Phương Pháp Xử Lý Và Phân Tích Số Liệu


Phỏng vấn chính thức: tiến hành phỏng vấn chính thức mẫu đã chọn ra là các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu dựa trên bảng câu hỏi đã được xây dựng theo nội dung đã đề ra.

- Chọn thôn: Có sự tư vấn của lãnh đạo xã, chọn ra 3 thôn có các đặc điểm khác nhau đại diện nhất cho toàn xã để tiến hành lựa chọn phỏng vấn, đó là:

+ Thôn Chợ Mới: Là thôn trung tâm của xã, là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán các mặt hàng lương thực thực phẩm, dịch vụ của người dân, địa hình bằng phẳng nằm dọc trục đường quốc lộ, người dân trong thôn tập trung đông đúc.

+ Thôn Bản Sảng: Đại diện cho vùng phía Đông của xã có địa hình đồi núi cao, người dân phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất ngô và trồng lúa trên các đồng ruộng. Là một thôn thuần nông, đời sống của người dân phụ sản xuất nông nghiệp. Đời sống vật chất của người dân trong thôn còn gặp nhiều khó khăn.

+ Thôn Bản Kén: Là thôn đại diện cho khu vực có địa hình đồi núi thấp, người dân phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất lúa và trồng một số loại cây ăn quả.

Đối với cán bộ thôn xóm: Chúng tôi còn sử dụng phương pháp thảo luận nhóm với các cán bộ thôn xóm trên địa bàn điều tra về các nội dung liên quan đến thực trạng xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Phỏng vấn bán cấu trúc đối với cán bộ xã về những nội dung liên quan đến các tiêu chí hạ tầng theo bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

3.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

- Đề tài sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả để phân tích thực trạng quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã.

- Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng chương trình Microsoft Office Excel.

- Phương pháp đánh giá phân tích thông qua lấy ý kiến của nông dân trong điều tra hộ dân và thảo luận nhóm.


Phương pháp phân tích SWOT

Là công cụ để giúp cộng đồng xác định những thuận lợi và bất lợi bằng cách phân tích những ảnh hưởng “bên trong” (mặt mạnh, mặt yếu) và những ảnh hưởng “bên ngoài” (cơ hội, thách thức) mà nó gây tác động phát triển.

Ma trận SWOT được thực hiện như sau:


Điểm mạnh

Điểm yếu

Cơ hội

Thách thức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn - 5


Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý của xã

Xã Lạng San nằm ở phía Bắc của huyện Na Rì, cách trung tâm huyện 20km về phía Tây Bắc, có ranh giới hành chính tiếp giáp:

- Phía Bắc giáp huyện Ngân Sơn

- Phía Nam giáp các xã Ân Tình, Lương Thành

- Phía Đông giáp xã Lương Hạ, Văn Học, Vũ Loan

- Phía tây giáp xã Lương Thượng

Tổng diện tích đất tự nhiên là 3.487,7ha. Xã Lạng San có địa hình khá phức tạp, đồi núi phân bố trên toàn địa bàn, xen kẽ giữa những dãy núi cao là địa hình đồi thấp, các cánh đồng nhỏ hẹp, ruộng bậc thang ở độ cao 230 - 930m so với mặt nước biển.

Xã Lạng San mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi phía Bắc với 2 mùa rò rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm là 21,10C. Lượng mưa trung bình hàng năm trong khoảng 1.253mm - 2.038mm. Độ ẩm trung bình trong năm dao động từ 80 - 85%. Hướng gió chính là hướng gió mùa Đông - Bắc.

Đất: Tổng diện tích đất là 3.487,7ha, trong đó đất tự nhiên là 295,56ha; đất phi nông nghiệp là 82,18ha, đất chưa sử dụng là 81,52ha. Tuy nhiên, đất sản xuất không màu mỡ, hàm lượng mùn thấp, tầng canh tác mỏng.


Rừng: Tổng diện tích đất có rừng là 2.317,83 ha, trong đó có: 517,3 ha rừng tự nhiên; 311,99ha rừng sản xuất; 905ha đất sản xuất; 1.073,08ha đất rừng phòng hộ; 657,14ha đất có rừng phòng hộ và 340ha rừng đặc dụng. Với diện tích đất rừng rộng, độ che phủ cao, đặc biệt là khu vực rừng đầu nguồn nên nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp luôn đảm bảo. Bên cạnh đó, tầng đất mặt có hàm lượng mùn tương đối cao, thuận lợi để phát triển nghề trồng rừng và cây ăn quả.

Hiện trạng sử dụng đất là bức tranh mô tả việc sử dụng đất của một địa phương. Muốn thúc đẩy sản xuất phát triển, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất cây trồng, tăng khối lượng và chất lượng sản phẩm thì chúng ta phải đánh giá đúng hiện trạng sử dụng đất của địa phương.

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Lạng San


STT

Hạng mục

Tổng điện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%)


Tổng điện tích đất tự nhiên

3.487,66

100%

1

Đất nông nghiệp

3.333,02

95,5%


Đất sản xuất nông nghiệp

349,32

10,01%

1.1

Đất trồng hàng năm

331,15

10,5

1.1.1

Đất trồng lúa

114,19

9,4


- Đất chuyên canh trồng lúa

26,08

0,74


- Đất lúa nước còn lại

88,01

2,5

1.1.1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

196,96

5,6

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

38,17

1,09

1.2

Đất lâm nghiệp

2.948,74

84,5

1.2.1

Đất rừng sản xuất

2.609,14

74,8

II

Đất phi nông nghiệp

101,73

2,9

2.1

Đất ở

16,65

0,5

2.2

Đất chuyên dụng

41,05

1,18


Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng

36,21

1,04

III

Đất chưa sử dụng

52,91

1,5

3.1

Đất bằng chưa sử dụng

46,79

1,3

3.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

6,12

0,2


(Nguồn: Số liệu báo cáo UBND xã Lạng San năm 2019)

Quan sát số liệu trên bảng 4.1 cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 3.487,7ha. Trong đó đất sử dụng trong nông nghiệp là cao nhất 3.333,02ha (95,5%) và thấp nhất là đất phi nông nghiệp 101,73ha chiếm (3,19%). Đất dùng trong nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, ngô, màu... Bình quân diện tích đất trên đầu ngời của xã 2,12 ha/người. Căn cứ vào diện tích.

Nước

Trên địa bàn xã có sông Bắc Giang và nhiều khe, suối nhỏ chảy qua. Diện tích mặt nước khoảng 8ha chủ yếu là ao hồ, sử dụng để nuôi trồng thủy sản.

Nhiệt độ

Lạng san có khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rò rệt. Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, mùa đông lạnh, khô, ít mưa, có sương muối, sương mù, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Do địa hình chia cắt mạnh nên hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau.

- Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 21,10 - 22,50C. Nhiệt độ trung bình trong các tháng dao động từ 13,20 - 28,200C, nhiệt độ cao nhất tháng 6 là 39,90C.

- Lượng mưa trung bình trong năm dao động từ 1.195,6mm - 1.648,9mm được xếp hạng trong các khu vực ít mưa của nước ta.

* Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên

Xã Lạng San nằm ở phía Bắc huyện Na Rì, cách trung tâm huyện 20km và cách trung tâm Thành Phố Bắc Kạn gần 70km về phía Tây, giao thông còn nhiều khó khăn về mùa mưa.


Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 3.487,7ha trong đó đất dùng sản xuất nông nghiệp là: 3.333,02ha, chiếm 95,5%. Đất đai của xã Lạng San chủ yếu là nâu đỏ và đất đỏ vàng... Khí hậu mang nét đặc trưng của khí hậu miền Bắc, nhiệt độ trung bình năm là 13,20 - 28,20C, nhiệt độ cao nhất (tháng 6) là 39,90C; nhiệt độ thấp nhất (tháng 12) 8,20C. Tổng số giờ nắng cả năm là 1.715,4 giờ, số giờ nắng trung bình hàng tháng là 134,2 giờ, tháng có giờ nắng cao nhất (tháng 4) là 178,1 giờ, tháng có số giờ nắng thấp nhất (tháng 12) là 124,6 giờ.

Với điều kiện đất đai và đặc điểm khí hậu, thời tiết của xã như trên, trong quy hoạch bố trí sử dụng đất cần lợi dụng chế độ nhiệt cao, độ ẩm khá để bố trí nhiều vụ trong năm ở những vùng đất sản xuất nông nghiệp. Đồng thời để hạn chế bốc hơi nước vật lý làm chai cứng đất, cần bố trí hệ thống cây trồng có độ che phủ quanh năm, phủ xanh đất trống đồi trọc, nhằm bảo vệ và sử dụng đất lâu bền.

* Thuận lợi

- Xã Lạng San là trung tâm cụm xã phía bắc của huyện Na Rì, hệ thống đường giao thông đến trung tâm huyện và các xã lân cận như Lương Thành, Lam Sơn, Cư Lễ, Hảo Nghĩa được đầu tư nâng cấp rất thuận lợi cho việc giao thương buôn bán.

- Sản xuất lương thực của xã khá phát triển với diện tích đất lúa rộng lớn và bằng phẳng có hệ thống thủy lợi phụ cho tưới tiêu.

- Lạng San có tiềm năng phát triển một số loại cây trồng hàng hóa như cây dong, cây dược liệu cây ăn quả.

- Đường giao thông khá thuận lợi phục vụ trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ.


* Khó khăn

- Chưa có quy hoạch tổng thể định hướng phát triển từng ngành nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng.

- Cơ cấu kinh tế của Lạng San vẫn chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc chủ yếu vào diện tích lúa nước chưa có điều kiện mở rộng diện tích hay thâm canh tăng vụ. Tiềm năng về phát triển cây dong, cây dược liệu và các cây hàng hoá, lâm sản chưa được khai thác hợp lý.

- Quy mô sản xuất mang tính chất nhỏ lẻ, cơ cấu giống cây trồng và vật nuôi ít được thay đổi dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Các bệnh dịch trong chăn nuôi và trồng trọt thường xuyên xảy ra.

- Trong những năm qua do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

- Xã hội còn hạn chế. Hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa đồng bộ, hiệu quả phục vụ chưa cao.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế

Theo báo cáo năm 2019 của Ủy ban Nhân dân xã Lạng San, tổng giá trị sản xuất (GO) theo giá hiện hành năm 2019 ước đạt 28.376,9 triệu đồng, trong đó lĩnh vực Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, giá trị đạt 20.156,9 triệu đồng (chiếm 71%), lĩnh vực Dịch vụ đạt 6.400 triệu đồng (chiếm 23%) và lĩnh vực Công nghiệp đạt 1.821 triệu đồng (chiếm 6%).

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của xã đạt 14%.

- Thu nhập bình quân đầu người là 5,5 triệu đồng/người/năm.

- Lương thực bình quân đầu người trong năm đạt 528 kg/người/năm

- Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 25,5%.

Nhìn chung quá trình chuyển đổi cơ cấu và phát triển kinh tế xã Lạng san diễn ra còn chậm, tỷ trọng ngành Nông lâm nghiệp vẫn còn cao, thu


nhập bình quân trên đầu người trong xã còn chưa cao, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn.

Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu kinh tế xã Lạng San năm 2019


STT

Hạng mục

Giá trị

Cơ cấu

1

Nông nghiệp

20.156,9

71%

2

Thương mại, DV, thu khác

6.400

23%

3

TTCN và Xây Dựng

1.821

6%

Tổng giá trị sản xuất

28.376,9

100%

(Nguồn: Số liệu Báo cáo UBND xã Lạng San năm 2019)

Xã Lạng San là xã thuần nông, tập trung phát triển kinh tế từ sản xuất hàng hoá nông, lâm nghiệp. Theo nghị quyết của Đảng bộ và Hội đồng nhân dân xã, để đảm bảo an ninh lương thực và thu nhập, xã đã thực hiện tốt các chỉ tiêu sản xuất nông, lâm nghiệp. Chỉ đạo đầu tư thâm canh, tăng vụ (tăng cường trồng cây vụ đông), thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tập trung, hình thành các vùng chuyên canh. Ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao. Nhất là tập chung vào phát triển cây dong và cây dược liệu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng và chăm sóc, chế biến, cải tạo thâm canh tăng năng suất sản lương, chất lượng sản phẩm trở thành cây hoàng hoá phát triển kinh tế mũi nhọn của xã. Tập trung vào phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, cung cấp sản phẩm cho thị trường và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bà con nhân dân trong xã và khu vực lân cận tạo bước đột phá trong kinh tế miền núi góp phần nâng cao đời sống thoát nghèo cho nhân dân.

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí