Nghiên Cứu Sự Tham Gia Của Người Dân Và Cộng Đồng Trong Quá Trình Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng Nông Thôn


Năm 2010, xã Lạng San là một trong các xã điểm được UBND Na Rì chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Năm 2011, dưới sự chỉ đạo của UBND huyện Na Rì, xã Lạng San bắt tay vào thực hiện chương trình.

Qua 10 năm thực hiện, đến nay, mặc dù kết quả đạt được chưa thực sự cao, nhưng đối với một xã miền núi vùng cao như xã Lạng San thì đó là những kết quả đáng được khích lệ và đã có những bước phát triển rò rệt. Theo bảng đánh giá hiện trạng theo bộ tiêu chí nông thôn mới và Báo cáo tổng kết về tình hình xây dựng nông thôn mới năm 2019 của UBND xã Lạng San thì xã Lạng San đã có 13/19 tiêu chí đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo Quyết định số 49/đ - TTg (16/4/2009) về tiêu chí nông thôn mới. Cụ thể như sau:

1. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

Quy hoạch và thực hiện quy hoạch - Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.

- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới.

- Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.

2. Trường học

Toàn xã có 3 trường học chính đủ các cấp Mầm Non, Tiểu học, THCS. Trong đó Trường Mầm Non đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào năm 2016. Hệ thống trường học đã đáp ứng được nhu cầu học tập của con em địa phương.

Cơ cấu lao động Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên của xã đạt trên 50%, hầu hết các lao động hoạt động trong lĩnh vực


nông, lâm nghiệp, một số ít làm việc trong các nhà máy, xưởng sản xuất có trên địa bàn xã hoặc nơi khác.

4. Hình thức tổ chức sản xuất

Các hoạt động sản xuất trên địa bàn xã hoạt động khá hiệu quả. Trên địa bàn xã có HTX Tân An chế biến dong, hàng năm sản xuất trên 1000 tấn dong, HTX Văn Lang sản xuất cây dược liệu các HTX trên đại bàn tạo công ăn việc cho người dân lao động tại đại phương.

5. Giáo Dục

Kết quả Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học; phổ cập Trung học cơ sở:

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp): đạt 100%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2013 đạt 98%.

- Tổng số người có việc làm trên địa bàn xã đã được cấp văn bằng, chứng chỉ (người đủ 15 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú): 295 người.

6. Y Tế

- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế: đạt 100%.

- Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế: Đạt.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi): 18,5%.

7. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn

- Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết chế văn hóa

cơ sở.

- Kết quả nhân rộng các mô hình tốt về phát huy bản sắc văn hóa,

truyền thống tốt đẹp của từng, vùng miền, dân tộc.

- Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá: 363/455 hộ đạt 80,31% (năm 2018).


- Tỷ lệ thôn, bản đạt tiêu chuẩn danh hiệu văn hoá (Thôn văn hóa, làng văn hóa, bản văn hóa): 6/11 đạt 54,5% (năm 2018).

- Những khó khăn, vướng mắc: Do các thôn có người vi phạm sử lí vi phạm hình sự nên không đạt.

9. Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức đảng, chính quyền, - đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; đảm bảo và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân.

- Tổng số cán bộ, công chức xã: 19 cán bộ, công chức; trong đó số cán bộ, công chức đã đạt chuẩn: 19.

- Kết quả đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cán bộ, công chức xã.

- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở từ cấp xã đến cấp thôn, làng theo quy định.

- Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh’’.

- Kết quả đánh giá, phân loại các tổ chức chính trị - xã hội của xã.

Đạt 100%.

- Mô tả và đánh giá về tiếp cận pháp luật của xã: xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

- Xã đạt về đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội.

- Kết quả cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công.

- Kết quả thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”.

- Những khó khăn, vướng mắc.


10. Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội

- Kiện toàn lại Hội đồng nghĩa vụ Quân sự kiêm Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh, sắp xếp lại lực lượng dân quân theo Luật DQTV.

- Công tác huấn luyện dân quân được tổ chức thực hiện đúng, đầy đủ nội dung theo quy định của ngành. Công tác tuyển quân đạt 100% kế hoạch huyện giao.

- Công tác bảo quản vũ khí, trang bị được trang bị đúng đối tượng, được cấp phép sử dụng, thường xuyên được lau chùi, không mất mát, hư hỏng.

- Thực hiện tốt công tác quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xử lý kịp thời các hiện tương tiêu cực xảy ra ở địa phương.

- Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định. Nhân dân các dân tộc trên địa bàn chấp hành mọi chủ trương, đường lỗi của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương.

- Thường xuyên kiểm tra tạm trú, tạm vắng không có đối tượng vi phạm. Bảo vệ nhân dân đón tết vui xuân được an toàn.

- Những khó khăn, vướng mắc: tình hình trật tự xã hội còn diễn biễn phức tạp, do dân số ít nên công tác tuyển quân gặp nhiều khó khăn.

12. Giao thông

- Tổng số chiều dài đường xã, liên xã, đường từ trung tâm xã đến đường huyện: 26km, trong đó: nhựa hoá, bê tông hóa 26km, đạt 100%.

- Tổng số chiều dài đường trục thôn, liên thôn: 20,4km, trong đó: được cứng hoá 2,8km.

- Tổng số chiều dài đường trục chính nội đồng: 0km, trong đó cứng hoá, xe cơ giới đi lại thuận tiện: 0km.


13. Điện

- Mô tả hiện trạng hệ thống điện cho xã: Cơ bản đường dây trung áp, các trạm biến áp phân phối đường dây hạ áp đạt theo tiêu chuẩn; hệ thống điện sau công tơ được chuẩn hoá đảm bảo đúng theo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.

- Tỷ lệ hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn: có 435 hộ/455 hộ, đạt 95.6%.

4.3. Nghiên cứu sự tham gia của người dân và cộng đồng trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn

4.3.1. Thông tin chung về các hộ dân

Để tìm hiểu sự tham gia của người dân vào các hoạt động xây dựng CSHT trong quá trình xây dựng NTM, chúng tôi tiến hạnh chọn ra 96 hộ dân tại xã để tiến hành điều tra phỏng vấn. Kết quả về thông tin chung của các hộ được thể hiện tại bảng 4.6.


Bảng 4.6. Thông tin về nhóm hộ điều tra



Tiêu chí

Chợ Mới

Bản Kén

Bản Sảng

SL

(hộ)

CC

(%)

SL

(hộ)

CC

(%)

SL

(hộ)

CC

(%)

1. Tổng số hộ điều tra

40

41,7%

31

32,3%

25

26,0%

2. Giới tính







- Nam

32

80,0%

24

77,4%

23

92%

- Nữ

8

20,0%

7

22,6%

2

8%

3. Dân tộc







- Kinh

7

17,5%

6

19,4%

0

0,0%

- Tày

24

60,0%

22

71,0%

15

60,0%

- Khác

6

15,0%

3

9,7%

5

20,0%

4. Trình độ văn hóa







- Cấp 1

0

0,0%

4

12,9%

4

16%

- Cấp 2

22

55,0%

17

54,8%

13

52%

- Cấp 3 trở lên

18

45,0%

10

32,3%

8

32%

5. Độ tuổi







20 - 30

5

12,5%

6

19,4%

4

16%

31 - 40

12

30,0%

7

22,6%

5

20%

41 - 50

13

32,5%

12

38,7%

9

36%

Trên 50

10

25,0%

6

19,4%

7

28%

6. Phân loại hộ







Khá

7

17,5%

3

9,7%

0

0,0%

Trung bình

20

50,0%

11

35,5%

10

40,0%

Nghèo

6

15,0%

8

25,8%

9

36,0%

Cận nghèo

7

17,5%

9

29,0%

6

24,0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn - 7

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2020)


Qua bảng số liệu trên chúng tôi thấy rằng, trong tổng số 96 hộ điều tra thì theo giới tính chủ hộ là nam có 79 hộ (chiếm 82,3%), chủ hộ là nữ có 17 hộ (chiếm 17,3%). Về dân tộc thì chủ yếu vẫn là người Tày chiếm tới 63,5%, còn lại là các dân tộc khác như Kinh 12,5%, Nùng và Dao có 14%. Các hộ cũng có trình độ học vấn tương đối khá, đa số là từ cấp hai trở lên, chỉ có một số ít là cấp một (9,5%). Điều cho thấy rằng trình độ dân trí của người dân trên địa bàn xã Lạng San ngày càng được nâng cao. Độ tuổi của các chủ hộ điều tra tương đối trẻ, độ tuổi trung niên 40 - 50 (35,4%). Trong nhóm tuổi từ 30 - 40 (25%), còn lại nằm trong nhóm tuổi trẻ từ 20 - 30 (15,6%).

Chúng tôi cũng tiến hành điều tra về phân loại hộ của các hộ điều tra. Trong 96 hộ điều tra có tới 43% tổng số hộ (41 hộ) nằm trong nhóm hộ trung bình, còn lại là thuộc nhóm hộ giàu và nghèo mỗi nhóm hộ chiếm 57% tổng số hộ (55 hộ).

4.3.2. Tìm hiểu mức độ phổ biến thông tin chung về chương trình xây dựng NTN tại địa phương

Để tìm hiểu về mức độ phổ biến các thông tin chung về chương trình xây dựng NTM xã trên bàn xã Lạng San, chúng tôi cũng tiến hành điều tra các tiêu chí có liên quan. Kết quả được thể hiện tại bảng 4.7.

Qua bảng 4.7 chúng tôi thấy, về mức độ phổ biến thông tin của các hộ được phổ biến các thông tin về xây dựng nông thôn là tương đối cao. Đa số mức độ được phổ biến tại các hộ điều tra là từ 90% trở lên. Điều đó chứng tỏ trong quá trình xây dựng NTM địa phương cũng rất quan tâm đến việc phổ biến thông tin rộng rãi đến cho người dân người trong địa phương mình được biết.

Hình thức phổ biến chủ yếu với người dân có thể tiếp cận thông tin về xây dựng chương trình NTM qua nhiều kênh khác nhau. Trong đó thông qua hình thức họp thôn chiểm tỷ lệ cao nhất với tổng số ý kiến chiếm 75% các hộ điều tra, sau đó qua truyền thanh (25%).


Bảng 4.7. Thông tin chung về sự phổ biến thông tin chương trình xây dựng NTN của nhóm hộ tại địa phương


TT


Nội dung

Chợ Mới

Bản Kén

Bản Sảng

(n = 40)

(n = 31)

(n = 25)

Ý kiến

CC (%)

Ý kiến

CC (%)

Ý kiến

CC (%)


1

Phổ biến thông tin về XD NTN:

- Có


40


100,0%


31


100,0%


25


100,0%

- Không

0

0,0%

0

0,0%

0

0,0%


2

Sự hữu ích của thông tin:

- Có


38


97,5 %


31


100%


25


100%

- Không

1

2,5%

0

0,0%

0

0,0%


3

Hình thức phổ biến về NTM Họp thôn


26


65,0%


25


80,6%


4


84,0%

Họp chi bộ

0

0,0%

0

0,0%

0

0,0%

Truyền hình

1

2,5%

0

0,0%

0

0,0%


4

Sự quan tâm tới việc XD các

công trình tại địa phương







- Thường xuyên

15

37,5%

15

48,4%

8

32,0%

- Biết

25

62,5%

16

51,6%

17

68,0%

- Không quan tâm

0

0,0%

0

0,0%

0

0,0%


5

Biết các công trình thuộc về

XD hạ tầng kỹ thuật NTM







- Có

36

90,0%

26

83,9%

20

80,0%

- Không

4

10,0%

5

16,1%

5

20,0%


6

Nắm được tiêu chuẩn kỹ

thuật của các công trình







-

28

70,0%

17

54,8%

11

44,0%

- Không

12

30,0%

14

45,2%

14

56,0%


7

Các công trình CSHT xây

dựng khi XD NTM







- Đường giao thông

35

87,5%

28

90,3%

21

84,0%

- Công trình văn hóa

5

12,5%

3

9,7%

4

16,0%

- Hệ thống điện

0

0,0%

0

0,0%

0

0,0%

- Hệ thống thủy nông

0

0,0%

0

0,0%

0

0,0%

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2020)

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí