Đặc Điểm Của Du Lịch Khánh Hòa Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Bền Vững Du Lịch


Bảng 3.4: Các phát biểu được sử dụng để khảo sát


STT

Phát biểu

Nguồn gốc thang đo

1

Phong cảnh, bãi biển

Thúy Hường Trương, D. Foster (2006)

2

Trải nghiệm lặn ngắm san hô

Tác giả và nhóm chuyên gia

3

Khí hậu, thời tiết thuận lợi

Thúy Hường Trương, D. Foster (2006)

4

Người dân thân thiện

Thúy Hường Trương, D. Foster (2006)

5

Người dân mến khách

Thúy Hường Trương, D. Foster (2006)

6

Nhân viên thân thiện

Tác giả và nhóm chuyên gia

7

Hướng dẫn viên có trình độ

Thúy Hường Trương, D. Foster (2006)

8

Nhiều cơ sở lưu trú cao cấp

Thúy Hường Trương, D. Foster (2006)

9

Các dịch vụ lưu trú đa dạng

Tác giả và nhóm chuyên gia

10

Giá dịch vụ được niêm yết rò ràng

Thúy Hường Trương, D. Foster (2006)

11

Kiểm soát tốt giá cả

Thúy Hường Trương, D. Foster (2006)

12

Nhiều cơ sở ăn uống chất lượng tốt

Tác giả và nhóm chuyên gia

13

Giá cả các dịch vụ phù hợp

Thúy Hường Trương, D. Foster (2006)

14

Thuận tiện mua sắm dịch vụ

Tác giả và nhóm chuyên gia

15

Nhiều dịch vụ giải trí trên biển

Tác giả và nhóm chuyên gia

16

Nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Thúy Hường Trương, D. Foster (2006)

17

Dễ đổi tiền, thanh toán bằng thẻ

Thúy Hường Trương, D. Foster (2006)

18

Nhiều dịch vụ giải trí trong thành phố

Thúy Hường Trương, D. Foster (2006)

19

Các lễ hội hấp dẫn

Tác giả và nhóm chuyên gia

20

Thưởng thức đặc sản địa phương

Thúy Hường Trương, D. Foster (2006)

21

Hàng hóa lưu niệm đa dạng

Thúy Hường Trương, D. Foster (2006)

22

Thuận tiện di chuyển tham quan

Thúy Hường Trương, D. Foster (2006)

23

Di tích văn hóa hấp dẫn

Thúy Hường Trương, D. Foster (2006)

24

Đồ ăn trên biển không vệ sinh

Thúy Hường Trương, D. Foster (2006)

25

Nhiều người bán hàng rong

Thúy Hường Trương, D. Foster (2006)

26

Thiếu nhà vệ sinh công cộng

Thúy Hường Trương, D. Foster (2006)

27

Các điểm tham quan đông đúc

Tác giả và nhóm chuyên gia

28

Môi trường ô nhiễm

Tác giả và nhóm chuyên gia

29

Có nhiều khách Trung Quốc

Tác giả và nhóm chuyên gia

30

Sức chứa diểm du lịch quá tải

Tác giả và nhóm chuyên gia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2018)


(3) Quá trình thu mẫu

Quá trình thu mẫu thực hiện qua hai bước như sau:

Bước 1, Điều tra thử đánh giá sự hài lòng du khách trước và sau khi du lịch Khánh Hòa. Bảng hỏi sau khi được các chuyên gia góp ý tiến hành điều tra trên 20 khách quốc tế và 20 khách nội địa sau khi đã du lịch tại Nha Trang - Khánh Hòa. Tiếp tục tham khảo ý kiến các chuyên gia kết hợp với kết quả điều tra thử, sau nhiều lần hiệu chỉnh, bảng câu hỏi cuối cùng đã được xây dựng và đưa vào khảo sát chính thức.

Bước 2, Điều tra chính thức: Căn cứ kết quả của quá trình thảo luận nhóm với chuyên gia, bảng câu hỏi gồm 30 phát biểu để so sánh cảm nhận của du khách trước và sau khi đi du lịch Nha Trang - Khánh Hòa được xây dụng. Tác giả thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp khách du lịch, 720 phiếu điều tra được phát ra (400 phiếu điều tra khách nội địa, 320 phiếu điều tra khách quốc tế). Kết quả thu về có 600 phiếu dạt yêu cầu cho việc phân tích dữ liệu. Việc điều tra được tiến hành trên địa bàn thành phố Nha Trang từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2018 bằng phương pháp thuận tiện.

(4) Xử lý số liệu

Luận án vận dụng mô hình HOLSAT là mô hình chuyên dùng đánh giá sự hài lòng của du khách đối với điểm đến nhất định. Một đặc điểm quan trọng của công cụ HOLSAT là xem xét đến các thuộc tính tích cực cũng như các thuộc tính tiêu cực khi diễn tả các đặc tính chủ chốt của một điểm đến. Để đánh giá mức độ hài lòng của du khách, tác giả so sánh những kỳ vọng về điểm đến và những cảm nhận của họ sau khi đã trải nghiệm thực tế. Kết quả phân tích đối với các thuộc tính, bao gồm các thông tin: Các thuộc tính về kỳ nghỉ ở Nha Trang- Khánh Hòa gồm nhóm các thuộc tính tích cực và tiêu cực; Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn kỳ vọng và cảm nhận của mỗi thuộc tính.

Kết quả thu thập được tổng hợp, xử lý bằng phần mềm SPSS để tổng hợp, phân tích đưa ra kết luận nhằm củng cố đánh giá tính bền vững của du lịch Khánh Hòa.


TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã làm rò quy trình nghiên cứu của Luận án nhằm đạt mục tiêu đánh giá thực trạng PTBV du lịch Khánh Hòa trong thời gian qua và đưa ra các giải pháp PTBV du lịch trong thời gian tới. Các phương pháp nghiên cứu được trình bày cụ thể nhằm đạt được từng mục tiên cụ thể cho luận án. Phương pháp thống kê mô tả nhằm xác định giá trị trung bình, độ lệch chuẩn cũng như thứ tự và mức độ quan trọng của các quan sát/phát biểu về giá trị cảm nhận và kỳ vọng của du khách trong và ngoài nước trước và sau khi du lịch đến Khánh Hòa thông qua các thuộc tính đánh giá hài lòng, những hạn chế và nguyên nhân trong phát triển du lịch, khả năng thực hiện các giải pháp. Phương pháp so sánh biến động của các chỉ tiêu giữa các năm, tính các chỉ số tốc độ tăng trưởng bình quân, so sánh thực tiễn phát triển du lịch Khánh Hòa trong thời gian qua với kinh nghiệm phát triển du lịch của một số địa phương trong và ngoài nước nhằm phát hiện các hạn chế cũng như tìm ra các nguyên nhân hạn chế làm cơ sở đề xuất các giải pháp. Phương pháp chuyên gia nhằm xây dựng chỉ tiêu đánh giá thực trạng PTBV du lịch Khánh Hòa; Bình luận thêm tính bền vững của phát triển du lịch Khánh Hòa; Đánh giá hạn chế, nguyên nhân cũng như tính khả thi của các giải pháp PTBV du lịch Khánh Hòa. Đồng thời mô tả kỹ cách thức chọn mẫu, xây dựng bảng hỏi và phương pháp điều tra nhằm đánh giá sự hài lòng của du khách thông qua giá trị cảm nhận trước và sau khi du lịch đến Khánh Hòa. Khung phân tích cùng các phương pháp được lựa chọn làm cơ sở đánh giá thực trạng phát triển du lịch Khánh hòa trong thời gian qua làm căn cứ đề xuất các giải pháp góp phần PBV du lịch Khánh Hòa. Nghiên cứu định tính được sử dụng để xây dựng các chỉ tiêu đánh giá PTBV du lịch theo ba góc độ kinh tế, xã hội và môi trường; đồng thời xây dựng các chỉ tiêu đánh giá sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch tại địa phương. Trong khi đó, phương pháp định lượng được sử dụng để điều tra dữ liệu sơ cấp; xử lý kết quả phân tích dữ liệu điều tra nhằm đánh giá tính bền vững trong phát triển du lịch, đánh giá hạn chế nguyên nhân cũng như đánh giá tính khả thi của từng giải pháp áp dụng.


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đặc điểm của du lịch Khánh Hòa ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững du lịch

4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa

Khánh Hòa với diện tích 5.197 km2, vào loại trung bình so với cả nước là một tỉnh thuộc vùng ven biển Nam Trung bộ, phía Bắc giáp Phú Yên, phía Nam giáp Ninh Thuận, Tây giáp Đắk Lắk và Lâm Đồng. Khánh Hòa có quần đảo Trường Sa nằm ở điểm cực đông của đất nước, cách Hà Nội 1.280 km, cách Đà Nẵng 535 km về phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh 448 km về phía Nam.. Nhiệt độ trung bình hàng năm 26,7 độ C, giờ nắng hàng năm 2.380 giờ, lượng mưa trung bình hàng năm 1.745 mm. Từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm thường là mùa mưa, hơn 75% tổng lượng mưa cả năm, độ ẩm tương đối 80,5%. Riêng khu vực Nha Trang mùa mưa thường kéo dài 02 tháng nên khá thuận lợi cho mùa du lịch dài ngày, tổ chức du lịch quanh năm. Đặc biệt, trên đỉnh núi Hòn Bà có khí hậu như Đà Lạt và Sa Pa.

Khánh Hòa có lợi thế có bờ biển dài 385km, khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san hô trong quần đảo Trường Sa nhiều bãi tắm đẹp, cát trắng, nước biển trong xanh, không có các loài cá dữ và dòng nước xoáy ngầm. Những dãy núi cao nhấp nhô chạy dài ra biển Đông tạo thành kỳ quan thiên nhiên và các đầm, vịnh kín gió. Dọc theo bờ biển với nhiều đảo lớn, nhỏ có khả năng tổ chức du lịch lặn biển, vui chơi giải trí trên các tuyến đảo. Đặc biệt đảo Hòn Tre có nhiều bãi tắm đẹp như bãi Trũ, bãi Tre, Bích Đầm, trong đó khu du lịch Hòn Ngọc Việt (Vinpearl Land) là khu du lịch, nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất của Việt Nam. Nha Trang - Khánh Hòa được xác định là một trong 10 trung tâm du lịch - dịch vụ lớn của cả nước. Tháng 5/2003, Vịnh Nha Trang đã được công nhận là thành viên chính thức của Câu lạc bộ các Vịnh đẹp nhất thế giới.

Về mặt sinh thái, Vịnh Nha Trang là một trong những vịnh tự nhiên hiếm có trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Khánh Hòa có trữ lượng hải sản khoảng 150 nghìn tấn, trong đó chủ yếu là cá nổi (khoảng 70%), hàng năm có thể khai thác khoảng 70.000 tấn. Đặc biệt, biển Khánh Hòa là nơi trú ngụ của chim yến, khai thác khoảng 2.000kg yến sào/năm.


Đây là một đặc sản vô cùng quý hiếm mà không phải tỉnh nào cũng có, đồng thời là nguồn nguyên liệu quý giá chế biến dược liệu bổ dưỡng cao cấp cho con người.

Đến với du lịch Khánh Hòa không thể không kể đến những điểm du lịch nổi tiếng trong lòng mỗi du khách cũng như người dân địa phương, đó là các điểm du lịch như Khu du lịch Vinpearl Land, Bãi biển Nha Trang, Viện Hải dương học Nha Trang, Đảo Hòn Mun, Hòn Chồng - Hòn Vợ, Tháp Bà Po Nagar, Nhà thờ đá Nha Trang, Chùa Long Sơn, Biệt thự Cầu Đá (Lầu Bảo Đại), Khu du lịch Dốc Lết, Suối Ba Hồ, Đầm Nha Phu, Bãi biển Đại Lãnh, Thác Yangbay, Thành Diên Khánh, “Tứ Bình” Cam Ranh, Bãi Dài.

Có thể nói rằng những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa xã hội, các điểm du lịch nổi tiếng đã tạo nên bức tranh du lịch Nha Trang Khánh Hòa mà bất kể du khách nào cũng muốn được tới một lần để được cảm nhận và trãi nghiệm. Điều này có giá trị ảnh hưởng to lớn trong việc góp phần nâng cao vị thế hình ảnh du lịch Khánh Hòa, góp phần phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh, xứng tầm là ngành kinh tế mũi nhọn và trọng điểm tạo nhiều giá trị lợi ích không chỉ về kinh tế mà cả về văn hóa xã hội. Tiếp tục nguồn lực sẵn có và phát huy lợi thế điểm mạnh cùng với sự phát triển có sự bảo tồn, tôn tạo hướng đến sự PTBV ở hiện tại và tương lai.

Với sự ưu đãi của điều kiện thiên nhiên, Khánh Hòa có thể phát triển các loại hình du lịch phong phú đa dạng hướng đến tính bền vững như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch hội nghị - hội thảo, du lịch bơi lặn, du lịch leo núi, du lịch săn bắn, đặc biệt là du lịch biển đảo.

4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa

Khánh Hòa là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển nhanh, có đóng góp vào ngân sách Trung Ương. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đang xây dựng trở thành một trung tâm kinh tế, du lịch và văn hóa lớn của cả nước.

Năm 2018, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (theo giá so sánh 2010) ước được 54.071,66 tỷ đồng, tăng 7,02% so năm 2017: GRDP phân theo ngành kinh tế tăng 7,07% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,71%. Trong tổng mức tăng


7,07% của toàn tỉnh, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%, đóng góp 3,08 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 8,19%, đóng góp 4,45 điểm phần trăm; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 4,19% đã làm giảm 0,46 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2018: Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 9,81%, ngành công nghiệp và xây dụng chiếm 31,06%, ngành dịch vụ chiếm 47,4%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 11,73%.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa toàn tỉnh năm 2018 ước đạt 1.300 triệu USD, tăng 10,63% so với năm 2017. Trong đó, kinh tế nhà nước 51,24 triệu USD, giảm 19,17%; kinh tế tập thể 2,25 triệu USD, tăng 0,38%; kinh tế tư nhân 675,56 triệu USD, tăng 3,12% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 571,43 triệu USD, tăng 25,66%.

Để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh và tạo năng lực sản xuất mới, các nhà quản lý địa phương đã chú trọng hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn như đóng tàu, chế biến thực phẩm, khai thác chế biến khoáng sản... Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân khoảng 12%/năm.

Trong thời gian qua, mọi mặt về y tế, giáo dục, văn hóa, an ninh quốc phòng, đã có bước phát triển mới, tạo chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Đặc biệt nổi bật nhất là các chương trình phát triển du lịch, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế - xã hội miền núi, huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 3 vùng kinh tế trọng điểm.

Khánh Hòa còn được biết đến là một địa danh thu hút nhiều du khách với những khu di tích chiến khu, căn cứ cách mạng. Khánh Hòa có 11 di tích văn hóa- lịch sử cấp quốc gia luôn được quản lý, bảo tồn và trùng tu. Thường xuyên có các đợt trưng bày với quy mô lớn thu hút hàng chục ngàn du khách tham quan. Công tác sưu tầm, nghiên cứu văn hóa phi vật thể được quan tâm và phát triển. Những nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như: nghiên cứu về chữ viết của người Raglai, truyện cổ, trường ca, văn hóa dân gian.

Đến nay, Khánh Hòa vẫn còn lưu giữ được nhiều lễ hội đậm nét văn hóa bản địa, tín ngưỡng dân gian. Lễ hội này đều xuất phát từ lao động, phong tục tập quán, đây là nếp sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân địa phương. Lễ hội tiêu biểu còn lưu giữ đến ngày nay như: Lễ hội Tháp Bà, Lễ hội Am Chúa, Lễ hội đình làng nông nghiệp, Lễ hội Ăn mừng lúa mới của người Raglai, Lễ hội Cầu ngư.


Tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên, xã hội sẵn có nhằm hướng đến phát triển du lịch Khánh Hòa theo hướng bền vững đạt được các mục tiêu cơ bản như: Tăng tối đa đóng góp của du khách đối với sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế địa phương tại các điểm du lịch, khu du lịch; Tăng cường số lượng và chất lượng việc làm tại địa phương do ngành Du lịch tạo ra và được ngành Du lịch hỗ trợ, không có sự phân biệt đối xử về giới và các mặt khác; Cung cấp những dịch vụ an toàn, chất lượng thỏa mãn tối đa các nhu cầu của du khách; Tôn trọng và tăng cường giá trị các di sản lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống và những bản sắc đặc biệt của cộng đồng dân cư địa phương tại các điểm du lịch; Duy trì và nâng cao chất lượng của cảnh vật, kể cả ở nông thôn cũng như thành thị, tránh để môi trường xuống cấp.

4.2. Thực trạng về phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa trong thời gian qua (giai đoạn 2011-2019)

4.2.1. Đánh giá thực trạng phát triển bền vững du lịch theo góc độ kinh tế

4.2.1.1. Lượng khách du lịch

Thông qua bảng số liệu được thống kê và tính toán cho thấy tổng lượt khách đến Khánh Hòa giai đoạn 2011-2019 có tốc độ tăng bình quân 15,7%, trong đó lượt khách nội địa 8,89%, khách quốc tế 29,87%. Tỷ lệ khách du lịch quốc tế và khách nội địa đang có xu hướng ngày càng xích lại cân bằng nhau. Điều này chứng tỏ du lịch tỉnh Khánh Hòa có nhiều chính sách ưu đãi và quảng bá du lịch để thu hút đối với cả du khách nội địa và quốc tế.

Bảng 4.1: Lượt khách du lịch đến Khánh Hòa giai đoạn 2011-2019

Đvt: Nghìn lượt khách


Chtiêu


2011


2012


2013


2014


2015


2016


2017


2018


2019

Tốc độ tăng trưởng

bình quân

Tổng số du khách

2.180

2.318

3.034

3.591

4.031

4.536

5.430

6.215

7.000

15,70

Khách nội địa

1.740

1.786

2.398

2.760

3.080

3.366

3.408

3.422

3.440

8,89

Khách quốc tế

440

532

636

831

951

1.170

2.022

2.793

3.560

29,87

Tỷ lệ khách nội địa so với tổng

du khách (%)


79,82


77,05


79,04


76,86


76,41


74,21


62,76


55,06


49,14


Tỷ lệ khách quốc tế so với tổng

du khách (%)


20,18


22,95


20,96


23,14


23,59


25,79


37,24


44,94


50,86


Nguồn: Sở du lịch tỉnh Khánh Hòa và tính toán của tác giả



Biểu đồ 4 1 Lượt khách nội địa và quốc tế Du lịch Khánh Hòa không những 1


Biểu đồ 4.1: Lượt khách nội địa và quốc tế

Du lịch Khánh Hòa không những thu hút khách nội địa ngày càng nhiều mà còn hấp dẫn và thu hút khách quốc tế là do nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng của du khách ngày càng cao. Mặt khác với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, môi trường luôn thuận lợi cho du lịch Khánh Hòa, thêm vào đó trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu khai thác nhiều sản phẩm du lịch mới như: Khu vui chơi giải trí Vinpearl Land đã triển khai biểu diễn cá heo phục vụ du khách; Khu du lịch Hòn Tằm phục vụ dịch vụ đi bộ dưới đáy biển, tour trọn gói và thưởng thức dịch vụ buffet trên đảo; Khu du lịch sinh thái Đảo Yến Đông Tằm khai thác nhà hàng và Tour đảo Yến Đông Tằm; Khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng I-resort Nha Trang phục vu công viên nước khoáng I-resort; Khu du lịch sinh thái Nhân Tâm phục vụ dịch vụ tắm khoáng nóng tự nhiên; Khai thác du thuyền buồm trên vịnh Nha Trang…Đồng thời có nhiều loại hình du lịch như du lịch tham quan, du lịch thể thao, du lịch chữa bệnh, du lịch nghĩ dưỡng, tour trăng mật, du lịch lặn biển, du lịch đảo. Chính vì vậy Khánh Hòa vẫn luôn đã, đang và sẽ là một trong những điểm du lịch có giá trị, hấp dẫn đối với du khách, tạo được lượng khách tăng đều và ổn định, có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo tăng trưởng doanh thu góp phần PTBV về mặt kinh tế trong phát triển du lịch.

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 07/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí