lo cho cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình.

Thuật ngữ cứu trợ xã hội dùng nhiều và đã trở thành thói quen trong xã hội và sử dụng ở từ điển cũng như văn bản pháp luật. Tuy nhiên khi xã hội


ngày càng phát triển, nhận thức của con người cũng có sự thay đổi. Việc tiếp cận dựa vào nhu cầu của con người trước đây đã được thay thế bằng cách tiếp cận khác đó là dựa vào quyền con người. Do vậy cộng đồng quốc tế và các nhà hoạch địch chính sách cho rằng dùng thật ngữ cứu trợ xã hội không còn phù hợp nữa và thay thế bằng trợ giúp xã hội cho phù hợp hơn. Tại nghị định 07/2000/NĐ-CP và Nghị định 67/2007/NĐ-CP trợ giúp xã hội đã đuợc bóc tách gồm hai nhóm đó là: trợ giúp thường xuyên và đột xuất:

- Trợ giúp thường xuyên:

Đây là hình thức trợ giúp xã hội đối với những người hoàn toàn không thể tự lo được cuộc sống- trong một thời gian dài (một hoặc nhiều năm) hoặc trong suốt cả cuộc đời của đối tượng được cứu trợ.

- Trợ giúp đột xuất:

Là hình thức trợ giúp xã hội do Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ những người không may bị thiên tai, mất mùa hoặc có những biến cố khác mà đời sống của họ bị đe doạ về lương thực, nhà ở, phục hồi sản xuất.

Đây là nội dung đáng quan tâm đối với đối tượng là nông dân bị thu hồi đất để phát triển công nghiệp. Thực tế ở nước ta những người nông dân sau khi phải thu hồi đất không dễ gì tìm được việc làm mới phi nông nghiệp trong khi nhiều đối tượng trong hộ như người hết tuổi lao động và vị thành niên (chưa đến tuổi lao động) là những đối tượng thực sự tạo gánh nặng cho các hộ trong khi trước đây vẫn giúp và tham gia lao động sản xuất nông nghiệp, tạo thu nhập ổn định mặc dù không cao. Vì vậy để giúp họ sớm ổn định cuộc sống rất cần sự trợ giúp của Nhà nước, cộng đồng và doanh nghiệp tham gia.

Đối tượng:

Là những hộ nông dân bị thu hồi đất chủ yếu gồm nhóm đã hết tuổi lao động, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhóm chưa đến tuổi lao động và những người khuyết tật trong các hộ nêu trên.

1.3.3.6. Chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn:


Khái niệm: Chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn là những chủ trương, giải pháp về kinh tế của Nhà nước nhằm hỗ trợ địa phương một phần bằng tiền hoặc hiện vật trong việc đầu tư xây dựng các công trình thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống góp phần tạo điều kiện cho nhân dân địa phương sớm được thụ hưởng khi công trình hoàn thành.

Nội dung: Hỗ trợ tính bằng tỷ lệ % trên dự toán được duyệt của các công trình thiết yếu sau:

- Đường giao thông nông thôn.

- Trạm y tế, trường mầm non, tiểu học và THCS xã, phường, thị trấn.

- Nhà văn hoá thôn, khu phố.

- Nước sạch và vệ sinh môi trường.

- Chợ nông thôn…

1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách ASXH đối với người nông dân bị thu hồi đất để phát triển các KCN.

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chính sách ASXH với người nông dân bị thu hồi đất để phát triển các KCN, theo tác giả có ít nhất 5 nhân tố sau:

1.3.4.1. Những chủ trương, chính sách nguồn lực tài chính của Nhà nước về đảm bảo ASXH với người nông dân bị thu hồi đất để phát triển các KCN.

Đây là nhân tố hết sức quan trọng nó có tác dụng định hướng để các cơ quan đơn vị doanh nghiệp có căn cứ triển khai thực hiện ngoài ra thông qua chủ trương chính sách Nhà nước sẽ hỗ trợ bằng vật chất, tinh thần cho người nông dân giúp họ sớm ổn định cuộc sống và từng bước nâng lên sau khi phải giao đất cho công nghiệp đảm bảo điều tiết, tạo công bằng xã hội thúc đẩy sự phát triển bền vững.

1.3.4.2. Công tác tổ chức bộ máy thực thi chính sách ASXH đối với người nông dân bị thu hồi đất để phát triển các KCN.


Tổ chức bộ máy theo dõi và triển khai chính sách ASXH đối với người nông dân bị thu hồi đất để phát triển các KCN là rất quan trọng vì các chính sách có tính khả thi hay không, có đi vào cuộc sống của người nông dân hay không phải có một bộ máy tổ chức trung gian giúp cho Nhà nước nắm bắt được nguyện vọng chính đáng của người nông dân, thông qua cơ quan tham mưu đề xuất chính sách, khi chính sách được ban hành thì bộ máy này triển khai theo dõi, đánh giá việc thực hiện.

1.3.4.3. Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và giám sát thực thi chính sách ASXH đối với người nông dân bị thu hồi đất để phát triển các KCN.

Cán bộ là cái gốc của công việc. Công việc thành hay bại đều ở nơi cán bộ tốt hay kém. Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và giám sát thực thi chính sách rất quan trọng đòi hỏi họ phải có năng lực chuyên môn, sâu sát cơ sở thấu hiểu tâm lý và tình cảm của người nông dân bị phải thu hồi đất, phải có lòng nhiệt tình say sưa, tận tâm với công việc được phân công, phải thực sự là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước các cấp với người nông dân bị thu hồi đất và ngược lại.

1.3.4.4. Vai trò trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN đối với người nông dân bị thu hồi đất để phát triển các KCN.

Phát triển công nghiệp kéo theo việc phải thu hồi đất của nông dân giao cho doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất và kinh doanh, xét cho cùng nhà đầu tư là người trực tiếp và hàng ngày gắn bó với nông dân và địa phương sở tại. Trách nhiệm đặt ra cho các doanh nghiệp cũng cần phải nhận thức rõ chính người nông dân đã dám nhận hy sinh quyền lợi cá nhân và gia đình để giao tư liệu sản xuất hàng ngàn đời cho doanh nghiệp và nhận lấy khó khăn về mình, vì vậy doanh nghiệp rất cần phải chia sẻ với họ thông qua đóng góp hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp vào ASXH để cùng với địa phương và cộng đồng giúp cho người nông dân bị thu hồi đất sớm vượt qua khó khăn ổn định cuộc sống.


1.3.4.5. Năng lực thực hiện của người nông dân bị thu hồi đất để phát triển các KCN.

Nhân tố này phải nói đến hai khía cạnh:

Thứ nhất, là nhận thức của người nông dân về ASXH cần phải được tuyên truyền và quán triệt để họ hiểu được lợi ích lâu dài của ASXH sẵn sàng tham gia, tiến tới mong muốn được tham gia một cách đầy đủ cho các thành viên trong gia đình họ.

Thứ hai, phải nói đến năng lực tài chính.

Cùng với nhận thức, vấn đề tài chính cũng rất quan trọng với người nông dân bị thu hồi đất, sau khi nhận được một số tiền bồi thường hỗ trợ chuyển đổi nghề cần phải phân bổ chi tiêu hợp lý có sự tư vấn của các tổ chức và cá nhân, tiếp đó phải tìm được việc làm và thu nhập ổn định.

Hai nhân tố nêu trên có tính chất quyết định đến năng lực thực hiện của người nông dân bị thu hồi đất với chính sách ASXH.

1.3.5. Tiêu chí đánh giá chính sách an sinh xã hội đối với nông dân bị thu hồi đất để phát triển các KCN

Để đánh giá một hệ thống chính sách ASXH là tốt hay chưa tốt, phát triển hay chưa phát triển cần thiết phải có chỉ số đánh giá và bộ công cụ cho việc đánh giá. Theo các chuyên gia của ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã sử dụng hai chỉ số quan trọng đó là chỉ số bao phủ và chỉ số tác động. Theo nghiên cứu của các chuyên gia UNDP thì chỉ số bền vững về tài chính cũng không kém phần quan trọng. Ở Việt Nam chúng ta khi đánh giá hệ thống ASXH. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã xem xét các hợp phần của ASXH qua ba chỉ số đó là:

Mức độ bao phủ, mức độ tác động và mức độ bền vững của hệ thống. Tác giả luận án đã xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ bao phủ, mức độ tác động và mức độ bền vững của hệ thống ASXH đối với người nông dân diện phải thu hồi đất để xây dựng các KCN như sau:


1.3.5.1. Mức độ bao phủ của chính sách ASXH đối với người nông dân:

Thứ nhất, chỉ số bao phủ dạy nghề với nông dân bị thu hồi đất; đó là tỷ lệ phần trăm người nông dân được đào tạo nghề phi nông nghiệp.

Công thức tính như sau:


C S dtnnd

D

dtnnd

nd

(1)


Trong đó:

Cdtnnd: chỉ số bao phủ của dạy nghề với nông dân bị thu hồi đất năm (y).

Sdtnnd: số nông dân bị thu hồi đất (trong độ tuổi lao động) được đào tạo nghề mới tại thời điểm nghiên cứu năm (y).

Dnd: tổng số nông dân trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất có nhu cầu học nghề tại thời điểm nghiên cứu trong năm (y).

Thứ hai, chỉ số bao phủ giải quyết việc làm: là tỷ lệ phần trăm giữa số người nông dân bị thu hồi đất đã tìm được việc làm mới so với tổng số nông dân có nhu cầu tìm việc làm trong diện bị thu hồi đất.

Công thức tính như sau:

C S vlmnd

D

vlm

nd

(2)


Trong đó:

C vlm: Chỉ số bao phủ giải quyết việc làm với nông dân bị thu hồi đất để phát triển CN.

Svlmnd: Số nông dân bị thu hồi đất đã tìm được việc làm mới năm (y)

Dnd: Tổng số nông dân có nhu cầu tìm việc làm thuộc diện bị thu hồi đất thời điểm nghiên cứu (năm y).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2022