Hiện Trạng Phát Triển Du Lịch Ở Đảo Yến, Khánh Hòa

yến điểm xuyết trên vách đá dựng đứng, kỳ bí tạo nên vẻ đẹp hiếm có ở nơi đây là điều rất thú vị và mới lạ đối với khách du lịch ở nhiều nơi. Không chỉ có những hang yến kỳ bí, mà tại các đảo Yến còn lưu giữ nghề làm yến sào từ lâu đời. Dù nghề khai thác yến sào đã có mặt ở Khánh Hòa trên 700 năm và là một nghề “hái ra vàng”, nhưng khi thu hoạch tổ yến, người làm nghề phải treo mình trên những vách đá thẳng đứng, cheo leo hiểm hóc đầy nguy hiểm, rủi ro. Nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi biết nghề khai thác yến vô cùng gian nan, vất vả, đòi hỏi phải có lòng gan dạ, dũng cảm, kỹ thuật điêu luyện và. Vì thế tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của nghề yến sẽ đem đến cho du khách nhiều điều thích thú, bổ ích. Đặc biệt là mang tính chất "cha truyền con nối".

2.1.3. Tài nguyên du lịch văn hóa

Theo tài liệu còn lưu lại tại tỉnh Khánh Hoà, năm 1328 trong một lần đi về phương Nam, đề đốc thuỷ quân nhà Trần lúc đó là Lê Văn Đạt cùng thuỷ quân của mình gặp bão lớn nên thuyền dạt vào đảo Hòn Tre. Tại đây ông tình cờ phát hiện ra các Đảo Yến nên quyết tâm ở lại để cai quản vùng đất này. Ông thành lập các đội thuỷ quân để bảo vệ và khai thác phát triển nguồn tài nguyên quý giá này. Từ đó nghề Yến sào nước ta ra đời và ông được suy tôn là Thuỷ Tổ của nghề Yến sào. Đến năm 1753, xuất hiện một nhân tài nổi bật là bà Lê Thị Huyền Trâm (bà là con gái của hậu duệ đời thứ 21 của Thuỷ Tổ), được giao chỉ huy đội thuỷ quân tại đây kiêm Tổng quản quần đảo Hòn Tre và các sở lưới đăng, đảo yến. Bà đã tổ chức khai thác yến sào và hỗ trợ cho nhà Tây Sơn cho đến ngày Mùng 10 tháng 5 năm 1793 trong một cuộc chiến bảo vệ chủ quyền lãnh hải, Đại đô đốc Lê Thị Huyền Trâm cùng An Phủ Sứ Bình Khanh Lê Văn Quang đã hy sinh anh dũng. Người dân suy tôn bà là Đảo Yến đảo chủ Thánh Mẫu và lập miếu thờ bà trên các đảo yến. Và đó cũng là nguyên nhân mùng 10 tháng 5 âm lịch hằng năm, người dân địa phương Khánh Hoà long tổ chức cúng giỗ cho Thánh Mẫu và các tướng sĩ Tây Sơn đã hy sinh. Ngoài ra trên đảo cũng xây dựng miếu thờ tổ nghiệp nghề Yến Sào để tưởng nhớ công ơn các bậc tiền bối đã xây dựng - phát triển và truyền nghề lại cho lớp trẻ ngày nay.

2.2. Hiện trạng phát triển du lịch ở Đảo Yến, Khánh hòa

Để đánh giá hiện trạng phát triển du lịch bền vững của Đảo Yến, tác giả đánh giá 3 nội dung trụ cột bao gồm: Phát triển kinh tế bền vững, xã hội và môi trường.

Để phân tích sâu và khách quan hơn, tác giả tiến hành xây dựng phiếu khảo sát để thăm dò ý kiến đánh giá của khách du lịch và cơ sở kinh doanh du lịch về công tác phát triển du lịch bền vững tại Đảo Yến trong thời gian vừa qua.

2.2.1. Kết quả đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế du lịch bền vững tại Đảo Yến

2.2.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức độ ổn định của sự tăng trưởng

- Doanh thu của ngành du lịch: Trong giai đoạn 2014-2018, ngành du lịch của tỉnh Khánh Hòa nói chung và Đảo Yến nói riêng tăng trưởng ở mức khá tốt.

Bảng 2.1. Doanh thu từ hoạt động du lịch giai đoạn 2016-2018


TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm

2014

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

1

Doanh thu du lịch

Tỷ đồng


1.1

Tỉnh Khánh Hòa

6.049

7.200

12.930

17.300

20.524

1.2

Đảo Yến

2,34

3,18

4,40

6,05

8,13

2

Tốc độ tăng trưởng so

với năm trước


%






2.1

Tỉnh Khánh Hòa

19,95

19,0

30,2

33,8

20,7%

2.2

Đảo Yến

18,40

35,90

38,36

37,50

34,38

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2014-2018).

