Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN

======


HOÀNG THỊ HUYỀN


SỰ ẢNH HƯỞNG

CỦA TƯ TƯỞNG NHO GIÁO

TRONG HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập - 1


Người hướng dẫn khoa học


TS. NGUYỄN THỊ TÍNH


HÀ NỘI, 2018

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành, sâu sắc nhất của mình tới TS. Nguyễn Thị Tính - người đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các quý thầy cô trong Tổ Văn học Việt Nam, Khoa Ngữ văn đã quan tâm, động viên khích lệ, nhiệt tình giảng dạy; cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa và Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.

Tôi xin cảm ơn sâu sắc đến người thân, gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 05năm 2018

Tác giả khóa luận


Hoàng Thị Huyền

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Tính. Khóa luận với đề tài Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức quốc âm thi tập chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu có gì sai phạm, người viết sẽ chịu mọi hình thức kỷ luật theo đúng quy định của việc nghiên cứu khoa học.


Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2018

Tác giả khóa luận


Hoàng Thị Huyền

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3. Mục đích nghiên cứu 7

4. Đối tượng nghiên cứu 7

5. Phạm vi nghiên cứu 7

6. Phương pháp nghiên cứu 7

7. Bố cục khóa luận 8

NỘI DUNG 9

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN 9

CỦA NHO GIÁO VÀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 9

HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP 9

1.1. Những tư tưởng cơ bản của Nho giáo và ảnh hưởng đến văn học Việt Nam 9

1.2. Khái quát về tác giả, tác phẩm Hồng Đức quốc âm thi tập 14

1.2.1. Tác giả Hồng Đức quốc âm thi tập 14

1.2.2. Tác phẩm Hồng Đức quốc âm thi tập 16

Tiểu kết chương 1 18

Chương 2. DẤU ẤN NHO GIÁO 19

TRONG HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP 19

2.1. Ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo trong quan niệm nghệ thuật 19

2.2. Ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo trong nội dung tác phẩm 29

2.2.1. Thiên mệnh, quân vương và thời thái bình, thịnh trị 29

2.2.2. Mối quan hệ xã hội trong nền nếp tam cương, ngũ thường 39

2.3. Ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo trong bút pháp nghệ thuật tác phẩm 48

2.3.1. Ngôn từ cao nhã 49

2.3.2. Lấy cổ xưa làm mẫu mực 51

2.3.3. Bút pháp vịnh 54

Tiểu kết chương 2 57

KẾT LUẬN 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

1. Lí do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

Thời đại Hồng Đức không những tiêu biểu cho một giai đoạn cực thịnh của chế độ phong kiến Việt Nam mà còn là cột mốc đánh dấu thời kì xã hội đưa Nho giáo lên thành quốc giáo, vận dụng Nho giáo làm nền tảng để xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền vững chắc, hưng thịnh. Điều đó được thể hiện rất rò qua Hồng Đức quốc âm thi tập. Tập thơ do nhiều tác giả sáng tác. Đó là những nhân sĩ thời Hồng Đức, mà chủ yếu là sáng tác của các nhân sĩ hội Tao đàn, dưới sự chủ xướng của Lê Thánh Tông. Nhiều người tìm đến với Hồng Đức quốc âm thi tập không chỉ bởi giá trị văn học mà còn bởi chiều sâu giá trị lịch sử của cả một thời đại mà nó phản ánh. Đây là tập thơ muôn màu muôn vẻ, đa dạng về phong cách sáng tác nhưng đều quy tụ ở ý thức, lòng tự tôn dân tộc và thấm nhuần tư tưởng Nho giáo. Lê Thánh Tông đã dùng tư tưởng Nho giáo một cách tiến bộ, tích cực để quản lý, xây dựng xã hội thịnh trị, phát triển. Với nhà vua, bản thân mỗi con người từ vua quan cho tới dân thường phải có nhân đức thì xã hội mới tốt đẹp. Và nhân đức đó, được bắt nguồn và học tập theo tư tưởng Nho giáo.

Hồng Đức quốc âm thi tập tôn vinh quá khứ hào hùng của cha ông, ngợi ca vai trò của nhà vua và các anh hùng hào kiệt, đồng thời là khúc ca bất tận về đất nước giàu đẹp. Các sáng tác tuy còn nặng lối cung đình quý tộc nhưng lại hết sức thi vị dễ đi vào lòng người. Ý thơ đi từ thiên nhiên kì vĩ mỹ lệ tới cảnh vật bình dị thân thuộc, vai trò của vua quan được ca tụng là để hướng đến cuộc sống đời thường ấm no của muôn dân. Mặc dù vậy, các bài thơ này được sáng tác trong thời Hồng Đức, ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng của nhà vua Lê Thánh Tông, mà cụ thể ở đây là tư tưởng Nho giáo nên không dễ dàng để hiểu hết được nội dung mà các tác giả muốn truyền đạt. Nho giáo có những quy tắc, giáo lí nghiêm ngặt, sâu sắc có sức chi phối ảnh hưởng cao tới

đời sống xã hội. Nho giáo trong thời kì này đã thấm nhuần vào đường lối quản lý nhà nước của nhà vua đồng thời ảnh hưởng sâu sắc tới các sáng tác văn học, điển hình là Hồng Đức quốc âm thi tập. Vậy Nho giáo đã tác động tới vai trò của vua Hồng Đức như thế nào, tạo nên lối sống nhân nghĩa cho bậc tôi hiền ra sao, bức tranh xã hội lấy Nho giáo làm quốc giáo có hạnh phúc ấm no hay không?... Tất cả những điều đó sẽ được lý giải qua Hồng Đức quốc âm thi tập. Những bài thơ trong Hồng Đức quốc âm thi tập phải cần quá trình nghiên cứu, học tập, đọc hiểu nghiêm túc mới thấm nhuần được nội dung mà nó biểu hiện, mới hiểu được sâu sắc sự ảnh hưởng của Nho giáo đối với tập thơ này. Tuy nhiên cho đến nay chưa có nhiều công trình tập trung nghiên cứu chuyên sâu và riêng biệt về sự ảnh hưởng của Nho giáo trong Hồng Đức quốc âm thi tập. Đây là khó khăn cho việc tiếp cận và học tập những tác phẩm trong tập thơ Nôm này.

Chính vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức quốc âm thi tập” để giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về nội dung tập thơ, để thấy được rò tư tưởng Nho giáo đã chi phối tới các sáng tác trong tập thơ này như thế nào đồng thời lý giải được tại sao Lê Thánh Tông đã trị vì được một xã hội phong kiến hưng thịnh đến thế trong lịch sử dân tộc.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Lật đật bình phong mở mấy lần Khắp hòa chốn chốn một trời xuân

(Mùa xuân, bài 13, Thiên địa môn)

Đó là những vần thơ khép lại phần Lời nói đầu của cuốn Hồng Đức quốc âm thi tập. Cái rung rinh, phơi phới của câu thơ cũng chính là không khí chung của toàn tập thơ khi viết về một thời đại phong kiến thịnh trị của dân tộc trong lịch sử. Hồng Đức quốc âm thi tập ra đời dựa trên sự kế thừa và phát

huy tinh thần đã có trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi ở đầu thế kỉ XV. Chắc hẳn khi viết về một thời đại hoàng kim trong lịch sử dân tộc, tác phẩm ra đời vào thời Hồng Đức kia cũng phải đồ sộ về số lượng, cuốn hút về nội dung để sánh ngang tầm với thời đại mà nó phản ánh. Thực tế cho thấy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về giá trị của tập thơ này và để lại những đóng góp đáng kể cho nền văn học dân tộc. Đó là những cuốn sách giáo trình đại học, sách chuyên luận chuyên khảo, các sách tham khảo về lịch sử và luận văn tốt nghiệp đại học.

Giáo trình Văn học Việt Nam (Thế kỉ X – nửa đầu thế kỷ XVIII) của nhóm tác giả Đinh Gia Khánh (chủ biên), Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương, ở chương XV do Mai Cao Chương viết đã dành gần 12 trang giới thiệu phân tích về sự nghiệp văn học của Lê Thánh Tông. Ở những trang giáo trình ấy có một nhận xét khách quan có giá trị gợi ý để tôi thực hiện khóa luận này: “Văn học nửa thứ hai của thế kỷ XV tuy bị chi phối bởi quan điểm văn nghệ cung đình, nhưng vẫn còn có nội dung yêu nước. Diện mạo văn học thời kỳ này cũng khá đa dạng, có văn học cung đình của nhà vua và các triều thần (trong hội Tao đàn), cũng có văn học thoát ly ảnh hưởng cung đình của các nhà thơ có thi tập riêng; có văn học ca tụng chế độ phong kiến, cũng có văn học ca tụng cuộc sống của nhân dân. Phong cách nghệ thuật cũng có sự đa dạng nhất định. Có phong cách thơ cung đình thiên về từ chương, cũng có phong cách điền viên chú trọng tính cụ thể sinh động của đời sống lại cũng có phong cách thơ triết lý” [6, tr.319].

Giáo trình văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII của nhóm tác giả Bùi Văn Nguyên (chủ biên), Nguyễn Sĩ Cẩn, Hoàng Ngọc Trì đã dành trọn chương 5 viết về Lê Thánh Tông ở mục III “Lê Thánh Tông, vị nguyên súy sáng tác văn học và chỉ đạo việc sáng tác văn học”. Các tác giả giáo trình viết: “Đặc biệt có quyển Hồng Đức quốc âm thi tập, chắc chắn rằng

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí