vốn tín dụng thông thường mà còn bằng nhiều “lối riêng” (Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietinbank năm 2017).
2.2.4. Kinh nghiệm tiếp cận vốn tín dụng NH của một số DNNVV của Việt Nam
Để nâng cao tiếp cận vốn cho DN trên địa bàn tỉnh Đà Nẵng, Hiệp hội DNNVV thành phố Đà Nẵng đã thành lập công ty TNHH một thành viên Trung tâm hỗ trợ và phát triển DNNVV Đà Nẵng với các mục tiêu đào tạo, tư vấn, hỗ trợ DN trong quá trình hoạt động kinh doanh. Trong đó, hỗ trợ DN vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh là mục tiêu quan trọng được duy trì với các hoạt động như: tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, đối thoại có mời lãnh đạo thành phố, Ngân hàng Nhà nước đến tham dự; tư vấn hỗ trợ DN lập hồ sơ vay vốn…nhờ đó nhiều chương trình hỗ trợ tín dụng của NH được ban hành nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của DN, số lượng DNNVV tiếp cận vốn tăng lên.
Công ty Cổ phần Đường Ninh Hòa, Khánh Hòa là 1 trong 10 DNNVV tốt nhất Châu Á năm 2013 được tạp chí Forbes công bố chia sẻ kinh nghiệm vay vốn tại các NH như sau: Với một DN cần phải tiếp cận vốn ngân hàng thì điều kiện cốt lõi nhất là DN đó càng minh bạch càng tốt trong hoạt động kinh doanh của mình. Thứ 2 là DN đó đang hoạt động và có tăng trưởng trong ngành của mình. Thứ 3 là DN cần chuẩn bị và làm quen với điều kiện NH về sự đồng nhất, chuẩn chỉnh của số liệu tài chính. Khi đáp ứng được các điều kiện này, cơ hội DN được NH chấp thuận cho vay là rất cao.
Theo lãnh đạo công ty công ty TNHH sản xuất và thương mại Khánh Nghĩa, Hà Nội để tiếp cận được nguồn tín dụng NH DN nên có mối quan hệ thường xuyên với một số NH để có thể nắm vững các quy định trong hồ sơ vay vốn. Khi có nhu cầu vay vốn DN cần phải thuyết phục được NH về mặt hiệu quả của phương án một cách rõ ràng như: khó khăn và thuận lợi của dự án, chi phí ban đầu, doanh thu, kế hoạch trả nợ…như vậy sẽ tăng khả năng vay được nguồn tín dụng NH của DNNVV.
2.2.5. Bài học kinh nghiệm
Từ kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và địa phương của Việt Nam trong việc hỗ trợ tín dụng đối với DNNVV, luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm phù hợp với Việt Nam nói chung, tỉnh Thái Nguyên nói riêng và NH, DNNVV trong mục tiêu tăng cường tiếp cận tín dụng NH đối với DNNVV như sau:
Đối với Chính phủ
Có thể bạn quan tâm!
- Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa
- Các Hình Thức Tín Dụng Của Ngân Hàng Đối Với Dnnvv
- Bài Học Kinh Nghiệm Về Tiếp Cận Tín Dụng Nh Của Dnnnvv
- Số Lượng Dnnvv Phát Phiếu Điều Tra, Phỏng Vấn Theo Địa Bàn
- Khung Phân Tích Các Yếu Tố Từ Phía Dn Ảnh Hưởng Đến Tiếp Cận Tín Dụng Nh Của Dnnvv
- Chỉ Tiêu Đánh Giá Chất Lượng Tín Dụng Nh Của Dnnvv
Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.
- Hoàn thiện hệ thống luật pháp hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi tối đa cho các DNNVV. Việc xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh từ Trung ương đến địa phương sẽ giúp các tổ chức tài chính và DNNVV yên tâm kinh doanh - đây là nền tảng cho sự phát triển kinh tế.
- Xây dựng một hệ thống các tổ chức tài chính phục vụ cho nhu cầu vốn của các DNNVV từ trên xuống dưới với nhiều loại hình khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của DN. Tháng 03 năm 2018, Chính phủ đã ký Nghị định số 34/2018/NĐ - CP về việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV điều này sẽ tạo cơ hội cho DN trong tiếp cận vốn. Ngoài ra, Chính phủ có thể: lập quỹ tín dụng nhằm giúp cho các DN khởi nghiệp, DN kinh doanh trong các lĩnh vực công nghệ mới, DN kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao với mức lãi suất thấp hoặc không lãi suất trong thời gian từ 3 đến 5 năm - đây là những loại hình kinh doanh chưa nhận được nhiều khuyến khích phát triển.
- Khuyến khích sự phát triển của các công ty đầu tư mạo hiểm, công ty mua bán nợ. Chính phủ có thể dành cho công ty đầu tư mạo hiểm một số ưu đãi về tài chính, hỗ trợ pháp luật và công nghệ nhằm hình thành nhiều hơn các Start - up. Ngoài ra, cần thành lập các công ty mua bán nợ - là đầu mối giữa NH và DN trong việc xử lý các khoản nợ nhanh chóng và có hiệu quả đối với DN kinh doanh thua lỗ.
Đối với tỉnh Thái Nguyên
- Khuyến khích các NHTM đơn giản hóa thủ tục vay vốn; đổi mới dịch vụ cung cấp cho DNNVV như dựa trên tài sản cho vay, tài sản cố định, cho thuê tài chính...Tổ chức các lớp tập huấn thông qua chương trình khuyến công để phổ biến kiến thức về quản lý tài chính, kế toán để DN áp dụng chuẩn mực kế toán, minh bạch hóa thông tin tài chính, kiểm toán báo cáo tài chính, tạo điều kiện để NHTM xem xét cho vay.
- Tăng cường năng lực và chất lượng hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân, phát triển vững chắc, an toàn quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn, mở rộng tín dụng cho DNNVV, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về tư vấn tài chính, quản lý đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ khác cho DNNVV.
- Xây dựng hệ thống các tổ chức tài chính phục vụ cho nhu cầu vốn của DNNVV. Thành lập những tổ chức tài chính dựa trên các chính sách ưu đãi của Chính phủ để cấp vốn cho DNNVV. Ngoài ra, có thể xây dựng những hỗ trợ đặc thù
cho từng nhóm ngành nghề nhờ đó vừa giải ngân nguồn tín dụng NH mà DN vẫn có thể đáp ứng điều kiện vay vốn và sự an toàn của khoản vay.
Đối với NH
- Hệ thống các dịch vụ NH hỗ trợ DNNVV cần phải hướng tới mục tiêu giúp các DNVVN tăng trưởng và phát triển bền vững. Điều này có thể thực hiện được khi hệ thống quản lý tài chính của Việt Nam được quản lý theo ngành dọc từ NH Trung ương đến các NHTM địa phương, do đó các phát sinh sẽ dễ dàng được báo cáo và giải quyết kịp thời.
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM thông qua áp dụng hệ thống quản lý hiện đại, tiên tiến và áp dụng công nghệ mới để có thể cung cấp dịch vụ tới các DNNVV với chi phí hợp lý. Các NHTM trong nước cần xây dựng nhiều hơn những chính sách tín dụng phù hợp để thu hút DNNVV trở thành đối tác thân thiết của mình - vì số lượng đông đảo DNVVN đang trên đà gia tăng như hiện nay tại Việt Nam sẽ là nhóm khách hàng quan trọng trong tương lai của NH.
- Đa dạng hóa hình thức vay vốn với lãi suất ưu đãi và thời gian vay dài, thậm chí với mỗi lĩnh vực kinh doanh NH có các gói tín dụng khác nhau kích thích DNNVV vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Cải cách thủ tục, nâng cao trình độ cán bộ tín dụng và thành lập bộ phận chuyên tư vấn, hỗ trợ DNNVV trong việc lựa chọn gói tín dụng, thủ tục vay và vấn đề quản lý, sử dụng nguồn vốn. NH nên chú ý việc kiểm tra định kỳ theo quý để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay tại DN.
Đối với DNNVV
- DNNVV nên tự hoàn thiện, phát triển dựa trên năng lực của chính mình tranh thủ sự trợ giúp từ Chính phủ, NH đặc biệt trong vấn đề nguồn vốn. Có chiến lược kinh doanh dài hạn để từ đó xây dựng kế hoạch hàng năm giúp chủ động nguồn vốn vay trong quá trình SXKD. Hoàn thiện chế độ tài chính kế toán để làm căn cứ cho việc lập hồ sơ vay vốn thuận lợi hơn.
- Nâng cao trình độ của chủ DN bằng cách tham gia các chương trình học chuyên sâu, các khóa đào tạo ngắn hạn về tài chính, kinh tế. Thường xuyên đổi mới, cập nhật các văn bản luật và các quy định tín dụng của Nhà nước để nắm bắt được những chính sách ưu đãi theo từng thời kỳ. Giữ gìn mối quan hệ thân thiết với các NHTM nhằm nắm bắt kịp thời các chính sách tín dụng mới.
TỔNG KẾT NỘI DUNG CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về những vấn đề cơ bản về DNNVV như khái niệm, phân loại, vai trò của DNNVV trong nền kinh tế. Có sự so sánh về khác biệt trong tiêu chí phân loại DNNVV của World Bank và Việt Nam. Khái quát nội dung về tín dụng NH để có cái nhìn tổng quan đến bản chất, chức năng, đặc điểm cũng như vai trò của tín dụng NH đối với nền kinh tế nói chung và DNNVV nói riêng. Luận án đã đưa ra khái niệm về tiếp cận tín dụng NH đối với DNNVV phù hợp với nội dung nghiên cứu. Dựa vào nền tảng lý thuyết và các công trình nghiên cứu trước đây để chỉ ra yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV từ 3 phía: yếu tố từ môi trường và chính sách kinh tế vĩ mô, yếu tố phía NHTM và yếu tố từ phía DNNVV. Tiếp đó, luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm tăng cường tiếp cận tín dụng NH đối với DNNVV của các quốc gia trên thế giới, địa phương trong nước, các NH trong - ngoài nước và những DNNVV thành công trong việc tiếp cận tín dụng NH. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Chính phủ, địa phương, NH và DNNVV nhằm tăng cường tiếp cận tín dụng NH đối với DNNVV tỉnh Thái Nguyên thời gian tới. Các nội dung được trình bày trong chương 2 sẽ là căn cứ để luận án hoàn thiện các chương tiếp theo.
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH của các DNNVV tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2018 như thế nào?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên hiện nay ra sao?
- Có sự khác biệt nào trong tiếp cận tín dụng NH của DNNVV theo quy mô DN và ngành nghề kinh doanh không?
- Giải pháp nào cần đưa ra nhằm giúp DNNVV tỉnh Thái Nguyên tiếp cận tốt hơn nguồn tín dụng NH?
3.2. Quy trình nghiên cứu và khung phân tích của luận án
3.2.1. Quy trình nghiên cứu của luận án
Quy trình nghiên cứu của luận án nhằm trình bày khái quát các nội dung được thực hiện theo trình tự để tạo nên 1 sản phẩm hoàn chỉnh. Tác giả đã khái quát quy trình nghiên cứu tại Sơ đồ 3.1.
3.2.2. Khung phân tích của luận án
Dựa vào nội dung tổng quan tài liệu tại Chương 1, nền tảng lý thuyết và các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tại chương 2, tác giả tiến hành đánh giá tình hình tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 – 2018 dựa trên các số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập. Từ đó đưa ra các kết quả cụ thể căn cứ vào thực trạng nghiên cứu thông qua những phương pháp phân tích phù hợp để đề xuất kiến nghị, giải pháp dựa vào bài học kinh nghiệm, quan điểm, xu hướng và tình tình thực tế tại tỉnh Thái Nguyên. Khung phân tích được trình bày tại Sơ đồ 3.2.
Tổng quan nghiên cứu
Khung lý thuyết
Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng
Kết quả nghiên cứu
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV
Thực trạng Đánh giá các kết
quả phân tích
Thành tựu, hạn chế
Giải pháp tăng cường tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNNVV
Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu luận án
(Nguồn: Mô tả của tác giả)
Tiêu chí đánh giá
Tiếp cận tín dụng
NH của DNNVV
Các yếu tố ảnh hưởng
Khung lý thuyết
- Thực trạng tiếp cận tín dụng NH của DNNVV
phân tích số liệu thứ cấp
- Thực trạng tiếp cận tín dụng NH của DNNVV
phân tích số liệu sơ cấp
Bài học
kinh nghiệm
Giải pháp, kiến
nghị
Xu
hướng
Quan
điểm, định
Sơ đồ 3.2. Khung phân tích của luận án
(Nguồn: Mô tả của tác giả)
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.3.1.1. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Tổng hợp lý thuyết về tín dụng NH đối với DNNVV và các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV trên thế giới và Việt Nam cho thấy các yếu tố ảnh hưởng khá đa dạng với mức độ tác động khác nhau. Do vậy để tránh những nhận định mang tính chủ quan, các yếu tố ảnh hưởng có tính chất đặc thù với địa bàn nghiên cứu thì phương pháp thảo luận nhóm chuyên gia rất phù hợp. Nhóm chuyên gia là những người am hiểu về đặc điểm tín dụng NH, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Do vậy, các nhà khoa học, lãnh đạo NH và quản lý DN đang làm việc tại Thái Nguyên hoặc có kinh nghiệm sẽ được mời để tham dự quá trình thảo luận các vấn đề liên quan. Cách thức tiến hành thông qua thảo luận trực tiếp
vào tháng 01 năm 2017. Theo trình tự đặt câu hỏi và làm rõ bằng hình thức phỏng vấn sâu, đặt câu hỏi mở trên cơ sở lý thuyết của mỗi thành phần nhằm mục đích khám phá, điều chỉnh, bổ sung mô hình nghiên cứu đề xuất (nếu có) và xây dựng thang đo lường các yếu tố ảnh hưởng từ phía DNNVV đến tiếp cận nguồn tín dụng NH. Trong nghiên cứu này, 15 chuyên gia (Phụ lục 03a) tham gia thảo luận nhằm xem xét và phát hiện mới về mô hình nghiên cứu và thang đo của các thành phần trong mô hình. Quá trình phỏng vấn, tham khảo ý kiến đã được luận án thực hiện nghiêm túc và toàn bộ nội dung đã được trình bày trong Phụ lục 03b.
Cuộc thảo luận được thực hiện nhằm làm sáng tỏ các vấn đề cụ thể sau:
1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV
2. Khám phá các tiêu chí đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV từ phía DN nhằm xây dựng thang đo.
Kết quả của quá trình phỏng vấn được dùng làm căn cứ giúp tác giả xây dựng thang đo trong bộ phiếu điều tra phỏng vấn DNNVV nhằm giải quyết các vấn đề nghiên cứu của luận án.
Ngoài ra, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu một số nội dung liên quan về nhận định, quan điểm của các chuyên gia về các vấn đề tiếp cận tín dụng như: những thuận lợi, khó khăn của DN/NH khi vay/cho vay, nhận định về tình hình tiếp cận vốn tín dụng NH của DNNVV thời gian qua, những mong muốn trong tương lai…
3.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được luận án thu thập từ nhiều kênh thông tin khác nhau nhằm giải quyết 02 vấn đề trong luận án gồm: (1) Thực trạng hoạt động kinh doanh của các chi nhánh NH và DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; (2) Thực trạng tiếp cận tín dụng NH của DNNVV giai đoạn 2013 - 2018. Địa điểm và các nội dung cần thu thập được trình bày tại Phụ lục 04.
3.3.1.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
a. Mục đích
Để đánh giá thực trạng tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên thời gian qua, tác giả tiến hành điều tra, khảo sát 02 nhóm đối tượng NH - DNNVV với 02 bộ phiếu với mục đích như sau: (1) Đối với phiếu điều tra NH: đánh giá mức độ tiếp cận tín dụng của DNNVV, những khó khăn trong quá trình cho vay đối với