phạm vi các quốc gia, nhiều tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học có phạm vi hoạt động mang tính toàn cầu như QS - Quacquarelli Symonds (Anh); ABET (Hoa kỳ); AUN – QA (ASEAN); CTI (Pháp)… Tại Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành bộ tiêu chuẩn kiểm định trường đại học và tiến hành đối với hơn 50% số trường đại học tính đến hết năm 2020. Mục tiêu của hoạt động kiểm định chất lượng không đơn thuần là xác nhận mức độ đáp ứng tiêu chuẩn của các cơ sở giáo dục đại học hay cấp chứng nhận mà vai trò chính của hoạt động này chính là phát hiện, hỗ trợ các trường đại học được cải tiến chất lượng, qua đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học và nhu cầu của xã hội.
5.3. Giải pháp nâng cao sự hài lòng của sinh viên về chất lượng và giá trị dịch vụ giáo dục của các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh tại Việt Nam
5.3.1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cung ứng dịch vụ giáo dục đại học. Trong luận án này, các yếu tố trong mô hình nghiên cứu như yếu tố học thuật, yếu tố phi học thuật, yếu tố tương tác doanh nghiệp được xây dựng dưới sự tham gia chủ yếu của con người, cụ thể là đội ngũ giảng viên, nhân viên hành chính. Theo các kết quả nghiên cứu, cả yếu tố phi học thuật và học thuật đều có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của người học với hệ số tải chuẩn hóa lần lượt là 0,174 và 0,409 (bao gồm cả tác động trực tiếp và gián tiếp). Trong khi đó yếu tố tương tác doanh nghiệp mặc dù không có tác động trự tiếp đến sự hài lòng của người học nhưng vẫn cho thấy ảnh hưởng với hệ số tải chuẩn hóa 0,060. Ngoài ra, các kết quả thống kê mô tả các biến quan sát về chất lượng nguồn nhân lực (giảng viên và nhân viên) đều có kết quả đáng lưu ý. Trong khi các đánh giá về giảng viên như ACA1: Thái độ làm việc của giảng viên; ACA2: Sự quan tâm của giảng viên; Chuyên môn của giảng viên; Phương pháp giảng dạy của giảng viên nhận các đánh giá ở mức trung bình tương đối cao (dao động từ 4,5783 đến 4,9967), điều này cho thấy đây là các điểm mạnh cần được phát huy của các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh. Trong khi đó, một số biến quan sát đại diện cho chất lượng nguồn nhân lực trong các hoạt động hỗ trợ hành chính lại không ở mức cao so với tổng thể. Ví dụ: NACA5: Thái độ của nhân viên hành chính (giá trị trung bình 4,3907); NACA2: Tốc độ xử lí thủ tục hành chính (giá trị trung bình 4,4274). Điều này cho thấy, đây là những hạn chế về nguồn nhân lực phục vụ các hoạt động hỗ trợ hành chính, cần có các chính sách tăng cường, cải thiện các yếu tố này trong tương lai. Căn cứ vào các kết quả phân tích tác động của các yếu tố trong mô hình SEM và kết quả thống kê mô tả. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được đưa ra như sau:
Thứ nhất, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên thông qua tạo điều kiện học tập, tham gia các hoạt động phát triển kiến thức học thuật. Những hỗ trợ về tài chính, các giải pháp khuyến khích đội ngũ giảng viên tiếp tục phát triển học tập ở các cấp bậc cao hơn, đặc biệt hướng đến việc gửi giảng viên sang các quốc gia có nền
giáo dục phát triển để đào tạo, bồi dưỡng sẽ thúc đẩy chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ giảng dạy. Tuy nhiên, bên cạnh những kiến thức mang tính hàn lâm thì bổ sung những kiến thực tế cho đội ngũ giảng viên cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là với những ngành học về kinh tế và quản trị kinh doanh. Đặc thù của nhóm ngành này là yêu cầu người học phát triển tương đối toàn diện các kiến thức, kĩ năng để đáp ứng môi trường làm việc có tốc độ thay đổi cao. Do đó, bên cạnh những sự cập nhật từ kiến thức lí thuyết thì nếu đội ngũ giảng viên không được trang bị đầy đủ những kiến thức thực tế từ doanh nghiệp thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đầu ra của sinh viên. Để khắc phục những vấn đề này, giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp và trường đại học cần được thúc đẩy để tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên được tiếp cận, cập nhật các kiến thức, kĩ năng từ môi trường bên ngoài.
Thứ hai, nâng cao khả năng áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại cho đội ngũ giảng viên trong hoạt động giảng dạy. Các môn học thuộc khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh yêu cầu đội ngũ giảng viên có khả năng kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy để gia tăng sự hấp dẫn cho bài giảng. Các môn học về kinh tế và quản trị kinh doanh không có nhiều giáo dục trực quan và các hoạt động bổ trợ như thí nghiệm, mô hình mô phỏng. Trong khi đó, khối lượng kiến thức lại tương đối nặng và rất phong phú về cách tiếp cận. Vì vậy, tiến hành giới thiệu, cập nhật và thử nghiệm các phương pháp học tập hiện đại như phương pháp giảng dạy tích hợp; Phương pháp PBL (Problem Base Leaning); Phương pháp giải quyết tình huống; Phương pháp dạy học tích cực; Phương pháp học tập nhóm… sẽ giúp đội ngũ giảng viên thực hiện tốt hơn nhiệm vụ truyền tải kiến thức của các môn học đến sinh viên. Thực tế, một số phương pháp giảng dạy hiện đại có những yêu cầu về khả năng sử dụng các phần mềm, công cụ hiện đại liên quan đến thiết bị công nghệ thông tin, do đó các trường đại học cũng cần triển khai tập huấn và nâng cao khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho đội ngũ giảng viên.
Thứ ba, chú trọng đến các chính sách đãi ngộ và tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên. Mặc dù không đóng vai trò tác động trực tiếp đến mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên nhưng những chính sách đãi ngộ, tạo động lực làm việc sẽ giúp đội ngũ giảng viên yên tâm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, qua đó ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và sinh viên. Xa hơn, có được những chính sách đãi ngộ tốt sẽ giúp các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao. Các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh được giao quyền tự chủ tài chính đã cho thấy những thay đổi trong chính sách đãi ngộ đội ngũ giảng viên và thu hút được các nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho trường. Tuy nhiên, các trường đại học công lập chưa tự chủ vẫn đang gặp những trở ngại lớn để nâng cao thu nhập, đãi ngộ cho giảng viên. Có thể thấy rõ ràng, nút thắt lớn nhất để nâng cao thu nhập cho đội ngũ giảng viên đến từ các cơ chế quản lí. Vì vậy, thúc đẩy hoạt động tự chủ đại học sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc nâng cao thu nhập và thúc đẩy động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên.
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Định Đa Nhóm Theo Mức Độ Yêu Thích Ngành Học
- Kết Quả Phân Tích Mô Hình Cấu Trúc Tuyến Tính Sem
- Phát Triển Liên Kết Nhà Trường - Doanh Nghiệp Và Đại Học Ứng Dụng
- Một Số Kiến Nghị Đảm Bảo Điều Kiện, Nguồn Lực Của Các Trường Đại Học Công Lập Khối Kinh Tế Và Quản Trị Kinh Doanh Tại Việt Nam
- Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên với giá trị và chất lượng dịch vụ của các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam - 22
- Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên với giá trị và chất lượng dịch vụ của các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam - 23
Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.
Cuối cùng, cần nâng cao trình độ và kĩ năng cho đội ngũ nhân viên hành chính. Mặc dù không tham gia vào quá trình giảng dạy trực tiếp như đội ngũ giảng viên, nhưng vai trò quan trọng của đội ngũ nhân viên hành là không thể phủ nhận khi là lực lượng chủ chốt vận hành các hoạt động hỗ trợ sinh viên, hỗ trợ hoạt động lên kế hoạch đào tạo, quản lí cơ sở vật chất…Việc tổ chức các hoạt động đào tạo, nâng cao trình độ và kĩ năng cho đội ngũ nhân viên hành chính sẽ gia tăng hiệu quả, năng suất của các hoạt động hỗ trợ của trường đại học. Những năm gần đây, nhiều hoạt động mới được đưa vào quá trình vận hành của các trường đại học như kiểm định chất lượng thường niên, truyền thông đa kênh, phát triển hệ thống học tập trực tuyến…Vì vậy, các hoạt động nâng cao kĩ năng nghề nghiệp và cập nhật kiến thức đóng vai trò quan trọng hỗ trợ đội ngũ nhân viên hành chính làm việc tốt hơn.
5.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao cơ sở vật chất đào tạo
Yếu tố cơ sở vật chất trong nghiên cứu được đo lường dựa trên những đánh giá của sinh viên về hệ thống học liệu, điều kiện phòng ốc, kí túc xá, hạ tầng phục vụ y tế và giải trí của các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh. Kết quả từ phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM đã chỉ ra tác động trực tiếp của yếu tố này đối đến sự hài lòng của sinh viên với hệ số tải chuẩn hóa là 0,172 và tác động gián tiếp có hệ số tải chuẩn hóa là 0,090. Yếu tố cơ sở vật chất cũng có tác động tích cực đến cảm nhận giá trị dịch vụ của sinh viên với hệ số tải phản ánh đối với giá trị chức năng, giá trị cảm xúc, giá trị xã hội và giá trị tri thức lần lượt là 0,113, 0,194, 0,102 và 0,197. Nếu đối sánh với mức độ tác động của các yêu tố khác thuộc chất lượng dịch vụ đối với các biến phụ thuộc thì yếu tố cơ sở vật chất các hệ số tải chuẩn hóa tương đối cao. Đặc biệt, cơ sở vật chất có ảnh hưởng lớn đến những cảm nhận về giá trị cảm xúc và giá trị tri thức. Bên cạnh đó, các kết quả thống kê mô tả cũng chỉ ra nhóm yếu tố này có giá trị trung bình đạt 4,5375, chỉ sếp sau mức đánh giá dành cho yếu tố học thuật trong chất lượng dịch vụ. Vì vậy, cơ sở vật chất được xem như một điểm mạnh cần được khai thác nhằm phát triển chất lượng dịch vụ giáo dục đại học tại các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh. Từ những kết quả nghiên cứu, một số giải pháp nâng cao vai trò của yếu tố này được đề xuất như sau:
Thứ nhất, các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh cần đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất để phục vụ hoạt động giảng dạy. Bên cạnh yếu tố học thuật đã được phân tích thì cơ sở vật chất là yếu tố có tác động mạnh thứ hai đến sự hài lòng của sinh viên và giá trị tri thức, vì vậy các cơ sở vật chất phục vụ học tập, giảng dạy như phòng học, trang thiết bị trình chiếu, thư viện cần được chú trọng nâng cấp, bổ sung. Hiện nay, tại các nhiều trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh, điều kiện phòng học chưa đạt chuẩn về kích thước, không gian thoáng mát để phục vụ sinh viên, hệ thống thư viện còn nghèo nàn, tài liệu chưa có sự đa dạng.
Thứ hai, các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh cần chú trọng phát triển cơ sở vật chất công nghệ thông tin phục vụ hoạt động mở rộng hệ thống học liệu trực tuyến. Biến quan sát đánh giá về hệ thống học liệu FACI5: Hệ
thống học liệu và cơ sở vật chất cũng chỉ đạt giá trị trung bình thấp thứ hai trong nhóm yếu tố cơ sở vật chất (giá trị trung bình là 4,4845). Hiện nay, rất nhiều hệ thống dữ liệu trực tuyến như OAIster, Taylor and Francis Open Access; Science Direct Journals - Cell Press; Oxford, Cambridge University press; Nature Publishing Group…mang lại rất nhiều hữu ích cho người học và thuận tiện trong lưu trữ, tra cứu. Đầu tư vào phát triển hệ thống học liệu trực tuyến sẽ giúp các trường đại học thúc đẩy hoạt động nghiên cứu mang lại những giá trị cho người học và cả đội ngũ giảng viên.
Thứ ba, các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh cần gia tăng đầu tư, xây dựng các công trình phục vụ hoạt động ngoại khóa. Khác với giai đoạn từ năm 1975 - năm 2000 khi các chính sách về nâng cấp cơ sở vật chất chú trọng vào hệ thống phòng học, giảng đường thì những năm gần đây nhu cầu về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động ngoại khóa của sinh viên đang gia tăng. Với đặc điểm của chương trình đào tạo có xu hướng phát triển toàn diện các kĩ năng kết hợp với những tính cách đặc trưng của sinh viên theo học khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh thì hoạt động ngoại khóa đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng đầu ra của sinh viên. Ngoài ra, các kết quả phân tích thực chứng cho thấy biến quan sát FACI6: Cơ sở vật chất phục vụ giải trí có mức đánh giá trung bình thấp nhất trong số các biến quan sát cơ sở vật chất (giá trị trung bình là 4,3646). Vì vậy, việc chú trọng nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu này của sinh viên là cần thiết đối với các trường đại học khối kinh tế và quản trị kinh doanh.
5.3.3. Nhóm giải pháp nâng cao chương trình đào tạo
Yếu tố chương trình đào tạo trong nghiên cứu được tiếp cận dựa trên những đánh giá của sinh viên cấu trúc, sự linh hoạt, mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và tính cập nhật của chương trình đào tạo. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM của nghiên cứu đã chỉ ra yếu tố chương trình đào tạo tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự hài lòng của sinh viên với hệ số tải chuẩn hóa lần lượt là là 0,068 và 0,051. Yếu tố chương trình đào tạo cũng cho thấy ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành giá trị dịch vụ bao gồm giá trị chức năng, giá trị xã hội và giá trị tri thức với hệ số tải chuẩn hóa lần lượt là 0,134, 0,067 và 0,064. Tuy nhiên, tác động của chương trình đào tạo đối với giá trị cảm xúc không đạt ý nghĩa thống kê. Các giá trị trung bình các biến quan sát dao động từ 4,1305 đến 4,2088. Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy tác động của chương trình đào tạo đối với sự hài lòng của sinh viên ở mức thấp so với các yếu tố còn lại. Đối với những ảnh hưởng của yếu tố này đối với các cấu thành của giá trị dịch vụ thì ngoại trừ giá trị chức năng (hệ số tải chuẩn hóa là 0,134) thì tác động đối với yếu tố còn lại không cao. Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã áp dụng các cải cách chương trình đào tạo bậc đại học, tiến hành thay đổi học chế theo hình thức tín chỉ để tạo sự linh hoạt cho người học nhưng theo kết quả nghiên cứu yếu tố này cho thấy tác động đến sự hài lòng của người học ở mức rất thấp. Từ thực trạng trên, một số giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao yếu tố này.
Thứ nhất, gia tăng sự linh hoạt cho chương trình đào tạo. Trong các items của thang đo chương trình đào tạo, sự linh hoạt của chương trình đào tạo nhận được đánh giá thấp nhất (giá trị trung bình 4,1305) cho thấy cần những giải pháp tăng cường sự linh động của yếu tố này đối với người học. Những giải pháp này có thể liên quan đến khả năng lựa chọn khung giờ học, lựa chọn các học phần theo nhu cầu phát triển của sinh viên. Thực tế, tại Việt Nam, việc đăng kí học tập theo tín chỉ đang được tiến hành theo khung thời gian được nhà trường cung cấp, nên mặc dù được lựa chọn nhưng thời gian biểu dường như sinh viên chưa thể chủ động quyết định khung thời gian hợp lí với mình nhất. Nhưng để gia tăng sự lựa chọn khung giờ học tập cho sinh viên thì các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh cần bổ sung nhiều nguồn lực, đặc biệt về cơ sở vật chất, lực lượng nhân viên hành chính và giảng viên. Bên cạnh đó, các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh cần bổ sung thêm các học phần, tín chỉ tự chọn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kiến thức, kĩ năng có tính cá nhân hóa cao của sinh viên.
Thứ hai, nâng cao mức độ phù hợp của chương trình đào tạo với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Trong nghiên cứu này, kết quả thống kê mô tả chỉ ra rằng trong số các biến quan sát thuộc chương trình đào tạo thì biến quan sát PROG4: Chương trình đào tạo có định hướng phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội có giá trị trung bình cao nhất là 4,2088 nhưng sự chênh lệch với các biến quan sát còn lại là không rõ nét. Những thay đổi từ nhu cầu doanh nghiệp và thị trường lao động trong những năm gần đây có sự biến động ở biên độ cao do những ảnh hưởng lớn từ các xu thế phát triển trên thế giới nên để đảm bảo cơ hội việc làm cho sinh viên thì chương trình đào tạo của các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh cần có sự cập nhật từ thực tế. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng và cập nhật chương trình đào tạo thì các trường cần có sự tham khảo ý kiến từ đội ngũ chuyên gia từ doanh nghiệp và cơ quan quản lí nhằm tạo ra một chương trình đào tạo mang đến nhiều giá trị, gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên.
Thứ ba, phát triển các hoạt động nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của chương trình đào tạo đối với sinh viên. Một nguyên nhân có thể dẫn đến tác động của chương trình đào tạo đối với sự hài lòng của sinh viên không đạt mức cao đó là những hạn chế hiểu biết về chương trình đào tạo của sinh viên. Thực tế, khái niệm chương trình đào tạo có nội hàm phức tạp và gây khó hiểu cho sinh viên. Phần lớn sinh viên thường cho rằng chương trình đào tạo liên quan đến các môn học và lộ trình hoàn thành những môn học này. Trong khi đó, các chuẩn đầu ra về kiến thức, kĩ năng lại thường bị bỏ qua do hạn chế về thông tin hoặc thái độ không quan tâm do thiếu nhận thức tầm quan trọng. Để khắc phục thực trạng này, các trường đại học cần công khai, minh bạch chương trình đào tạo cho người học. Các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh có thể tổ chức các buổi tọa đàm, tư vấn cho sinh viên về tầm quan trọng của chương trình đào tạo cũng như cách phát triển kiến thức, kĩ năng với những định hướng của chương trình đào tạo trong thời gian học tập tại trường đại học.
5.3.4. Nhóm giải pháp nâng cao mối quan hệ nhà trường – doanh nghiệp
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra khi đánh giá yếu tố tương tác doanh nghiệp dựa trên đánh giá của sinh viên về mức độ tham gia của doanh nghiệp với hoạt động đào tạo, các hoạt động ngoại khóa được nhà trường và doanh nghiệp kết hợp tổ chức và phương pháp giảng dạy thực tế từ môi trường doanh nghiệp thì yếu tố này không có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của sinh viên. Tuy nhiên, yếu tố tương tác doanh nghiệp có tác động gián tiếp đối đến sự hài lòng của sinh viên thông qua các yếu tố trung gia là các cấu thành giá trị dịch vụ với hệ số tải chuẩn hóa 0,060. Bên cạnh đó, yếu tố tương tác doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến giá trị chức năng (hệ số tải chuẩn hóa 0,099), giá trị cảm xúc (hệ số tải chuẩn hóa 0,084), giá trị xã hội (hệ số tải chuẩn hóa 0,091), giá trị tri thức (hệ số tải chuẩn hóa 0,112). Các giá trị trung bình các biến quan sát dao động ơ mức không cao từ 4,0856 đến 4,2227. Mặc dù không cho thấy tác động trực tiếp đến sự hài lòng của sinh viên nhưng yếu tố tương tác doanh nghiệp cho thấy tác động gián tiếp và ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị dịch vụ. Đặc biệt, trong các yếu tố cấu thành giá trị dịch vụ thì vai trò tương tác doanh nghiệp lại được thể hiện rõ nét nhất với giá trị tri thức (hệ số beta chuẩn hóa bằng 0,112). Những kết quả đáng chú ý của nghiên cứu tạo cơ sở để đề xuất một số nhóm giải pháp thúc đẩy vai trò của yếu tố tương tác doanh nghiệp như sau.
Thứ nhất, các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh cần nhận thức rõ tầm quan trọng của mối quan hệ nhà trường – doanh nghiệp đối với phát triển giáo dục đại học hiện nay. Ngoài những hạn chế về nguồn lực triển khai thì các hoạt động liên kết nhà trường và doanh nghiệp gặp nhiều cản trở, khó khăn từ chính định hướng và quan điểm phát triển của các trường đại học. Nhiều trường đại học còn ngần ngại thúc đẩy hoạt động liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo. Kết quả thống kê mô tả đã chỉ ra những hoạt động tham quan doanh nghiệp được sinh viên đánh giá cao nhất (giá trị trung bình bằng 4,2227) và việc đưa phương pháp giảng dạy thức tế từ doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo không nhận được đánh giá cao từ người học (giá trị trung bình bằng 4,0856). Điều này cho thấy, mối quan hệ nhà trường và doanh nghiệp mới chỉ hỗ trợ sinh viên phần nào về thông tin mà chưa thể hỗ trợ kĩ năng thực tế trong hoạt động đào tạo.
Thứ hai, các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh cần thúc đẩy hoạt động áp dụng những phương pháp giảng dạy phù hợp từ môi trường doanh nghiệp để đưa vào hoạt động đào tạo. Giải pháp này hứa hẹn sẽ giải quyết các vấn đề chương trình đào tạo nặng lý thuyết, hạn chế về đào tạo kĩ năng của các trường đại học công lập khối kinh tê và quản trị kinh doanh. Mặc dù không cho thấy tác động trực tiếp đến sự hài lòng của sinh viên nhưng hoạt động tương tác doanh nghiệp lại cho thấy tác động mạnh đến giá trị tri thức dưới góc độ cảm nhận của sinh viên. Kết quả này phần nào phản ánh những hữu ích mà hoạt động tương tác doanh nghiệp mang lại cho sinh viên, đặc biệt là về mặt kiến thức.
Thứ ba, hỗ trợ đội ngũ giảng viên học tập và nâng cao các kiến thức, kĩ năng thực tế từ doanh nghiệp. Nếu các chuyên gia từ doanh nghiệp có điều kiện tham gia trực tiếp
hoặc hỗ trợ hoạt động đào tạo của sinh viên thì sẽ giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên, thực tế thì những đội ngũ chuyên gia từ doanh nghiệp thường không thể dành quá nhiều thời gian để hỗ trợ các trường đại học do những rào cản từ hoạt động tại doanh nghiệp họ phụ trách. Vì thế, giảng viên vẫn sẽ là nguồn nhân lực chính truyền tải kiến thức cho sinh viên. Do đó, mục tiêu bồi dưỡng, bổ sung kiến thức thực tế cho đội ngũ giảng viên là vô cùng quan trọng. Thêm vào đó, khi các hoạt động liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp được triển khai thì sẽ phát sinh các hoạt động quản lí sinh viên tại doanh nghiệp cần sự phối hợp của hai bên nên bên cạnh kiến thức thì đội ngũ giảng viên cũng cần có các kĩ năng quản lí thực tế trong môi trường doanh nghiệp.
5.3.5. Nhóm giải pháp nâng cao cảm nhận giá trị dịch vụ cho người học
Như các phân tích ở các phần trước của nghiên cứu, khác với chất lượng dịch vụ, giá trị dịch vụ được để cập và nghiên cứu ít hơn trong bối cảnh giáo dục đại học tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng chưa có hệ thống đánh giá giá trị dịch vụ giáo dục đại học như hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học. Tuy nhiên kết quả các phân tích của nghiên cứu này đã chỉ ra giá trị dịch vụ đang có vai trò lớn hơn chất lượng dịch vụ đối với sự hài lòng của sinh viên (xem xét thông qua tổng hệ số beta chuẩn hóa). Dựa trên các kết quả nghiên cứu và thực trạng giáo dục đại học tại Việt Nam, một số nhóm giải pháp giúp nâng cao yếu tố cấu thành giá trị dịch vụ được đưa ra như sau.
Thứ nhất, thúc đẩy mối quan hệ giữa trường đại học và các đơn vị tuyển dụng để gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Tại Việt Nam, quyết định theo học đại học có sự liên hệ mật thiết đối với kì vọng về cơ hội việc làm sau tốt nghiệp. Bằng đại học từ các trường đại học có chất lượng tốt được đánh giá như những lợi thế của người học khi tham gia thị trường lao động. Để gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên, các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh cần chú trọng vào nâng cao chất lượng đầu ra và thúc đẩy hiệu quả các kênh thông tin việc làm thông qua các phương tiện truyền thông, gia tăng mối quan hệ với doanh nghiệp. Đặc biệt, cơ hội việc làm của sinh viên có sự phụ thuộc lớn vào nhu cầu của thị trường lao động, vì vậy các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh cũng cần thực hiện các phân tích, dự báo về nhu cầu việc làm trong tương lai để định hướng hoạt động đào tạo, mở thêm các ngành học phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Bên cạnh đó, các trường đại học khối kinh tế và quản trị kinh doanh cần chú trọng nâng cao vị thế, hình ảnh trong mắt nhà tuyển dụng và xã hội thông qua sự bảo đảm về chất lượng đào tạo, trách nhiệm với cộng đồng. Những hiệu quả từ các giải pháp này mang đến những ảnh hưởng tích cực đến đánh giá của các tổ chức tuyển dụng đối với các trường đại học, qua đó gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên. Các hoạt động củng cố mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp sẽ hỗ trợ nhà trường nâng cao giá trị chức năng và giá trị tri thức cho người học thông qua việc gia tăng cơ hội nghề nghiệp, cơ hội trau dồi kĩ năng tại môi trường làm việc thực tế.
Thứ hai, các trường đại học cần áp dụng các giải pháp truyền thông nhằm nâng cao hình ảnh, vị thế của cơ sở giáo dục. Hình ảnh, danh tiếng của trường đại
học có những mối liên hệ đối với cơ hội việc làm và sự tự hào của sinh viên theo học, việc được trở thành một thành viên của một đại học được đánh giá cao về uy tín đào tạo sẽ mang lại những đánh giá tích cực từ mọi người xung quanh dành cho sinh viên. Để thúc đẩy nâng cao hình ảnh, vị thế thông qua truyền thông, các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh cần tích cực sử dụng các kênh truyền thông trực tuyến như mạng xã hội, website, internet…cũng như tăng cường các hoạt động phục vụ lợi ích cộng đồng. Những hiệu quả từ hoạt động truyền thông có thể giúp nâng cao giá trị xã hội cho sinh viên.
Thứ ba, nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua đổi mới phương pháp giảng dạy và trình độ của đội ngũ giảng viên. Kiến thức, kĩ năng của giảng viên và phương pháp truyền tải kiến thức đến sinh viên sẽ quyết định đến hiệu quả tiếp thu kiến thức của người học qua đó gia tăng giá trị tri thức. Đối với yêu cầu về nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kin doanh có thể áp dụng giải pháp tổ chức đào tạo nội bộ, gửi giảng viên sang các quốc gia phát triển để đào tạo hoặc tạo cơ hội cho đội ngũ giảng viên tham gia các hoạt động thực tế tại doanh nghiệp để tích lũy thêm kiến thức và kĩ năng. Đối với các hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy, các trường đại học cần tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm các phương pháp tiên tiến và đánh giá, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp. Ngoài ra, để có thể áp dụng phương pháp giảng dạy mới thành công, các hoạt động đào tạo nội bộ và nâng cao kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cho giảng viên cần được tổ chức một cách hiệu quả và thường xuyên. Ngoài ra, các trường đại học cần chú trọng phát triển chương trình đào tạo về nội dung và gia tăng sự phù hợp của các học phần với đầu ra ngành đào tạo. Trong nghiên cứu này, chương trình đào tạo không có ảnh hưởng mạnh đến sự hài lòng của sinh viên và giá trị tri thức. Tuy nhiên, chương trình đào tạo là khái niệm có nội hàm phức tạp, nếu đánh giá dưới cảm nhận của sinh viên thì sẽ khó có thể hiện được vai trò của yếu tố này. Ngoài ra những hạn chế về thông tin của sinh viên đối với chức năng của chương trình đào tạo phần nào dẫn đến các kết quả phân tích định lượng không làm rõ được tầm quan trọng của yếu tố này. Thực tế, chương trình đào tạo mang tính định hướng các môn học và cách thức triển khai các học phần mà sinh viên sẽ được tiếp cận trong quá trình học tập tại trường đại học. Chương trình đào tạo còn có chức năng quy định các chuẩn đầu ra về kiến thức và kĩ năng của sinh viên. Vì vậy tầm quan trọng của chương trình đào tạo đối với giá trị tri thức là rất lớn, chương trình đào tạo có sự phù hợp với năng lực của sinh viên, nhu cầu của thị trường lao động sẽ gia tăng các giá trị cho sinh viên. Những nhóm giải pháp liên quan đến phương pháp giảng dạy, sự phù hợp của chương trình đào tạo đóng vai trò quan trọng đối với nâng cao giá trị tri thức và giá trị cảm xúc cho sinh viên.
Cuối cùng, các trường đại học cần đầu tư nâng cấp các cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, giải quyết thủ tục hành chính và hoạt động ngoại khóa cho sinh viên. Nếu