Thực Trạng Quản Lý Cơ Sở Vật Chất, Thiết Bị Dạy Nghề

Công tác quản lý hoạt động học nghề của học viên được thực hiện theo đúng nội quy Trung tâm đã đề ra, đa số các học viên nhiệt tình tham gia các hoạt động do Trung tâm tổ chức, có kết quả học tập khá tốt. Tuy nhiên việc quản lí hoạt động học tập của học viên đạt hiệu quả còn thấp, nề nếp, tinh thần, thái độ học tập của đa số các học viên rất yếu. Từ năm 2014 đến 2016, Trung tâm còn có 5 học viên không đủ điều kiện tốt nghiệp phải học bổ sung do nghỉ quá số buổi học quy định. Những tồn tại, hạn chế trong việc quản lí hoạt động học tập của học viên nêu trên chủ yếu do những nguyên nhân sau:

+ Các lớp dạy nghề đa số được tổ chức trùng với thời điểm mùa vụ thu hoạch của người dân, mà phần lớn người đi học đều là lao động chính trong gia đình và có hoàn cảnh gia đình khó khăn (chủ yếu là thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo) nên vừa học vừa phải làm việc để lo kinh tế gia đình.

+ Phần lớn các học viên tham gia học nghề đều lớn tuổi và có trình độ văn hóa rất thấp, nên ngại học.

+ Do qui định chỉ chi tiền hỗ trợ cho người học và thanh toán kinh phí cho cơ sở đào tạo căn cứ vào số lượng học viên tốt nghiệp và được cấp chứng chỉ nên trung tâm cũng như các cơ sở đào tạo khác đều phải cố gắng giữ học viên đến cuối khóa, hạn chế tối đa việc cho học viên nghỉ.

2.3.4. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề

- Công tác lập kế hoạch quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề

Việc lập kế hoạch quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề của Trung tâm được Ban Giám đốc giao cho các Tổ chuyên môn, xây dựng nội quy sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, kế hoạch mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề.

- Tổ chức thực hiện quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề:

Sau khi kế hoạch được ban hành, Ban Giám đốc tổ chức họp với các bộ phận liên quan, đội ngũ giáo viên tham gia công tác dạy nghề để triển khai các nội dung lên quan đến nội quy sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, kế hoạch mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, phân công giao viên quản lý thiết bị dạy nghề.

- Chỉ đạo việc quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề:

Lãnh đạo Trung tâm yêu cầu các giáo viên trong quá trình sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề phải thực hiện việc bảo quản, không để học viên làm hư hỏng, mất mát trong quá trình học nghề, các tổ chuyên môn bảo dưỡng thường xuyên các thiết bị dạy nghề đang sử dụng, tham mưu bằng văn bản số lượng thiết bị cần sửa chữa, thay thế,...

- Kiểm tra công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề:

Ban Giám đốc thực hiện việc kiểm tra công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề thông qua các văn bản của tổ chuyên môn, giáo viên phụ trách thiết bị, kiểm tra thực tế việc sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề của giáo viên và học viên tại lớp học nghề, kiểm tra sổ sách mượn và trả thiết bị dạy nghề của giáo viên phụ trách quản lý thiết bị.

- Trong những năm qua, trung tâm đã thực hiện một số biện pháp quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề, đó là:

+ Phân cấp quản lý và giao trách nhiệm tới từng nhóm nghề, từng môn nghề cụ thể.

+ Hàng năm tổ chức hội thi tự làm đồ dùng dạy học, những đồ dùng nào đạt yêu cầu sẽ nghiệm thu và đưa vào nguồn bổ sung thiết bị.

+ Giám đốc chỉ đạo các nhóm nghề chủ động lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị cần thiết nhất và duyệt mua bổ sung hàng năm. Trước khi giao các nhóm nghề sử dụng, kế toán và cán bộ phụ trách cơ sở vật chất phải làm thủ tục nhập kho.

+ Hàng quý cán bộ phụ trách cơ sở vật chất báo cáo về tình hình sử dụng cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề. Đầu năm lập kế hoạch bổ sung trang thiết bị (nếu cần thiết) trình giám đốc phê duyệt.

Tuy nhiên công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề vẫn bộc lộ một số hạn chế như sau:

+ Việc thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa, duy tu trang thiết bị phục vụ dạy nghề chỉ thực hiện trước khi mở lớp, chưa thực hiện được thường xuyên.

+ Kinh phí cấp cho việc mua sắm, nâng cấp các trang thiết bị phục vụ công tác dạy nghề cho LĐNT còn ít.

+ CSVC, trang thiết sử dụng giảng dạy cho một số lớp dạy nghề Trung tâm còn phải hợp đồng với các cơ sở thuê các cơ sở sản xuất bên ngoài, nên khó khăn trong việc lập kế hoạch quản lý CSVC và trang thiết bị dạy nghề.

2.4. Thực trạng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn tại trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động dạy nghề

Hàng năm, sau khi tổng kết công tác dạy nghề ngắn hạn cho người lao động, trung tâm lập kế hoạch dạy nghề ngắn hạn cho năm tiếp theo báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, UBND huyện, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện. Căn cứ kế hoạch đề xuất, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh sẽ giao chỉ tiêu dạy nghề cho trung tâm. Theo chỉ tiêu được giao, trung tâm phối hợp với UBND xã, thị trấn trong huyện thống nhất phương án tuyển sinh báo cáo UBND huyện phê duyệt phương án tuyển sinh. Sau đó trung tâm chỉ đạo các bộ phận chuyên môn (tổ Đào tạo-Dịch vụ) lập kế hoạch tuyển sinh chi tiết theo đúng quy định của Quyết định số 08/2007/QĐ- BLĐTBXH ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành quy chế tuyển sinh học nghề.

Căn cứ chỉ tiêu được giao và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học cũng như điều kiện cụ thể của trung tâm như: Đội ngũ giáo viên, phòng học, xưởng thực hành, thiết bị máy móc và nguồn kinh phí. Giám đốc chỉ đạo ban chuyên môn lập kế hoạch dạy nghề bao gồm: Mục tiêu tổng quát; mục tiêu cụ thể; chỉ tiêu phấn đấu; thời gian và tiến độ thực hiện; các điều kiện về cơ sở vật chất,… Bản kế hoạch được thông qua hội nghị lãnh đạo trung tâm và được giám đốc phê duyệt.

Chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phương pháp trưng cầu ý kiến của 23 CBQL, GV để đánh giá thực trạng lập kế hoạch dạy nghề cho LĐNT theo các mức độ thực hiện (Đồng ý với mức độ rất cao, đồng ý với mức độ cao, đồng ý,

không đồng ý mức độ rất cao, không đồng ý mức độ cao). Thông qua kết quả thu được, tiến hành đánh giá bằng cách gán điểm theo mức:

+ Rất đồng : 4 điểm

+ Đồng ý: 3 điểm

+ Không đồng ý : 2 điểm

+ Rất không đồng ý : 1 điểm

+ Tính điểm trung bình (ĐTB) của các bảng theo công thức:

XXiKi

n


Trong đó: X : Điểm trung bình.

Xi: Điểm ở mức độ i.

Ki: Số người cho điểm ở mức độ i. n: Số người tham gia đánh giá.

+ Thứ bậc đối với các nội dung khảo sát trong một bảng căn cứ vào điểm trung bình cộng (ĐTB) để xếp thứ tự từ cao xuống thấp.

Bảng 2.8. Kết quả đánh giá thực trạng lập kế hoạch hoạt động dạy nghề cho LĐNT ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn


TT


Nội dung

Rất đồng ý

SL(%)


Đồng ý SL(%)


Không đồng ý SL(%)

Rất không đồng ý SL(%)

Đánh giá

mức độ

X

Xếp

thứ bậc

1

Kế hoạch có tính đồng bộ

8

(34,7)

6

(26,1)

5

(21,7)

4

(17,4)

2,78

3

2

Kế hoạch có tính khả thi

6

(26,1)

7

(30,4)

10

(43,5)


2,83

2

3

Kế hoạch phù hợp về thời gian

với thực tiễn địa phương

5

(21,7)

15

(65,2)

3

(13)


3,1

1

4

Kế hoạch phù hợp với đối

tượng


13

(56,5)

4

(17,4)

6

(26,1)

2,3

4

Tổng cộng


X = 2,75

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn - 9

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Nhận xét:


- Kết quả khảo sát cho thấy kế hoạch có tính đồng bộ có điểm X = 2,78, trong đó số lượng cán bộ quản lý, giáo viên rất đồng ý là 8 (chiếm 34,7%), mức đồng ý là 6 (chiếm 26,1%), số lượng không đồng ý là 5 (chiếm 21,7%) và mức rất không đồng ý là 4 (chiếm 17,4%). Trong nội dung kế hoạch có tính đồng bộ mức đồng ý trở lên chiếm tỷ lệ 60,8% và không đồng ý là 39,1%, qua đó thể hiện việc lập kế hoạch dạy nghề cho LĐNT có tính đồng bộ chỉ đạt ở mức trung bình.

- Nội dung kế hoạch có tính khả thi điểm X = 2,83, rất đồng ý về tính khả thi của kế hoạch là 6 (chiếm 26,1%), kế hoạch có tính khả thi mức đồng ý là 7 (chiếm 30,4%), số lượng không đồng ý là 10 (chiếm 43,5 %). Kế hoạch có tính khả thi mức độ đồng ý đạt 56,5% và không đồng ý chiếm tỷ lệ 43,5 %, do đó chứng tỏ công tác lập kế hoạch dạy nghề cho LĐNT chỉ đạt ở mức trung bình.

- Nội dung kế hoạch phù hợp về thời gian với thực tiễn địa phương có điểm X = 3,1, trong đó mức độ rất đồng ý cao là 5 (chiếm 21,7%), mức độ đồng ý là 15 (chiếm 65,2%), không đồng ý là 3 (chiếm 13%). Kế hoạch phù

hợp về thời gian với thực tiễn địa phương mức độ đồng ý đạt 86,9%, điều này

thể hiện sự đồng thuận và dân chủ của tập thể cán bộ quản lý, GV trung tâm trong công tác lập kế hoạch dạy nghề.

- Kế hoạch phù hợp với đối tượng có điểm X = 2,3, số lượng mức độ đồng ý là 13 (chiếm 56,5%), không đồng ý là 4 (chiếm 17,4%) và mức rất không đồng ý là 6 (chiếm 26,1%). Nội dung kế hoạch phù hợp với đối tượng mức độ đồng ý đạt tỉ lệ 56,5% và không đồng ý chiếm tỷ lệ 43,5 %, do vậy chứng tỏ công tác lập kế hoạch dạy nghề cho LĐNT chỉ đạt ở mức trung bình.

Với điểm trung bình chung của 4 nội dung ở mức X = 2,75 thì việc lập kế hoạch dạy nghề cho LĐNT của trung tâm đạt ở mức khá; tất cả các nội dung đều có X > 2,0; trong đó nội dung 3 có điểm trung bình X = 3,1 đã chứng tỏ

rằng việc lập kế hoạch dạy nghề cho LĐNT của trung tâm thực hiện khá tốt.

2.4.2. Thực trạng tổ chức hoạt động dạy nghề

Đánh giá về công tác tổ chức thực hiện kế hoạch dạy nghề, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến đánh giá 23 cán bộ quản lý, GV của trung tâm GDNN- GDTX huyện Ngân Sơn và kết quả thu được ở bảng như sau:

Bảng 2.9. Kết quả đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động dạy nghề cho LĐNT ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn


TT


Nội dung

Rất đồng ý

SL(%)


Đồng ý SL(%)


Không đồng ý

SL(%)

Rất không đồng ý

SL(%)

Đánh giá

mức độ


X

Xếp thứ

bậc

1

Tổ chức thực hiện bám sát

kế hoạch dạy nghề

8

(34,8)

4

(17,4)

7

(30,4)

4

(17,4)

2,67

1


2

Tổ chức thực hiện huy động được các nguồn lực

cần thiết


7

(30,4)

11

(47,8)

5

(21,7)


2,1

2

3

Tổ chức thực hiện có sự

phối hợp giữa các đơn vị


4

(17,4)

6

(26,1)

13

(56,5)

1,61

3

Tổng cộng


X = 2,12

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả


Nhận xét:

- Kết quả khảo sát cho thấy nội dung tổ chức thực hiện bám sát kế hoạch dạy nghề có điểm X = 2,67, trong đó số lượng cán bộ quản lý, giáo viên rất đồng ý là 8 (chiếm 34,8%), mức đồng ý là 4 (chiếm 17,4%), số lượng không

đồng ý là 7 (chiếm 30,4%) và rất không đồng ý là 4 (chiếm 17,4%). Trong nội

dung tổ chức thực hiện bám sát kế hoạch dạy nghề có mức đồng ý trở lên chiếm tỷ lệ 52,2% và không đồng ý là 48,8%, qua đó công tác tỏ chức thực hiện bám sát kế hoạch dạy nghề chỉ đạt ở mức trung bình.

- Nội dung tổ chức thực hiện huy động được các nguồn lực cần thiết có điểm X = 2,1 mức đồng ý là 7 (chiếm 30,4%), số lượng không đồng ý là 11

(chiếm 47,8 %) và mức rất không đồng ý là 5 (chiếm 21,7%). Tổ chức thực hiện huy động được các nguồn lực cần thiết có mức độ đồng ý đạt 30,4% và không đồng ý chiếm tỷ lệ 69,6 %, do đó chứng tỏ công tác tổ chức thực hiện huy động được các nguồn lực cần thiết cho hoạt động dạy nghề chỉ đạt ở mức trung bình.

- Nội dung tổ chức thực hiện có sự phối hợp giữa các đơn vị có điểm X = 1,61, số lượng mức độ đồng ý là 4 (chiếm 17,4%), không đồng ý là 6 (chiếm 26,1%) và rất không đồng ý là 13 (chiếm 56,5%). Nội dung chức

thực hiện có sự phối hợp giữa các đơn vị mức độ đồng ý đạt tỉ lệ 17,4% và

không đồng ý chiếm tỷ lệ 82,6 %, do vậy chứng tỏ công tác chức thực hiện dạy nghề cho LĐNT có sự phối hợp giữa các đơn vị chưa thực hiện tốt chỉ đạt ở mức trung bình.

Với điểm trung bình chung của 3 nội dung ở mức X = 2,12 thì việc tổ chức thực hiện kế hoạch dạy nghề cho LĐNT của trung tâm đạt ở mức độ trung bình. Như vậy trong thời gian tới trung tâm cần quan tâm hơn đến công tác thực hiện kế hoạch dạy nghề.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động dạy nghề

Sau khi đã xây dựng được kế hoạch, thì công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy nghề là một trong những nội dung quan trọng. Mặc dù đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của trung tâm đã nắm bắt và hiểu được tầm quan trọng của vấn đề và nắm vững kiến thức, nội dung dạy nghề cho LĐNT nhưng nếu không có sự quản lý chỉ đạo sát sao thì kế hoạch xây dựng ra không được thực hiện có hiệu quả.

Đánh giá về công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy nghề qua việc lấy ý kiến của 23 CBQL, GV của trung tâm. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.10. Kết quả đánh giá thực trạng chỉ đạo hoạt động dạy nghề cho LĐNT ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn


TT


Nội dung

Rất đồng ý

SL (%)


Đồng ý SL (%)


Không đồng ý

SL (%)

Rất không đồng ý

SL (%)

Đánh giá

mức độ


X

Xếp thứ

bậc

1

Chỉ đạo gắn với thực tiễn

9

(39,1)

11

(47,8)

3

(13)


3,26

1

2

Chỉ đạo có tính khả thi

6

(26,1)

13

(56,5)

4

(17,4)


3,08

3

3

Chỉ đạo có tính kịp thời

9

(39,1)

10

(43,5)

4

(17,4)


3,22

2

4

Chỉ đạo góp phần nâng cao thực

trạng công tác dạy nghề

8

(34,7)

11

(47,8)

4

(17,4)


3,17

2

5

Chỉ đạo có tầm nhìn và định

hướng cho thực tiễn

7

(30,4)

10

(43,5)

4

(17,4)

2

(8,7)

2,95

4

Tổng cộng


X = 3,13

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả


Nhận xét:


- Nội dung khảo sát “Chỉ đạo gắn với thực tiễn” có điểm X = 3,26, trong đó số lượng cán bộ quản lý, giáo viên rất đồng ý là 9 (chiếm 39,1%), mức đồng ý là 11 (chiếm 47,8%), số lượng không đồng ý là 3 (chiếm 13%). Trong nội dung chỉ đạo gắn với thực tiễn có mức đồng ý trở lên chiếm tỷ lệ 87% và không đồng ý là 13%, qua đó công tác chỉ đạo dạy nghề cho LĐNT gắn với thực tiễn tại trung tâm đang thực hiện rất tốt.

- Nội dung chỉ đạo có tính khả thi điểm X = 3,08, số lượng người rất đồng ý là 6 (chiếm 26,1%), mức đồng ý là 13 (chiếm 56,5%), số lượng không đồng ý là 4 (chiếm 17,4 %). Chỉ đạo có tính khả thi mức độ đồng ý đạt 82,6%

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí