Chính Sách Hỗ Trợ Xây Dựng Kết Cấu Hạ Tầng Nông Thôn


Bắc Ninh đã điều chỉnh đối tượng và mức độ trợ cấp tại Nghị quyết số 155/2010/NQ-HĐND 16 như sau:

- Đối tượng từ 75 đến dưới 85 tuổi

- Mức trợ cấp:

+ Người cao tuổi từ 75 đến dưới 80 tuổi, trợ cấp 90.000đ/người/tháng.

+ Người cao tuổi từ 80 đến dưới 85 tuổi, trợ cấp 120.000đ/người/tháng.

- Thời gian áp dụng từ 1/7/2010.

2.3.1.6. Chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn cụ thể (nêu những chính sách đã và đang áp dụng thời gian gần đây).

Ngày 21/4/2000, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 39 về việc hỗ trợ xây dựng nâng cấp đường giao thông nông thôn.

Năm 2005:

Ngày 16/8/2005, UBND tỉnh ra Quyết định số 106 về hỗ trợ phát triển nông nghiệp và đầu tư chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006- 2010.

Ngày 26/12/2005, UBND tỉnh ra Quyết định số 170 về quy định huy động hỗ trợ và sử dụng vốn xây dựng nâng cấp đường giao thông nông thôn.

Ngày 2/6/2008, UBND tỉnh ra Quyết định số 85/2008UBND về việc ban hành quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn đến năm 2010 Ngày 14/5/2009, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 72/2009/QĐ-UBND về việc ban hành quy định nêu trên thay thế Quyết định 85/2008 cụ thể về hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn như sau:

- Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường.

Xây dựng hệ thống nước sạch tập trung.

Ngân sách Trung ương hỗ trợ 40% tổng mức đầu tư. Ngân sách tỉnh hỗ trợ 40% tổng mức đầu tư.


Xây dựng xử lý chất thải bằng Bioga: hỗ trợ 50% giá trị dự toán theo thiết kế mẫu.

- Xây dựng đường giao thông nông thôn.

Tỉnh hỗ trợ 50% giá trị được duyệt, song không quá 50% giá trị dự toán theo thiết kế mẫu.

- Hỗ trợ xây dựng kênh mương.

Ngân sách tỉnh đầu tư 100% giá trị với các tuyến kênh loại 1 và loại 2 được duyệt.

Ngân sách tỉnh đầu tư 50% giá trị dự toán với kênh loại 3 theo thiết kế mẫu.

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng trụ sở xã, trường học mầm non đến THCS, nhà văn hoá thôn; trạm y tế xã.

Tỉnh hỗ trợ 70% giá trị quyết toán được duyệt song không quá 70% giá trị dự toán theo thiết kế mẫu.

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ nông thôn.

Tỉnh hỗ trợ 70% giá trị quyết toán các hạng mục: cổng tường rào, đường nội bộ, khu vệ sinh, sân nền và hệ thống cấp thoát nước, song tối đa không quá 500 triệu đồng/chợ.

2.3.2. Những kết quả chủ yếu của việc thực hiện chính sách ASXH đối với nông dân bị thu hồi đất để xây dựng các KCN ở Bắc Ninh.

2.3.2.1. Mức độ tác động của chính sách ASXH đối với nông dân trong diện thu hồi đất.

- Người nông dân nói chung trong đó có người nông dân bị thu hồi đất ngày càng được quan tâm nhiều hơn tới đời sống vật chất và tinh thần.

Trước năm 2000 do điều kiện kinh tế của tỉnh còn hạn hẹp, công nghiệp đô thị chưa phát triển, kinh tế thuần nông, tỷ trọng nông, lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế chiếm 37,96%. Sau năm 2000, tỉnh đã tập trung đẩy mạnh phát triển các KCN kinh tế các năm gần đây liên tục tăng trưởng cao, thu ngân sách hàng năm đều tăng ở mức trên 20%, đời sống nhân dân không ngừng được cải


thiện. Tỉnh uỷ, HĐND và UBND đã ban hành hàng loạt các chính sách an sinh xã hội nhất là chính sách đối với vùng nông thôn.

Trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

Đầu tư cơ sở vật chất

Những năm qua tỉnh đã chú trọng đến công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân thông qua việc đầu tư xây dựng các trạm y tế các xã theo hướng đạt chuẩn quốc gia, mức hỗ trợ cho việc xây dựng tăng đều qua các năm. Năm 2008 hỗ trợ 70% giá trị quyết toán được duyệt song không quá 70% giá trị dự toán thiết kế mẫu. Năm 2009, mức hỗ trợ tương ứng là 70%. Đến nay còn 6 trạm y tế chưa đạt chuẩn, tỉnh đã quyết định nâng mức hỗ trợ lên 100% để cuối năm 2010, 100% các trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.

Về bố trí cán bộ chuyên môn.

Năm 2005, tỉnh đã quyết định điều động bác sỹ về 100% trạm y tế cấp xã để tham gia chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân các vùng nông thôn.

Tuy nhiên, tỉnh chưa đề cập chính sách riêng cho vùng phải thu hồi đất đối với lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nông dân. Các hộ này cũng nằm trong quy định chung cho tất cả các hộ nông nghiệp, vì vậy mức độ bao phủ về khám chữa bệnh cũng rất thấp, người nông dân do không có thẻ bảo hiểm y tế, thu nhập thấp nên không đủ tiền để chữa bệnh. Về tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em nói chung cả tỉnh đạt khá (18%) song vùng nông thôn còn cao ở mức là trên 20%.

Về kết quả trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.

Số trường học đạt chuẩn quốc gia “Xem hình 2.4”

Trường mầm non năm 2005: 31 trường; năm 2009:73/148 trường Trường tiểu học: năm 2005 có 120 trường; năm 2009 có 146/150 trường. Trường THCS: năm 2005 có 29 trường, năm 2009 có 55/134 trường.

Trường THPT: năm 2005 có 3 trường, năm 2009 có 4/23 trường. Tỷ lệ số trường các cấp học đã được kiên cố hoá qua các năm:


Năm 2008: 85%.

Năm 2009: 92%.

Về đội ngũ giáo viên.

Số lượng giáo viên của các trường đều đạt và vượt yêu cầu theo quy định. Trình độ cơ bản 100% giáo viên các trường đạt chuẩn trở lên, tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn ở cấp tiểu học trung bình đạt 80%.

Tính đến cuối năm 2009, kết quả trên lĩnh vực giáo dục đào tạo như sau: Năm 2002 đã hoàn thành phổ cập THCS.

Hàng năm học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 đạt gần 100%, không có tình trạng bỏ học ở bậc tiểu học, tốt nghiệp trung học cơ sở vào lớp 10 đạt 85%.

Tốt nghiệp THPT thi đỗ vào đại học, cao đẳng đạt trên 30%.


160

97,3

140


120


100


80

49

60

41

40


20

17 4

0

Trường

Mầm non Tiểu học THCS THPT


146


73


55


Số lượng

%

Hình 2.4: Số lượng và tỷ lệ các trường đạt chuẩn quốc gia đến cuối 2008

Nguồn:[21,22]


Tổng thể trong lĩnh vực giáo dục đào tạo mức độ bao phủ đối với toàn tỉnh nói chung và vùng nông dân nói riêng đã được tiếp cận khá đầy đủ và đạt kết quả tốt. Tuy nhiên đối với vùng phải thu hồi đất để xây dựng các KCN việc áp dụng chính sách vẫn sử dụng chính sách chung cho khu vực nông thôn. Chưa có các chính sách riêng đặc thù, vì vậy người nông dân bị thu hồi đất trong điều kiện chung đó, con em họ sẽ khó khăn hơn khi tiếp cận các chính sách về giáo dục.

Về kết quả trong lĩnh vực giao thông nông thôn:

Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm trong những năm qua tiến độ xây dựng đường giao thông nông thôn hết sức khẩn trương và đạt nhiều kết quả rất tích cực thông qua việc tỉnh ban hành nhiều chính sách hỗ trợ với tỷ lệ Nhà nước đầu tư ngày càng tăng năm 2009: 50% giá trị dự toán được duyệt (năm 2000 là 20%); đến nay khu vực nông thôn trong tỉnh đã có trên 80% đường thôn và liên thôn được bê tông và nhựa hoá (năm 2000 là 50%).

Về tỷ lệ hộ nông dân có điện: năm 2009 đã có 100% hộ nông dân dùng điện và đặc biệt là cơ quan quản lý điện đã bán điện không thông qua trung gian và là tỉnh đi đầu trong việc bán điện đến hộ nông dân.

Về nhà sinh hoạt thôn (nhà văn hoá và trạm y tế xã). Đến nay trong tổng số 635 thôn: năm 2000 có 156 nhà văn hoá, năm 2008 có 504 nhà văn hoá khang trang và trên 90% xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.

Về sử dụng nước sạch, với chủ trương hỗ trợ mức cao nhất cho việc đầu tư xây dựng hệ thống nước sạch nông thôn (năm 2009 mức hỗ trợ tới 80% dự toán được duyệt) đến nay đã có 85 % dân số nông thôn trong tỉnh được cấp nước hợp vệ sinh.

- Tạo được nhiều việc làm mới phi nông nghiệp góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng giảm lao động nông lâm nghiệp, tăng lao động công nghiệp và dịch vụ.


Trong gần 10 năm qua (từ năm 2000-2009) thông qua việc thực hiện chính sách ASXH cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá- đô thị hoá đã tạo ra hàng vạn chỗ làm việc mới phi nông nghiệp. Riêng các doanh nghiệp trong KCN đã tiếp nhận hơn 20 ngàn lao động của Bắc Ninh vào làm việc (tính đến cuối năm 2008) ngoài ra hoạt động dịch vụ cũng phát triển khá mạnh như dịch vụ chỗ ở cho công nhân công nghiệp, dịch vụ, bảo vệ, dịch vụ sinh hoạt… Kết quả đó đã được tổng hợp cho thấy, số lao động làm nông lâm nghiệp liên tục giảm qua các năm 2009: 46% (năm 2005: 63,26%).

Lao động công nghiệp năm 2009: 32% (năm 2005: 22,28%).

Lao động làm dịch vụ năm 2009: 22% (năm 2005: 14,46%).


Bảng 2.9: Cơ cấu lao động nông thôn Bắc Ninh năm 2001-2009


Stt

Ngành nghề của hộ nông dân

Năm 2001

(%)

Năm 2005

(%)

Năm 2009

(%)

1

Hộ làm nông, lâm nghiệp

77,8

63,26

46,0

2

Hộ làm công nghiệp xây dựng

9,1

22,28

32,0

3

Hộ làm dịch vụ

13,1

14,46

22,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp nghiên cứu tại Bắc Ninh - 13

Nguồn: [70,85]


- Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao góp phần nâng cao đời sống nông thôn và giảm nghèo nhanh.

Trong những năm 2000- 2009, tỉnh Bắc Ninh đã có tốc độ tăng trưởng hàng năm luôn đạt cao ở mức 2 con số. Năm 2009 mặc dù ảnh hưởng lớn của suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu song tốc độ tăng GDP của tỉnh vẫn đạt 12,54%, năm 2005 đạt 14,04%.

Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nhất là vùng nông thôn càng rõ hơn. GDP bình quân đầu người năm 2009 đạt 1500USD, năm 2000 chỉ đạt 249,5 USD; thu nhập bình quân hàng tháng của người nông dân liên tục tăng cao (Năm 2008:1.061.000 đồng, năm 2002 chỉ có 320.000 đồng). Chi


tiêu trong hộ gia đình có sự biến đổi theo hướng tăng chi cho giáo dục, mua sắm phương tiện, thiết bị và đồ dùng lâu bền được nêu trong bảng 2.10 và 2.11.

Hộ nghèo giảm nhanh, năm 2008 toàn tỉnh chỉ còn hơn 6%, trong đó khu vực nông thôn là 9% (năm 2005 tỷ lệ tương ứng là 15,21% và 17%).

Bảng 2.10: Thu nhập và số tỷ lệ hộ nghèo của hộ nông dân tỉnh Bắc Ninh 2000- 2008


Stt

Tên chỉ tiêu

Năm 2002

Năm 2005

Năm 2008

1

Thu nhập bình

quân

320.000

556.000

1.061.000


người/tháng (đ)





2

Tỷ lệ hộ nghèo (%)



17

9

Nguồn:[21,22]


Bảng 2.11: Chi tiêu bình quân hộ gia đình nông thôn trong năm 2002-2006


Stt

Chi tiêu hàng tháng cho một nhân khẩu nông thôn

Năm

2002

Năm

2006

1

Tổng chi (ngàn đồng)

262

472,2

2

Chi cho đời sống sinh hoạt hàng ngày (% tổng chi tiêu).

88,3

85,4

3

Chi mua thiết bị và đồ dùng lâu bền (% tổng chi tiêu cho đời sống)

5,0

10,3

4

Chi phương tiện đi lại và thiết bị thông tin liên lạc (% tổng chi




tiêu cho đời sống)

3,6

12,7

5

Chi cho giáo dục (% tổng chi tiêu cho đời sống)

7,2

9,8

Nguồn:[21,22]


Số nhà cấp 4 dột nát giảm đáng kể, nhà kiên cố tỷ lệ tăng cao. Nhiều hộ nông dân bị thu hồi đất đã xây dựng nhà khang trang, mua sắm được phương tiện đi lại, nghe nhìn, đời sống của họ đã được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần; trong 10 năm qua toàn tỉnh đã sửa chữa và xây mới được hàng ngàn căn nhà cho hộ nghèo.

2.3.2.2. Mức độ bao phủ của chính sách ASXH đối với người nông dân Bắc Ninh bị thu hồi đất để xây dựng các KCN.


Thứ nhất, mức độ bao phủ dạy nghề với nông dân bị thu hồi đất.

Theo số liệu tổng hợp của Ban quản lý các KCN, tính đến cuối năm 2008, các doanh nghiệp KCN đã tiếp nhận được 20.231 lao động trong toàn tỉnh vào làm việc tại KCN. Số lao động này được tổng hợp ở vùng phải thu hồi đất chiếm không quá 80% (tức là khoảng 16.000 lao động của các hộ phải thu hồi đất).

Số lượng lao động này có thể trước hoặc sau khi vào làm việc đã được đào tạo nghề.

Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội nông dân và Trung tâm khuyến công sở Công thương trong những năm qua đã mở các lớp dạy nghề cho nông dân thông qua việc nhân cấy nghề mới (thêu, mây, tre, đan…), dạy nghề cho xuất khẩu lao động, lao động trẻ của khu vực nông thôn tham gia học nghề tại các trường dạy nghề trong tỉnh… kết quả tổng hợp khoảng 15.000 người.

Như vậy, với số lượng lao động phải chuyển đổi nghề sau khi thu hồi hơn 7000 ha là: 90.000 người. Trong khi mới đào tạo được 31.000 người, như vậy mức độ bao phủ dậy nghề tỷ lệ lao động nông nghiệp diện thu hồi đất được đào tạo chỉ chiếm khoảng 33%, một tỷ lệ rất nhỏ so yêu cầu đặt ra. Chưa nói tới chất lượng đào tạo cũng còn nhiều vấn đề đáng quan tâm đó là: số lượng lao động nông nghiệp được đào tạo thông qua việc nhân cấy nghề mới rất bấp bênh, tính bền vững không cao có trường hợp sau đào tạo sản phẩm không giữ được thị trường, dẫn tới không có việc làm theo nghề đã học.

Thứ hai, mức độ bao phủ giải quyết việc làm mới với người nông dân bị thu hồi đất

Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong những năm qua đã được cấp uỷ chính quyền địa phương quan tâm sâu sắc, song đây là vấn đề khó đang đặt ra của toàn quốc vì vậy kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất [3] cho thấy.

Tổng số lao động có việc làm khoảng 68%.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2022