Công Tác Quy Hoạch Và Phát Triển Du Lịch Biển - Đảo Tỉnh Phú Yên


Nghề đan thúng chai ở đây có điểm đặc biệt là chỉ sử dụng nguyên liệu của địa phương. Nguyên liệu chính để làm thúng chai là tre: cây tre trồng trên đất Phú Yên có đặc điểm chịu nước tốt, dẻo dai và có nguồn dầu rái rất chất lượng khi trét thúng nên thúng giữ được độ bền rất lâu. Gần đây thúng chai Phú yên bắt đầu được xuất ngoại từ Á sang Âu. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho làng nghề đan thúng của tỉnh. Du khách khi tham gia du lịch biển - đảo Phú Yên dành thời gian một lần thăm làng nghề, tận mục sở thị cách làm thúng chai để biết được nghề làm thúng chai đòi hỏi sự công phu hơn bất cứ nghề nào khác.

+ Nghề chế biến cá cơm: Tại Phú Yên, làng nghề chế biến cá cơm nổi tiếng là làng nghề Hòa An (xã Xuân Hòa, Tx. Sông Cầu). Thôn Hòa An hiện có khoảng gần 150 hộ làm nghề phơi sấy cá cơm, cung cấp cho thị trường trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu. Trong hành trình khám phá văn hóa biển - đảo, du khách có thể tìm hiểu quy trình chế biến cá cơm kết hợp thưởng thức món ăn được làm từ cá cơm và có thể mua về làm quà cho người thân.

+ Nghề nuôi tôm hùm lồng ở Phú Yên có từ cuối thập niên 90 và phát triển mạnh từ năm 2000 đến nay. Xuất phát từ một số hộ ở Tx. Sông Cầu với vài chục lồng nuôi rồi phát triển dần ra các vùng ven biển trên địa bàn tỉnh. Hiện, trên địa bàn Phú Yên có 25.132 lồng tôm hùm với 3.860 hộ nuôi thuộc các Tx. Đông Hòa, Tuy An, Tx. Sông Cầu và chiếm 94% số lồng nuôi thủy sản trên biển. Trong đó, Tx. Sông Cầu là vùng nuôi tôm hùm lớn nhất tỉnh với khoảng 22.000 lồng nuôi tôm hùm các loại. Tôm hùm ngoài việc xuất khẩu, còn được đưa vào phục vụ ẩm thực cho du khách. Khách đến đây vừa có thể tham quan các lồng nuôi tôm hùm vừa có thể thưởng thức món đặc sản tươi ngon này. Ngoài ra du khách còn có thể mua tôm hùm tươi sống, các sản phẩm mỹ nghệ được chế tạo từ vỏ tôm hùm về làm quà cho người thân. (Phụ lục 2.2.2).

- Văn hóa ẩm thực:

Ẩm thực miền biển - đảo là một trong những TNDL văn hóa kích thích sự phát triển du lịch biển - đảo bởi đa số du khách đều có nhu cầu ăn uống khi đi du lịch. Bên cạnh việc tham quan các điểm du lịch biển - đảo đẹp ở Phú Yên, du khách cũng rất quan tâm đến việc thưởng thức các món ăn đặc sản. Với việc thưởng thức những món ăn độc đáo của vùng biển Phú Yên, khách du lịch sẽ cảm nhận được trọn vẹn cái hay,


cái đẹp và sự bí ẩn của vùng biển và con người nơi đây. Hải sản Phú Yên có chất lượng tốt và giá thành tương đối rẻ so với những địa danh du lịch khác. Bên cạnh các món như: tôm, cá, ghẹ, ốc hương là những món ăn quen thuộc của vùng biển thì Phú Yên có những món ăn đặc trưng như cháo hàu sữa đầm Ô Loan, gỏi cá mai, gỏi cá nhái, gỏi cá ngừ đại dương, mắt cá ngừ đại dương chưng thuốc bắc, tôm đất rang muối, sò huyết đầm Ô Loan, cháo cua huỳnh đế, tôm hùm, ... là những ưu tiên đầu tiên trong danh sách những hải sản phải thử tại Phú Yên.

Trong những nét văn hóa đặc sắc của cư dân vùng sông nước ở Phú Yên hiện nay việc ăn uống đã trở thành một nghệ thuật. Một số món ăn ở Phú Yên là sản phẩm độc đáo của vùng biển, là kết quả của sự giao tiếp với nhiều dân tộc với các dòng văn hóa Đông, Tây. Ví như cách chế biến, cách ăn các món mắm (mắm cái, mắm mực, mắm cá thu, mắm ruột, mắm đục, mắm trong, mắm tôm, mắm ruốc, …) của Phú Yên khác xa cách ăn của cư dân vùng Nam Bộ hay cư dân đồng bằng Bắc Bộ. Trước đây, cư dân vùng sông nước Phú Yên đã biết cách ăn cá sống với nhiều phụ liệu kèm theo khác nhau. Khi nghề câu cá ngừ đại dương phát triển và sự giao lưu quốc tế được rộng mở, cách ăn một số món tôm, cá sống với “mù tạc” du nhập vào Phú Yên, thì người dân đã sáng tạo nên một cách ăn mới. Nếu người Hàn Quốc ăn cá sống, như món cá cơm săn (tươi) ăn với dầu mè, người Nhật ăn cá ngừ đại dương (chủ yếu) với “mù tạc”, người châu Âu ăn cá hồi với tương ớt và một ít “mù tạc”, thì cư dân Phú Yên ăn các món cá ngừ, cá mú, tôm tươi sống với nhiều phụ liệu khác nhau, rất phong phú như: “mù tạc”, các loại rau thơm (húng, mùi, tía tô, é quế, é trắng, …), khế, chanh, chuối chát, cải xanh, đậu phộng, tương ớt, xì dầu, ớt tươi, … Ngày nay, đặc sản cá ngừ đại dương với cách ăn của cư dân Phú Yên đã và đang được phổ biến trong cả nước. Tuy nhiên do khẩu vị của mỗi vùng, miền có sự khác nhau, nên các phụ liệu cũng có phần gia giảm, như độ cay nồng giảm hơn, vì người miền Bắc và miền Nam ít ăn cay hơn, so với cư dân Phú Yên (Phụ lục 2.2.3).

Nhìn chung, TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa Phú Yên phong phú và đa dạng, tạo lợi thế phát triển du lịch biển - đảo. Nhóm các giá trị TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa luôn bổ trợ cho nhau tạo nên sức hút của cho khách du lịch khi đặt chân đến Phú yên. Tùy vào vị trí, đặc điểm phân bố và đặc điểm của tài nguyên sẽ có khả năng khai thác khác nhau, phù hợp với việc tổ chức nhiều loại hình du lịch có thể

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.


phối hợp với nhau, như: ngắm cảnh, lặn biển, tắm biển, tắm nắng, cắm trại, thuyền buồm, chụp ảnh, nghỉ mát, tìm hiểu lịch sử, đồng thời có thể tham gia các lễ hội văn hóa dân gian, tham quan các làng nghề hay thưởng thức ẩm thực đặc trưng của vùng biển - đảo, ... Vì thế, Tỉnh cần quan tâm và xem xét lựa chọn đầu tư phát triển một khu DLBĐ ở khu vực Vũng Rô (Phía Nam) hoặc vịnh Xuân Đài (Phía Bắc) để tăng tính cạnh tranh của DL Phú Yên với du lịch của các địa phương lân cận. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu của khách DL cần đầu tư phát triển các dịch vụ như DL tham quan, dịch vụ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, dịch vụ ăn uống, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng cao cấp, mua sắm, ... để có được những SPDL mang sắc thái riêng của DL Phú Yên.

Phát triển du lịch biển đảo tỉnh Phú Yên - 11

2.1.3. Cơ sở hạ tầng

a. Giao thông:

Muốn PTDL trước hết cần phải có mạng lưới giao thông. Những năm qua, Phú Yên tập trung đầu tư xây mới, nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A qua Phú Yên và nâng cấp các tuyến đường trong tỉnh. Cùng với sự hỗ trợ vốn của Trung ương, tỉnh đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng tuyến đường Tp. Tuy Hòa đi Vũng Rô, tuyến đường Độc Lập, Long Thủy - Gành Đá Đĩa; thông hầm đường bộ Đèo Cả - Khánh Hòa, nâng cấp đường lên Hải Đăng - Mũi Điện, ... Tỉnh có các tuyến đường chính theo hướng Bắc - Nam như Quốc lộ 1A, 1D; theo hướng Đông - Tây nối với các tỉnh Tây Nguyên là Quốc lộ 25. Phú Yên có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua với tổng chiều dài 117km, bao gồm 1 ga lớn Tuy Hòa và 7 ga nhỏ. Dự kiến xây dựng tuyến đường Tuy Hòa - Tây Nguyên, tạo thêm cơ hội liên kết, hợp tác du lịch với khu vực này.

Hệ thống đường biển đang được hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng như: cảng Xuân Thịnh, An Hòa ... chủ yếu phục vụ cho tàu đánh cá và cảng lớn là Vũng Rô - thuộc hệ thống cảng biển quốc gia có độ sâu trên 10m, nằm trong hệ thống cảng biển quốc gia, có thể tiếp nhận tàu trọng tải trên 5.000 tấn. Hiện nay, cảng Vũng Rô đang được đầu tư mạnh đáp ứng yêu cầu tham quan điểm tài nguyên du lịch đường Hồ Chí Minh trên biển và di tích Tàu không số.

Về đường hàng không, tỉnh có sân bay Đông Tác (sân bay Tuy Hòa). Cảng hàng không Tuy Hòa nằm cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía Nam.Nhà ga có công suất phục vụ 550.000 hành khách/năm, trang thiết bị hiện đại và công


nghệ hàng không tiên tiến, cung cấp đa tiện nghi đáp ứng nhu cầu du khách, đảm bảo an ninh an toàn, có thể phục vụ 300 hành khách và 2 máy bay A321 trong giờ cao điểm. Hiện nay,các hãng hàng không Vietnam Airline, Vietjet Air, Jetstar Pacific và Bamboo đang khai thác đường bay khứ hồi từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đi Tuy Hòa với tần suất 8 lượt/chuyến/ngày.

Như vậy khả năng tiếp cận điểm đến bởi hệ thống giao thông ở tỉnh Phú Yên phát triển theo hướng dịch vụ du lịch, giúp tiếp cận dễ dàng với các điểm tài nguyên du lịch biển - đảo và sử dụng hiệu quả những sản phẩm du lịch biển - đảo. Tuy nhiên, khả năng cung ứng dịch vụ lúc cao điểm chưa đáp ứng nhu cầu của du khách.

b. Thông tin liên lạc: Ở địa phương hiện nay có khoảng 6 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động, tỉ lệ sử dụng đạt 50 máy/100 dân (2015); dịch vụ internet khá tốt, đường truyền tương đối ổn định; các trang web du lịch được nâng cấp, hỗ trợ tìm kiếm thông tin, ... có khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách.

c. Điện: Để phục vụ cho du lịch, đặc biệt là DLBĐ, không thể không nhắc đến việc sản xuất và cung cấp điện. Trong tỉnh hệ thống lưới điện quốc gia ngày càng được mở rộng. Ngoài mạng lưới điện 110KV quốc gia, Phú Yên còn có nhà máy thủy điện Sông Hinh công suất 70MW đã hòa vào lưới điện quốc gia. Ngoài ra còn có các nhà máy thủy điện có quy mô tương đối nhỏ như: Sông Ba Hạ, Krông Năng.

d. Nước:

Về nước sinh hoạt, hiện cả tỉnh có 6 nhà máy cung cấp nước. Nhà máy cấp thoát nước Tp. Tuy Hòa là lớn nhất với công suất 28.500 m3/ngày đêm, phục vụ cho khu vực Tp. Tuy Hòa, các vùng lân cận và khu công nghiệp Hòa Hiệp. Đồng thời xây dựng mới một số nhà máy cấp nước cho các huyện, thị trấn với công suất khoảng

3.000 m3/ngày đêm. Một số nhà máy nước khác: nhà máy nước thị trấn La Hai (huyện Sông Hinh); nhà máy nước thị trấn Chí Thạnh (huyện Tuy An); nhà máy nước thị trấn Hai Riêng (huyện Sông Hinh); nhà máy nước thị trấn Củng Sơn; nhà máy nước thị trấn Phú Hòa (huyện Phú Hòa); nhà máy nước Tx. Sông Cầu. Tuy nhiên, hiện tỷ lệ hộ dân đô thị sử dụng nước máy còn thấp. Một số nhà máy nước đầu tư chưa có hiệu quả. Nhiều công trình sử dụng sau một thời gian bị hỏng hóc. Đặc biệt, ở Phú Yên vào mùa khô thường xảy ra việc khan hiếm nước. Vì vậy, đây là vấn đề cấp bách cần giải quyết để đảm bảo chất lượng phục vụ DL vào mùa khô.


Như vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng toàn tỉnh nói chung và vùng biển - đảo nói riêng đang từng bước được cải thiện và nâng cấp. Trong tỉnh có hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không, các công trình thủy điện được xây dựng thành hệ thống hoàn chỉnh, các đô thị đã xây dựng nhà máy cấp nước, nguồn cấp điện ổn định. Đây là nguồn lực quan trọng đảm bảo cho phát triển du lịch biển - đảo của tỉnh Phú Yên trong tương lai.

2.1.4. Công tác quy hoạch và phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên

Sự phát triển DL nói chung và DLBĐ nói riêng của tỉnh Phú Yên luôn có sự chỉ đạo, định hướng từ Tỉnh ủy (thông qua Nghị quyết, Báo cáo chính trị trong các kỳ Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh), Uỷ ban Nhân dân tỉnh Phú Yên (thông qua quy hoạch, kế hoạch và các chính sách phát triển kinh tế). Địa phương đã có chính sách phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch: Phú Yên - điểm đến hấp dẫn và thân thiện. Ngày 19/01/2012, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 128/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030”. Quy hoạch nhấn mạnh vai trò quan trọng của du lịch biển - đảo đối với kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên.

Xác định du lịch biển - đảo là thế mạnh của tỉnh, cần tập trung nguồn lực vào việc phát triển DLBĐ để nhằm mang lại hiệu quả cao nhất xứng với tiềm năng hiện có của tỉnh. Ngân sách ưu tiên tập trung phát triển cơ sở hạ tầng tại một số điểm tài nguyên du lịch biển - đảo hấp dẫn du khách. Đồng thời, tạo cơ chế thủ tục đặc thù đối với các nhà đầu tư có tiềm lực mạnh về vốn, kinh nghiệm, thị trường nguồn khách để tạo ra sản phẩm DLBĐ có khả năng cạnh tranh cao. Có chính sách hỗ trợ xây dựng các cơ sở trưng bày và bán sản phẩm lưu niệm, đặc sản, các phương tiện vận chuyển du khách, cầu tàu du lịch; khuyến khích các doanh nghiệp du lịch đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; có chính sách bảo vệ môi trường tự nhiên, văn hóa tại các điểm du lịch; thực hiện cơ chế giải quyết vấn đề an sinh xã hội cho đối tượng ăn xin và bán hàng rong tại những điểm du lịch này. Tuy nhiên, do số lượng du khách nội địa khiêm tốn và du khách quốc tế hạn chế nên các dự án du lịch chậm triển khai và đi vào hoạt động, khả năng thu hồi vốn thấp khiến cho các nhà đầu tư rút vốn hoặc trì hoãn thi công ảnh hưởng rất lớn đến phát triển DLBĐ.


