Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn - 2


định xây dựng NTM là một hoạt động “dựa vào cộng đồng” phát huy sự tham gia và đóng góp của cộng đồng là nguồn lực chính để thực hiện các nội dung xây dựng NTM.

Chương trình xây dựng nông thôn mới trở thành một nội dung quan trọng thu hút sự quan tâm của Đảng và Nhà nước từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là cả những người nông dân và cộng đồng của họ ở các địa bàn triển khai chương trình nông thôn mới. Một nông thôn giàu có, văn minh nới người dân được sống trong môi trường tự nhiên trong lành, xã hội yên bình và đời sống vật chất, tinh thần phong phú không chỉ là ước mơ của người dân nông thôn mà còn là mục tiêu phấn đấu và quyết tâm hành động của của cả hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay. Những ưu tiên đặc biệt về chính sách và các nguồn lực của nhà nước cũng như chính quyền các địa phương dành cho quá trình này đã nói lên điều đó. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam giờ đây không phải trách nhiệm của riêng chính quyền hay của riêng người dân nông thôn mà là trách nhiệm chung của tất cả các thành phần trong xã hội, trong đó đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở và người dân ở chính địa bàn đó. Cho tới thời điểm này quá trình xây dựng nông thôn mới đã và được thực hiện ở hầu khắp các địa bàn nông thôn trên cả nước.

Trong xây dựng mô hình nông thôn mới việc xây dựng các công trình cở sở hạ tầng, các cơ quan nhà nước chi trả hỗ trợ việc xây dựng quy hoạch, thiết kế, giám sát kỹ thuật, xây dựng các công trình lớn kỹ thuật phức tạp, các công trình còn lại giao cho ban quản lý phát triển làng xã trực tiếp là chủ dầu tư, nhân dân trong làng xã là người thi công xây dựng để người dân có việc làm, thu nhập, có trách nhiệm trong quản lý, sử dụng sau này.

Xã Lạng San là xã đang thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới, thôn bản có hệ thống cơ sở hạ tầng từ giao thông thuỷ lợi đến nhà văn hoá,


trường học… tương đối đồng bộ và khá phát triển tạo điều kiện giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hoá với bên ngoài, phục vụ sản xuất và đời sống, ứng dụng các tiện bộ khoa học kĩ thuật. Trong quá trình đó sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của làng được thực hiện.

Vì vậy sự tham gia của cộng đồng góp phần vào quá trình triển khai thực hiện các hoạt động cũng như chất lượng công trình như thế nào? Phương thức tham gia của cộng đồng là gì? Vai trò của cộng đồng đã được phát huy như thế nào? Những vấn đề gì còn tồn tại cần giả quyết? Những bài học kinh nghiệm là gì? Đây là những câu hỏi cần thiết được trả lời.

Có thể thấy, chương trình xây dựng NTM trên tất cả các tỉnh trong cả nước đều nhấn mạnh việc phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng nhưng vai trò đó chưa được phát huy đầy đủ. Chưa có giải pháp cụ thể thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong khi đây chính là nguồn lực đặc biệt quan trọng quyết định sự thành công của chương trình xây dựng NTM.

Xuất phát từ lý do trên tôi lựa chọn đề tài: "Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nghiên cứu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn - 2

Tìm hiểu được sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại xã Lạng San để đánh giá vai trò, những thuận lợi và khó khăn của cộng đồng trong việc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới trong mô hình nông thôn mới, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng trong việc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới.


1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương.

- Tìm hiểu về tình hình xây dựng NTM của địa phương trong thời gian

qua.

- Tìm hiểu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng

nông thôn mới.

- Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn trong tuyên truyền vận động và huy động sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Đánh giá được vai trò của cộng đồng trong quá trình thực hiện chương trình nông thôn mới.

- Đề xuất được giải pháp nâng cao sự tham gia của cộng đồng trong việc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại xã Lạng San.

1.3. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong trong việc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới. Với chủ thể là Ban phát triển cộng đồng và các hộ dân xã.

1.4. Ý nghĩa của đề tài

1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.

- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.

- Góp phần hoàn thiện những lý luận và phương pháp nhằm đẩy mạnh và phát triển, xây dựng điều kiện kinh tế xã hội ở nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn hiện nay.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tư liệu khoa học hữu ích cho việc nghiên cứu, tham khảo trong việc giảng dạy, học tập tại trường, khoa và các viện nghiên cứu về phát triển nông thôn.


1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu tốt cho chính quyền địa phương, là cơ sở cho việc đánh giá sát thực hơn thực trạng xây dựng NTM và sự tham gia của cộng đồng ở xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

- Giúp người dân nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của việc xây dựng NTM, đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng người dân vào việc xây dựng NTM nói riêng và phát triển nông thôn nói chung.

- Kết quả của đề tài là cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương, các nhà đầu tư đưa ra quyết định mới, hướng đi mới để xây dựng thành công mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Đồng thời kết quả đề tài cũng là cơ sở để cho các nhà hoạch định chính sách xem xét điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách trong việc tăng cường, nâng cao sự tham gia của cộng đồng người dân trong xây dựng Nông thôn mới tại các địa phương khác và trên cả nước.


Phần 2

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


2.1. Cơ sở lý luận về nông thôn mới

2.1.1. Các khái niệm về nông thôn mới và phát triển nông thôn

Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác.

Khác với đô thị, nông thôn có một cộng đồng chủ yếu là nông dân, làm nghề chính là nông nghiệp; có mật độ dân cư thấp, kết cấu hạ tầng nông thôn kém phát triển, mức độ phúc lợi xã hội thua kém hơn, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa thấp hơn so với đô thị.

Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều quan điểm khác nhau. Theo Mai Thanh Cúc và cs [4]: “Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống về kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn. Nó giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn được hưởng lợi ích từ sự phát triển”.

Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và là một cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp. Đồng thời, phát triển sản xuất toàn diện về nông – công nghiệp và dịch vụ. Người dân có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo, thu nhập và đời sống vật chất – tinh thần của người dân được nâng cao.


Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW [9] đưa ra mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”.

Trong quyết định Số 800/QĐ-TTg [10] đưa ra mục tiêu trung về xây dựng mô hình nông thôn mới: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Như vậy nông thôn mới trước tiên nó phải là nông thôn không phải là thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể khái quát gọn theo năm nội dung cơ bản sau:

1: Làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại.

2: Sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa.

3: Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. 4: Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển.

5: Xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.

2.1.2. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội bao gồm tất cả những cơ sở vật chất nhằm phục vụ cho đời sống kinh tế xã hội bao gồm:


- Đường xã là đường nối trung tâm hành chính xã với các thôn hoặc đường nối giữa các xã (không thuộc đường huyện) có thiết kế cấp IV.

- Đường thôn là đường nối giữa các thôn đến các xóm.

- Đường xóm, ngò là đường nối giữa các hộ gia đình (đường chung của liên gia).

- Đường trục chính nội đồng là đường chính nối từ đồng ruộng đến khu dân cư.

- Công trình thuỷ lợi được hiểu là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của nước, phòng chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: Đê, hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại.

- Hệ thống điện gồm: lưới điện phân phối, trạm biến áp phân phối, đường dây cấp trung áp, đường dây cấp hạ áp.

- Trường học bao gồm: Trường mầm non, trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Nhà văn hóa, thể thao xã, Thôn là nơi tổ chức các hoạt động văn hoá - thể thao và học tập của cộng đồng xã, bao gồm: Nhà văn hoá đa năng (hội trường, phòng chức năng, phòng tập) và Sân thể thao (sân bóng đá, sân bóng chuyền).

- Chợ nông thôn là công trình phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày, là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ ở nông thôn.

2.1.3. Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới

2.1.3.1. Điều kiện cần có để xây dựng NTM theo đề án của Bộ NN&PTNT

- Về kinh tế: nông thôn có có nền sản xuất hàng hóa mở, hướng đến thị trường và giao lưu, hội nhập. Để đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nông thôn phải hiện đại, tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán.


- Về chính trị: phát huy dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp luật, gắn lệ làng với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, tôn trọng kỷ cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã.

- Về văn hóa - xã hội: xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

- Về con người: chú trọng nâng cao trình độ dân trí, nhằm phát huy nội lực của người dân, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật vận dụng vào sản xuất. Khuyến khích người dân tích cực tham gia các hoạt động lập kế hoạch, giám sát điều chỉnh và đánh giá công trình phát triển thôn, xóm.

- Về môi trường, xây dựng: củng cố bảo vệ môi trường, tài nguyên, du lịch sinh thái. Bảo vệ rừng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường không khí và chất thải sinh hoạt, chất thải từ các khu công nghiệp để nông thôn phát triển bền vững.

2.1.3.2. Một số tiêu chí để xây dựng mô hình nông thôn mới

Được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 491/QĐ-TTg (16/4/2009) [11]. ban hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM bao gồm 19 tiêu chí như: quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà dân cư, thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, an ninh, trật tự xã hội.

Và được chia thành 5 nhóm cụ thể:

+ Về quy hoạch

+ Về hạ tầng kinh tế - xã hội

+ Về văn hóa - xã hội - môi trường

+ Về hệ thống chính trị.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022