Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên với giá trị và chất lượng dịch vụ của các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam - 22


(3) Do những giới hạn về nguồn lực và thời gian thực hiện luận án.

(4) Do những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 trong giai đoạn khảo sát, điều tra dữ liệu sơ cấp.

(5) Do những đặc thù của loại hình dịch vụ giáo dục đại học tại Việt Nam khi sinh viên là người trải nghiệm, sử dụng dịch vụ nhưng thường không phải đối tượng chi trả chi phí học tập.

Vì vậy, nghiên cứu vẫn tồn tại một số hạn chế về mẫu nghiên cứu và phương thức tiếp cận. Mặc dù mẫu nghiên cứu bao gồm 1226 sinh viên đến từ 12 trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh được lựa chọn theo các tiêu chí tác đề xuất nhưng so với quy mô mẫu tổng thể thì còn khá hạn chế. Bên cạnh đó, phương pháp chọn mẫu vẫn là phương pháp chọn mẫu thuận tiện sau khi tiến hành lựa chọn các trường đại học theo tiêu chí, điều này phần nào làm giảm ý nghĩa của nghiên cứu. Cuối cùng, những tiêu chí dùng để lựa chọn các trường lấy dữ liệu cũng được đề xuất dựa vào những phân tích và quan điểm của tác giả cũng phần nào ảnh hưởng giá trị của nghiên cứu. Tuy nhiên, những hạn chế này có xuất phát từ những nguyên nhân mang tính khách quan đó là việc phân loại trường đại học thuộc nhóm kinh tế và quản trị kinh doanh vẫn chưa được làm rõ trong các văn bản pháp luật cụ thể.

Thứ hai, mặc dù đã có những cố gắng trong việc lựa chọn các yếu tố, biến quan sát đưa vào mô hình nghiên cứu đề xuất cũng như thang đo nghiên cứu. Tuy nhiên, số lượng yếu tố vẫn còn hạn chế khi tham chiếu với các nghiên cứu trong quá khứ về dịch vụ giáo dục đại học. Những hạn chế này phản ánh qua một số kết quả nghiên cứu như hệ số R2 hiệu chỉnh của sự hài lòng của sinh viên đạt giá trị 0,65 (65%). Hệ số R2 hiệu chỉnh của các yếu tố cấu thành giá trị dịch vụ dưới sự tác động của chất lượng dịch vụ chỉ đạt trong khoảng 0,14 – 0,29 (14% - 29%). Tức là, cần thêm các yếu tố nhằm nâng cao mức độ giải thích cho sự biến thiên giá trị dịch vụ. Rõ ràng, mối quan hệ giữa chất lượng và giá trị dịch vụ vẫn cần thêm những nỗ lực khám phá để giải thích chi tiết hơn. Ngoài nguyên nhân do những hạn chế về nguồn lực phục vụ nghiên cứu thì số lượng các nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá chi tiết mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ, giá trị dịch vụ và sự hài lòng của sinh viên còn khá hạn chế. Do đó, vẫn còn nhiều những khó khăn về cơ sở lí thuyết để xây dựng các giả thuyết trong nghiên cứu.

Thứ ba, nghiên cứu chưa thể tiến hành các giả thuyết nghiên cứu liên quan đến khả năng điều tiết, kiểm soát của một số yếu tố. Trong nghiên cứu này, sự khác biệt giữa các nhóm trong đánh giá được chú trọng hơn so với các quan hệ kiểm soát, điều tiết vì số lượng trường đại học được lựa chọn lấy mẫu có sự đa dạng và có những khác biệt rõ về hình thức vận hành hoạt động. VD: giữa đại học đã tự chủ và chưa tự chủ. Bên cạnh đó, đặc điểm của đáp viên cũng rất đa dạng, có thể kể đến những khác biệt về đặc điểm vùng miền, đặc điểm về trình độ đầu vào…Ngoài ra, số lượng giả thuyết nghiên cứu được xem xét là tương đối lớn, vì vậy việc xác định


yếu tố đóng vai trò điều tiết hay kiểm soát sẽ cần thêm nhiều những nguồn lực phục vụ nghiên cứu, đây có thể là những hướng nghiên cứu có thể được mở rộng trong các nghiên cứu tiếp theo.

5.6.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai

Từ những kết quả luận án đã đạt được và các hạn chế được đề cập, một số hướng nghiên cứu được xem xét trong tương lai bao gồm:

Thứ nhất, mở rộng quy mô mẫu nghiên cứu kết hợp với các phương pháp xây dựng mẫu có độ tin cậy cao hơn như phương pháp lựa chọn mẫu ngẫu nhiên thay vì chọn mẫu thuận tiện. Bên cạnh đó, cần khảo sát số lượng trường đại học nhiều hơn để gia tăng ý nghĩa cho nghiên cứu.

Thứ hai, cần bổ sung các yếu tố mới trong mô hình nghiên cứu nhằm gia tăng khả năng giải thích cho biến phụ thuộc là sự hài lòng của sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị dịch vụ.

Thứ ba, dịch vụ giáo dục đại học có nhiều đặc điểm riêng biệt và có tầm quan trọng đối với sự phát triển của sinh viên, nghiên cứu trong tương lai có thể làm rõ các mối quan hệ mới có ý nghĩa hơn thông qua các phân tích về mối quan hệ kiểm soát, điều tiết. Luận án mới chỉ dừng lại ở các kiểm chứng mối quan hệ của chất lượng dịch vụ, giá trị dịch vụ và sự hài lòng của sinh viên mà chưa thể khai phá thêm các mối liên hệ với các yếu tố khác được đề cập phổ biến trong các lí thuyết về marketing như hành vi khách hàng sau mua, hành vi truyền miệng, lòng trung thành…Vì vậy, các nghiên cứu cũng có thể xây dựng bổ sung các yếu tố và hoàn thiện thêm cấu trúc của mô hình nghiên cứu nhằm gia tăng ý nghĩa cho nghiên cứu.


KẾT LUẬN CHƯƠNG V

Nội dung chương V đề cập đến giải pháp nâng cao sự hài lòng của sinh viên với giá trị và chất lượng dịch vụ của các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam. Để gia tăng sự phù hợp của các nhóm giải pháp được đề xuất, tác giả đã kết hợp các kết quả nghiên cứu của luận án với các dữ liệu thứ cấp được tổng hợp nhằm làm rõ: Xu thế phát triển của giáo dục đại học; Quan điểm và định hướng. Từ đó, đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, giá trị dịch vụ và sự hài lòng của sinh viên. Bên cạnh đó, chương V cũng đề xuất một số nhóm giải pháp đảm bảo nguồn lực và các kiến nghị cho các cơ quan quản lí giáo dục đại học. Cuối cùng, chương V cũng chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong nghiên cứu và các hướng nghiên cứu trong tương lai.


KẾT LUẬN

Qua triển khai nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên với giá trị và chất lượng dịch vụ của các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam”. Một số kết quả quan trọng đạt được như sau:

Thứ nhất, thông qua quá trình tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề chất lượng dịch vụ, giá trị dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng, luận án đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng dịch vụ, giá trị dịch vụ và sự hài lòng của sinh viên trong bối cảnh nghiên cứu dịch vụ giáo dục đại học tại Việt Nam.

Thứ hai, bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp và trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, đề tài đã xây dựng được hệ thống thang đo đánh giá chất lượng dịch vụ, giá trị dịch vụ và sự hài lòng của sinh viên tại các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam. Cụ thể, chất lượng dịch vụ giáo dục đại học dưới góc độ cảm nhận của sinh viên được chia thành năm yếu tố cấu thành bao gồm: (1) Yếu tố học thuật; (2) Yếu tố phi học thuật; (3) Yếu tố chương trình đào tạo; (4) Yếu tố cơ sở vật chất và (5) Yếu tố tương tác doanh nghiệp. Trong khi đó, giá trị dịch vụ sinh viên cảm nhận bao gồm bốn yếu tố: (1) Giá trị chức năng; (2) Giá trị xã hội; (3) Giá trị cảm xúc và (4) Giá trị cảm xúc.

Thứ ba, bằng cách sử dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, nghiên cứu đã đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành chất lượng và giá trị dịch vụ đối với sự hài lòng của sinh viên cũng như những ảnh hưởng chi tiết của các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ đối với giá trị dịch vụ. Kết quả phân tích đã chỉ ra các yếu tố cấu thành chất lượng và giá trị dịch vụ giải thích được 65% sự hài lòng của sinh viên theo học tại 12 trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh tại Việt Nam. Vai trò của yếu tố học thuật và cơ sở vật chất là vượt trội trong số các yếu tố thuộc chất lượng dịch vụ. Trong khi đó, các yếu tố giá trị chức năng, giá trị tri thức và giá trị xã hội có mức độ ảnh hưởng không quá chênh lệch và lớn hơn cường độ tác động của giá trị cảm xúc. Đặc biệt, kết quả phân tích tác động gián tiếp đã chỉ ra rằng mặc dù không có ảnh hưởng trực tiếp đối với sự hài lòng của sinh viên nhưng yếu tố tương tác doanh nghiệp có những tác động gián tiếp thông qua giá trị dịch vụ. Khám phá này cho thấy, yếu tố tương tác doanh nghiệp là yếu tố cấu thành tiềm năng, hoàn toàn có thể cho thấy vai trò quan trọng khi được cải thiện trong tương lai.

Thứ tư, luận án cũng đã tiến hành kiểm định sự khác biệt đa nhóm nhằm làm rõ hơn đặc điểm của khách hàng cũng như những ảnh hưởng của một số chính sách phát triển giáo dục đại học đối với cảm nhận của sinh viên về chất lượng và giá trị dịch vụ


giáo dục đại học. Nhìn chung, nhóm sinh viên có mức độ yêu thích ngành học và nhóm sinh viên theo học các trường đại học tự chủ có sự đánh giá các biến quan sát cao hơn so với các nhóm còn lại trong cùng tiêu thức phân chia. Khi đánh giá theo thời gian học tập thì giá trị chức năng nhận được những đánh giá ở mức tích cực hơn từ nhóm sinh viên năm cuối, còn các yếu tố cơ sở vật chất lại có xu hướng giảm dần. Cuối cùng, nhóm sinh viên có cảm nhận mức học phí cao lại đánh giá các biến quan sát cao hơn các nhóm còn lại. Khám phá này gợi mở về sự khác biệt về vai trò rào cản về giá đối với cảm nhận của khách hàng khi trải nghiệm dịch vụ giáo dục đại học.

Thứ năm, từ những kết quả nghiên cứu, luận án đã chỉ ra được mức độ quan trọng của chất lượng và giá trị dịch vụ đối với sự hài lòng của sinh viên cũng như mối liên hệ giữa chất lượng và giá trị của dịch vụ giáo dục đại học tại các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh tại Việt Nam. Theo đó, không chỉ có vai trò thúc đẩy sự hài lòng của sinh viên. Chất lượng dịch vụ và giá trị dịch vụ có sự liên hệ mật thiết, các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ giúp nâng cao các yếu tố cấu thành giá trị dịch vụ giáo dục đại học. Khám phá này giúp có những nhìn nhận đúng đắn về cách thức gia tăng giá trị cho dịch vụ giáo dục đại học dựa trên nền tảng thúc đẩy chất lượng dịch vụ.

Thứ sáu, thông qua phân tích thực trạng sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng và giá trị dịch vụ giáo dục đại học, luận án đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao sự hài lòng của sinh viên dựa trên nền tảng chất lượng và giá trị dịch vụ nhằm hướng đến sự phát triển bền vững của các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh tại Việt Nam. Cụ thể, để nâng cao sự hài lòng của sinh viên, các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh cần chú trọng phát triển chất lượng nguồn nhân lực, hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo, tăng cường mối liên hệ nhà trường và doanh nghiệp và có các giải pháp gia tăng mức độ cảm nhận giá trị dịch vụ dưới góc độ sinh viên. Cuối cùng, các kiểm định đa nhóm đã chỉ ra nhóm sinh viên theo học các trường đại học tự chủ tài chính đánh giá các biến quan sát ở mức giá trị cao hơn vượt trội so với nhóm còn lại. Bên cạnh đó, các rào cản về học phí cao dường như không có ảnh hưởng tiêu cực đến sự đánh giá của người học. Vì vậy, chính sách tự chủ đại học cho thấy sự hợp lý trong bối cảnh phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Năm

công bố

Tên bài báo, tên các công trình

khoa học đã nghiên cứu

Tên, số tạp chí công bố, tên sách,

mã số đề tài

Mức độ

tham gia


2020

Thực trạng một số nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên đối với chương trình đào tạo ngành du lịch của trường Đại học Đại Nam


Tạp chí Công thương, Số 12, Tháng 5 năm 2020


Đồng giả


tác


2020

The impact of image, quality, and value on the satisfaction of students studying in international education programs at some public universities

Proceedings International Conference For Young Researchers In Economic And Business 2020 (ICYREB 2020)


Đồng giả


tác


2021

Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên với chương trình đào tạo đặc thù ngành du lịch

Tạp chí Khoa học Thương mại, Số 149+150

Đồng giả

tác


2021

Nghiên cứu tác động của chất lượng và giá trị dịch vụ đến sự hài lòng của

sinh viên tại một số trường đại học tư thục trên địa bàn Hà Nội


Tạp chí Khoa học Thương mại số 153


Đồng giả


tác


2021

The link between service value and customer satisfaction: Evidence from higher education service in Vietnam

Proceedings Asia Conference on Business and Economic Studies


Tác giả


2021

The effect of service quality and perceived value on student satisfaction. A case study of higher

education


Proceedings Asia Conference on Business and Economic Studies


Đồng giả


tác


2022

Tác động của chất lượng dịch vụ giáo dục đến sự hài lòng của sinh viên các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh tại Việt Nam

Tạp chí Kinh tế và Phát triển. Số 295, tháng 1 năm 2022. Trang 76-

86.


Đồng giả


tác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên với giá trị và chất lượng dịch vụ của các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam - 22


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013). Nghị quyết 29

– NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

2. Bộ Giáo dục & Đào tạo nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017),

Thông tư 24/2017/TT-BGD&ĐT

3. Bộ Giáo dục & Đào tạo nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Công văn số 4929/BGDĐT- GDĐH về việc áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành về du lịch, Truy cập trực tuyến tại: https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc- dai-hoc/Pages/default.aspx?ItemID=512

4. Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam (2020), Cần chính sách đột phá cho giáo dục đại học, Truy cập trực tuyến tại: https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc- dai-hoc/Pages/Default.aspx?ItemID=6787

5. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Giáo dục.

6. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ: Về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đổi với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 2017.

7. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Quyết định phê duyệt đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019-2025, Truy cập trực tuyến tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet- dinh-69-QD-TTg-2019-De-an-nang-cao-chat-luong-giao-duc-dai-hoc-2019- 2025-405039.aspx

8. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

9. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Nghị định số 99/2019/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

10. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2021), Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

11. Đàm Trí Cường (2016), “Khám phá thang đo chất lượng giáo dục bậc đại học ngành quản trị kinh doanh trên góc độ sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.

12. Hoàng Minh Sơn, Bùi Thị Thúy Hằng, Nguyễn Thị Hương Giang (2019), “Xu thế phát triển giáo dục đại học trên thế giới – khuyến nghị cho Việt


Nam”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục, tiếp cận liên ngành và xuyên ngành.

13. Hoàng Thị Phương Thảo & Hoàng Trọng (2006), “Giá trị & chất lượng dịch vụ trong giáo dục đại học nhìn từ góc độ sinh viên”, Tạp chí Phát Triển Kinh Tế, tr. 38- 43.

14. Minh Phong (2019), “Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục”, Báo giáo dục thời đại. Truy cập trực tuyến tại: https://vavet.vn/huy-dong- cac-nguon-luc-dau-tu-phat-trien-giao-duc/

15. Ng. Phuong (2020), “Tạo nguồn lực phát triển giáo dục đại học”, Báo đại biểu nhân dân. Truy cập trực tuyến tại: https://www.daibieunhandan.vn/tao- nguon-luc-phat-trien-giao-duc-dai-hoc-fkgfmyazhx-50736

16. Nguyễn Đỗ Như Loan. (2020), “Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại khu Hòa An, trường Đại học Cần Thơ”, Tạp chí Công thương, Số 22 tháng 9 năm 2020

17. Nguyễn Hoàng Việt & Nguyễn Bách Khoa (2014), “Mô hình và khung thang đo chất lượng và giá trị các loại dịch vụ ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Thương Mại.

18. Nguyễn Ngọc Điệp (2020), “Nghiên cứu tác động của chất lượng dịch vụ đào tạo tới sự hài lòng của sinh viên các trường đại học tại Hà Nội”, Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh Đại học Kinh tế Quốc dân.

19. Nguyễn Ngọc Điệp (2020), “Nghiên cứu tác động của chất lượng dịch vụ đào tạo tới sự hài lòng của sinh viên các trường đại học tại Hà Nội”, Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh Đại học Kinh tế Quốc dân.

20. Nguyễn Thành Long (2006), “Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo đại học Trường Đại học An Giang”, Đề tài Nghiên cứu khoa học Trường Đại học An Giang.

21. Nguyễn Thị Thanh Nhàn và Vũ Tuấn Dương (2021). Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên với chương trình đào tạo đặc thù ngành du lịch. Tạp chí Khoa học Thương mại, Số 149+150, trang 82-92.

22. Nguyễn Thanh Sơn (2014), “Phát triển chương trình đào tạo đại học theo định hướng chuẩn đầu ra”, Bản tin Khoa học và Giáo dục. Truy cập trực tuyến tại: http://lib.vinhuni.edu.vn/DATA/62/upload/493/documents/2016/03/file5.pdf

23. Nguyễn Thị Mai Trang, Nguyễn Đình Thọ, Mai Lê Thúy Vân. (2008), “Các yếu tố chính tác động vào kiến thức thu nhận của sinh viên khối ngành kinh tế, ĐH Quốc Gia TP. HCM - Nghiên cứu khoa học trong Quản trị kinh doanh”, Nhà xuất bản Thống kê.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/02/2023