2.1.5. Hệ thống dịch vụ du lịch phụ trợ du lịch biển - đảo

a. Hệ thống y tế:

So với mặt bằng chung của cả nước, tỉnh có số lượng bệnh viện, phòng khám đa khoa, trạm y tế xã/phường, cơ sở y tế khác và tổng số giường bệnh thấp. Toàn tỉnh hiện có 147 cơ sở y tế; bình quân 24 giường bệnh/vạn dân (không bao gồm giường trạm y tế xã); 6 bác sĩ/vạn dân. 100% trạm y tế có bác sĩ làm việc; 100% thôn, buôn có nhân viên y tế. Trung bình hàng năm, toàn tỉnh khám và điều trị cho 2 triệu lượt bệnh nhân, trong đó điều trị nội trú cho gần 100.000 bệnh nhân; công suất sử dụng giường bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh thường xuyên đạt trên 100%. Chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh ngày càng được nâng cao; đội ngũ cán bộ y tế ít, y tế du lịch hạn chế. Tại một số bãi biển có nhiều du khách chỉ bố trí lực lượng cứu hộ, chưa có đội ngũ sơ cấp cứu; các khu vực còn lại thì không được trang bị bảo hộ, khi sự cố xảy ra khó đảm bảo an toàn cho du khách.

b. Dịch vụ ngân hàng - bảo hiểm:

Hệ thống các ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV, ... ngày càng hoàn thiện; chi nhánh phân bố rộng khắp trong tỉnh cung cấp đa dịch vụ đáp ứng nhu cầu trao đổi, thanh toán của du khách; hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng phổ biến khá rộng rãi. Hiện nay tỉnh chỉ có 3 doanh nghiệp tham gia bảo hiểm du lịch là: Bảo Việt, Bảo Minh và PJICO, đáp ứng nhu cầu cung ứng dịch vụ bảo hiểm cho du khách.

Như vậy, các dịch vụ phụ trợ ảnh hướng tới phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên thể hiện qua sự an tâm, an toàn và thuận tiện tiếp cận các dịch vụ của khách du lịch. Vì vậy, trong thời gian tới cần tăng chất lượng dịch vụ phụ trợ, đặc biệt là chất lượng dịch vụ y tế để góp phần làm tăng sự hài lòng, sự an toàn cho khách DLBĐ

2.1.6. Môi trường tự nhiên và sự đảm bảo về an ninh quốc phòng biển - đảo

a. Môi trường tự nhiên:

Theo đánh giá của du khách, Phú Yên là nơi có nhiều bãi biển rất đẹp, còn giữ nguyên được vẻ hoang sơ, môi trường sinh thái chưa bị ô nhiễm. Đây là điều kiện thuận lợi để Phú Yên phát triển các loại hình du lịch đặc thù.

Tuy nhiên, thời gian qua với sự phát triển của ngành du lịch, môi trường tự nhiên của Phú Yên đã có phần thay đổi. Đánh giá lượng rác thải, lượng nước thải từ


hoạt động du lịch chỉ được xử lý thô sơ cho lắng đọng sau đó thải luôn ra môi trường biển tại các bãi tắm và khu du lịch ven biển: Long Thủy, Bãi Xép, Bãi Bàu, KDL Nhất Tự Sơn, ...

Ở Phú Yên, hàng năm ngư dân thả nuôi trên dưới 17.000 lồng tôm hùm và hàng nghìn lồng nuôi cá mú, ốc hương, ghẹ lột, … Trong quá trình nuôi, phần lớn các hộ sử dụng hoá chất mà không ai kiểm soát được, đồng thời ngư dân thường sử dụng thức ăn sống nên gây ra lượng thức ăn thừa xả tại chỗ. Đây cũng là một nguyên nhân không chỉ làm chết hàng loạt loài thuỷ sản mà còn gây ra tình trạng ô nhiễm trên bờ vì mùi hôi từ các lồng nuôi được kéo lên, ... Bên cạnh đó, tại các thôn, xã ven biển hiện nay chỉ toàn là đường cát nên xe thu gom rác không vào trong từng khu vực. Trong khi các hộ dân ở đây hầu như chưa có ý thức đem rác bỏ vào những điểm tập kết, nên khi đi ra biển thấy thuận đường là họ mang ra xả ngoài bờ biển đợi khi thuỷ triều lên cho sóng đánh trôi, điển hình như: bãi Long Thuỷ, Từ Nham, Bãi Ngà, Vịnh Hoà, Vũng Chào (Tx. Sông Cầu).

Hiện nay, việc bảo vệ môi trường sống vùng biển Phú Yên chỉ mới thực hiện ở trên biển, bờ biển với chiều dài khoảng 189km chạy qua các xã, huyện thì hầu như chính quyền các cấp cũng đang gặp phải khó khăn trong việc quản lý do nơi đây kinh tế còn nghèo, trình độ dân trí thấp, … Môi trường ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 10 vạn dân ven biển mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững nền kinh tế Phú Yên. Do vậy, phát triển DLBĐ cần quan tâm hạn chế tới tác động tới môi trường tự nhiên, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

b. An ninh trật tự và quốc phòng vùng biển - đảo:

Để DLBĐ phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động DL cũng như các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Sự bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội tạo môi trường ổn định cho đất nước và khách tới tham quan. Nhận thức được điều đó, Phú Yên đã củng cố nền quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân, tạo môi trường lành mạnh cho du khách. Năm 2012, tình hình bất ổn định chính trị trên Biển Đông bắt đầu có những diễn biến phức tạp nhưng điều đó chỉ diễn ra ở vùng biển xa bờ, tình hình chính trị - quốc phòng trên vùng biển - đảo Phú Yên vẫn ổn định và nằm trong tầm kiểm soát. An ninh hàng hải được giữ vững,


tính mạng và tài sản của du khách về cơ bản được đảm bảo. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch biển - đảo, tạo môi trường an toàn và thân thiện để thu hút du khách. Tuy nhiên, cần nâng cao hơn nữa công tác đảm bảo an toàn cho khách tại khu vực bãi tắm như phòng tránh đuối nước, cướp giật tài sản. Đồng thời, vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ sở ăn uống, cũng như công tác phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở lưu trú cũng là vấn đề đặt ra hiện nay.

2.1.7. Tính thời vụ của du lịch biển - đảo

Phú Yên nằm ở phía nam Duyên hải Nam Trung Bộ thường ít mưa, khô hạn kéo dài, nóng vào mùa hè, mưa và lạnh vào mùa đông, do đó, sự phát triển du lịch biển - đảo của Tỉnh chịu ảnh hưởng rất lớn sự biến động của thời tiết và thủy triều, ... vì vậy mang tính chất vụ mùa rò rệt.

Thời gian khai thác du lịch của Tỉnh cơ bản chỉ tập trung cao điểm vào các tháng mùa hè, thu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm; các tháng còn lại hầu như du lịch tham quan biển - đảo không hoạt động hoặc hoạt động không đáng kể. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nhà đầu tư, các cơ sở kinh doanh du lịch. Vì thế, lao động du lịch tại đây cũng mang tính vụ mùa. Tính thời vụ DLBĐ là mặt hạn chế lớn, ảnh hưởng việc thu hút đầu tư phát triển DL gây bất lợi trực tiếp đến việc phát triển DLBĐ của Tỉnh Phú Yên cũng như tất cả các thành phần tham gia vào quá trình hoạt động du lịch. Vì thế, để khắc phục hạn chế trên cần đầu tư các dịch vụ thay thế, bổ sung, vui chơi giải trí để kéo dài thời gian hoạt động DLBĐ của tỉnh.

2.1.8. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào cung ứng một số dịch vụ DLBĐ

Phát triển DL biển - đảo không thể tách rời phát triển cộng đồng ở khu vực biển - đảo. Việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương từ hoạt động DL sẽ góp phần hạn chế đáng kể sức ép của cộng đồng lên tài nguyên khu vực biển - đảo, đồng thời sẽ khuyến khích họ đóng góp bảo tồn tài nguyên biển - đảo và phát huy các giá trị di sản, văn hóa khu vực biển - đảo.

Là một tỉnh thuần nông, hoạt động kinh tế chính ở Phú Yên vẫn là nông- lâm- ngư nghiệp. Chính vì thế trong công tác kêu gọi sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương vào việc cung ứng một số các dịch vụ du lịch còn gặp phải không ít khó khăn: thái độ thân thiện, ý thức trách nhiệm của cư dân địa phương đối với việc phát triển DL còn hạn chế. Các hộ dân tham gia hoạt động du lịch biển - đảo với nhiều

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022