Theo báo cáo của Sở Văn Hóa- Thể Thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa, trong năm 2014, ngành Du lịch Khánh Hòa đã đón 3,6 triệu lượt khách, đạt 105,84% kế hoạch và tăng 19,95% so với cùng kỳ năm trước (trong đó, khách quốc tế là 855.803 lượt, tăng 20,22%); doanh thu du lịch được 6.049 tỷ đồng, đạt 121% kế hoạch và tăng 25,43%.

Trong năm 2015, tổng lượng khách du lịch đến với Khánh Hòa đạt hơn 4,1 triệu lượt khách, tăng 14% so với năm 2014. Tính riêng giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch trung bình của Khánh Hòa đạt

20%/năm. Con số này đạt mức 7.200 tỷ vào năm 2015, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2017, tổng lượt khách du lịch đến với Khánh Hòa đạt 5,45 triệu lượt, tăng 20,1% so với năm 2016, đạt 99,1% so với kế hoạch được giao; trong đó, khách quốc tế là 2,03 triệu lượt, tăng 69,8% so với năm 2016. Doanh thu du lịch của cả tỉnh đạt

17.300 tỷ đồng, tăng 33,8% so với năm 2016, đạt 104,8% so với kế hoạch được giao (Báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa năm 2017).

Năm 2018, Khánh Hòa đã đón hơn 6,3 triệu lượt khách lưu trú, tăng 16,7% so với năm 2017; trong đó có 2,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng hơn 37,8%. Tổng doanh thu từ các cơ sở lưu trú du lịch ước đạt 20.524 tỷ đồng, tăng 20,7%. . Hạ tầng, cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe… ngày càng được cải thiện, đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân và du khách (Báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa năm 2018).

Đối với du lịch Đảo Yến, doanh thu từ hoạt động du lịch trong giai đoạn 2014- 2018 cũng không ngừng tăng lên.

Biểu đồ 2 1 Tăng trưởng doanh thu du lịch Đảo Yến giai đoạn 2014 2018 Nguồn 1

Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng doanh thu du lịch Đảo Yến giai đoạn 2014-2018

(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2014-2018).

Năm 2014, doanh thu du lịch tại Đảo Yến đạt 2,34 tỷ đồng, tăng 18,4% so với năm 2013. Năm 2016 đạt 3,18 tỷ đồng, tăng 38,36% so với 2015, năm 2017 đạt 6,05 tỷ đồng, tăng 37,5% so với năm 2016. Tuy nhiên, đến năm 2018, doanh thu du

lịch tại Đảo Yến chỉ tăng 34,38% so với năm 2017, đạt 8,13 tỷ đồng. Bình quân trong giai đoạn 2014-2018, doanh thu du lịch tại Đảo Yến có mức tăng trưởng 32,91%/năm.

Đánh giá về sự đóng góp của du lịch Đảo Yến đối với sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa (chi tiết tại phụ lục 03), các cơ sở kinh doanh du lịch có ý kiến như sau:

Biểu đồ 2 2 Ý kiến đánh giá của các cơ sở kinh doanh về sự đóng góp của 2

Biểu đồ 2.2. Ý kiến đánh giá của các cơ sở kinh doanh về sự đóng góp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2019)

44% các cơ sở kinh doanh được khảo sát cho rằng sự đóng góp của du lịch Đảo Yến đối với sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa là thấp. 30% các cơ sở kinh doanh cho rằng sự đóng góp là trung bình. Chỉ có 6% các cơ sở kinh doanh đánh giá là du lịch Đảo Yến có đóng góp rất cao vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương và 8% các cơ sở đánh giá có sự đóng góp cao.

Có thể thấy rằng, doanh thu từ hoạt động du lịch tại Đảo Yến trong thời gian vừa qua có mức tăng trưởng, tuy nhiên không ổn định. Mức tăng trưởng này tương ứng với sự tăng trưởng của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung của cả nước. Bên cạnh đó, sự phát triển du lịch tại Đảo Yến vẫn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch tại đây là còn hạn chế trong việc đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh Khánh Hòa.

- Về giá trị tăng thêm của ngành du lịch: Trong giai đoạn 2014-2018, giá trị tăng thêm bình quân của ngành du lịch tỉnh Khánh hòa đạt 24,7%, trong khi đó giá trị tăng thêm của ngành du lịch tại Đảo Yến bình quân đạt 59,38%. Tuy nhiên, giá trị tăng thêm của ngành du lịch Đảo Yến cũng không đồng đều qua các năm.

Bảng 2.2. Giá trị tăng thêm của ngành du lịch Đảo Yến giai đoạn 2014-

2018


TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm

2014

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

1

Giá trị tăng thêm

ngành Du lịch

Tỷ

đồng

0,36

0,84

1,22

1,65

2,08


2

Tăng trưởng giá trị

tăng thêm so với năm trước


%



130,99


45,24


35,25


26,06

(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2014-2018) Trên cơ sở tính toán giá trị tăng thêm của ngành du lịch Đảo Yến giai đoạn 2014-2018, tác giả phác họa qua biểu đồ 2.2 để thấy rõ được tốc độ tăng trưởng giá

trị tăng thêm so với năm trước như sau:


Biểu đồ 2 3 Giá trị tăng thêm của du lịch Đảo Yến giai đoạn 2014 2018 Nguồn 3

Biểu đồ 2.3. Giá trị tăng thêm của du lịch Đảo Yến giai đoạn 2014-2018

(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2014-2018)

Có thể thấy rằng, giá trị tăng thêm của ngành du lịch Đảo Yến biến động không đều qua các năm. Năm 2015, giá trị tăng thêm của ngành là 0,84 tỷ đồng (tương ứng tăng thêm 131%) so với năm 2014; năm 2016, giá trị tăng thêm của ngành là 1,22 tỷ đồng (tương ứng tăng thêm 45,24%) so với năm 2015; năm 2017, giá trị tăng thêm của ngành là 1,65 tỷ đồng (tương ứng tăng thêm 35,25%) so với năm 2016 và năm 2018, giá trị tăng thêm của ngành du lịch là 2,08 tỷ đồng (tương ứng 26,06%) so với năm 2017. Sở dĩ có hiện tượng này là vì trong giai đoạn này, khách du lịch Trung Quốc ồ ạt vào Đảo Yến, Khánh Hòa “vô tình” đuổi khách Nga. Vì vậy, lượng khách Nga trong đến với Đảo Yến giảm sút nhanh. Trong khi đó, lượng chi tiêu chi du lịch của khách Nga cao hơn nhiều so với khách du lịch. Đây là một vấn đề lớn, làm ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển du lịch bền vững của ngành du lịch Đảo Yến trong thời gian qua và trong tương lai.

2.2.1.2. Chất lượng tăng trưởng ngành du lịch của Đảo Yến

Qua bảng số liệu 2.1, 2.2 và biểu đồ 2.2, 2.2 ở trên cho thấy rằng, doanh thu du lịch và giá trị tăng thêm du lịch Đảo Yến đều có tốc độ tăng trưởng trung bình cả giai đoạn khá cao. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này chưa hiệu quả và không bền vững. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế du lịch cũng như việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Đảo Yến chưa cao. Cụ thể như sau:

- Thực trạng hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế du lịch:

+ Việc khai thác tài nguyên du lịch để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương:

Hiện nay Đảo Yến đã phát triển nhiều loại hình và sản phẩm du lịch dựa trên tài nguyên du lịch biển là hệ thống sản phẩm truyền thống và thế mạnh của địa phương, bên cạnh đó cần chú trọng phát triển du lịch sinh thái núi và du lịch văn hoá để góp phần làm phong phú thêm loại hình và sản phẩm du lịch. Để thực hiện được mục tiêu trên, hướng phát triển loại hình và sản phẩm du lịch Đảo Yến được định hướng theo địa bàn lãnh thổ và theo nhu cầu của thị trường khách du lịch.

Loại hình và sản phẩm du lịch theo lãnh thổ: Du lịch Đảo Yến tiếp tục tổ chức và xây dựng các loại hình du lịch trên cơ sở sự phân bố tài nguyên du lịch theo lãnh

thổ như quy hoạch 1996 đã đề xuất để khai thác có hiệu quả hơn lợi thế tiềm năng du lịch.

Ngoài ra, cần khai thác mối quan hệ du lịch khu vực để phát triển các loại hình du lịch mang tính điển hình, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Căn cứ vào tiềm năng, đặc điểm và sự phân bố tài nguyên du lịch cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật trên địa bàn, những loại hình du lịch chủ yếu của Đảo Yến từ nay đến năm 2020 vẫn chủ yếu là du lịch biển đảo, bao gồm:

• Nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí, tham quan, thể thao mạo hiểm, khám phá đáy biển và các đảo ven bờ... phát triển ở dải không gian ven biển; Ngoài ra phát triển các loại hình du lịch bổ trợ, với vai trò làm phong phú thêm sản phẩm du lịch;

• Du lịch sinh thái núi: Nghỉ mát, thể thao leo núi...phát triển một số khu vực của Đảo Yến Hòn Nội, Đảo Yến – Hòn Nội, Đảo Yến - Đông Tằm và Đảo Yến – Bãi Bàng Lớn.

• Du lịch văn hoá: Tham quan lễ hội, các di tích lịch sử văn hoá... như tham quan Đền thờ Tổ nghề yến Sào, Khánh Hòa; Tham quan làng nghề yến sào hơn 700 năm.

• Du lịch MICE: Hội nghị hội thảo, hội chợ, khen thưởng chủ yếu ở Thành phố Đảo Yến và các đảo trên vịnh Đảo Yến;

• Du lịch công vụ, thăm thân: Phát triển chủ yếu ở khu vực thành phố Đảo Yến và phụ cận;

• Du lịch tàu biển: Phát triển ở khu vực thành phố Đảo Yến và phụ cận (kết hợp với các di tích lịch sử văn hoá, các điểm danh lam thắng cảnh...).

Bên cạnh những sản phẩm du lịch trên đây, Yến sào là sản vật quý của xứ Trầm Hương. Sự hấp dẫn của yến sào không chỉ bởi những giá trị về mặt y học, sức khỏe mà ẩn chứa trong đó là giá trị văn hóa lịch sử ngành nghề lưu truyền hàng trăm năm. Chính vì vậy, từ năm 2003, Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa đã thành lập Trung tâm Dịch vụ du lịch Sanest Tourist sau này đổi tên thành Công ty Dịch vụ du lịch Sanest Tourist) đưa vào khai thác tour du lịch Đảo Yến - Hòn Nội, giúp khách khám phá vẻ đẹp của biển đảo xứ Trầm Hương, được tận mắt nhìn thấy những tổ yến cheo leo trên vách đá, thứ sản vật được xếp vào hàng Bát trân mà ngày xưa chỉ có vua chúa mới được thưởng thức.

Hiện nay, khách đi tour đảo Yến - Hòn Nội thường được tham quan hang yến, xem san hô và sinh vật biển tại đảo Yến - Hòn Nội bằng tàu đáy kính, xem phim tư liệu về lịch sử hình thành và phát triển ngành nghề yến sào, thăm đền thờ Tổ nghề Yến sào Khánh Hòa… Sau khi về đất liền, khách sẽ được tham quan và mua sắm các sản phẩm yến sào - sản vật của Khánh Hòa tại Showroom 86 Trần Phú, Đảo Yến. Có thể nói, tour du lịch đảo Yến - Hòn Nội đã phần nào đem lại cho du khách những hiểu biết khái quát về ngành nghề yến sào. Tuy nhiên, nhiều du khách vẫn chưa thật sự thỏa mãn bởi việc tham quan đảo yến chỉ như “cưỡi ngựa xem hoa”, khách cũng chỉ được xem hang yến nhỏ ở Hòn Sam… Chính vì vậy, ý kiến của các cơ sở kinh doanh và khách du lịch về việc khai thác tài nguyên du lịch tại Đảo Yến còn hiều hạn chế:

Bảng 2.3. Ý kiến đánh giá về tài nguyên và dịch vụ du lịch trên Đảo Yến

ĐVT: Tỷ lệ %



Tiêu chí

Đánh giá về nguồn

tài nguyên Du lịch thiên nhiên

Đánh giá về nguồn

tài nguyên Du lịch nhân văn

Đánh giá về sự đa dạng dịch vụ du lịch

Cơ sở KD

Khách DL

Cơ sở KD

Khách DL

Cơ sở KD

Khách DL

Rất ít

16

18

75

86

70

72

Ít

12

13

13

10

16

19

Trung bình

39

41

10

4

12

8

Khá phong phú

29

19

1

1

2

1

Rất phong phú

6

10

0

0

0

0

Tổng cộng

100

100

100

100

100

100

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2019) Kết quả cho thấy, các cơ sở kinh doanh và khách du lịch thấy rằng nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên tại Đảo Yến là ở mức trung bình và khá phong phú với 68% ý kiến của các cơ sở kinh doanh và 60% ý kiến của khách du lịch. Còn tài nguyên du lịch nhân văn thì rất ít và hạn chế với 75% ý kiến của các cơ sở kinh doanh và 86% ý kiến của khách du lịch. Chính vì vậy mà các dịch vụ du lịch trên đảo cũng

còn rất ít với trên 70% ý kiến đánh giá.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 09/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí